intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Kế toán thuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Khách Sạn – Nhà Hàng Hoa Long

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:114

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu cơ sở lý luận của kế toán thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp; tìm hiểu thực trạng của công tác kế toán thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp tại công ty; đưa ra một số đề xuất cho công tác kế toán thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp tại công ty.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Kế toán thuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Khách Sạn – Nhà Hàng Hoa Long

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY TNHH KHÁCH SẠN – NHÀ HÀNG HOA LONG Ngành: Kế Toán Chuyên ngành: Kế Toán – Kiểm Toán Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Sinh viên thực hiện : Trương Thị Thuý Hà MSSV: 0854030074 Lớp: 08DKT2 TP. Hồ Chí Minh, Năm 2012
  2. BM05/QT04/ĐT Khoa: ………………………….. PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN/ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (Phiếu này được dán ở trang đầu tiên của quyển báo cáo ĐA/KLTN) 1. Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài (sĩ số trong nhóm……): (1) ........................................................... MSSV: ………………… Lớp: ............... (2) ........................................................... MSSV: ………………… Lớp: ............... (3) ........................................................... MSSV: ………………… Lớp: ............... Ngành : .......................................................................................................... Chuyên ngành : .......................................................................................................... 2. Tên đề tài : .................................................................................................................. ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 3. Các dữ liệu ban đầu : ................................................................................................. ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 4. Các yêu cầu chủ yếu : ................................................................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 5. Kết quả tối thiểu phải có: 1) ................................................................................................................................. 2) ................................................................................................................................. 3) ................................................................................................................................. 4) ................................................................................................................................. Ngày giao đề tài: ……./……../……… Ngày nộp báo cáo: ……./……../……… TP. HCM, ngày … tháng … năm ………. Chủ nhiệm ngành Giảng viên hướng dẫn chính (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Giảng viên hướng dẫn phụ (Ký và ghi rõ họ tên)
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong khoá luận tốt nghiệp được thực hiện tại công ty TNHH Khách Sạn – Nhà Hàng Hoa Long, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 07 năm 2012
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập tại trường, với sự giảng dạy tận tình của thầy cô đã cho em một nền tảng kiến thức vững chắc về xã hội cũng như kiến thức nghiệp vụ chuyên môn của mình. Em xin gửi lời cảm ơn cao chân thành nhất đến Ban Giám Hiệu trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. HCM cùng toàn thể quý thầy cô đã giảng dạy nhiệt tình, cung cấp cho em kiến thức quý báu trong suốt thời gian qua. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Quỳnh Tứ Ly đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành bài khoá luận này. Đồng thời em cũng vô cùng cảm ơn Ban Giám Đốc và các anh, chị, cô, chú trong phòng kế toán công ty TNHH Khách Sạn – Nhà Hàng Hoa Long đã giúp đỡ tận tình và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập tại công ty để hoàn thành tốt bài Khoá luận cũng như tiếp cận với thực tiễn công tác kế toán. Sau cùng em xin gửi tới Ban Giám Hiệu nhà trường, thầy cô và Ban Giám Đốc công ty cùng toàn thể cán bộ công nhân viên lời chúc sức khoẻ, thành công trong cuộc sống. Hi vọng công ty sẽ ngày càng vững mạnh trên con đường hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà trường sẽ đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước.
