Khi nào trẻ bắt đầu tập nói?
lượt xem 10
download
Nói là cách mạnh mẽ nhất để trẻ tương tác với môi trường xung quanh. Phát triển lời nói có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển của bé. Nếu một đứa trẻ không thể giao tiếp bằng lời nói, bé có thể dễ dàng nản chí và thậm chí rút lui về mặt xã hội. Dưới đây là bài viết khi nào trẻ bắt đầu tập nói, mời các bạn và thầy cô tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khi nào trẻ bắt đầu tập nói?
- KHI NÀO TRẺ BẮT ĐẦU TẬP NÓI?
- Nói là cách mạnh mẽ nhất để trẻ tương tác với môi trường xung quanh. Phát triển lời nói có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển của bé. Nếu một đứa trẻ không thể giao tiếp bằng lời nói, bé có thể dễ dàng nản chí và thậm chí rút lui về mặt xã hội. 1. Trẻ bắt đầu tập nói khi nào? Trẻ bắt đầu làm quen với âm thanh ngay từ khi mới ra đời, nhiều bé ngay từ trong bụng mẹ. Đến tháng thứ 3 - 4 bé thực sự bắt đầu tập nói. Quá trình tập nói diễn ra trong vòng 3 năm đầu đời với những thay đổi liên tục chứng minh khả năng tiếp thu và học hỏi cực nhanh của bé. 1.1 Đứa trẻ - Sinh ra đến 3 tháng tuổi: Lúc này, bé thường được nghe những âm thanh dỗ dành, ru ngủ của mẹ. Bé chỉ mới bắt đầu phát ra những âm thanh đầu đời, chủ yếu là nguyên âm đơn, như ahhhh. - 2 đến 3 tháng tuổi: Ngôn ngữ phát ra chủ yếu là tiếng khóc. Tiếng khóc biểu hiện khác nhau trong các tình huống khác nhau. Khi bạn quen với bé, bạn có thể phân biệt tiếng khóc do đói với tiếng khóc khi bé mệt mỏi. - 3 đến 4 tháng tuổi: Bé phát ra những âm thanh phức tạp hơn và bắt đầu bập bẹ tạo ra những âm thanh như "muh-muh" hoặc "bah-bah". - 5 đến 6 tháng tuổi: Bé bắt đầu luyện tập ngữ điệu, tăng giảm âm lượng, cường độ để đáp lại lời nói và nét mặt của bạn. Chú ý: Nếu bé không phát ra âm thanh khi được 6 tháng tuổi, hãy đưa bé đi khám bác sĩ. 7 đến 12 tháng tuổi: Bé bập bẹ phát ra những âm thanh đa dạng hơn. Bé cố gắng bắt chước lời nói của bạn bằng các cụm từ như "bah-bah-bah" hoặc "dee-dee-dah". Chú ý: Nếu bé không phát ra âm thanh khi được 7 tháng tuổi, hãy đưa bé đến khám bác sĩ.
- 1.2 Trẻ mới biết đi - 12 tháng tuổi: Trẻ bắt đầu nói những từ có nghĩa. Trẻ có khả năng bắt chước một vài từ trong cụm từ mà bạn nói ra. - 14 tháng tuổi: Trẻ thay đổi ngữ điệu nhiều hơn và sử dụng thêm cử chỉ tay để bày tỏ lời nói được rõ ràng hơn. Chú ý: Nếu trẻ không nói bất cứ lời nào trước 15 tháng tuổi, hãy đưa trẻ đến khám bác sĩ. - 16 tháng tuổi: Bé nói được nhiều từ hơn, bắt đầu gọi bạn như "mẹ ơi" để thu hút sự chú ý, gật đầu và lắc đầu cho câu hỏi có - không. Bé bắt đầu phát âm các phụ âm như t, d, n, w và h. - 18 tháng tuổi: Bé đã có vốn từ vựng khoảng 10 - 20 từ, bao gồm tên "mẹ", một số động từ và tính từ. Bé có khả năng nói cụm từ đơn giản "muốn con búp bê". - 18 đến 24 tháng tuổi: Bé bắt đầu nói các cụm từ gồm 2 từ trở lên cho các mục đích mới lạ hơn. 1.2 Mầm non - 24 tháng: Trẻ biết 50 đến 100 từ, sử dụng các câu ngắn 2 - 3 từ và đại từ nhân xưng để giao tiếp. - 2 đến 3 năm: Bé có thể giao tiếp cơ bản với vốn từ 200 - 300 từ, và mở rộng cụm từ từ 3 - 6 từ. Chú ý: Nếu trẻ 2 hoặc 3 tuổi lặp lại câu hỏi của bạn thay vì trả lời với mức độ thường xuyên, hãy đưa trẻ đi khám. Đây có thể là một dấu hiệu sớm của chậm ngôn ngữ. 3 đến 4 năm: Trẻ thường sử dụng các từ như "tại sao", "cái gì" và "ai". Trẻ có thể nói những gì đã xảy ra khi bạn ra khỏi nhà. Chú ý: Bé có thể phát ra âm thanh như thể bé nói lắp nếu bé ở trong trạng thái phấn khích khi giao tiếp. Điều này là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài trong hơn 6 tháng, hoặc phải cố gắng khi nói, hãy gặp và nói chuyện với bác sĩ.
