Tổng quan về Báo chí Việt Nam trước năm 1945 (phần 3)
lượt xem 18
download
Lưu ý một lần nữa rằng, Văn minh tân học sách, tác phẩm vô danh xuất hiện khoảng 1902, vốn được coi là “Tuyên ngôn” của xu hướng cải cách “Hóa dân cường quốc” đầu thế kỷ, khi đề ra “6 đường” (sáu phương châm, biện pháp mở mang dân trí), đã coi phát triển báo chí là một trong 6 biện pháp quan trọng nhất...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tổng quan về Báo chí Việt Nam trước năm 1945 (phần 3)
- Tổng quan về Báo chí Việt Nam trước năm 1945 (phần 3)
- TỔNG LUẬN VỀ LỊCH SỬ BÁO CHÍ VIỆT NAM TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1945 (Tài liệu tham khảo đặc biệt) III. BÁO CHÍ - MỘT NGHỀ MỚI – MỘT SỰ NGHIỆP Lưu ý một lần nữa rằng, Văn minh tân học sách, tác phẩm vô danh xuất hiện khoảng 1902, vốn được coi là “Tuyên ngôn” của xu hướng cải cách “Hóa dân cường quốc” đầu thế kỷ, khi đề ra “6 đường” (sáu phương châm, biện pháp mở mang dân trí), đã coi phát triển báo chí là một trong 6 biện pháp quan trọng nhất bên cạnh việc “dùng chữ Quốc ngữ”, “hiệu đính sách vở”, “cổ vũ nhân tài”, “chấn hưng công nghệ”... Cũng khoảng năm 1909, ở nước ta, nổi lên trong dư luận câu ca: “Mở tân giới xoay nghề tân học Đón Tân trào dựng cuộc Tân dân Tân thư, tân báo, tân văn
- Chân đi, miệng nói xa gần thiếu đâu” Cũng giống như ở Trung Quốc, bước đi ban đầu của nghề làm báo ở nước ta bị qui định bởi sự xâm nhập, cuộc đụng độ và tiếp xúc văn minh Đông - Tây, sự du nhập Kitô giáo vào Việt Nam và dĩ nhiên trong bối cảnh sự xâu xé thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây. Theo Qua Công Chấn trong cuốn Lịch sử khoa học báo chí Trung Quốc thì “nếu muốn tìm cái gọi là báo chí hiện đại Trung Quốc thì sớm nhất là Chinese Monthay Magazine, ra ngày 5/8/1815) do một Giáo sĩ người Anh tên là Robert (hết p.238) Morrison cùng với Lương Á Phát, mục sư Tin Lành đầu tiên người Trung Hoa được thụ phong sáng lập1[1]. Ở nước ta, từ Bùi Đức Tịnh (xem Phần đóng góp của văn hoc Nam Hà - Những bước đầu của báo chí, tiểu thuyết và thơ nói, Lửa Thiêng, Sài Gòn, 1973) cho đến Bằng Giang gần đây đều khẳng định vai trò độc đáo này của những trí thức Công giáo. Bằng Giang nhận xét: “Trong số những tác giả tiêu biểu của văn học Quốc ngữ ở Nam Kỳ buổi sơ khai, có mấy người kể tên theo thứ tự tuổi tác sau đây đều là tín đồ Thiên Chúa giáo: Huỳnh Tịnh Của, Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trọng Quản, Trần Chánh Chiếu...”2[2].
