intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Hóa hữu cơ: Tổng hợp một số amide là dẫn xuất của 3-Aminocoumarin

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:69

89
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp Hóa hữu cơ: Tổng hợp một số amide là dẫn xuất của 3-Aminocoumarin tập trung tìm hiểu quy trình tổng hợp các chất; xác định Rf, nhiệt độ nóng chảy và cấu trúc các hợp chất; đo hoạt tính kháng khuẩn của các hợp chất và một số nội dung khác. Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Hóa hữu cơ: Tổng hợp một số amide là dẫn xuất của 3-Aminocoumarin

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH HOÁ HỮU CƠ CHUYÊN NGÀNH HOÁ HỮU CƠ Tên đề tài: TỔNG HỢP MỘT SỐ AMIDE LÀ DẪN XUẤT CỦA GVHD: TS. NGUYỄN TIẾN CÔNG SVTH: NGUYỄN THỊ MỸ ANH Khóa: 2009 - 2013 TP. Hồ Chí Minh, năm 2013
  2. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Tiến Công, người thầy đã tận tình hướng dẫn, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình hoàn thành đề tài. Bên cạnh đó, em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô đang công tác tại khoa Hoá học, các thầy cô phụ trách phòng thí nghiệm khoa Hoá trường Đại học Sư phạm TP. HCM đã cho em vốn tri thức, giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài thuận lợi. Em xin gửi lời cảm ơn đến ThS. Trần Thị Minh Định và các anh chị, các bạn sinh viên Phòng thí nghiệm Vi sinh, khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm TP. HCM đã hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình đo hoạt tính sinh học. Cuối cùng xin được cảm ơn các anh chị sinh viên khoá K34, các bạn sinh viên K35, K36 phòng Tổng hợp hữu cơ và tập thể lớp K35C đã đồng hành, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài. Xin gửi lời tri ân sâu sắc và lời chúc sức khoẻ đến tất cả quý thầy cô, các anh chị và các bạn. Nguyễn Thị Mỹ Anh.
  3. MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................ 1 Danh mục các bảng ......................................................................................... 3 Danh mục các hình vẽ ..................................................................................... 3 LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 4 PHẦN I. TỔNG QUAN .................................................................................. 6 I.1. Tổng quan về coumarin ........................................................................... 6 I.1.1. Giới thiệu chung ................................................................................ 6 I.1.2. Một số phương pháp tổng hợp........................................................... 7 I.2. Tổng quan về aminocoumarin ................................................................. 9 I.2.1. Tổng quan về 3-aminocoumarin........................................................ 9 I.2.2. Tổng quan về 4-aminocoumarin...................................................... 14 I.2.3. Tổng quan về 6-aminocoumarin...................................................... 15 I.2.4. Tổng quan về 7-aminocoumarin...................................................... 18 I.3. Tổng quan về amide .............................................................................. 19 PHẦN II. THỰC NGHIỆM ......................................................................... 23 II.1. Sơ đồ tổng hợp ..................................................................................... 23 II.2. Quy trình tổng hợp các chất ................................................................. 23 II.2.1. Tổng hợp acetylglycine (1) ............................................................ 23 II.2.2. Tổng hợp 3-acetylaminocoumarin (2) ........................................... 24 II.2.3. Tổng hợp 3-aminocoumarin (3) ..................................................... 25 II.2.4. Tổng hợp các amide của 3-aminocoumarin (4a-c) ........................ 26 II.3. Xác định R f , nhiệt độ nóng chảy và cấu trúc các hợp chất .................. 27 II.3.1. Đo R f .............................................................................................. 27 II.3.2. Nhiệt độ nóng chảy ........................................................................ 28 II.3.3. Phổ hồng ngoại (IR) ....................................................................... 28