- 2. Nguyên tắc cơ bản khi dạy trẻ tập nói Có những nguyên tắc cơ bản nào khi dạy trẻ tập nói? 2.1 Nụ cười và chú ý Bạn nên khuyến khích bé cố gắng giao tiếp với bạn bằng sự quan tâm và tình yêu thương: Mỉm cười thường xuyên với bé, đặc biệt là khi bé đang cố gắng nói chuyện với bạn. Nhìn bé bập bẹ và cười, thay vì nhìn đi chỗ khác, ngắt lời hoặc nói chuyện với người khác. Hãy kiên nhẫn khi bạn cố gắng giải mã cuộc nói chuyện bằng ngôn ngữ không lời của trẻ sơ sinh, như nét mặt, tiếng bập bẹ có thể báo hiệu bé đang buồn hoặc vui. Dành thời gian để quan tâm và yêu thương bé, ngay cả khi bạn bận rộn với những công việc khác. 2.2 Bắt chước bé Bằng cách bắt chước bé, bạn sẽ gửi một thông điệp quan trọng: "Mẹ đang cố gắng hiểu con hơn"
- Có những cuộc trò chuyện qua lại nhằm dạy bé cách nói chuyện. Bắt chước cách phát âm của bé, "ba-ba" hoặc "goo-goo", sau đó đợi bé phát ra âm thanh khác và lặp lại âm đó. Cố gắng hết sức để trả lời, ngay cả khi bạn không hiểu những gì bé đang cố nói. Tăng cường giao tiếp bằng cách mỉm cười và phản chiếu nét mặt. 2.3 Nói chuyện thường xuyên với bé Các bé rất thích nghe bạn nói, đặc biệt với giọng nói ấm áp, vui vẻ. Các bé học cách nói bằng cách bắt chước những âm thanh chúng nghe thấy xung quanh. Vì vậy, bạn càng nói chuyện với bé, bé sẽ càng nhanh chóng phát triển các kỹ năng nói. Nhiều người lớn sử dụng giọng điệu đặc biệt khi nói chuyện trẻ con như giọng nói cao vút với biểu cảm cường điệu hay giả giọng nữ. Cải thiện kỹ năng lắng nghe bằng cách nói chuyện thường xuyên với bé suốt cả ngày, kể lại các hoạt động của bạn với bé. Nói chuyện khi bạn đang cho ăn, mặc quần áo, bế và tắm cho bé, vì vậy bé bắt đầu liên kết những âm thanh ngôn ngữ này với các đồ vật và hoạt động hàng ngày. Lặp lại các từ đơn giản như "mama" và "papa" thường xuyên và rõ ràng để bé bắt đầu nghe những từ quen thuộc.
- 3. Mẹo dạy bé tập nói 0-6 tháng Giữ em bé ở khoảng cách gần và nhìn vào mặt bé khi nói chuyện. Bé thích nhìn khuôn mặt và sẽ hứng thú hơn trong việc đáp lại lời nói của bạn. Trò chuyện với bé khi bạn làm bất cứ công việc gì từ cho ăn, thay đồ áo hay tắm cho bé. Hát cho bé nghe nhằm giúp bé điều chỉnh nhịp điệu của ngôn ngữ. Lặp lại những từ bé đã nói giúp dạy bé cách lắng nghe tốt. Nói bằng giọng hát nhằm thu hút sự chú ý của bé.
- 6-12 tháng Gọi tên và chỉ ra những thứ bạn có thể nhìn thấy, ví dụ: "Nhìn kìa, một con mèo". Điều này sẽ giúp bé học từ, theo thời gian trẻ sẽ bắt chước bạn. Khi bé lớn hơn, hãy thêm thông tin chi tiết hơn cho câu nói ("Nhìn kìa, một con mèo đen"). Bắt đầu xem sách với bé: Bạn không cần phải đọc tất cả các từ ngữ trên trang giấy, chỉ cần nói về những hình vẽ được nhìn thấy. Nói chuyện với hình nộm: Một số đồ chơi của trẻ như búp bê, gấu bông là công cụ giúp trẻ tập nói chuyện. Chơi các trò chơi: Một số trò chơi như "peek-a-boo" và "vòng quanh vườn" sẽ giúp dạy bé các kỹ năng quan trọng như quay đầu, chú ý và lắng nghe. 12-18 tháng Nếu con bạn đang cố gắng nói một từ nhưng bị sai, hãy nói lại và giúp trẻ chỉnh đúng từ. Ví dụ: nếu bé chỉ vào một con mèo và nói "Meo" thì bạn nên nói, "Đúng rồi, đó là một con mèo". Đừng chỉ trích bé đã đọc sai. Tăng vốn từ vựng cho bé bằng cách đưa ra các câu hỏi lựa chọn, chẳng hạn như, "Con muốn ăn quả táo hay quả chuối?". Đồ chơi và sách phát ra âm thanh sẽ giúp cải thiện kỹ năng nghe của bé. Thưởng thức những bài vui nhộn, phù hợp với độ tuổi của các bé, đặc biệt là những bài có hành động như "Pat-a-cake", "Row, row, row your Boat" và "Wind the bobbin up". Thực hiện các hành động minh họa giúp bé nhớ từ tốt hơn. 18-24 tháng Lặp lại các từ như : "Giày của con ở đâu?", "Giày có màu xanh phải không?" và "Hãy mang giày của con vào chân". Việc lặp lại các từ ngữ sẽ giúp bé nhớ từ nhanh hơn. Sử dụng các câu nói đơn giản giúp trẻ dễ hiểu, chẳng hạn như "Lấy áo khoác" hoặc " Đóng cửa".
- Hãy thử hỏi những câu tương tự như "Cái cốc ở đâu" và yêu cầu bé chỉ vào tai, mũi, chân, v.v. Giới hạn thời gian xem TV hàng ngày không quá nửa giờ đối với trẻ em dưới 2 tuổi. Chơi và nghe truyện sẽ hữu ích hơn khi trẻ học nói. 2-3 năm Giúp trẻ xây dựng câu: Trẻ bắt đầu ghép các câu đơn giản với nhau lúc khoảng 2 tuổi. Cố gắng trả lời bằng cách sử dụng các câu dài hơn một hoặc 2 từ. Ví dụ: nếu trẻ nói, "tháo tất ra" hãy nói "mẹ sẽ tháo tất cho con". Thu hút sự chú ý của bé bằng cách gọi tên bé khi bắt đầu một câu nói. Nếu bạn hỏi hãy kiên nhẫn chờ bé trả lời. Tắt tivi và radio, tiếng ồn vì chúng khiến trẻ khó nghe bạn nói hơn. Nói chuyện với trẻ khi bạn rảnh rỗi: Trẻ ở tuổi này thích được giúp đỡ. Trò chuyện bất cứ thời điểm nào khi bạn đi mua sắm, nấu ăn và dọn dẹp cùng bé. 4. Cần làm gì khi nghi ngờ trẻ chậm nói? Nếu bạn lo lắng về khả năng phát triển ngôn ngữ của bé, hãy nói chuyện với bác sĩ gia đình hoặc thăm khám sức khỏe cho trẻ. Bác sĩ sẽ giới thiệu bạn đưa con đến khoa trị liệu ngôn ngữ. Bạn cũng có thể tự đưa bé đến một nhà trị liệu ngôn ngữ để được thăm khám kịp thời.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án cho trẻ khiếm thính: LUYỆN NGHE CHO TRẺ KHIẾM THÍNH
5 p | 967 | 64
-
Bài 13: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm - Bài giảng Ngữ văn 8
27 p | 404 | 24
-
Giáo án lớp 2 môn Luyện Từ Và Câu: BÀI 19: TỪ NGỮ VỀ CÁC MÙA. ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI KHI NÀO
4 p | 268 | 15
-
Bài 10: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu hứng) - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
4 p | 256 | 14
-
Giáo án bài 17: Hoạt động ngữ văn: Làm thơ 7 chữ - Ngữ văn 8
8 p | 390 | 13
-
Bài giảng Dao động và Sóng (Phần 10)
11 p | 85 | 10
-
Bài 10: Từ trái nghĩa - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
4 p | 267 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào để phát huy tính sáng tạo của trẻ 4-5 tuổi khi chơi hoạt động góc
15 p | 19 | 7
-
Bài 10: Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
4 p | 437 | 6
-
Bình giảng đoạn thơ sau trong bài “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi: "Sáng mát trong như sáng năm xưa... Những dòng sông đỏ nặng phù sa"
4 p | 139 | 5
-
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong đoạn trích "Đất Nước" của trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm
5 p | 153 | 4
-
Gởi đến chàng trai mùa thu trong tim tôiTên tác giả: Zin tựkỉ :ʹd Tên truyện: Tự truyện của tôi về Anh ‐ chàng trai mùa thu đã đi qua đời tôi ♥ ______________________ Anh và tôi ‐ chúng tôi không cùng chung một cách suy nghĩ , không cùng cách sốn
2 p | 181 | 3
-
Tán đồng tật xấu, dễ làm con hư
4 p | 78 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn