intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp đại học Y đa khoa: Thực trạng kiến thức, thái độ về dự phòng và xử trí chấn thương của sinh viên chuyên ngành điều dưỡng trường Đại học Y Dược, ĐHQGHN do vật sắc nhọn năm 2022

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài mô tả thực trạng kiến thức, thái độ về dự phòng chấn thương do vật sắc nhọn của sinh viên chuyên ngành điều dưỡng Trường ĐH Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2022; mô tả thực trạng kiến thức, thái độ về xử trí chấn thương do vật sắc nhọn của sinh viên chuyên ngành điều dưỡng Trường ĐH Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2022.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp đại học Y đa khoa: Thực trạng kiến thức, thái độ về dự phòng và xử trí chấn thương của sinh viên chuyên ngành điều dưỡng trường Đại học Y Dược, ĐHQGHN do vật sắc nhọn năm 2022

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGUYỄN QUANG HUY THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ DỰ PHÒNG VÀ XỬ TRÍ CHẤN THƯƠNG DO VẬT SẮC NHỌN CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC – ĐHQGHN NĂM 2022 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA Hà Nội, 2023
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC Người thực hiện: NGUYỄN QUANG HUY THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ DỰ PHÒNG VÀ XỬ TRÍ CHẤN THƯƠNG DO VẬT SẮC NHỌN CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC – ĐHQGHN NĂM 2022. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (NGÀNH Y ĐA KHOA) Khóa: QH.2017.Y Người hướng dẫn khoa học: TS. Mạc Đăng Tuấn TS. Vũ Ngọc Hà Hà Nội, 2023
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới: Ban Giám Hiệu, thầy cô giảng viên Bộ môn Y Dược Cộng đồng và Y dự phòng, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Em xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy/Cô trong hội đồng khoa học thông qua đề cương, hội đồng khoa học bảo vệ khóa luận đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho em trong quá trình nghiên cứu, hoàn chỉnh khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành y đa khoa. Với tất cả lòng biết ơn, em xin gửi tới: TS Mạc Đăng Tuấn, người thầy kính yêu đã tận tâm dìu dắt, giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Thầy đã giúp đỡ em hiểu ra những điều còn thiếu sót trong quá trình nghiên cứu. TS Vũ Ngọc Hà, thầy đã luôn quan tâm, hết lòng giúp đỡ, chỉ bảo ân cần trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới cha mẹ, anh chị em trong gia đình, bạn bè đã động viên, chia sẻ với em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2023 Sinh viên Nguyễn Quang Huy
  4. LỜI CAM ĐOAN Em là Nguyễn Quang Huy, sinh viên Khóa QH.2017.Y, Ngành Y Đa khoa, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, xin cam đoan: 1. Đây là khóa luận do bản thân em trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Mạc Đăng Tuấn và TS. Vũ Ngọc Hà. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi em tiến hành nghiên cứu. Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2023 Sinh viên Nguyễn Quang Huy
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CDC : Centers for Disease Control and Prevention (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ CSYT : Cơ sở y tế HBV : Hepatitis B virus (Vi rút viêm gan B) HCV : Hepatitis C virus (Vi rút viêm gan C) HIV : Human Immuno-deficiency Virus (Vi rút gây suy giảm miễn dịch) NVYT : Nhân viên y tế SV : Sinh viên VSN : Vật sắc nhọn WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
  6. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN ............................................................................................. 3 1.1. Một số khái niệm ..................................................................................................... 3 1.2. Nguyên nhân và các nguy cơ từ tổn thương do dụng cụ y tế sắc nhọn ................... 4 1.2.1. Nguyên nhân: ................................................................................................... 4 1.2.2. Các nguy cơ từ tổn thương do dụng cụ y tế sắc nhọn: .................................... 4 1.3. Biện pháp phòng ngừa và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền ... 5 1.3.1. Biện pháp phòng ngừa phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền ......... 5 1.3.2. Xử trí khi bị chấn thương do vật sắc nhọn: ..................................................... 8 1.4. Một số yếu tố liên quan đến chấn thương do vật sắc nhóm ở sinh viên ................. 9 1.4.1. Môi trường thực tập ở cơ sở y tế ..................................................................... 9 1.4.2. Đặc tính cá nhân sinh viên............................................................................. 10 1.4.3. Kiến thức, thái độ, thực hành của sinh viên khi thao tác với vật sắc nhọn ... 11 1.5. Nghiên cứu về chấn thương do vật sắc nhọn ở sinh viên điều dưỡng................... 12 1.5.1. Trên thế giới .................................................................................................. 12 1.5.2. Tại ở Việt Nam .............................................................................................. 14 1.6. Giới thiệu một vài nét về chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng tại trường đại học Y Dược, ĐHQGHN ............................................................................................. 16 1.6.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Trường Đại học Y Dược, ĐHQGHN . 16 1.6.2. Chương trình đào tạo Cử nhân điều dưỡng tại Trường Đại học Y Dược, ĐHQGHN .................................................................................................................. 17 CHƯƠNG 2:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 18 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................ 18 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 18 2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................. 18
  7. 2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 18 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................... 18 2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu ............................................ 18 2.2.3. Công cụ thu thập số liệu ................................................................................ 19 2.2.4. Các biến số nghiên cứu.................................................................................. 19 2.2.5. Sơ đồ nghiên cứu: .......................................................................................... 23 2.3. Xử lý số liệu .......................................................................................................... 24 2.4. Đạo đức nghiên cứu............................................................................................... 25 2.5. Sai số và cách khắc phục. ...................................................................................... 25 2.6. Hạn chế của nghiên cứu ........................................................................................ 26 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ................................................................................................ 27 3.1. Thông tin chung về đối tượng tham gia nghiên cứu ............................................. 27 3.2. Kiến thức, thái độ về dự phòng chấn thương do vật sắc nhọn của sinh viên điều dưỡng Trường ĐH Y Dược-ĐHQG Hà Nội năm 2022. ............................................ 28 3.2.1. Kiến thức về dự phòng chấn thương do vật sắc nhọn ................................... 28 3.2.2. Thái độ về phòng ngừa chấn thương do vật sắc nhọn khi thực tập lâm sàng 38 3.3. Kiến thức, thái độ về xử trí chấn thương do vật sắc nhọn của sinh viên chuyên ngành điều dưỡng Trường ĐH Y Dược, ĐHQG Hà Nội năm 2022. ......................... 43 3.3.1. Kiến thức về xử trí chấn thương do vật sắc nhọn .......................................... 43 3.3.2. Thái độ về xử trí chấn thương do vật sắc nhọn ............................................. 49 CHƯƠNG 4:BÀN LUẬN............................................................................................... 54 4.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu .......................................................... 54 4.2. Kiến thức, thái độ về phòng ngừa chấn thương .................................................... 54 4.2.1. Kiến thức về phòng chấn thương................................................................... 54 4.2.2. Thái độ về phòng ngừa chấn thương khi thực tập lâm sàng .......................... 60 4.3. Kiến thức và thái độ xử trí chấn thương do vật sắc nhọn...................................... 60
  8. 4.3.1. Kiến thức về xử trí chấn thương: ................................................................... 60 4.3.2. Thái độ xử trí chấn thương: ........................................................................... 62 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 63 ĐỀ XUẤT ........................................................................................................................ 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 65 PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 68
  9. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu kiến thức, thái độ về dự phòng và xử trí chấn thương do vật sắc nhọn. ............................................................................................... 233 Biểu đồ 3.1. Kiến thức của sinh viên về phòng ngừa chấn thương do vật sắc nhọn ........................................................................................................................................ 35 Biểu đồ 3.2. Thái độ của sinh viên về phòng chấn thương do vật sắc nhọn. ...... 39 Biểu đồ 3.3. Thực trạng kiến thức của sinh viên về xử trí chấn thương do vật sắc nhọn. ............................................................................................................................... 44 Biểu đồ 3.4. Thái độ của sinh viên về xử trí chấn thương do vật sắc nhọn. ....... 49
  10. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Biến số nghiên cứu ........................................................................................ 19 Bảng 2.2. Thang điểm đánh giá kiến thức, thái độ dự phòng và xử trí chấn thương do VSN ................................................................................................................................ 25 Bảng 3.1. Mô tả đặc điểm chung của sinh viên (n=146) ............................................... 26 Bảng 3.2. Tỷ lệ sinh viên được biết về vấn đề chấn thương do vật sắc nhọn ................ 27 Bảng 3.3. Tỷ lệ sinh viên sinh viên biết về những bệnh lây truyền qua đường máu ..... 28 Bảng 3.4. Tỷ lệ sinh viên hiểu biết về những loại virút và bệnh có thể lây qua đường máu. ................................................................................................................................ 29 Bảng 3.5. Kiến thức sinh viên về những biện pháp phòng ngừa chấn thương. ............. 30 Bảng 3.6. Kiến thức của sinh viên về các thao tác với vật sắc nhọn khi thực tập lâm sàng ........................................................................................................................................ 32 Bảng 3.7. Kiến thức về sử dụng hộp y tế đựng vật sắc nhọn (hộp an toàn) .................. 34 Bảng 3.8. Mối liên quan giữa đặc điểm sinh viên và kiến thức về phòng ngừa chấn thương do vật sắc nhọn ............................................................................................................... 35 Bảng 3.9. Kết quả mô hình hồi quy logistic về các mối liên quan giữa các yếu tố các nhân tới kiến thức đúng về phòng ngừa chấn thương do vật sắc nhọn của sinh viên . .. 36 Bảng 3.10. Thái độ của sinh viên về phòng chấn thương do vật sắc nhọn .................... 37 Bảng 3.11. Mối liên quan giữa thái độ phòng ngừa chấn thương với đặc điểm sinh viên ........................................................................................................................................ 40 Bảng 3.12. Kết quả mô hình hồi quy logistic về các mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân tới thái độ tốt về phòng ngừa chấn thương do vật sắc nhọn của sinh viên. .......... 41 Bảng 3.13. Kiến thức về xử trí khi bị chấn thương do vật sắc nhọn .............................. 43 Bảng 3.14. Mối liên quan giữa đặc điểm sinh viên và có kiến thức đúng về xử trí chấn thương do vật sắc nhọn .................................................................................................. 45 Bảng 3.15. Kết quả phân tích hồi quy logistic mối liên quan giữa đặc điểm sinh viên và có kiến thức về xử trí chấn thương do vật sắc nhọn ...................................................... 47 Bảng 3.16. Thái độ của sinh viên về xử trí chấn thương do vật sắc nhọn ..................... 48 Bảng 3.17. Mối liên quan đến thái độ của sinh viên về xử trí chấn thương do vật sắc nhọn ........................................................................................................................................ 50 Bảng 3.18. Kết quả phân tích hồi quy logistic mối liên quan giữa đặc điểm sinh viên với thái độ của sinh viên về xử trí chấn thương do vật sắc nhọn ......................................... 51
  11. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong quá trình thực tế lâm sàng tại các cơ sở y tế, sinh viên điều dưỡng cũng giống như các nhân viên y tế cũng có nguy cơ phơi nhiễm với các tác nhân gây bệnh nguy hiểm như: HBV, HCV, HIV. Một trong những đường lây truyền các tác nhân gây bệnh đó là chấn thương do các vật sắc nhọn. Theo Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization - WHO), trung bình số lần chấn thương do vật sắc nhọn trung bình ở nhân viên y tế chung là 0,2 - 4,7 lần/năm [23]. Con số này ở Mỹ 384.000 ca/năm, ở Anh 100.000 ca/năm, Đức 700.000 ca/năm, Pháp 29.719 ca/năm, Italia 28.200 ca/năm và Tây Ban Nha 21.815 ca/năm [24]. Nguy cơ mắc chấn thương ở các nhóm đối tượng là khác nhau, tùy thuộc vào chức danh, nhiệm vụ, vị trí làm việc trong các cơ sở y tế (CSYT). Khả năng bị tổn thương do vật sắc nhọn (VSN) có thể cao hơn ở những đối tượng thiếu kinh nghiệm, mệt mỏi mà lại phải thường xuyên làm việc trong môi trường mới, khẩn trương như SV ngành y. Hầu hết các chấn thương xảy ra trong quá trình sử dụng các dụng cụ y khoa 70%, có 15% sau khi sử dụng nhưng trước khi xử lý... Địa điểm xảy ra chấn thương chủ yếu là ở các buồng bệnh 36%, phòng mổ 29%, phòng thủ thuật 9%, khoa cấp cứu 8% [19]... Trong khi đó kiến thức về phòng ngừa và xử lý phơi nhiễm với vật sắc nhọn của SV chưa cao. Sinh viên điều dưỡng ĐH Y Dược- ĐHQGHN trong đó phần lớn thời gian học năm thứ 2 và năm thứ 3 SV được đi thực hành lâm sàng ở nhiều bệnh