  4. II.3.4. Phổ cộng hưởng từ proton (1H-NMR) ........................................... 28 II.3.5. Phổ khối lượng ion phân tử phân giải cao (HR-MS) ..................... 28 II.4. Đo hoạt tính kháng khuẩn của các hợp chất......................................... 28 PHẦN III. KẾT QUẢ - THẢO LUẬN ........................................................ 30 III.1. Tổng hợp acetylglycine (1) ................................................................. 30 III.1.1. Phương trình phản ứng: ................................................................ 30 III.1.2. Nhận xét: ....................................................................................... 30 III.2. Tổng hợp 3-acetylaminocoumarin (2) ................................................ 31 III.2.1. Phương trình phản ứng ................................................................. 31 III.2.2. Nhận xét ........................................................................................ 31 III.2.3. Phân tích phổ hồng ngoại (IR) và phổ cộng hưởng từ proton (1H- NMR) ........................................................................................................ 32 III.3. Tổng hợp 3-aminocoumarin (3) .......................................................... 36 III.3.1. Phương trình phản ứng ................................................................. 36 III.3.2. Nhận xét ........................................................................................ 36 III.3.3. Phân tích phổ hồng ngoại (IR) và phổ cộng hưởng từ proton (1H- NMR) ........................................................................................................ 37 III.4. Tổng hợp các amide của 3-aminocoumarin ........................................ 39 III.4.1. Phương trình phản ứng ................................................................. 39 III.4.2. Nhận xét ........................................................................................ 39 III.4.3. Phân tích phổ hồng ngoại (IR), phổ cộng hưởng từ proton (1H- NMR) và phổ khối lượng (HR-MS) ......................................................... 41 III.5. Bảng tóm tắt kết quả ........................................................................... 47 III.6. Kết quả đo hoạt tính kháng khuẩn ...................................................... 49 PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ....................................................... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 52
  5. Danh mục các bảng Bảng 1.1. Kết quả kháng khuẩn của các dẫn xuất của 3-aminocoumarin ...... 12 Bảng 1.2. Kết quả kháng nấm của các dẫn xuất của 3-aminocoumarin ......... 12 Bảng 1.3. Kết quả kháng khuẩn của các dẫn xuất của 4-aminocoumarin ...... 15 Bảng 2.1. Tính chất vật lý của các amide (4a-c) ............................................. 27 Bảng 3.1. Các tín hiệu đặc trưng trên phổ IR của hợp chất (4a-c) ................. 42 Bảng 3.2. Các tín hiệu trên phổ 1H-NMR của các hợp chất (4a-c)................. 46 Bảng 3.3. Bảng tóm tắt kết quả phổ hồng ngoại (IR) của các chất................. 47 Bảng 3.4. Bảng tóm tắt kết quả phổ cộng hưởng từ hạt nhân (1H-NMR) của các chất ............................................................................................................ 48 Bảng 3.5. Bảng tóm tắt kết quả phổ HR-MS của các chất ............................. 49 Bảng 3.6. Đường kính vô khuẩn của các amide (D-d, mm) ........................... 49 Danh mục các hình vẽ Hình 3. 1. Phổ hồng ngoại của 3-acetylaminocoumarin (2) ........................... 32 Hình 3.2. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân của 3-acetylaminocoumarin (2) ........ 33 Hình 3.3. Phổ hồng ngoại của 3-aminocoumarin (3) ...................................... 37 Hình 3.4. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân của 3-aminocoumarin (3).................. 38 Hình 3.5. Phổ hồng ngoại của (4b) ................................................................. 41 Hình 3.6. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân của (4a) ............................................. 44
  6. LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, ngành hoá học, đặc biệt là hoá học hữu cơ đã có những bước phát triển kỳ diệu. Rất nhiều hợp chất phức tạp đã được tổng hợp và nghiên cứu cấu trúc kĩ càng, đồng thời cũng ứng dụng vào nhiều lĩnh vực trong đời sống. Trong đó, hóa dược chiếm một phần không nhỏ trong các nghiên cứu ứng dụng của hóa học hữu cơ. Cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều loại bệnh đang được nghiên cứu và tìm ra thuốc chữa trị. Ngành hoá học hữu cơ đã và đang có những đóng góp rất lớn trong việc tổng hợp các hợp chất có hoạt tính sinh học cao, có khả năng chống lại các căn bệnh gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và tính mạng con người. Qua các nghiên cứu, người ta nhận thấy nhóm chức amide có nhiều tác động đến sức khoẻ và được ứng dụng để trị nhiều căn bệnh từ thông thường như trị cảm cúm, trị mất ngủ,… đến các bệnh nguy hiểm như ung thư, HIV/AIDS,… Ngoài ra, các hợp chất chứa dị vòng coumarin cũng tỏ ra có hoạt tính mạnh trong điều trị các bệnh: kháng khuẩn, kháng nấm, kháng viêm, chống đông máu, chống oxi hoá, giảm đau,… Các aminocoumarin còn có tác dụng tích cực trong điều trị ung thư, thoái hoá thần kinh, bệnh tim mạch,… Từ những ứng dụng quan trọng trên và với mong muốn góp phần vào việc nghiên cứu thêm về cấu tạo và hoạt tính của các dị vòng coumarin chứa nhóm chức amide, chúng tôi quyết định chọn đề tài “TỔNG HỢP MỘT SỐ AMIDE LÀ DẪN XUẤT CỦA 3-AMINOCOUMARIN”.