- Có thể mở rộng nhận xét đó là, phần lớn những tờ báo chữ Quốc ngữ những thập kỷ đầu tiên ở Sài Gòn cuối thế kỷ XIX đầu XX, các chủ bút đều là người Công giáo. Tuy vậy, theo nhận xét của Quản Chi, trong Thử tìm long mạch của tờ báo ta, thì chính “những học trò Khổng Tử” lại có vị trí quan trọng trong sự phát triển nghề làm báo ở nước ta. Tác giả viết “Kể cũng là hiện tượng trái lạ, vì tờ báo là sản phảm của đời mới, thế mà nhà Nho, phái người cũ, lại là tay gây dựng và đứng lên phất cờ đánh trống trên diễn đàn xứ này buổi đầu, nhà tân học lúc ấy chỉ đóng một vai tuồng phụ...”3[3] (hết p.239). Nhận xét nay muốn ghi nhận những đóng góp của các cây bút vốn là người Nho học: Từ Hoàng Tăng Bí, Dương Bá Trạc (Trung Bắc Tân Văn), Nguyễn Bá Trác, Đông Châu, Sở Cuồng Lê Dư, Nguyễn Đôn Phục (Nam Phong), Tản Đà (An Nam Tạp Chí và Hữu Thanh), Ngô Đức Kế (Hữu Thanh), Huỳnh Thúc Kháng (Tiếng Dân), của những nhà Nho - Tây học như Phạm Quỳnh, Phan Khôi, Nguyễn Bá Học... Những cây bút loại này ở báo giới xứ Nam Kỳ là những bậc tiền bối như Nguyễn Liên Phong, Nguyên Chánh Sắt, Nguyên Tử Thức, Lê Sum... Nhưng dù thế nào cũng phải thừa nhận rằng, động lực quan trọng nhất trong báo giới lúc đó là những nhà báo Tây học, thực sự “cầm bút sắt”. Họ thuộc những thế hệ khác nhau - khác nhau có khi rất lớn về phương pháp tư
- tưởng, quan niệm, về báo chí, nhưng về phương diện nghề nghiệp, thẩy đều góp phần tạo nên ngôi nhà báo chí Việt Nam. Đó là những cây bút tiên phong: Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Phan Khôi, Nguyễn Văn Tố đến những Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, Bùi Quang Chiêu, Hoàng Tích Chu, Sương Nguyệt Ánh, Nhất Linh, Khái Hưng, Đào Trinh Nhất, Vũ Bằng, Thế Lữ, Phùng Bảo Thạch, Phùng Tất Đắc, Nguyễn Tường Phượng, Hoa Bằng, Đinh Gia Trinh, Vũ Đình Hòe, Nguyên Tuân, Nguyễn Vỹ... Dù thế nào, chính họ cũng đem cái thú đọc nhật trình vào đời sống thường ngày, dù chúng mới chỉ thịnh hành ở đô thị. Đầu những năm 40, Hoa Bằng nhận xét: “Nghề làm báo xứ ta mới xuất hiện độ hơn 70 năm nay. Bây giờ, nhật báo, tạp chí, sớm gióng trống, tối khua chuông, đổi mới tai mắt dân chúng, không phải là mới là nữa… (hết p.240) Những phải nói là cũng như đời sống trí thức nói chung dưới thời thuộc địa, làm báo là một nghề gian truân có khi nhục nhã như Vũ Bằng tâm sự: “Nghề làm báo là nghề đưa ta đến bất cứ đâu miễn là thoát được nó ra”4[4]. Cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 vĩ đại, không những là một biến cố lịch sử dân tộc, là bước nhảy vọt đầu tiên của cách mạng nước ta hơn nửa thế kỷ qua mà còn là sự hồi sinh, sự phục hưng của nền báo chí.
- Ngày 13/9/1945, dù bận trăm công ngàn việc quốc gia đại sự, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giành nửa giờ tiếp ông Nguyễn Tường Phương, chủ bút Tri Tân tại Bắc Bộ phủ. Chủ tịch đã dặn dò ông chủ báo: “Nay nước nhà đã độc lập, những tinh thần cố hữu mà quí báo nêu ra từ trước vẫn là tốt. Nhưng ngày nay phải có một nền văn hóa hợp với khoa học và hợp với lòng dân. Báo của các ngài chủ đích “Tri Tân”. Tri Tân tức là phải có chính trị, dân ta bao năm bị đàn áp, nay cần phải có văn hóa mới”5[5]. Ngày 28/12/1945, tại Hà Nội, chính phủ Lâm thời cho phép thành lập Đoàn Báo chí Việt Nam với một Hội đồng quản trị gồm6[6]: (hết p.241). Chủ tịch: Nguyễn Trường Phượng Phó Chủ tịch: Nguyễn Tấn Gi Trọng Đỗ Đức Dục Thư ký: Nguyễn Huy Tưởng Cố vấn: Trương Tửu Như Phong Bà Thanh Thủy Đoàn Báo chí Việt Nam đã ra lời kêu gọi Báo giới ủng hộ “Kháng chiến Kiến quốc”, soạn thảo Điều lệ và chuẩn bị cho Hội nghị văn hóa Toàn quốc...
- * ** Cả giới báo chí như sống lại dưới bầu trời cách mạng. Ngày 29/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 41… về những sắc lệnh đầu tiên của Chính phủ VNDCCH đối với báo chí7[7]. Xem như viên gạch đầu tiên về luật pháp báo chí của nước Việt Nam mới. Ngày 1/10/1946, Bộ trưởng Tuyên truyền của Chính phủ là Trần Huy Liệu trong bài nói Báo chí và cách mạng với giới báo chí đã tuyên bố: “Quốc dân đương trông mong vào ngòi bút của (hết p.242) chúng ta. Chúng ta đang viết những trang lịch sử báo giới. Trên con đường giải phóng dân tộc và kiến thiết Quốc gia, ngòi bút của nhà văn, nhà báo cũng như cái búa của anh thợ, cái liềm của anh dân cày phải được nổi bật lên…”8[8]. Đó cũng là thời điểm Lịch sử báo chí Việt Nam đã bước vào trang mới. Ở Hà Nội, báo SựThật đã ra đời thay thế báo Cờ Giải Phóng, thích ứng với cuộc đấu tranh mới của sự nghiệp báo Đảng. Quốc dân Đảng và Đồng Minh hội của những Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nguyên Tường Tam đã cho ra tờ Việt Nam , đối lập với cách mạng, kéo theo là những Dân Mới, Tân Thế Kỷ, Dân Thanh, Văn Mới, Dân Quốc...
- Nhưng tiếng nói chân chính và mạnh mẽ của dòng báo cách mạng với diện mạo đa dạng, chững chạc hơn vẫn giữ vững vị trí chủ đạo. Bên cạnh Sự Thật, Cứu Quốc lại có thêm Độc Lập (Nguyễn Thành Lê phụ trách), Gió Mới (Cơ quan của Tổng hội Sinh viên Việt Nam), Sao Vàng (của Vệ Quốc quân), Đồng Minh, do Như Phong và Thép Mới phụ trách. Nghĩa là, cũng như chính con đường của cách mạng Việt Nam báo chí cũng bắt đầu những nhịp thở, trăn trở của cuộc tranh đấu mới.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những điều cần thiết để có tin hay
12 p | 172 | 51
-
Tổng quan về báo chí & Thông tin đối ngoại
8 p | 278 | 34
-
Tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc với sự phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam - TS. Phạm Duy Dương
5 p | 231 | 25
-
Tổng quan về Báo chí Việt Nam trước năm 1945 (phần 1)
13 p | 281 | 24
-
Nghề báo châu Á và những bất trắc
5 p | 153 | 20
-
Tổng quan về Báo chí ViệtNam trước năm 1945 (phần 2)
20 p | 134 | 19
-
Nâng cao nhận thức của thanh niên về phòng chống bạo lực gia đình
14 p | 157 | 18
-
Dân ca Nam bộ qua báo chí hậu bán TK XX
12 p | 133 | 16
-
Một số vấn đề của các tạp chí khoa học Việt Nam tham gia phản biện khoa học và phản biện xã hội
10 p | 74 | 6
-
Tính chuyên nghiệp của báo chí hiện đại - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
6 p | 50 | 5
-
Tổng quan về nghiên cứu tác động trong đảm bảo chất lượng giáo dục đại học: phương pháp luận và thiết kế nghiên cứu nhân quả
7 p | 40 | 5
-
Những vấn đề xã hội Việt Nam và dư luận qua báo chí và các bộ sưu tập sự kiện năm 2016
8 p | 83 | 3
-
Đánh giá mô hình tòa soạn hội tụ tại báo điện tử VnExpress hiện nay
10 p | 23 | 3
-
Tổng quan những nghiên cứu về bộ công cụ đánh giá hiệu quả hoạt động giáo dục môi trường trong nhà trường
6 p | 10 | 3
-
Tổng quan về Đại tạng Kinh Hán truyền và ảnh hưởng của nó trong nền văn minh Trung Hoa
5 p | 8 | 3
-
Xây dựng khung phân tích cầu tiêu dùng: Tổng quan lý thuyết và mô hình nghiên cứu
6 p | 104 | 2
-
Tổng quan nhu cầu tham gia thị trường lao động của người cao tuổi trong bối cảnh già hóa dân số ở Việt Nam
7 p | 12 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn