intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoa học thông tin và thư viện

Chia sẻ: Trần Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

146
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Khoa học thông tin và thư viện" khái quát ngành thư viện đã phát triển qua 3 giai đoạn: Thư viện học; Khoa học thông tin và thư viện; Cách mạng hóa quan niệm về thư viện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoa học thông tin và thư viện

KHOA HỌC THÔNG TIN VÀ THƯ VIỆN<br /> (Library and Information Science)<br /> NGUYỄN MINH HIỆP<br /> ThS. Khoa học thông tin và thư viện<br /> GĐ. Thư viện ĐH Khoa học Tự nhiên<br /> ĐHQG TP. Hồ Chí Minh<br /> <br /> Thư viện ra đời như là kho tri thức của xã hội : có người cho rằng thư<br /> viện là đền đài của văn hóa và sự uyên thâm. Được hình thành trong thời kỳ<br /> nông nghiệp thống trị trong tư duy của nhân loại, thư viện đã trải nghiệm qua<br /> một cuộc hồi sinh với việc phát minh ngành in trong thời kỳ Phục hưng, và bắt<br /> đầu thực sự khởi sắc khi cuộc cách mạng công nghiệp bùng phát với hàng loạt<br /> phát minh cơ giới hóa quy trình in ấn.<br /> Lịch sử thư viện đã trải qua hơn hai mươi lăm thế kỷ. Hình ảnh và nghề<br /> thư viện đã có từ lâu đời, tuy nhiên lần đầu tiên nghiệp vụ thư viện được tổ chức<br /> giảng dạy như một ngành khoa học là vào ngày 01 tháng 01 năm 1887 tại<br /> Trường Kinh tế Thư viện thuộc Đại học Columbia, Hoa Kỳ do nhà thư viện học<br /> Melvil Dewey khởi xướng (Chan, 1994).<br /> Từ đó đến nay ngành thư viện được xem như phát triển qua ba giai đoạn:<br />  Thư viện học;<br />  Khoa học thông tin và thư viện;<br />  Cách mạng hóa quan niệm về thư viện.<br /> 1.<br /> <br /> Thư viện học:<br /> <br /> Chúng ta tính mốc từ thế kỷ XIX. Thư viện là đóng – Sách được xếp theo<br /> kích cỡ trong những kho kín của thư viện, độc giả chỉ tiếp cận với thủ thư ở<br /> quầy lưu hành để yêu cầu mượn sách. Tài liệu phục vụ độc giả chủ yếu là sách,<br /> báo, tạp chí in ấn và vi phẩm (vi phim, vi phiếu). Công tác thư viện chủ yếu là tổ<br /> chức, bảo quản kho sách; công tác kỹ thuật bao gồm lập thư mục, phân loại, biên<br /> mục, chỉ mục, tóm tắt nội dung. tổ chức hệ thống mục lục cho độc giả tra tìm tài<br /> liệu. Ngành học bao gồm nghiệp vụ chính của giai đoạn này được mang một<br /> danh xưng là Thư viện học (Library Science) và đây là giai đoạn Quản lý tài<br /> liệu (Material Management), mang ý nghĩa là quản lý vật chất và coi trọng công<br /> tác nghiệp vụ (technical services) hơn công tác phục vụ (public services),<br /> Kể từ giai đoạn này hệ thống thư viện được phân chia thành 5 loại hình<br /> mà có giá trị đến ngày hôm nay, trở thành tiêu chuẩn cho các quốc gia trên thế<br /> giới. Đó là:<br /> 1<br /> <br /> (1)<br /> <br /> Thư viện quốc gia (National/State Library)<br /> <br /> (2)<br /> <br /> Thư viện đại học và nghiên cứu (Academic Library)<br /> <br /> (3)<br /> <br /> Thư viện chuyên ngành (Special Library)<br /> <br /> (4)<br /> <br /> Thư viện công cộng (Public Library)<br /> <br /> (5)<br /> <br /> Thư viện trường học (School Library)<br /> <br /> Trong đó loại 1, 2, vả 3 là loại hình thư viện mang tính chất học thuật<br /> (academic) và nghiên cứu (study); trong khi đó loại 4 và 5 mang tính chất phổ<br /> thông (popular) và công cộng (public).<br /> 2.