  7. Nhiệm vụ của đề tài: Đi từ chất đầu là glycine và anhydride acetic, chúng tôi tiến hành các phản ứng để tổng hợp chất chìa khoá là 3-aminocoumarin, sau đó tiến hành chuyển hoá 3-aminocoumarin thành các amide thông qua phản ứng với các chloride acid. Phương pháp nghiên cứu: Tiến hành các phản ứng, thu được các sản phẩm. Việc nghiên cứu cấu trúc và tính chất của các sản phẩm dựa trên các chất trên dựa vào việc xác định nhiệt độ nóng chảy, ghi và phân tích phổ hồng ngoại (IR), phổ cộng hưởng từ hạt nhân (1H-NMR) và phổ ion phân tử (HR-MS). Sau khi xác định cấu trúc, sẽ tiến hành khảo sát hoạt tính hoạt tính sinh học của các sản phẩm amide.
  8. PHẦN I. TỔNG QUAN I.1. Tổng quan về coumarin I.1.1. Giới thiệu chung Coumarin, hay còn gọi là benzo-𝛼-pyrone, là một họ hợp chất rất phong phú và có vai trò quan trọng trong công nghiệp hương liệu, dược phẩm và mĩ phẩm. Cấu trúc của coumarin gồm một vòng pyrone gắn với vòng benzene và nhóm carbonyl tại vị trí carbon số 2. Những nghiên cứu về coumarin đã được tiến hành từ hơn 200 năm trước (Vogel tổng hợp được lần đầu tiên vào năm 1820). Qua đó người ta đã có nhiều hiểu biết và ứng dụng của nhóm hợp chất này. Coumarin (tên hệ thống: 2H-chromen-2-one) có công thức phân tử là C 9 H 6 O 2 , khối lượng phân tử M=146 đvC. Công thức cấu tạo của coumarin: 5 4 6 3 2 7 1 O O 8 Phân tích bằng tia X, người ta nhận thấy coumarin có cấu tạo gần như phẳng. Độ dài liên kết (pm) và sự phân bố electron như sau [2]: (-0,075) (+0,068) 143,1 136,9 143,1 134,4 (-0,1126) (-0,173) 136,8 134,4 (+1,129) (-0,058) 120,4 O O 139,1 (-0,174) (-0,701) 138,3 137,8 O 136,7 O Các hợp chất mang vòng coumarin thường hấp thụ tia cực tím ở bước sóng khoảng 320 nm. Tuy nhiên, bước sóng chính xác còn phụ thuộc vào các nhóm thế gắn trên vòng coumarin. Coumarin có nhiều đồng phân. Một số đồng phân thường gặp nhất là: • Chromone (tên hệ thống là 4H-chromen-4-one):
  9. O O • Isocoumarin (tên hệ thống là 1H-isochromen-1-one): O O Coumarin và các dẫn xuất của comarin được tìm thấy trong nhiều loài thực vật. Trong đó, chúng được phân lập chủ yếu từ các loài Umbellifferae, Rutaceae và Leguminoase. Một điều thú vị là một số vi khuẩn có khả năng tự sản xuất ra các isocoumarin. Hơn 1000 dẫn xuất của coumarin đã được tổng hợp và ứng dụng trong các ngành hương liệu, mỹ phẩm. Không chỉ vậy, các dẫn xuất coumarin đang ngày càng được quan tâm nghiên cứu ứng dụng vào các sản phẩm dược phẩm: kháng khuẩn, kháng nấm, kháng viêm, chống đông máu, chống oxi hoá, giảm