intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn tại Việt Nam

Chia sẻ: Hgfghff Hgfghff | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

372
lượt xem
78
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp: Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn tại Việt Nam nhằm tìm hiểu về tình hình thực hiện hợp đồng quyền chọn trên thị trường ngoại tệ Việt Nam. Tìm hiểu nhu cầu cũng như tiềm năng ứng dụng hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hai loại hợp đồng này trên thị trường ngoại tệ và chứng khoán Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn tại Việt Nam

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA: KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI ------------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI VÀ HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN TẠI VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : Vũ Thị Thược Lớp : Anh2 Khóa : 42 Giáo viên hướng dẫn : Th.s Phan Trần Trung Dũng Hà Nội, tháng 11 - năm 2007
  2. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................... 1 CHƢƠNG I: MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ HỢP ĐỒNG TƢƠNG LAI (FUTURE) VÀ HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN (OPTION)....................... 3 I. Hợp đồng tƣơng lai và hợp đồng quyền 3 chọn......................................... 1. Sự ra đời của các công cụ phái 3 sinh........................................... 2. Khái niệm.................................................................................... 4 3. Lý do sử dụng hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền 11 chọn....... 4. Đặc điểm..................................................................................... 15 5. So sánh....................................................................................... 19 II. Thị trƣờng ngoại tệ và thị trƣờng chứng khoán.................................... 21 1. Khái niệm................................................................................... 21 2. Đặc điểm..................................................................................... 24 III- Vai trò của HĐ tƣơng lai và HĐ quyền chọn...................................... 27 CHƢƠNG II: HỢP ĐỒNG TƢƠNG LAI VÀ HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN TẠI VIỆT NAM............................................................................ 31 I. Thực trạng về thị trường ngoại tệ và TTCK Việt 31 Nam................. 1. Môi trường pháp lý cho hoạt động mua bán ngoại tệ và 31 CK...... 2. Diễn biến trên thị trường ngoại tệ và TTCK thời gian 38 qua......... II. Tình hình áp dụng HĐ tƣơng lai và HĐ quyền chọn trên thị trƣờng ngoại tệ và TTCK tại Việt 46
  3. Nam................................................................. 1. Môi trường pháp lý cho việc áp dụng hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn trên thị trường ngoại tệ và chứng khoán 46 tại Việt Nam......................................................................................... 2. Thực trạng triển khai hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn tại Việt Nam........................................................................... 50 3. Hạn chế....................................................................................... 55 CHƢƠNG III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN HỢP ĐỒNG TƢƠNG LAI VÀ HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN TẠI VIỆT 67 NAM.......... I. Định hƣớng phát triển thị trƣờng vốn của nhà 67 nƣớc............................... 1. Một số đề xuất đối với cơ quan quản lý...................................... 69 2. Một số đề xuất đối với ngân hàng thương 70 mại............................ 3. Một số đề xuất đối với doanh nghiệp.......................................... 70 III. Đề xuất đối với thị trƣờng chứng 71 khoán.............................................. 1. Một số đề xuất đối với cơ quan quản lý...................................... 71 2. Một số đề xuất đối với các công ty chứng 74 khoán......................... 3. Một số đề xuất đối với các nhà đầu tư........................................ 77 KẾT 78 LUẬN................................................................................................ PHỤ LỤC.................................................................................................. 79
  4. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................. 83
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT - NHTM: Ngân hàng thương mại. - NHNN: Ngân hàng nhà nước. - NH: Ngân hàng. - TCTD: Tổ chức tín dụng. - NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần. - NHĐT&PT: Ngân hàng đầu tư và phát triển. - TTCK: Thị trường chứng khoán. - CTNY: Công ty niêm yết.
  6. Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thời gian qua thị trường ngoại tệ và thị trường chứng khoán trên thế giới có nhiều biến động. Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Tỉ giá ngoại tệ lên xuống thất thường theo. Trong vài năm gần đây, thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng trở nên sôi động. Năm 2006 là năm đánh dấu sự phát triển mãnh mẽ của thị trường chứng khoán tuy nhiên cũng cho thấy sự phát triển thất thường đầy biến động của thị trường chứng khoán. Đối với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp thì việc sử dụng các công cụ phái sinh nói chung và hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn nói riêng để phòng ngừa rủi ro, bảo toàn vốn đầu tư và tăng lợi nhuận đang là một nhu cầu cấp thiết. Trên thế giới giao dịch tương lai và quyền chọn đã được áp dụng từ lâu và phát triển rất mạnh mẽ. Thời gian gần đây Việt Nam đang bắt đầu tìm hiểu và áp dụng trước mắt là hợp đồng quyền chọn trên thị trường ngoại tệ và trong tương lai sẽ phát triển hai loại hợp đồng trên thị trường ngoại tệ và chứng khoán Việt Nam. Hiện nay không chỉ về phía nhà nước mà các ngân hàng thương mại, các công ty chứng khoán, các doanh nghiệp và nhà đầu tư cũng đang âm thầm nghiên cứu và chuẩn bị thực hiện hai loại hợp đồng này. Với các lý do trên tôi đã lựa chọn đề tài: “ Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn tại Việt Nam” 2. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu về tình hình thực hiện thực tế hợp đồng quyền chọn trên thị trường ngoại tệ Việt Nam Vũ Thị Thược – Lớp A2-K42-Khoa Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế 1
  7. Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam - Tìm hiểu và nhu cầu cũng như tiềm năng ứng dụng hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn trên thị trường chứng khoán Việt Nam. - Qua đó đề ra một số giải pháp nhằm phát triển hai loại hợp đồng này trên thị trường ngoại tệ và chứng khoán Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Khoá luận tập trung nghiên cứu về “hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn trên thị trường ngoại tệ và chứng khoán Việt Nam: Thực trạng và giải pháp.” 4. Bố cục khoá luận Chương 1: Một số lý thuyết về hợp đồng tương lai (future) và hợp đồng quyền chọn (option) Chương 2: Hợp đồng tương lai và quyền chọn tại Việt Nam Chương 3: Đề xuất phát triển hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn tại Việt Nam Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thạc sỹ Phan Trần Trung Dũng, khoa Tài Chính Ngân Hàng, cùng các thầy cô giáo trường đại học Ngoại Thương Hà Nội đã cho em những kinh nghiệm bổ ích trong phương pháp nghiên cứu khoa học cũng như đã dành thời gian quý báu chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành bài khoá luận tốt nghiệp. Trong quá trình nghiên cứu, do còn nhiều hạn chế về trình độ nghiên cứu, thông tin, tài liệu nên bài khoá luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn đọc. Vũ Thị Thược Vũ Thị Thược – Lớp A2-K42-Khoa Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế 2
  8. Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam CHƢƠNG I MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ HỢP ĐỒNG TƢƠNG LAI (FUTURE) VÀ HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN (OPTION) I. Hợp đồng tƣơng lai và hợp đồng quyền chọn. 1. Sự ra đời của các công cụ phái sinh. Các nghiệp vụ tài chính phái sinh là sản phẩm tất yếu của sự phát triển ngày càng sâu, rộng và đa dạng của thị trường tài chính. Sự biến động khó lường của giá cả hàng hoá, lãi suất, tỷ giá trên thị trường là những nguyên nhân gây ra rủi ro cho các nhà đầu tư trong các phi vụ mua, bán. Để hạn chế thấp nhất những rủi ro thua lỗ có thể xẩy