<br /> <br /> Khoa học thông tin và thư viện:<br /> <br /> Cho đến một lúc, xuất phát từ ý định thư viện xem người sử dụng là trung<br /> tâm, với việc nhấn mạnh trao đổi thông tin với những cơ quan thông tin khác.<br /> Điều này cũng đồng thời để đáp ứng yêu cầu thông tin ngày càng gia tăng. Giai<br /> đoạn Quản lý thông tin (Information Management) được xem như ra đời với<br /> ngành Thông tin học (Information Science).<br /> Thông tin học là một ngành khoa học có nhiệm vụ nghiên cứu bản chất,<br /> cấu trúc, và quy luật phát triển của thông tin, cũng như lý thuyết và phương pháp<br /> quản lý các nguồn tài nguyên thông tin (information resources). Về lý thuyết,<br /> Thông tin học có nhiệm vụ tìm ra những quy luật sản sinh, truy hồi, và xử lý<br /> thông tin trong các lĩnh vực hoạt động của con người. Về ứng dụng , thông tin<br /> học có nhiệm vụ tìm ra những phương tiện và phương thức thực hiện các tiến<br /> trình thông tin một cách có hiệu quả.<br /> Do đó, Thông tin học được xem xét qua ba khía cạnh:<br />  Kỹ thuật;<br />  Ý nghĩa;<br />  Hiệu quả sử dụng.<br /> Đối với ngành thư viện người ta chỉ quan tâm chủ yếu đến khía cạnh thứ<br /> ba. Do đó khi nói đến Thông tin học trong ngành thư viện là việc ứng dụng<br /> Thông tin học để đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành thư viện trong giai đoạn<br /> thứ hai – Giai đoạn Quản lý thông tin.<br /> Thông tin học phản ánh bước phát triển thứ hai trong tiến trình phát triển<br /> ngành thông tin - thư viện, có những nét riêng biệt trong chức năng và nhiệm vụ<br /> của mình đối với Thư viện học, tuy nhiên chính sự khác biệt này lại thúc đẩy<br /> quá trình tương tác tự nhiên giữa hai ngành khoa học này như “mình với ta tuy<br /> hai mà một, ta với mình tuy một mà hai”.<br /> 2<br /> <br /> Rõ ràng ngành thư viện khi phát triển đến giai đoạn thứ hai thì không thể<br /> nào chỉ có những công tác thư viện (library tasks) với hình ảnh người thủ thư bổ<br /> sung tài liệu, xử lý kỹ thuật, rồi cất giữ trong kho và thụ động ngồi chờ người ta<br /> đến đọc như ở giai đoạn thứ nhất mà cần có những hoạt động thông tin<br /> (information activities) để chủ động mang thông tin đến người sử dụng. Đó là lý<br /> do từ thập niên 1960, xuất phát từ Hoa Kỳ một thuật ngữ mới ra đời Khoa học<br /> thông tin và thư viện (Library and Information Science) và Ngành thư viện<br /> được gọi là Ngành thông tin- thư viện như cả thế giới đang dùng hiện nay.<br /> Tại giai đoạn này, ảnh hưởng sự phát triển nhanh chóng của công nghệ<br /> thông tin khiến cho “ngành thông tin - thư viện phát triển với một tốc độ nhanh<br /> chưa từng có” (như được đánh giá tại hai cuộc hội nghị quốc tế tại Đại học<br /> Malaya. Malaysia, 1997 và tại Đại học East Anglia, Norwich, Anh Quốc, 1999).<br /> Ngành thông tin- thư viện được xem như là gắn liền với công nghệ thông<br /> tin. Hầu hết việc đào tạo ngành thông tin- thư viện được chuyển sang các trường<br /> trong khối kỹ thuật và công nghệ thông tin. Chẳng hạn như tại Singapore, ngành<br /> thông tin- thư viện (Master of Library and Information Science) trực thuộc khoa<br /> Thông tin học (Information Study) thuộc trường Truyền thông và Thông tin<br /> (School of Information and Communication) của trường Đại học Kỹ thuật<br /> Nanyang. Tại Anh Quốc, ngành thông tin- thư viện trực thuộc trường Tin học<br /> (Faculty of Computer Science) của trường Đại học Brighton; cách tổ chức cũng<br /> tương tự như tại các trường University College London và trường đào tạo từ xa<br /> Queen Margaret ở Scotland. Tại New Zealand, ngành thông tin - thư viện trực<br /> thuộc trường Thương mại điện tử (School of e-business) của trường ĐH<br /> Victoria, Wellington.<br /> Nói chung, ngành thông tin- thư viện trên thế giới hiện nay được xem như<br /> một ngành thuộc khối công nghệ thậm chí là một ngành công nghệ mới. Nhờ<br /> ứng dụng công nghệ mới và có sự liên thông trên phạm vi toàn cầu, cụ thể là<br /> mạng Internet, công tác nghiệp vụ (technical services) của thư viện được chia sẻ<br /> giữa các thư viện trong những hệ thống thư viện (library systems) và liên hiệp<br /> thư viện (library consortium) nên được xem là nhẹ hơn so với công tác phục vụ<br /> trong mỗi thư viện mà ngày nay mang một tên mới là dịch vụ thông tin<br /> (information services). Nếu có một tỷ lệ 80% cho công tác nghiệp vụ và 20%<br /> cho công tác phục vụ trong một thư viện truyền thống trước đây thì ngày nay tỷ<br /> lệ này hoàn toàn ngược lại. Dịch vụ thông tin là hoạt động chủ yếu trong một<br /> thư viện ngày nay (Rubin, 2004).<br /> Do đó để đánh giá hay xếp loại một thư viện ngày nay người ta không dựa<br /> vào số lượng tài nguyên thông tin hay vốn tài liệu (holdings) thư viện có mà dựa<br /> <br /> 3<br /> <br /> vào năng lực đáp ứng nhu cầu thông tin cho người sử dụng từ nhiều nguồn khắp<br /> nơi thông qua việc ứng dụng công nghệ mới (Stueart, 1995).<br /> 3.<br /> <br /> Cách mạng hóa quan niệm về thư viện<br /> <br /> Ngày nay, sự bùng phát tài nguyên điện tử, công nghệ web, và năng lực<br /> số hóa thông tin in ấn, âm thanh, và nghe nhìn đã làm cách mạng hóa quan niệm<br /> về thư viện.<br /> Thư viện ngày nay được quan niệm là sự kết hợp những đối tượng vật<br /> chất được tiếp cận trong không gian vật chất, với đối tượng điện tử hiện hữu<br /> trong không gian điện tử và có thể được truy cập hầu như khắp mọi nơi. Cụ thể<br /> hơn, thư viện của hôm nay là sự kết hợp tài nguyên (resources) bao gồm không<br /> những tài liệu in ấn truyền thống, mà còn có cả sách điện tử và tạp chí điện tử,<br /> cơ sở dữ liệu trực tuyến, và những bộ sưu tập điện tử do thư viện xây dựng hay<br /> do nhà thầu cung cấp từ bên ngoài. Rõ ràng thư viện như thế là bao gồm giữa<br /> thư viện truyền thống dựa trên tài liệu in ấn với thư viện điện tử thuần túy.<br /> Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, quan niệm mang tính “cách mạng<br /> hóa” về thư viện như được trình bày ở trên được mang một thuật ngữ rất quen<br /> thuộc – Thư viện số. Theo Joan M. Reitz (2005), “Thư viện số là một thư viện<br /> trong đó ngoài tài liệu in ấn và tài liệu dạng thu nhỏ (vi phẩm), có phục vụ độc<br /> giả một tỷ lệ quan trọng tài nguyên dạng máy đọc được truy cập qua máy tính<br /> được gọi là tài nguyên số. Tài nguyên số có thể là tài liệu nội sinh mà cũng có<br /> thể được truy cập từ xa qua mạng máy tính. Tiến trình số hóa trong thư viện bắt<br /> đầu từ hệ thống mục lục, chỉ mục tạp chí và dịch vụ tóm tắt tài liệu, đến ấn phẩm<br /> định kỳ và tài liệu tham khảo, và cuối cùng là sách in”.<br /> Trong giai đoạn này, thông tin trở nên quá tải. Người cán bộ thư viện phải<br /> sử dụng kiến thức chuyên ngành và công nghệ mới để chọn lọc những thông tin<br /> có ý nghĩa và hữu ích, được gọi là tri thức (knowledge) để phục vụ người sử<br /> dụng, vì theo Branscomb “Nếu ví thông tin như là bột mì thì tri thức chính là<br /> bánh mì” . Do đó giai đoạn này được gọi là Quản lý tri thức (Knowledge<br /> Management).