viện khác nhau. Trong quá trình chăm sóc người bệnh tại bệnh viện thực hiện tiêm truyền là thủ thuật thường quy SV được làm trên người bệnh cũng đồng nghĩa với việc SV có nguy cơ cao bị phơi nhiễm với VSN trong tiêm truyền và có khả năng lây nhiễm với HBV, HCV và HIV qua VSN. Nhưng nếu SV có kiến thức và thái độ tốt về phòng ngừa phơi nhiễm với VSN trong tiêm truyền sẽ làm giảm nguy cơ bị phơi nhiễm và khi bị phơi nhiễm SV biết cách xử lý đúng vết thương sẽ làm giảm nguy cơ bị lây nhiễm các bệnh qua đường máu. Do vậy, SV cần phải được trang bị những kiến thức và thái độ tốt về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền trước khi sinh viên đi thực tập lâm sàng tại các cơ sở y tế. Với mong muốn tìm hiểu thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành của sinh viên để từ đó giúp sinh viên trang bị tốt hơn những kiến thức, kỹ năng trong dự phòng và xử trí chấn thương do vật sắc nhọn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với tên đề tài là “Thực trạng kiến thức, thái độ về dự phòng và xử trí chấn thương của sinh 1
  12. viên chuyên ngành điều dưỡng trường Đại học Y Dược, ĐHQGHN do vật sắc nhọn năm 2022” với 2 mục tiêu là: 1. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ về dự phòng chấn thương do vật sắc nhọn của sinh viên chuyên ngành điều dưỡng Trường ĐH Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2022. 2. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ về xử trí chấn thương do vật sắc nhọn của sinh viên chuyên ngành điều dưỡng Trường ĐH Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2022. 2
  13. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Một số khái niệm - Phơi nhiễm nghề nghiệp: Phơi nhiễm nghề nghiệp là da hoặc niêm mạc tiếp xúc trực tiếp với máu và các dịch cơ thể có nhiễm virus gây bệnh (HBV, HCV, HIV) dẫn đến nguy cơ lây nhiễm bệnh trong khi nhân viên y tế thực hiện nhiệm vụ. - Vật sắc nhọn: Bất cứ vật nào có thể gây tổn thương xâm lấn da hoặc qua da; vật sắc nhọn bao gồm kim tiêm, đầu kim truyền dịch, dao mổ, thủy tinh vỡ, ống mao dẫn bị vỡ và đầu dây nẹp nha khoa bị phơi nhiễm[23]. - Chấn thương do vật sắc nhọn: Chấn thương do vật sắc nhọn là tình trạng da bị xâm nhập bởi các vật sắc nhọn và địa điểm xảy ra ở trong một cơ sở y tế. Các vật sắc nhọn có thể gồm: kim, lưỡi chích, dao mổ và mảnh thủy tinh vỡ. - Dự phòng sau phơi nhiễm: Biện pháp ngăn ngừa lây truyền các tác nhân gây bệnh đường máu sau phơi nhiễm. - Tác nhân gây bệnh đường máu: Các vi sinh vật có độc lực (có khả năng gây bệnh) trong máu người được lây 4 truyền do phơi nhiễm với máu và sản phẩm máu và gây bệnh trên người. Các tác nhân gây bệnh đường máu thường gặp bao gồm vi rút viêm gan B (HBV), vi rút viêm gan C (HCV), HIV và một số vi khuẩn. - Tiêm: Kỹ thuật đưa thuốc, dịch hoặc chất dinh dưỡng và một số chất khác (I ốt, đồng vị phóng xạ, chất màu) qua da vào trong cơ thể để phục vụ chẩn đoán và điều trị. Có nhiều loại đường tiêm và được phân loại theo vị trí tiêm (ví dụ tiêm trong da, dưới da, bắp, tĩnh mạch, trong xương, động mạch, màng bụng). - Thùng đựng chất thải sắc nhọn (“hộp đựng vật sắc nhọn”, “hộp kháng thủng” hay “hộp an toàn”: là thùng được sản xuất bằng chất liệu cứng, chống thủng, chống rò rỉ được thiết kế để chứa vật sắc nhọn một cách an toàn trong quá trình thu gom, hủy bỏ và tiêu hủy. Thùng (hộp) này phải được thiết kế và quản lý theo đúng Quy chế Quản lý chất thải y tế của Bộ Y tế. 3
  14. 1.2. Nguyên nhân và các nguy cơ từ tổn thương do dụng cụ y tế sắc nhọn 1.2.1. Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tổn thương do vật sắc nhọn, đó là: - Chưa trang bị đầy đủ các vật tư trang thiết bị khi thực hiện thủ thuật. - Thiếu tiếp cận và không sử dụng các hộp đựng vật sắc nhọn sau khi tiêm. - Phản ứng bất ngờ của bệnh nhân. - Không tuân thủ đầy đủ quy trình khi thực hiện các thủ thuật: tiêm, khâu vết thương và quy trình xử lý vật sắc nhọn. - Tình trạng quá tải bệnh viện và công tác đào tạo bồi dưỡng thường xuyên chưa được trú trọng. 1.2.2. Các nguy cơ từ tổn thương do dụng cụ y tế sắc nhọn: Nhân viên y tế (NVYT) ngày càng phải đối mặt với nguy cơ về lây nhiễm với máu và các dịch trong cơ thể trong đó hầu hết các trường hợp phơi nhiễm ở nhân viên y tế là tổn thương dưới da do vật sắc nhọn. Những vật sắc nhọn có thể bao gồm kim tiêm, dao mổ hoặc các mảnh thủy tinh vỡ [37]. Một vết thương do vật sắc nhọn có thể dẫn đến việc truyền các mầm bệnh khác nhau. Ít nhất 20 tác nhân gây bệnh khác nhau liên quan đến virút, vi khuẩn và nấm lây truyền qua vết thương do vật sắc nhọn [38]. - Bệnh nấm Blastomycosic - Bệnh do Mycoplasma - Bệnh do Brucella - Bệnh sốt màng não miền núi - Bệnh nấm Cryptococcosis - Bệnh nấm Sporotrichosis - Bệnh bạch hầu - Bệnh do tụ cầu vàng - Bệnh lậu - Viêm họng liên cầu khuẩn - Bệnh Herpes - Bệnh giang mai - Bệnh sốt rét - Bệnh Toxoplasmosis - Bệnh lao 4
  15. 1.3. Biện pháp phòng ngừa và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền 1.3.1. Biện pháp phòng ngừa phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền Những phương pháp được sử dụng để kiểm soát các mối nguy hại trong nghề nghiệp được phân tích trên quan điểm truyền thống theo một hệ thống cấp bậc và trình bày theo thứ tự ưu tiên. Loại bỏ mối nguy hại: Loại bỏ hoàn toàn mối nguy hại tại khu vực làm việc là cách hiệu quả nhất để kiểm soát các mối nguy hại; phương pháp tiếp cận này nên được sử dụng bất cứ khi nào có thể[23]. Ví dụ như: [4, 22, 31] - Loại bỏ các vật sắc nhọn và kim tiêm khi có thể (ví dụ, bằng cách thay thế kim tiêm và bơm tiêm bằng các dụng cụ tiêm áp lực (jet injectors), hoặc sử dụng bộ kết nối tĩnh mạch trung ương (IV) mà không dùng kim tiêm (needleless intravenous systems); hoặc sử dụng kim luồn an toàn; - Loại bỏ các mũi tiêm không cần thiết - Loại bỏ các vật sắc nhọn không cần thiết. Biện pháp kiểm soát về kỹ thuật: Được sử dụng để cô lập hoặc loại bỏ mối nguy hại khỏi nơi làm việc. Ví dụ: [5, 7, 25, 36] - Thùng chứa chất thải sắc nhọn. - Sử dụng các thiết bị bảo vệ tránh vật sắc nhọn cho tất cả các quy trình (Bơm kim tiêm có tính năng tự thụt vào, tự đóng hoặc tự cùn đi ngay sau khi sử dụng) khi có thể. Biện pháp kiểm soát về hành chính[31]: Đây là những quy trình hoạt động chuẩn nhằm hạn chế phơi nhiễm với các mối nguy hại: - Phân bổ đủ nguồn lực (cả nhân lực và phương tiện) để bảo đảm an toàn cho nhân viên y tế. - Thành lập và vận hành ban phòng ngừa tổn thương do kim tiêm. - Có và thực hiện kế hoạch kiểm soát phơi nhiễm. - Loại bỏ các thiết bị tiêm không an toàn. 5
  16. - Đào tạo liên tục về sử dụng thiết bị an toàn. Biện pháp kiểm soát thực hành[31]: Đây là các biện pháp kiểm soát để thay đổi hành vi của nhân viên, nhằm giảm lạm dụng tiêm và giảm phơi nhiễm với các mối nguy hại nghề nghiệp, bao gồm: - Đưa nội dung tiêm an toàn vào quy định sử dụng thuốc an toàn và hợp lý nhằm giảm việc kê đơn thuốc tiêm nếu có thuốc uống. - Không đậy nắp kim tiêm sau khi tiêm. - Đặt các thùng đựng vật sắc nhọn trong tầm mắt và tầm tay. - Niêm phong và đổ bỏ thùng đựng vật sắc nhọn khi đã đầy ở mức 3/4. - Thiết lập phương tiện thu gom và tiêu hủy an toàn thiết bị sắc nhọn trước khi bắt đầu một quy trình kỹ thuật. Phương tiện phòng hộ cá nhân: Các phương tiện này tạo ra rào chắn và bộ lọc ngăn cách giữa nhân viên và mối nguy hại. Trang phục phòng hộ cá nhân sẽ ngăn ngừa phơi nhiễm với máu bắn vào nhưng sẽ không ngăn ngừa được tổn thương do kim tiêm. Ví dụ: kính mắt, găng tay, khẩu trang và áo choàng. Do vậy, cần sử dụng phương tiện phòng hộ đúng mục đích, đúng thời điểm để vừa bảo đảm an toàn và hiệu quả kinh tế trong y tế[31].. Một số biện pháp khác[31]:: - Luôn luôn đảm bảo rằng bệnh nhân của bạn giữ yên một tư thế khi tiêm (cố định bệnh nhân) - Tập trung vào công việc tiêm, không nói chuyện và nhìn đi chỗ khác - Bảo đảm khu vực làm việc gọn gàng để đảm bảo rằng bạn không phải đưa kim tiêm qua các vật cản. - Đảm bảo an toàn cho bàn tay của nhân viên y tế[31]: + Không bẻ cong kim + Không dùng ngón tay động vào thân kim khi chọc kim hoặc rút kim + Không dùng hai tay đậy lại nắp kim tiêm 6
  17. + Không dùng tay đậy nắp kim ngay cả trước và sau tiêm. Nếu cần thiết phải đậy nắp dùng kỹ thuật “múc” để phòng ngừa tổn thương + Nếu phải tách kim tiêm khỏi bơm tiêm thì hãy sử dụng panh kẹp + Mỗi khi chuyển vật sắc nhọn cho đồng nghiệp nên đặt vào khay để đưa cho đồng nghiệp + Đừng bao giờ dùng tay để đỡ các vật sắc nhọn đang rơi + Không để vật sắc nhọn lên đồ vải + Không cầm bơm kim tiêm nhiễm khuẩn đi lại tại nơi làm việc. Nếu không thể cô lập vào hộp an toàn luôn sau tiêm thì cần để vào khay tiêm để vận chuyển tới hộp an toàn + Khi đi tiêm phải mang theo xe tiêm có sẵn hộp an toàn + Sử dụng kim có đặc điểm an toàn. - Tiêu hủy bơm kim tiêm nhiễm khuẩn[31]: + Bơm kim tiêm nhiễm khuẩn phải được coi là chất thải đặc biệt + Bơm kim tiêm nhiễm khuẩn phải được cô lập ngay tại nguồn + Bơm kim tiêm nhiễm khuẩn phải được cho vào hộp kháng thủng + Không để bơm kim tiêm nhiễm khuẩn lộ trên bàn tiêm + Không để bơm kim tiêm nhiễm khuẩn rơi vãi trong khuôn viên bệnh viện. - Tiêu chuẩn hộp an toàn[31]: + Làm bằng các vật liệu cứng, không bị xuyên thủng + Thu gom cả bơm và kim tiêm + Có quai và có nắp để dán lại khi thùng đã đầy 3/4 + Hộp có màu vàng, có nhãn đề “Chỉ đựng vật sắc nhọn + Có vạch báo hiệu ở mức ¾ hộp và có dòng chữ: “Không được đựng quá vạch này”. - Cách sử dụng hộp an toàn: 7
  18. + Treo cạnh xe tiêm hoặc nơi phát sinh chất thải sắc nhọn + Đặt tại nơi thuận tiện với tầm với của tay + Chỉ chứa đầy ¾ hộp + Không bao giờ mở ra một khi hộp đã chứa đầy và đã đóng nắp. - Vận chuyển hộp an toàn[31]:: + Đậy kín nắp hộp an toàn trước khi vận chuyển + Khi vận chuyển để hộp cách xa người + Cầm quai hộp khi vận chuyển + Mang găng dày khi vận chuyển. + Không bỏ ra bãi rác lộ thiên + Vận chuyển và thiêu đốt cùng với các chất thải y tế nguy hại. 1.3.2. Xử trí khi bị chấn thương do vật sắc nhọn: Phương pháp xử trí ban đầu tại thời điểm xảy ra phơi nhiễm: 1.3.2.1. Xử trí vết thương tại chỗ [31] - Xối ngay vết thương dưới vòi nước. - Để vết thương chảy máu trong thời gian ngắn (không nặn bóp vết thương). - Rửa kỹ vết thương với xà phòng và nước sạch. 1.3.2.2. Báo cáo phơi nhiễm và lập biên bản[31]: - Ngày, giờ, hoàn cảnh xảy ra phơi nhiễm. - Đánh giá vết thương. - Đánh giá mức độ nguy cơ của phơi nhiễm. Lâý chữ ký của người chứng kiến và xác nhận của người phụ trách. 1.3.2.3. Đánh giá nguy cơ lây truyền VGB, VGC, HIV do phơi nhiễm nghề nghiệp[31]: * Có nguy cơ - Vết thương sâu chảy máu nhiều do kim nòng rỗng cỡ to. 8
  19. - Vết thương xuyên da sâu & rộng có chảy máu do dao mổ hoặc do mảnh vỡ của ống nghiệm chứa máu, chất dịch. - Máu hoặc dịch tiết của BN bắn vào vùng da hoặc niêm mạc đã bị tổn thương rộng từ trước (như mắt, mũi). - Các vết thương nông có chảy máu ít hoặc không chảy máu. * Không nguy cơ - Máu & dịch tiết cơ thể của BN tiếp xúc với vùng da lành. - Ghi biên bản và ghi vào sổ theo dõi tai nạn rủi ro do vật sắc nhọn. - Báo cáo với lãnh đạo khoa. - Xác đinh tình trạng VGB, VGC, HIV của nguồn gây phơi nhiễm - Xác định tình trạng VGB, VGC, HIV của người bị phơi nhiễm - Tư vấn