intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khi trẻ cãi lời...

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

145
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cãi lời là khi trẻ con cau có, vô lễ hoặc trả lời với người lớn một cách hỗn hào. Cãi lời cũng có thể là nói một cách trơ trẽn như: "Không, con không muốn ăn. Mì ngoại nấu thấy ghê!", hay chỉ đơn giản là: "Ba hư quá!". Hay là sự từ chối giúp đỡ như: "Mẹ tự làm đi!", hoặc "Không, mẹ ác quá!". Thực tế cho thấy: + Trẻ em có thể không nhận ra rằng cãi lời cha mẹ là hỗn hào. Chúng có thể chỉ nghĩ đơn giản rằng chúng đang trình bày ý kiến...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khi trẻ cãi lời...

  1. Khi trẻ cãi lời... Cãi lời là khi trẻ con cau có, vô lễ hoặc trả lời với người lớn một cách hỗn hào. Cãi lời cũng có thể là nói một cách trơ trẽn như: "Không, con không muốn ăn. Mì ngoại nấu thấy ghê!", hay chỉ đơn giản là: "Ba hư quá!". Hay là sự từ chối giúp đỡ như: "Mẹ tự làm đi!", hoặc "Không, mẹ ác quá!". Thực tế cho thấy:
  2. + Trẻ em có thể không nhận ra rằng cãi lời cha mẹ là hỗn hào. Chúng có thể chỉ nghĩ đơn giản rằng chúng đang trình bày ý kiến của mình về sự việc. Chúng cố gắng kiếm ra một lí do chính đáng nào đó cho hành động của mình mà không biết rằng làm như vậy là không phù hợp. + Cãi lời là một trong những cách thường dùng để trẻ em hình thành tính quyết đoán. Thông qua những lần cãi lời như vậy, trẻ sẽ học hỏi được kinh nghiệm sống, ngôn ngữ và những giới hạn của người lớn. + Đối với những trẻ đã nghe nhiều những lời nói vô lễ thì chúng sẽ bắt chước cách nói chuyện vô lễ. + Cãi lời đôi khi cũng là dấu hiệu của sự căng thẳng, sự ngã lòng hoặc là những phiền muộn của trẻ. + Trẻ em thử thái độ cha mẹ hoặc người chăm sóc của mình với những hành vi giống như cãi lời nếu chúng cảm thấy an tòan khi làm như vậy. Khi trẻ cãi lời người lớn, có thể trẻ sẽ tin rằng chúng được nuông chiều dù thế nào chăng nữa. + Trẻ cần được giúp đỡ để học cách lễ phép. Trẻ em được nghe những ngôn từ lịch sự, lễ phép thì chúng sẽ bắt chước theo. Phương pháp khác:
  3. Hãy cho trẻ sự chọn lựa khi trẻ vô lễ: hoặc là nói chuyện một cách lễ phép, hoặc là bị cấm trả lời. Nói cho trẻ biết rằng bạn sẽ đi ra khỏi phòng ngay nếu trẻ còn tiếp tục cãi lời và nói chuyện một cách vô lễ, và bạn chỉ nghe lời trẻ nói khi chúng có thể nói chuyện một cách lễ phép. Sau khi cho trẻ một chốc để bình tĩnh lại, bạn nên hỏi trẻ nếu trẻ đã sẵn sàng để nói chuyện lễ phép với bạn chưa. Nên nhớ bạn luôn bày tỏ cho trẻ thấy được sự yêu thương và đùm bọc của bạn dành cho trẻ.
  4. Những trò chơi dạy các kỹ năng xã hội Qua các trò chơi, trẻ có thể học được cách chia sẻ, thay phiên nhau, và nói chung, biết cư xử nhã nhặn với người khác. Thử những hoạt động sau để giúp phát triển những kỹ năng của trẻ: 1. Làm theo: Bạn có thể kéo trẻ vào trò chơi gọi tên và hành động theo những dạng vận động khác nhau – những động tác càng buồn cười càng tốt. Để thêm vui, tạo những lối đi đầy chướng ngại vật đơn giản rồi dẫn bé trèo qua gối, bò vào đường hầm làm bằng những cái hộp rỗng, rồi đi quanh cái ghế… 2. Vẽ màu: Trên vỉa hè bằng phấn, hay trên những tấm giấy lớn bằng màu sáp, khuyến khích từng 2 – 3 trẻ vẽ với nhau. 3. Nhảy múa: Bật nhạc, cho con và các bạn chúng cùng nhảy, và xem con của bạn cùng lũ nhỏ nhảy múa nghiêng ngả. 4. Đi dung dăng dung dẻ: Trò chơi truyền thống rất được ưa chuộng này giúp trẻ đang chập chững học biết những hoạt động có tính đồng đội cũng như tăng cường khả năng phối hợp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2