  5. MỤC LỤC Nội dung: Trang LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN ......................................................................................................... 4 1.1. Những vấn đề cơ bản về thuế. ........................................................................ 4 1.1.1. Khái niệm và vai trò của thuế đối với nền kinh tế quốc dân. ........................ 4 1.1.1.1. Khái niệm: ............................................................................................ 4 1.1.1.2.Vai trò của thuế đối với nền kinh tế quốc dân: ....................................... 5 1.1.2. Các yếu tố cấu thành sắc thuế. .................................................................... 6 1.1.2.1. Tên gọi: ................................................................................................ 6 1.1.2.2. Đối tượng nộp thuế và đối tượng được miễn thuế: ................................ 6 1.1.2.3. Cơ sở thuế (tax base):........................................................................... 7 1.1.2.4. Mức thuế, thuế suất: ............................................................................. 7 1.1.2.5. Chế độ miễn, giảm thuế: ....................................................................... 7 1.1.2.6. Thủ tục nộp thuế:.................................................................................. 7 1.2. Những nội dung cơ bản và phương pháp hạch toán thuế GTGT. ................ 8 1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của thuế GTGT. ....................................................... 8 1.2.1.1. Khái niệm: ............................................................................................ 8 1.2.1.2. Đặc điểm của thuế GTG : ..................................................................... 8 1.2.2. Đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế và đối tượng không thuộc diện chịu thuế................................................................................................................ 8 1.2.2.1. Đối tượng nộp thuế: ............................................................................. 9 1.2.2.2. Đối tượng chịu thuế:............................................................................. 9 1.2.2.3. Đối tượng không thuộc diện chịu thuế: ................................................ 9 1.2.3. Vai trò của thuế GTGT. ............................................................................ 10 1.2.4. Căn cứ tính thuế......................................................................................... 10 1.2.4.1. Giá tính thuế: .................................................................................... 10 1.2.4.2. Thuế suất thuế GTGT: ........................................................................ 14 1.2.5. Phương pháp tính thuế GTGT. .................................................................. 16 i
  6. 1.2.5.1. Phương pháp khấu trừ thuế: ............................................................... 16 1.2.5.2. Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT:.............................................. 19 1.2.6. Hạch toán thuế GTGT ............................................................................. 20 1.2.6.1. Hạch toán thuế GTGT đầu vào. .......................................................... 20 1.2.6.2. Hạch toán thuế GTGT đầu ra. ............................................................ 30 1.2.7. Hệ thống kê khai thuế GTGT hiện hành................................................... 43 1.3. Những vấn đề chung và phương pháp hạch toán thuế TNDN.................... 43 1.3.1.Khái niệm và đặc điểm và vai trò của thuế TNDN. ..................................... 43 1.3.1.1. Khái niệm: .......................................................................................... 43 1.3.1.2. Đặc điểm: .......................................................................................... 43 1.3.1.3. Vai trò ................................................................................................ 44 1.3.2. Đối tượng nộp thuế TNDN và đối tượng không thuộc diện nộp thuế TNDN ........................................................................................................................... .45 1.3.2.1. Đối tượng nộp thuế TNDN: ................................................................ 45 1.3.2.2. Đối tượng không thuộc diện nộp thuế TNDN: ..................................... 45 1.3.3. Căn cứ tính thuế......................................................................................... 46 1.3.3.1. Thu nhập chịu thuế: ............................................................................ 46 1.3.3.2. Thu nhập chịu thuế khác: ................................................................... 46 1.3.3.3. Thuế suất thuế TNDN: ........................................................................ 49 1.3.4. Hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp. ..................................................... 50 1.3.4.1. Phương pháp hạch toán các nghiệp chủ yếu liên quan đến chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. .................................................................. 50 1.3.4.2. Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ Thuế TN hoãn lại phải trả. ..... 53 1.3.4.3. Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ TS thuế TN hoãn lại. .............. 55 1.3.5. Kê khai báo cáo thuế TNDN hiện hành ...................................................... 57 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN Ở CÔNG TY TNHH KHÁCH SẠN – NHÀ HÀNG HOA LONG 2.1. Quá trình hình thành và phát triển. ............................................................ 58 2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty. .............................................................. 58 2.2.1. Hoạt động kinh doanh, đại lý và dịch vụ của Công ty. ............................... 58 ii
  7. 2.2.1.1. Mặt hàng kinh doanh của Công ty: ..................................................... 58 2.2.1.2. Đại lý bán hàng của Công ty : ............................................................ 59 2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty: ........................................................... 60 2.3.2. Chức năng của từng bộ phận. ................................................................ 60 2.4. Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán của Công ty: ....................... 61 2.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Hoa Long. .................................... 61 2.4.2. Chức năng của từng bộ phận ................................................................... 62 2.4.3. Hình thức ghi sổ ...................................................................................... 62 2.4.3.1. Nguyên tắc, đăc trưng cơ bản của hình thức kế toán nhật ký chung .. 62 2.4.3.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung........... 63 2.5. Tình hình tài chính của công ty Hoa Long .................................................. 64 2.6. Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN ở Công ty Hoa Long ..................................................................................................................... 66 2.6.1. Công tác kế toán thuế GTGT : ................................................................. 66 2.6.1.1. Thuế GTGT đầu ra phải nộp. ............................................................ 67 2.6.1.2. Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. ................................................. 73 2.6.1.3. Kê khai và nộp thuế GTGT: ................................................................ 78 2.6.2. Công tác kế toán thuế TNDN. .................................................................. 82 2.6.2.1. Xác định thuế TNDN tại Công ty Hoa Long:....................................... 82 2.6.2.2. Kê khai và nộp thuế TNDN ................................................................. 90 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP .... 94 3.1. Sự cần thiết khách quan cần áp dụng thếu GTGT, TNDN......................... 94 3.1.1. Sự cần thiết khách quan cần áp dụng thuế GTGT. ..................................... 94 3.1.2. Sự cần thiết áp dụng thuế TNDN : ............................................................. 95 3.2. Đánh giá công tác kế toán thuế GTGT, thuế TNDN tại công ty Hoa Long ............................................................................................................................. .95 3.2.1. Những mặt đạt được: ................................................................................. 95 3.2.2. Những mặt hạn chế. ................................................................................... 97 iii
  8. 3.3. Một số đề xuất hoàn thiện công tác thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty Hoa Long. ...................................................................................................... 97 3.3.1. Về công tác thuế GTGT ............................................................................. 97 3.3.2. Về công tác thuế TNDN ............................................................................ 99 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 102 iv
  9. DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT BCTC: Báo cáo tài chính BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế CP: Chi phí CSKD: Cơ sở kinh doanh DN: Doanh nghiệp DNTN: Doanh nghiệp tư nhân GTGT: Giá trị gia tăng HĐBT: Hoạt động bất thường HĐSXKD: Hoạt động sản xuất kinh doanh HĐTC: Hoạt động tài chính HHDV: Hàng hoá dịch vụ HTKK: Hệ thống kê khai HTX: Hợp tác xã. KPCĐ: Kinh phí công đoàn LN: Lợi nhuận NNT: Người nộp thuế NNVN: Nhà nước Việt Nam NSNN: Ngân sách nhà nước NVKTPS: Nghiệp vụ kế toán phát sinh PS: Phát sinh QLDN : Quản lý donh nghiệp QTTNCN: Quyết toán thu nhập cá nhân. SXKD: Sản xuất kinh doanh TK: Tài khoản TN: Thu nhập TNCT: Thu nhập chịu thuế v
  10. TNDN: Thu nhập doanh nghiệp TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TS: Tài sản TSCĐ: Tài sản cố định TTĐB: Tiêu thụ đặc biệt UBND: Uỷ ban nhân dân XDCB: Xây dựng cơ bản XK: Xuất khẩu vi
  11. DANH SÁCH CÁC BẢNG 2.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010-2011. 2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý IV/ 2011. 2.3. Số thuế TNDN tạm nộp trong năm 2011. 2.4. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011. vii
