intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

KHI NHÀ BÁO “VÔ Ý”

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

91
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Truyền thống" hay kỳ thị? Bài báo trên không phải là một biệt lệ. Theo dõi các các chuyên mục về gia đình, tình yêu, tâm lý trên các báo viết, báo hình, báo nói, báo mạng, người ta dễ dàng thấy những lời khuyên là để "giữ lửa" cho gia đình, người phụ nữ phải biết ca ngợi tài năng của chồng, trau chuốt sắc đẹp bản thân, chăm sóc gia đình..., còn vai trò chia sẻ trách nhiệm của người đàn ông trong việc "giữ lửa" gia đình thì hầu như không có, hoặc rất mờ nhạt. 100%...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: KHI NHÀ BÁO “VÔ Ý”

  1. KHI NHÀ BÁO “VÔ Ý” "Truyền thống" hay kỳ thị? Bài báo trên không phải là một biệt lệ. Theo dõi các các chuyên mục về gia đình, tình yêu, tâm lý trên các báo viết, báo hình, báo nói, báo mạng, người ta dễ dàng thấy những lời khuyên là để "giữ lửa" cho gia đình, người phụ nữ phải biết ca ngợi tài năng của chồng, trau chuốt sắc đẹp bản thân, chăm sóc gia đình..., còn vai trò chia sẻ trách nhiệm của người đàn ông trong việc "giữ lửa" gia đình thì hầu như không có, hoặc rất mờ nhạt. 100% quảng cáo về bột giặt, hạt nêm, sữa bột dành cho trẻ em, nước cọ toalét v.v... rặt hình ảnh người phụ nữ trong khi hình ảnh người đàn ông thường gắn liền với việc kinh doanh, xây dựng nhà cửa trong các quảng cáo về sơn, chuyển phát nhanh.... Hình ảnh người phụ nữ còn thường được mặc định cho những tính cách không tích cực và khả năng hạn chế trong nhiều lĩnh vực vốn được mặc nhiên coi là "lãnh địa" của đàn ông. Trong chương trình truyền hình "Sức sống mới" (6.11.2007) với chủ đề "Người phụ nữ làm khoa học", MC luôn đưa ra các câu hỏi cho khách mời với hàm ý khoa học là "lĩnh vực của nam giới", một phụ nữ giỏi CNTT, trở thành một nhà khoa học nổi tiếng là một việc bất thường. Theo một nghiên cứu mới công bố của trung tâm SCAGA trên 80 chương
  2. trình được phát trên truyền hình từ tháng 9 đến 12.2007, khuôn mẫu giới không chỉ thể hiện trong các bình luận dẫn dắt của các MC, cách lựa chọn khách mời của các chương trình truyền hình, mà còn thể hiện trong cách nhà đài tổ chức chương trình - Hầu hết các BTV, MC của các chương trình thể thao, thời sự, chính trị, kinh tế, mang tính chất bình luận vấn đề... đều là nam giới. Nữ giới thường chỉ đảm nhiệm việc biên tập và dẫn chương trình liên quan đến chủ đề sinh hoạt thường ngày hoặc giải trí nhẹ nhàng. Nghiên cứu này cho biết: "Mỗi sự sắp đặt đó đều góp phần duy trì những khuôn mẫu giới truyền thống: Nam giới thường đảm nhiệm những vị trí quan trọng, là người có óc phân tích và khả năng nắm bắt các vấn đề kinh tế, chính trị và thể thao; nữ giới thì giữ những vị trí ít quan trọng hơn, với những vấn đề về gia đình hay những thông tin đơn giản, ít tính phân tích". Những khuôn mẫu về giới đầy thiên kiến như vậy đã tồn tại rất lâu trong nếp nghĩ của người Á Đông nói chung và người VN nói riêng, nên thường được số đông đương nhiên chấp nhận, thậm chí được ca ngợi là "truyền thống tốt đẹp". Để truyền thông thực sự phát huy được vai trò quan trọng của mình trong việc giúp cộng đồng nhận thức rõ về BĐG, thiết nghĩ, ngoài tác động từ phía các cơ quan có chức năng, bản thân những người làm truyền thông cần phải nâng cao nhận thức của mình về BĐG. Những sản phẩm mang tính nhạy cảm giới cao chắc chắn sẽ đưa lại cho công chúng cái nhìn mới, khách quan về hình ảnh người phụ nữ đương thời, giúp họ thay đổi những quan niệm cũ, vốn là nguyên nhân gây ra sự tồn tại dai
  3. dẳng của bất bình dẳng giới. Vài năm trở lại đây, nhiều tác phẩm báo chí đã phản ảnh các hiện tượng xã hội vốn vẫn bị coi là "nhạy cảm" với xã hội Á Đông như phụ nữ "chủ động lỡ thì", sống độc thân, có con, v.v... với thái độ khách quan và cởi mở đối với phụ nữ; hoặc những người đàn ông chủ động chia sẻ gánh nặng trách nhiệm gia đình, tạo điều kiện để vợ mình phấn đấu sự nghiệp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2