intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khi trẻ có dấu hiệu ích kỷ

Chia sẻ: Chieckhan Gioam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

81
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trẻ ích kỷ luôn xem mình là "cái rốn của vũ trụ", và thường không quan tâm đến điều gì khác ngoài việc yêu cầu mọi người phải đáp ứng những đòi hỏi của mình. Chúng không thích chia sẻ đồ chơi, bánh kẹo cho em hoặc cho bạn, không thích mọi người tỏ thái độ "lơ là" với mình. Đôi khi, trẻ quậy phá, la hét, gắt gỏng hay có những hành động thái quá chỉ vì muốn thu hút sự chú ý của mọi người. Trẻ cũng tỏ ra rất khó chịu với sự xuất hiện của một thành...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khi trẻ có dấu hiệu ích kỷ

  1. Khi trẻ có dấu hiệu ích kỷ Trẻ ích kỷ luôn xem mình là "cái rốn của vũ trụ", và thường không quan tâm đến điều gì khác ngoài việc yêu cầu mọi người phải đáp ứng những đòi hỏi của mình. Chúng không thích chia sẻ đồ chơi, bánh kẹo cho em hoặc cho bạn, không thích mọi người tỏ thái độ "lơ là" với mình.
  2. Đôi khi, trẻ quậy phá, la hét, gắt gỏng hay có những hành động thái quá chỉ vì muốn thu hút sự chú ý của mọi người. Trẻ cũng tỏ ra rất khó chịu với sự xuất hiện của một thành viên "nhí" khác trong gia đình do tâm lý sợ mình bị bỏ rơi. Những trẻ là "quý tử", con trong những gia đình hiếm muộn hoặc cha mẹ hay bất hòa, cha mẹ đã ly dị... thường có khuynh hướng ích kỷ và hay đòi hỏi. Đơn giản vì chúng luôn được cha mẹ, ông bà đáp ứng mọi nhu cầu đến mức chỉ có khái niệm "nhận" chứ không biết và không thích "cho". Khi phát hiện con mình có những dấu hiệu ích kỷ, bạn hãy trò chuyện và tìm hiểu những gì khiến trẻ khó chịu. Bạn phải luôn khẳng định tình yêu của mình dành cho trẻ. Kiên nhẫn nhắc nhở hành động không đúng, làm tổn thương các bạn và gây ấn tượng xấu với người lớn. Người lớn chúng ta thường mắc sai lầm khi khen những đứa trẻ không thích cho người khác mượn đồ của mình là
  3. "biết giữ của", là "khôn". Đến khi tính ích kỷ của trẻ thể hiện rõ mới giật mình. Vì vậy, ngay khi trẻ còn bé (khoảng hai - ba tuổi), bạn hãy tập cho con niềm vui của việc cho và nhận, như: cho trẻ đi phát quà/bánh cho mọi người trong nhà sau giờ ăn, đừng gieo cho trẻ ý nghĩ "là em út trong nhà nên được ưu tiên". Khi trẻ lớn hơn một chút, bạn hãy tập cho con tính biết chia sẻ khi cùng tham gia vào các chương trình từ thiện, giúp đỡ các bạn nghèo khó hơn. Những câu lạc bộ thiếu nhi - nơi bọn trẻ cùng nhau đùa vui và học tập - sẽ giúp trẻ phát triển tính cộng đồng, hỗ trợ, tương tác với người khác. Nên tránh cho trẻ mang theo những vật dụng đắt tiền đến lớp, vì sẽ tạo sự xa cách giữa trẻ với bạn bè, khiến trẻ khó hòa đồng. Không nên quá tán tụng hoặc ca ngợi trẻ trước mọi người như một "thần đồng", vì như thế sẽ dễ khiến trẻ trở nên kiêu căng, mà kiêu căng thường đi liền với ích kỷ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2