đau,… I.1.2. Một số phương pháp tổng hợp I.1.2.1. Tổng hợp coumarin theo phương pháp Perkin Theo phương pháp Perkin, vòng coumarin được hình thành nhờ vào quá trình phản ứng giữa salicylaldehyde và anhydride acetic ở nhiệt độ cao khi có mặt chất xúc tác natri acetate [8]. CHO H+ CH3COONa + (CH3CO)2O COONa O O OH OH Santana đã dùng phương pháp này để tổng hợp nên dị vòng coumarin. Phản ứng xảy ra giữa dẫn xuất của salicylaldehyde và 3,5- dimethyloxyphenylacetic khi có mặt DCC trong dung môi DMSO sẽ sinh ra sản phẩm như sau [17]:
  10. O O O OH DCC, DMSO O + O O OH O O R R R = H, OMe, OH HI acid acetic OH OH R O O I.1.2.2. Tổng hợp theo phương pháp Pechmann Theo phương pháp Pechmann, phản ứng ngưng tụ vòng coumarin được xảy ra nhờ vào phản ứng giữa phenol và một 𝛽-keto ester, ví dụ như ethyl acetoacetate hay methyl acetoacetate. Phản ứng này thường dùng thêm các xúc tác dị thể như HClO 4 .SiO 2 . OH O O O O HClO4.SiO2 + OR 130oC 30-90 phút R = Et hay Me Khi Thimons tiến hành giữa resorcinol và ethyl acetoacetate trong dung môi toluene, xúc tác acid cũng cho sản phẩm là vòng coumarin [17]: HO O O HO OH O O Naf ion 417 hay Amberlyst IR 120 + O Toluene I.1.2.3. Tổng hợp theo phương pháp Knoevenagel Nhìn chung, phản ứng Knoevenagel xảy ra giữa một salicylaldehyde mang nhóm thế và hợp chất methylene hoạt động khi có mặt xúc tác amine. Heravi đã tiến hành tổng hợp coumarin theo phương pháp này khi cho 2-
  11. hydroxybenzaldehyde hay hydroxynaphthaldehyde phản ứng với acid malonic và đã thu được sản phẩm như sau[17]: O H COOH zeolite + R OH COOH R O O R = H, OMe, NO2 I.2. Tổng quan về aminocoumarin Aminocoumarin là dẫn xuất có chứa nhóm amine của coumarin. Các aminocoumarin được nghiên cứu khá rộng rãi trong những năm gần đây vì nó có nhiều ứng dụng. Một số aminocoumarin thường thấy nhất là 3- aminocoumarin, 4-aminocoumarin, 6-aminocoumarin, 7-amino coumarin. I.2.1. Tổng quan về 3-aminocoumarin 3-aminocoumarin được quan tâm nghiên cứu nhiều. Một số dẫn xuất loại này đã được sử dụng làm thuốc với tên gọi novobiocin, chlorobiocin, coumercym,…. Chúng tác động rất lớn đến sự phân chia, sao chép AND của vi khuẩn. 3-aminocoumarin đã được Frank William Linch tổng hợp từ năm 1912. H CHO N CH3 NH2 Ac2O + H2C COOH HCl NH2 AcONa O OH O O O O (25-30%) Cách thứ nhất được thực hiện dựa theo phản ứng Perkin. Nguyên liệu dùng để tiến hành thí nghiệm là salicylaldehyde và glycine với sự có mặt của anhydride acetic. Hiệu suất của phản ứng mang lại rất thấp, chỉ khoảng 25- 30%.
  12. O NOH + NH2OH.HCl O O O O PCl3 hay PCl5 H NH2 N CH3 HCl O O O O O (65%) Cách thứ hai là tổng hợp từ 3-acetylcoumarin và hydroxylamine hydrochloride. Sản phẩm oxime sinh ra tiếp tục cho phản ứng với trichloride phosphor hoặc pentachloride phosphor theo phản ứng chuyển vị Beckmann thì cho sản phẩm 3-aminocoumarin với hiệu suất chung khoảng 65%. Với 2 cách như trên, mặc dù sản phẩm được tạo thành nhưng hiệu suất vẫn chưa cao như mong muốn nên Linch đã cải tiến bằng cách làm theo cách thứ nhất nhưng có sử dụng pyperidine làm xúc tác [11,18-19]. Hiệu suất của phản ứng này đạt khoảng 75-80%. Gần đây nhất, tác giả [15] còn tổng hợp 3-aminocoumarin từ salicylaldehyde và ethyl isocyanoacetate, có mặt xúc tác CuI và pyperidine, phản ứng cho hiệu suất khoảng 80%. O H CHO N H CuI, pyperidine + O NC CH3OH O OH O O HCl CH3OH NH2 O O Từ 3-aminocoumarin, nhiều tác giả đã tiến hành tổng hợp các dẫn xuất hay phức chất và thăm dò các hoạt tính sinh học của chúng. Các nghiên cứu cho kết quả rất khả quan. Các phức chất của 3-aminocoumarin với Cu(II), Cr
  13. (II), Cr (III), Fe (III), Mn (II),… đều cho kết quả kháng một số loại vi khuẩn như Ecoli, Pseudomonas, Proteus vulgaris,… khá rõ. Trong đó, phức chất với đồng có khả năng kháng khuẩn mạnh nhất [3,15]. H2 Cl N O O M O O N Cl H2 M = Cu, Ni H2 Cl N O O Cr Cl O O N Cl H2 Theo [11], một dãy các dẫn xuất của 3-aminocoumarin được tổng hợp như sau: N(CH2Ph)3 NH2 Cl O O O O (1) (2) H N Ph N N O O N Ar SR (3a-b) a: R=CH3 O O b: R=CH2Ph (4a-d) a: Ar=C6H4-NO2-p b: Ar=C6H4-Cl-p c: Ar=C6H4-Br-p d: Ar=2-thienyl
  14. Kết quả thăm dò hoạt tính sinh học của chúng được thể hiện ở các bảng sau: Bảng 1.1. Kết quả kháng khuẩn của các dẫn xuất của 3-aminocoumarin HC Bacillus cereus Pseudomonas aurignosa Enterobacter 2 9 11 16 3a 13 19 13 3b 22 14 12 4a 18 12 10 4b 18 7 11 4c 12 6 13 4d 19 10 14 Bảng 1.2. Kết quả kháng nấm của các dẫn xuất của 3-aminocoumarin Hợp Aspergillus cumer Penicillium Fusarium chất italicum Oxysporum 2 13 12 10 3a 14 18 20 3b 14 15 18 4a 10 18 20 4b 10 16 18 4c 12 22 20 4d 10 12 22
  15. Các kết quả ghi trong bảng là đường kính kháng khuẩn (mm) của các chất trên. Qua đó ta nhận thấy các dẫn xuất của 3-aminocoumarin thể hiện tính kháng khuẩn từ trung bình đến mạnh. Như đã nói ở trên, một số dẫn xuất tiêu biểu sau với khả năng gây rối loạn quá trình sinh tổng hợp của vi khuẩn, nên đã được sử dụng làm thuốc với tên của biệt dược tương ứng [12]. OH H O N C CH3 O O O OH H3CO O CH3 CH3 H2N O OH O Novobiocin OH O H N C OH CH3 O O O OH H3CO O CH3 CH3 H2N O OH O Novobiocin 401 OH H O N C CH3 O O O OH H3CO Cl CH3 O OH H3C N H O Chlorobiocin
  16. OH H O N CH3 OH H N CH3 O O O N H3C O O O O O CH3 H N CH3 O CH3 CH3 H3C O H O HO O CH O 3 O CH3 H3C N H Coumermycin A1 O CH3 O HO O H3C OH H O H3C O O O OH N O OH OH OH HO O O Cl Simocyclinone D8 O H H3C N CH3 O O H3C OH O O OCH3 OH CH3 N O OH H N CH3 O NH2 O H3CO O O Rubradirin I.2.2. Tổng quan về 4-aminocoumarin Theo nhóm tác giả [5], 4-aminocoumarin có thể được tổng hợp từ 4- hydroxycoumarin qua phản ứng sau: OH NH2 CH3COONH4 130oC O O O O