cho nhân viên y tế bị phơi nhiễm - Điều trị dự phòng (nếu có chỉ định) 1.4. Một số yếu tố liên quan đến chấn thương do vật sắc nhóm ở sinh viên 1.4.1. Môi trường thực tập ở cơ sở y tế Có rất nhiều trang thiết bị, vật tư sử dụng tại các cơ sở y tế là các vật sắc nhọn có thể gây chấn thương cho người sử dụng như: ống thuốc thủy tinh, kim tiêm, giao mổ, kéo... Một số vật sắc nhọn thường gây chấn thương cho sinh viên gồm: Kim tiêm, mảnh thủy tinh, lưỡi chích của máy đo đường huyết (đặc biệt là kim tiêm được sinh viên sử dụng trong tiêm truyền hàng ngày) [3, 6, 14]. Tại Mỹ, vật sắc nhọn gây chấn thương cho NVYT và sinh viên gồm: kim tiêm 30%, kim khâu 21%, kim sinh thiết 8%, thủy tinh 1%...[7]. Quản lý chất thải y tế, trong đó có chất thải sắc nhọn không đúng quy định làm tăng nguy cơ người tiếp xúc bị chấn thương do VSN. Nhiều sinh viên thực tập bị chấn thương do VSN khi thu gom chất thải, xử lý rác y tế[7, 23]. Mục đích thực tập lâm sàng để sinh viên rèn luyện kỹ năng chuyên môn đã học, học hỏi kinh nghiệm của điều dưỡng đã hành nghề. Tại các cơ sở y tế thực tập điều dưỡng đóng vai trò là người làm mẫu, người hướng dẫn cho sinh viên. Theo đánh giá 9
  20. của Hội Điều dưỡng Việt Nam, cho thấy phần lớn điều dưỡng chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật, chưa báo cáo chấn thương do VSN 87,7% [19]. Tại các CSYT nơi sinh viên điều dưỡng Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh TTLS có 57% điều dưỡng viên dùng tay đậy nắp kim, 47% cô lập kim tiêm không đúng, và có nhiều hành vi có nguy cơ cao dẫn tới bị chấn thương dẫn do VSN [15]. Qua đó có thể thấy môi trường làm việc có ảnh hưởng đến kiến thức dự phòng và xử trí chấn thương do VSN. Những điều dưỡng tại các cơ sở y tế cần thực hiện đúng và hướng dẫn lại cho sinh viên những thao tác kĩ thuật đúng tiêu chuẩn để làm giảm nguy cơ phơi nhiễm các bệnh lây truyền qua các VSN. 1.4.2. Đặc tính cá nhân sinh viên Sự yêu nghề là yếu tố có mối liên quan đến kiến thức đạt của sinh viên. Theo kết quả nghiên cứu của Đoàn Thị Vân, tỷ lệ thực hành tốt về phân loại chất thải y tế chiếm 53,6%, sự yêu nghề là yếu tố có liên quan đến kiến thức, thực hành tốt của sinh viên. Sau can thiệp, tỷ lệ sinh viên có kiến thức tốt về phân loại chất thải y tế tăng từ 71,6% lên đến 93,2%, tỷ lệ sinh viên có thực hành đạt về phân loại chất thải y tế tăng từ 53,6% lên đến 91,6%. Những SV khi được hỏi trả lời là không yêu nghề điều dưỡng thì có kiến thức chưa đạt về phân loại chất thải y tế cao gấp 6,4 lần SV yêu nghề[33]. Thời gian học là yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức và thái độ về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn. Tại Trường Đại học Điều dưỡng ở Australia, số lượng sinh viên năm thứ 3 bị chấn thương cao gấp 14,8 lần so với các khóa khác p < 0,01 CI 95% (5,2 – 50,3) [26]. Ngoài ra trong một nghiên cứu được thực hiện trên 434 sinh viên từ Trường Đại học Y tế Selcuk cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ mắc chấn thương sinh viên điều dưỡng theo năm học từ thứ nhất, hai, ba, tư của sinh viên tương ứng là 68,5%, 91%, 87,3%, 88,6% [14]. Các sinh viên năm cuối thường có nhận thức tốt hơn kiến thức và thái độ về phòng và xử trí phơi nhiễm với VSN, bên cạnh đó do có thời gian học lâm sàng nhiều hơn, các sinh viên lớp lớn có thể đã từng trải qua hoặc được chứng kiến các trường hợp bị phơi nhiễm với VSN nhiều hơn do đó có sự cảnh giác cao hơn. Tuổi đời và tuổi nghề của người điều dưỡng cũng có liên quan đến tỷ lệ chấn thương: những điều dưỡng trên 40 tuổi mà có trên 5 năm kinh nghiệm thì nguy cơ bị mắc chấn thương do VSN thấp hơn 3,1 lần so với người khác [21] [12]. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2