ra, các nghiệp vụ tài chính phái sinh đã được hình thành, đó thực chất là những hợp đồng tài chính mà giá trị cuả nó phụ thuộc vào một hợp đồng mua bán cơ sở (hay còn gọi là chính phẩm). Từ sự khởi đầu đơn giản với hợp đồng tương lai (Futures) và hợp đồng kỳ hạn (Forwards), theo một số tài liệu, các hợp đồng tương lai được ký từ sự thỏa thuận tại một hội chợ thời Trung cổ ở Flanders và quận Champagne giữa thế kỷ thứ 12 ở Châu Âu. Lúc đầu, đối tượng của các future trên thị trường là các mặt hàng tiêu dùng như đồ gốm, lúa mì hay cà phê. Các nhà đầu tư mua và bán các hợp đồng tương lai với mục đích nhằm giảm bớt sự lo ngại xảy ra những biến cố khiến giá bị đẩy lên cao hay xuống thấp trong những tháng sau đó. Hợp đồng tương lai thường được các nhà đầu tư xem là một phương thức tốt để hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Đến thập niên 80, các hợp đồng tương lai bắt đầu nở rộ và phổ biến trong các giao dịch thương mại và bao gồm nhiều loại khác nhau, như hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán (index futures), hợp đồng tương lai lãi suất (interest futures), hợp đồng tương lai Vũ Thị Thược – Lớp A2-K42-Khoa Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế 3
  9. Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam ngoại hối (currency futures), hợp đồng tương lai nông sản (agricultural futures), hợp đồng tương lai kim loại và khoáng sản (metal and mineral futures)... Bên cạnh hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn là sự ra đời của những công cụ hiệu quả như quyền chọn (options) và giao dịch hoán đổi (swaps). Trên thế giới, người ta kinh doanh options hàng trăm năm nay. Đặc biệt, các hợp đồng quyền chọn đã phát triển rất mạnh kể từ khi Sở Giao dịch Option Chicago (CBOE) ở Mỹ thành lập tháng 4/1973. Từ đó thị trường này phát triển tăng vọt và ngày nay được thực hiện trên khắp thị trường tài chính thế giới. Các hợp đồng quyền chọn thường được giao dịch trên thị trường chính thức hoặc thị trường phi chính thức (OTC). Hiện nay, chủ yếu các hợp đồng quyền chọn được mua bán rộng rãi tại văn phòng thị trường chứng khoán (Chicago board Option Exchange-CBOE, Philadelphia Exchange- PHLX, The American Stock Exchange-AMEX, The Pacific Stock Exchange- PSE, The New York Stock Exchange-NYSE...) 2. Khái niệm 2.1.Hợp đồng tương lai: Hợp đồng tương lai (Futures) là việc thoả thuận giữa các bên về những nghĩa vụ mua bán phải thực hiện theo mức giá đã xác định cho tương lai mà không phụ thuộc vào giá thị trường tại thời điểm đó. Ví dụ: Vào đầu năm 2002, công ty A ký hợp đồng future với công ty B mua 100 tấn gạo với giá 2 USD/kg với thời điểm mua vào cuối năm 2003. Như vậy vào thời điểm mua, công ty B phải bán cho công ty A 100 tấn gạo với giá 2 USD/kg và công ty A phải mua 100 tấn gạo của công ty B với giá đó, cho dù giá gạo trên thị trường vào cuối năm 2003 là bao nhiêu chăng nữa. Vũ Thị Thược – Lớp A2-K42-Khoa Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế 4
  10. Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam Lúc đầu, đối tượng của các future trên thị trường là các mặt hàng đơn giản như lúa mì hay cà phê. Các nhà đầu tư mua và bán các hợp đồng future với mục đích nhằm giảm bớt sự lo ngại xảy ra những biến cố khiến giá bị đẩy lên cao hay xuống thấp trong những tháng sau đó. Ví dụ: Công ty sản xuất sô-cô-la Hershay đã bao tiêu nguồn cung cấp ca-cao trên thị trường với các hợp đồng futures để giới hạn rủi ro nếu giá ca-cao tăng lên. Future thường được các nhà đầu tư xem là một phương thức tốt để hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Đến thập niên 80, các hợp đồng futures bắt đầu nở rộ và phố biến trong các giao dịch thương mại và bao gồm nhiều loại khác nhau, như hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán (index futures), hợp đồng tương lai lãi suất (interest futures), hợp đồng tương lai ngoại hối (currency futures), hợp đồng tương lai nông sản (agricultural futures), hợp đồng tương lai kim loại và khoáng sản (metal and mineral futures)... 2.2.Hợp đồng quyền chọn: Hợp đồng quyền chọn là thỏa thuận giữa hai bên, trong đó bên mua quyền chọn phải trả khoản tiền gọi là phí quyền chọn (option premium) để có quyền được mua hay bán nhưng không bắt buộc một số lượng nhất định hàng hoá cơ sở (hàng hoá cơ sở có thể là hàng hoá như dầu, lương thực, chứng khoán, chỉ số chứng khoán, ngoại tệ,vv..) theo giá thực hiện (strike price - exercise) ghi trong hợp đồng quyền chọn vào một ngày nhất định trong tương lai - expiration date (nếu áp dụng theo kiểu Châu âu - European style) hoặc được thực hiện trước ngày đáo hạn (nếu áp dụng theo kiểu Mỹ - American style). Bên bán quyền chọn nhận được khoản tiền phí bán quyền chọn nên có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng theo các điều kiện đã thoả thuận khi người mua quyền muốn thực hiện quyền đó. Vũ Thị Thược – Lớp A2-K42-Khoa Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế 5
  11. Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam Khi quyền chọn được trao cho người mua quyền có quyền mua một tài sản từ người bán quyền thì gọi là quyền chọn mua (call option). Khi người mua quyền có quyền bán một tài sản xác định cho người bán quyền thì gọi là quyền chọn bán (put option). Người mua bất cứ quyền dạng nào cũng được coi là ở vị thế người nắm quyền (the option holder), còn người bán ở vị thế người bán quyền (the option writer). Khoản tiền tối đa mà một người mua quyền có thể bị mất chính là giá quyền chọn (option premium), còn lợi nhuận có thể thu được là tiềm năng đáng kể. Trong khi đó, lợi nhuận tối đa mà người bán quyền có thể thu được là giá quyền chọn, còn rủi ro có thể phải chịu là đáng kể. Options có 2 loại: Quyền chọn mua (call option) và quyền chọn bán (put option). 2.2.1. Quyền chọn mua (call option). Trong giao dịch quyền chọn mua có hai bên tham gia: - Người mua quyền chọn mua (buyer of call option_long call). - Người bán quyền chọn mua (seller of call option_short call). Người mua call option sẽ trả cho người bán call option một khoản tiền, gọi là giá trị quyền chọn hay phí quyền chọn (option premium) và người mua call option sẽ có quyền được mua nhưng không bắt buộc phải mua một lượng tài sản nhất định (chứng khoán, ngoại tệ, hàng hoá…) theo một mức giá đã được thoả thuận trước (strike price-exercise price) vào một ngày xác định trong tương lai-expiration date (theo kiểu Châu Âu) hoặc được thực hiện trước ngày đó (theo kiểu Mỹ). Người bán call option nhận được tiền từ người mua call option nên họ có trách nhiệm phải bán một lượng tài sản nhất định (chứng khoán chẳng hạn) theo một giá cả đã được thoả thuận trước vào một Vũ Thị Thược – Lớp A2-K42-Khoa Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế 6
  12. Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam ngày xác định trong tương lai hoặc được thực hiện trước ngày đó, khi người mua call option muốn thực hiện cái quyền được mua. Ví dụ: giá cổ phần ABC là 80.000 đồng, sau khi phân tích, ta dự báo rằng giá cổ phần ABC sẽ tăng lên trong thời gian tới. Vậy nếu ta muốn đầu tư 1.000 cổ phần ABC ta phải chi là 80 triệu đồng (80.000đ/cp x 1.000 cp). Nhưng nếu chẳng may, sau một thời gian, cổ phần ABC giảm xuống chỉ còn 60.000đ/cp hay 40.000đ/cp thì ta sẽ mất trắng 40 triệu VND. Trong trường hợp này, để an toàn, hạn chế rủi ro và vẫn thực hiện theo dự báo, ta nên đầu tư vào options, cụ thể là ta đi mua call option cổ phần ABC, giá thoả thuận trước (strike price) là 80.000đ/cp, thời gian là 2 tháng (25.8-25.10.2007), số lượng 1.000 cp với mức phí (options premium) là 2.000.000 đ (2.000đ/cp x 1.000 cp). Trong thời gian này, nếu giá cổ phần ABC tăng trên 80.000 đ/cp theo đúng dự báo, ta-người mua call option có thể thực hiện quyền được mua chứng khoán của mình với giá thoả thuận trước là 80.000 đ/cp và đem ra thị trường bán với giá 100.000 đ/cp chẳng hạn, ta sẽ có lợi nhuận là 20.000.000đ [(100.000 - 80.000) x 1.000 cp], trừ đi chi phí 2.000.000đ tiền mua quyền chọn, ta sẽ có lợi nhuận ròng 18 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu thời hạn còn ta có thể bán lại call option với giá cao hơn và lợi nhuận của ta cũng sẽ tăng lên. Nhưng nếu giá cổ phần ABC không tăng lên theo dự đoán của ta, nó giảm liên tục, cho tới ngày đến hạn trên hợp đồng giá vẫn giảm thì ta sẽ không thực hiện quyền chọn mua của mình và ta chỉ lỗ tiền mua cái call option mà thôi, tức là mất 2.000.000đ cho 1.000 cp. Do đó, chúng ta thấy rằng, người mua lỗ có giới hạn, lời thì vô cùng lớn. Điểm hoà vốn call option = Giá cả thoả thuận + Phí quyền chọn mua 82.000 đ = 80.000 đ + 2.000 đ Vũ Thị Thược – Lớp A2-K42-Khoa Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế 7
  13. Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam Break-even call option = Strike price + Call option premium - Ngược lại với người mua Call option, người bán Call option có vùng lời giới hạn, vùng lỗ rất lớn. Do đó thường những người bán options là các công ty tài chính khổng lồ. - Ta có: Lôøi Ngöôøi mua Call option t +2 80 82 0 Giaù 1 coå phaàn ABC t (ñôn vò 1000 ñoàng) -2 Ngöôøi baùn Call option Loã 2.2.2. Quyền chọn bán (Put option) Trong giao dịch Put option cũng có 2 bên tham gia: người mua Put option (Buyer of Put option) và người bán Put option (Seller of Put option). Vũ Thị Thược – Lớp A2-K42-Khoa Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế 8
  14. Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam Lôøi t +2 0 80 82 Giaù 1 coå phaàn ABC Loã (ñôn vò 1.000 ñoàng) Vuøng loã Ngöôøi baùn Call option Người mua Put option sẽ trả cho người bán Put option một khoản tiền – chi phí đó gọi là giá trị quyền chọn bán hay phí Put option và người mua Put option sẽ có quyền bán nhưng không bắt buộc phải bán một lượng chứng khoán nhất định theo một mức giá đã được thoả thuận trước (Strike price) vào một ngày xác định trong tương lai (kiểu Châu Âu) hoặc được thực hiện trước ngày đó (kiểu Mỹ). Người bán Put option nhận được tiền từ người mua Put option, nên người bán sẽ có trách nhiệm phải mua một lượng chứng khoán nhất định theo một mức giá đã được thỏa thuận trước vào một ngày xác định trong tương lai hoặc được thực hiện trước ngày đó, khi người mua Put option muốn thực hiện cái quyền được bán của nó. Ví dụ: Giá cổ phần ABC là 80.000 đ, sau khi phân tích ta dự báo giá cổ phần ABC sẽ giảm trong thời gian tới. Vậy để có lời, ta sẽ vay cổ phiếu của người khác và bán nó đi. Sau đó nếu giá cổ phần giảm 80.000 đ, ta sẽ mua lại để trả cho khoản vay CP trước đó. Nhưng nếu thực tế giá trị CP ABC trên thị trường lên 100.000 đ/CP chẳng hạn, thì bạn sẽ ra sao? Vậy nếu ta muốn an toàn, ít rủi ro và vẫn thực hiện được dự báo của mình (cổ phiếu ABC giảm giá), ta thử đầu tư vào Put option, cụ thể ta mua Put option cho cổ phần ABC với giá thoả Vũ Thị Thược – Lớp A2-K42-Khoa Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế 9
  15. Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam thuận trước là 80.000 đ /CP, thời gian giá trị là từ 25.8 - 25.9.2007, với mức phí là 2.000 đ cho 1 Put option 1 CP ABC, nếu đầu tư 1.000 CP thì phí Put option là 2.000.000 đ. Trong thời gian từ 25.8 – 215.9 nếu giá CP ABC giảm theo đúng dự báo thì ta (người mua Put option) sẽ có lợi. Ví dụ giá CP ABC giảm xuống còn 50.000 đ /CP, thì ta sẽ được quyền bán CP ABC với giá thoả thuận trước 80.000 đ/CP, so với giá thị trường ta sẽ có chênh lệch là 30.000 đ/CP, trừ phí mua Put option 2.000 đ/CP, ta sẽ có lợi ròng là 28.000 đ/CP, 1.000 CP thì ta sẽ có lợi nhuận là 28 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu thời hạn còn ta có thể bán lại put với giá cao hơn và lợi nhuận của ta cũng sẽ tăng lên. Nhưng nếu giá CP ABC tăng lên liên tục mà không giảm thì đến ngày đến hạn của hợp đồng ta sẽ không thực hiện quyền chọn bán mà chỉ mất phí đã mua put option mà thôi. Quyền chọn đƣợc thực hiện trong các trƣờng hợp: Người nắm giữ quyền chọn (option holder) sẽ quyết định việc thực hiện quyền chọn (option), và việc thực hiện chỉ diễn ra khi họ có được lợi ích, khi đó quyền chọn nằm trong- mức - giá (in- the- money): - Quyền chọn mua (call option): chỉ được thực hiện khi giá S là mức giá mà người nắm giữ quyền chọn mua trên thị trường giao ngay (spot market) lớn hơn giá X là giá mà họ phải trả cho tài sản theo hợp đồng quyền chọn. - Quyền chọn bán (put option): chỉ được thực hiện khi giá S nhỏ hơn giá X. Theo đó, thu nhập mà người nắm giữ quyền chọn có thu được: Vũ Thị Thược – Lớp A2-K42-Khoa Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế 10
  16. Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam - Quyền chọn mua: (S- X) nếu S>X, 0 nếu S< X (vì lúc này người nắm giữ option sẽ không thực hiện hợp đồng vì nó ở ngoài- mức- giá). Như vậy, mức thu nhập có thể thu được chỉ nằm trong khoảng (0; S- X) - Quyền chọn bán: (X- S) nếu X> S, 0 nếu X
  17. Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam công ty sẽ có lợi khi giá tăng và ngược lại. Giả sử giá gạo trên thị trường lúc này là 300USD/tấn gạo, và giá future tháng 10 là 280USD/tấn gạo. Mỗi hợp đồng cho phép mua hoặc bán 1000 tấn gạo, do đó để đảm bảo phòng ngừa rủi ro công ty quyết định bán 1000 hợp đồng future tháng 10. Nếu công ty đóng trạng thái vào ngày 10-10 tác động của chiến lược được chốt ở mức giá đóng cửa là 280USD/tấn gạo. Giả sử gía giao ngay trên thị trường vào ngày 10-10 là 270USD/tấn gạo, công ty nhận được 270000USD theo hợp đồng. Công ty có lời một khoản là: 280-270=10USD/tấn gạo hoặc 10000USD từ việc bảo hộ bằng vị thế future ngắn hạn. Tổng số tiền công ty nhận được là 280000USD Ngược lại nếu giá tăng lên là 313USD/tấn gạo thì công ty nhận 313000USD và bị lỗ khoảng 313-280=33USD/tấn gạo với vị thế ngắn hạn trên hợp đồng tương lai.  Bảo hộ cho người mua hợp đồng future: Hình thức này thích hợp khi công ty biết chắc là sẽ mua một tài sản nào đó trong tương lai và muốn chốt mức giá ngay ngày hôm nay. Giả sử hôm nay 1-7 giá một thùng dầu thô là 19USD/thùng. Công ty X biết chắc mình phải dùng dầu trong hai tháng tới để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đảm bảo an toàn công ty quyết định mua 4 hợp đồng tương lai mà mỗi hợp đồng được mua 250 thùng dầu với mức giá tương lai là 17USD/thùng. Giả sử đến 1-9 giá dầu là 18USD/thùng công ty sẽ có lãi là: Vũ Thị Thược – Lớp A2-K42-Khoa Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế 12
  18. Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam 1000*(18-17)=1000USD Ngược lại khi giá dầu giảm còn 16USD công ty lại bị lỗ một khoản là: 1000*(17-16)=1000USD Như vậy trong mỗi trường hợp cụ thể giá hàng hoá lên xuống nhà đầu tư có thể thu được lợi nhuận hoặc bị lỗ không ít. 3.1.2.Đầu cơ: Giả sử bây giờ tỷ giá VND/USD là 15580. Người B nhận định tỷ giá đó còn tăng nữa người B quyết định đầu tư với số vốn cho phép là 150 triệu. Có hai phương án:  Người B dùng toàn bộ số tiền mình có và mua USD gửi ngân hàng chờ khi nào giá USD tăng thì rút ra và bán. Ngoài ra người B còn được hưởng một khoản tiền lãi nhất định của ngân hàng  Người B mua 3 hợp đồng tương lai mỗi hợp đồng 50 triệu và giả sử tỷ giá future là 15500 Kết quả hai tháng sau như sau:  Nếu tỷ giá là 16000 thì người B thu lãi từ phương án thứ nhất là: 16000-15580=420VND/USD Và với phương án thứ hai người B thu lời là: 16000-15500=500VND/USD  Nếu tỷ giá là 14600 thì ở trường hợp thứ nhất người B bị lỗ: 15580-14600=980VND/USD nếu như người B rút tiết kiệm và bán. Vũ Thị Thược – Lớp A2-K42-Khoa Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế 13