  17. Tuy nhiên, tính nucleophile của 4-aminocoumarin rất yếu, do đó rất khó xảy ra các phản ứng để chuyển hoá thành các dẫn xuất N-thế. Hướng nghiên cứu cho hợp chất này vẫn còn rất hạn chế. Nhìn chung chưa có nhiều hợp chất được tổng hợp cũng như khảo sát hoạt tính từ 4-aminocoumarin. I.2.3. Tổng quan về 6-aminocoumarin Qua các tài liệu [13,20-24], chúng tôi nhận thấy 6-aminocoumarin được khá nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Nhiều dẫn xuất mới được tổng hợp và thử hoạt tính sinh học trên một số loại vi khuẩn. Theo [13], một dãy các dẫn xuất của 6-aminocoumarin được tổng hợp (xem sơ đồ tổng hợp ở trang 16). Kết quả khảo sát hoạt tính kháng khuẩn tương ứng với các hợp chất trên (biểu diễn theo đường kính vô khuẩn, tính bằng mm) được trình bày trong bảng sau: Bảng 1.3. Kết quả kháng khuẩn của các dẫn xuất của 4-aminocoumarin S. Aureus S. Typhi E. Coli Hợp 100 250 100 250 100 250 chất µg/ml µg/ml µg/ml µg/ml µg/ml µg/ml 6a - 9 11 12 12 13 6b - 10 12 13 12 14 6c - 9 - 10 - 11 7a - 11 11 13 14 15 7b 12 13 14 15 14 16 7c - 11 11 13 12 13 8a 16 18 17 19 17 20
  18. 8b 17 19 15 16 18 20 8c 14 15 15 17 15 17 O O R2 O O R2 CS2 NH2 I2/Pyperidine NCS R1 R1 (5a-c) (6a-c) acid hydrazide O O R2 S S H N C N C H R1 (7a-c) H2SO4 O O R2 N N N S H X R1 (8a-c) 5a, 6a: R1=H, R2=CH3 7a, 8a: R1=H, R2=CH3, X=CH 5b, 6b: R1=CH3, R2=CH3 7b, 8b: R1=CH3, R2=CH3, X=CH 5c, 6c: R1=H, R2=H 7c, 8c: R1=H, R2=H, X=CH Qua đó cho thấy các dẫn xuất của 6-aminocoumarin có hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm từ trung bình đến mạnh. Trong nghiên cứu của tác giả [24] khi tổng hợp và khảo sát các hợp chất theo sơ đồ sau:
  19. O O R2 CS2 O O R2 R2 O O S NH2 N N R1 9a-c R1 H H R1 ( ) (10a-c) Br-CH2-COOC2H5 CH3COONa R2 O O O O R2 N N R1 S CHO R1 O (11a-c) R3 R4 HCl 2% CH3COONa R2 O O O O R2 O O O R2 N N S N R1 R1 S O R1 O (13a-c) R4 (12a): R1=H, R2=CH3, R3=H, R4=H (12a-c) R3 (12b): R1=CH3, R2=CH3, R3=H, R4=H (12c): R1=H, R2=H, R3=H, R4=H (9a), (10a), (11a), (13a): R1=H, R2=CH3 (12d): R1=H, R2=CH3, R3=CF3, R4=H (9b), (10b), (11b), (13b): R1=CH3, R2=CH3 (12e): R1=CH3, R2=CH3, R3=CF3, R4=H (9c), (10c), (11c), (13c): R1=H, R2=H (12f ): R1=H, R2=H, R3=CF3, R4=H (12g): R1=H, R2=CH3, R3=F, R4=H (12h):R1=CH3, R2=CH3, R3=F, R4=H (12i): R1=H, R2=H, R3=F, R4=H (12j): R1=H, R2=CH3, R3=H, R4=F (12k): R1=CH3, R2=CH3, R3=H, R4=F (12l): R1=H, R2=H, R3=H, R4=F Kết quả thử hoạt tính sinh học cũng cho thấy đường kính kháng khuẩn của các hợp chất từ 9 đến 20 mm. Như vậy, các dẫn xuất 6-aminocoumarin này cũng ở mức từ trung bình đến mạnh.
  20. I.2.4. Tổng quan về 7-aminocoumarin 7-Aminocoumarin cũng là một hợp chất được quan tâm nghiên cứu từ lâu. Nhiều hợp chất được tổng hợp và thử khả năng kháng khuẩn. Một số chất như 7-amino-4-chloromethylcoumarin, 7-amino-4-zidomethylcoumarin, N- ankyloxycarbonnyl-7-chloromethylcoumarin,… cho kết quả kháng khuẩn khá tốt [16]. Cl N3 H2N O O H2N O O 7-amino-4-chloromethylcoumarin 7-amino-4-zidomethylcoumarin Cl O R N O O H N-ankyloxycarbonyl-7-amino-7-chloromethylcoumarin Nhìn chung, các dẫn xuất của 7-aminocoumarin thường có nhóm thế ở vị trí số 4. Đặc biệt các dẫn xuất chứa nhóm methyl tại vị trí số 4 được quan tâm nghiên cứu đặc biệt: CH3 H2N O O 7-amino-4-methylcoumarin CH3 N O O 7-(1H -pyrrol-1-yl)-4-methyl-2H-1-benzopyran-2-one
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1