<br /> Để xây dựng thư viện số, người ta phải tạo nên những bộ sưu tập số<br /> (digital collections) mà chủ yếu là dựa vào những phần mềm nguồn mở (open<br /> source software). Art Rhyno, tác giả cuốn sách “Using open source systems for<br /> digital libraries – Sử dụng hệ thống nguồn mở cho thư viện số” đã viết “Hiện<br /> nay trên thế giới, xu thế xây dựng và phát triển thư viện số đã trở thành phần<br /> chủ đạo trong toàn cảnh hoạt động thông tin - thư viện, trong khi phần mềm<br /> nguồn mở trở thành hiện tượng toàn cầu. Giống như nhiên liệu trong động cơ kỹ<br /> thuật, nguồn mở và thư viện số là hai yếu tố không tách rời”.<br /> 4<br /> <br /> Sưu tầm thông tin và làm cho thông tin đó trở nên phổ biến hơn đối với<br /> người khác là một điều liên quan đến vấn đề xã hội. Những người xây dựng thư<br /> viện số phải am hiểu quyền sở hữu trí tuệ để hành động một cách có trách nhiệm<br /> và đúng luật xung quanh những ứng dụng cụ thể của mình.<br /> Thư viện số có thể làm cho việc truy cập trở nên rộng rãi hơn thư viện<br /> truyền thống. Việc truy cập này mang những đặc trưng:<br /> <br /> Truy cập thông tin trong thư viện số nói chung ít bị kiểm soát hơn<br /> tiếp cận sưu tập in ấn trong thư viện truyền thống;<br /> <br /> Đưa thông tin vào thư viện số là có khả năng làm cho thông tin đó<br /> trở nên phổ biến ngay đối với một số lượng độc giả hầu như vô hạn.<br /> Một phần quan trọng trong việc xây dựng thư viện số là số hóa tài liệu.<br /> Bản quyền đối với tập tin máy tính và tài liệu được xuất bản trên Would-WideWeb chưa rõ ràng. Đối với công tác thư viện, khi số hóa tài liệu cần xem xét:<br /> <br /> Nếu tác phẩm được số hóa ở miền công cộng (public domain) tức là<br /> không có bản quyền thì không cần xin phép ai hết. Dĩ nhiên kết quả số hóa cũng<br /> không được bảo vệ bản quyền, trừ phi kết quả nhiều hơn bản gốc;<br /> <br /> Nếu tài liệu được tặng để số hóa thì có thể tiến hành số hóa với một<br /> sự chứng nhận cho phép của tác giả (giấy cho phép chẳng hạn).<br /> Nếu muốn số hóa tài liệu mà không rơi vào hai trường hợp trên thì ta phải<br /> cân nhắc thử việc số hóa của ta có phải là một việc làm có lợi ích chung mà<br /> không xâm phạm lợi ích người khác. Cuối cùng nếu không chắc chắn với điều<br /> cân nhắc trên thì phải tiến hành xin phép trước khi số hóa tài liệu.<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Với quan niệm “cách mạng hóa” về thư viện, ngày nay thư viện được xem<br /> không chỉ là nơi bảo tồn giá trị văn hóa mà còn là nơi tích cực đáp ứng nhu cầu<br /> thông tin cho người sử dụng thông qua công nghệ mới, như lời của Bà Sharon<br /> White “Thư viện có truyền thống là người giữ gìn quá khứ, nhưng ngày nay thư<br /> viện ngày mỗi ngày là người dẫn dắt tương lai” (2006).<br /> Thư viện ngày nay là một cơ quan thông tin (information agency) tiêu<br /> biểu nhất bao gồm công tác thư viện và hoạt động thông tin là hai nghiệp vụ<br /> không thể tách rời, do đó ngành thư viện được gọi là ngành thông tin - thư viện<br /> với lý luận và thực tiễn của Khoa học thông tin và thư viện (Library and<br /> Information Science).<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1