  19. Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam Trường hợp hai người B lỗ: 15500-14600=900VND/USD Như vậy xét một cách tổng thể thì hai phương án đều giúp nhà đầu tư thu lợi nhuận nếu tỷ giá tăng và ngược lại. Nhưng so với phương án thứ nhất nhà đầu tư phải bỏ ra một khoản vốn rất lớn thì ở phương án thứ hai người B chỉ tốn một khoản tiền nhất định để ký quỹ. Và như thế người ta nói thị trường future cho phép nhà đầu cơ sử dụng đòn bẩy tài chính, với một lượng tiền nhỏ để ký quỹ nhà đầu tư sẽ có vị thế dài hạn. . Hợp đồng quyền chọn Đối với hợp đồng quyền chọn, khi có bất cứ rủi ro nào xảy ra thì người sử dụng sẽ chỉ phải gánh chịu khoản mất mát bằng đúng giá đã trả để có được hợp đồng này, nhưng nó vẫn cho phép người sử dụng hưởng toàn bộ những khoản lợi nhuận có được khi mức giá của tài sản trong hợp đồng biến động theo hướng có lợi. Do đó nhiều doanh nghiệp lựa chọn hợp đồng quyền chọn với lý do muốn duy trì mức lợi nhuận trong trường hợp giá cả tài chính vận động theo dự tính. Hợp đồng quyền chọn được xem là công cụ tương đối linh hoạt trong việc thiết kế các phương án tự bảo hiểm hoặc nhắm tới các mục tiêu đầu tư. Với hợp đồng quyền chọn khách hàng sẽ dễ dàng mua được khả năng tự bảo hiểm khi cần thiết và bán đi khi không cần nữa. Hơn nữa, do các loại hình bảo hiểm này có thể được xây dựng trên cơ sở kết hợp các công cụ được tiêu chuẩn hoá một cách tương ứng nên các loại hình bảo hiểm này thường được tái kết cấu nếu thông tin về quy mô hay thời gian về rủi ro thay đổi hoặc khi những thay đổi về chính sách quản lý rủi ro của doanh nghiệp đòi hỏi khả năng tự bảo hiểm cao hơn hoặc thấp hơn trước. Hợp đồng quyền chọn có thể được trao đổi trên sàn giao dịch hoặc trên thị trường chứng khoán Vũ Thị Thược – Lớp A2-K42-Khoa Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế 14
  20. Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam phi tập trung OTC, do vậy người sử dụng cuối cùng có được sự linh hoạt đáng kể trong việc lựa chọn thị trường. 3.2.1.Giảm thiểu rủi ro Quyền lựa chọn được sử dụng để bảo vệ lợi nhuận. Ví dụ: Với XYZ đang có giá thị trường là 44.000 đồng, người sở hữu 100 cổ phần XYZ bán một quyền chọn mua XYZ 44.000 với giá quyền là 400.000 đồng. Nếu giá thị trường của XYZ giảm xuống 40.000 đồng, người bán sẽ được bảo vệ trước khoản thua lỗ nhờ có 40.000 đồng nhận được từ việc bán quyền chọn. Nếu XYZ tiếp tục giảm giá thì đương nhiên người bán sẽ mất tiền. Như vậy khoản thu 40.000 đồng từ việc bán quyền lựa chọn tạo ra một sự bảo vệ cụ bộ đối với tình trạng sụt giá. Nếu trong 6 tháng tới giá XYZ vẫn giữ nguyên, quyền sẽ không được thực hiện. Khoản thu phụ trội 40.000 đồng là một thu nhập bổ sung trên tổng đầu tư. 3.2.2.Đầu cơ Quyền lựa chọn cho phép nhà đầu tư thu được tỷ lệ % lợi tức trên vốn đầu tư cao nhất. Ví dụ: Giả sử thị trường hiện nay của cổ phiếu XYZ là 42.000 VND/cổ phần, và bạn dự đoán sau nửa năm nữa, giá cổ phiếu XYZ sẽ tăng mạnh, lên tới 50.000 VND. Giả sử các quyền lựa chọn có liên quan đến giao dịch cổ phiếu XYZ được niêm yết, bạn có thể mua một quyền chọn mua cổ phiếu XYZ với giá 40.000 VND/cổ phần. Vũ Thị Thược – Lớp A2-K42-Khoa Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0