  12. DANH SÁCH CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ 1.1. Sơ đồ hạch toán tổng hợp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. 1.2. Sơ đồ hạch toán thuế GTGT đầu ra. 2.1. Sơ đồ Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty Hoa Long. 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Hoa Long. 2.3. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ áp dụng tại công ty. viii
  13. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Nền kinh tế nước ta chuyển từ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường với sự đa dạng hoá thành phần kinh tế, phong phú ngành nghề, quy mô kinh doanh. Song song với việc chuyển đổi nền kinh tế, vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước cũng thay đổi, nhà nước không can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế mà quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua các công cụ, các chính sách quản lý kinh tế nhằm tác động đến cung, cầu, giá cả, việc làm…nhằm mục đích tạo môi trường kinh doanh ổn định và phát triển. Trong đó, thuế được coi là một trong những công cụ quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thuế không những là nguồn thu quan trọng chủ yếu của ngân sách nhà nước mà cũng ảnh hưởng to lớn đến công cuộc phát triển kinh tế. Mỗi quyết định về thuế đều liên quan đến tích luỹ, đầu tư, tiêu dùng, đến vấn đề phân bổ nguồn lực trong xã hội. Cụ thể, nó biểu hiện qua các mặt: tạo sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả, khuyến khích tiết kiệm và đầu tư, ổn định tài chính tiền tệ, tạo ra sự đảm bảo an toàn về tài chính cho các hoạt động kinh tế xã hội. Để bắt kịp với tình hình kinh tế ngày càng phát triển, những ngành nghề mới, thành phần kinh tế mới ra đời thì hệ thống luật thuế của Nhà nước cũng phải điều chỉnh, cải tiến liên tục. Tại Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 11 ngày 10/05/1997 đó thông qua luật thuế GTGT thay thế cho luật thuế doanh thu, luật thuế TNDN thay cho luật thuế lợi tức và hiệu lực thi hành của hai loại thuế này từ ngày 01/01/1999. Đến nay, trải qua hơn 10 năm thực hiện luật thuế GTGT và luật thuế TNDN, nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên trong việc áp dụng hai loại thuế này cũng nhiều vướng mắc cần giải quyết. Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Khách Sạn – Nhà Hàng Hoa Long, nhận thấy tính cấp bách của vấn đề này, em xin chọn đề tài: Kế toán thuế GTGT và TNDN tại Công ty TNHH Khách Sạn – Nhà Hàng Hoa Long. SVTH: Trương Thị Thúy Hà Trang 1 MSSV: 0854030074
  14. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly 2. Tình hình nghiên cứu: Trong thời gian thực hiện thuế GTGT và thuế TNDN vừa qua đã làm xuất hiện nhiều điều mới mẻ: Hình thức trốn thuế diễn ra ngày càng phong phú và đa dạng. Luật thuế GTGT chưa thật sự hòan chỉnh cần được bổ sung. Khâu mua bán từ cửa hàng thương mại bán trực tiếp cho người tiêu dùng, cán bộ quản lý không kiểm soát được doanh số thực của doanh nghiệp. Có doanh nghiệp cho rằng thuế GTGT phải nộp nhiều hơn thuế DT trước đây và chế độ kế toán sổ sách rườm rà, phức tạp khi áp dụng hai luật thuế này. Tất cả những vấn đề nảy sinh vừa nêu trên xuất phát từ việc áp dụng hai luật thuế mới trong các doanh nghiệp. Thuế GTGT và thuế TNDN trong thời gian đầu áp dụng ở nước ta không thể tránh khỏi những trở ngại và khó khăn, nhưng điều quan trọng hơn hết là chúng ta cần phải tìm hiểu, phát hiện ra và tìm ra giải pháp nhằm khắc phục nó. 3. Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu cơ sở lý luận của kế toán thuế GTGT, thuế TNDN Tìm hiểu thực trạng của công tác kế toán thuế GTGT, thuế TNDN tại công ty. Đưa ra một số đề xuất cho công tác kế toán thuế GTGT, thuế TNDN tại công ty. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: Đánh giá công tác quản lý thuế hai năm 2010 và 2011 ở Công ty TNHH Khách Sạn – Nhà Hàng Hoa Long. Tìm ra những ưu nhược điểm của luật thuế GTGT, thuế TNDN. Tính thực thi của việc áp dụng ở người kinh doanh về hai luật thuế mới. Đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho công tác quản lý và thực hiện của các doanh nghiệp. 5. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu Luật thuế DT và LT, Luật thuế GTGT và TNDN, cùng việc tham khảo các tài liệu có liện quan trong quá trình thực hiện đề tài. SVTH: Trương Thị Thúy Hà Trang 2 MSSV: 0854030074
  15. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Phương pháp chứng từ kế toán: Xác định và kiểm tra sự hình thành các nghiệp vụ kinh tế cụ thể. Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong một doanh nghiệp kế toán phải lập chứng từ theo đúng qui định trong chế độ chứng từ kế toán. Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu thực tế từ phòng kế toán: Báo cáo kết quả tình hình hoạt động kinh doanh trong hai năm 2010 – 2011. Sổ cái và sổ chi tiết các tài khoản 133, 333, 3334. Tờ khai quyết toán thuế GTGT và thuế TNDN. Phương pháp xử lý số liệu: Xử lý, phân tích những thông tin tìm được bằng phương pháp tổng hợp và phương pháp so sánh. 6. Kết cấu của ĐA/KLTN: Gồm có 3 chương. Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về thuế GTGT và thuế TNDN. Chương 2: Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN ở công ty TNHH Khách Sạn –Nhà Hàng Hoa Long. Chương 3: Một số giải pháp để hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty TNHH Khách Sạn- Nhà Hàng Hoa Long. SVTH: Trương Thị Thúy Hà Trang 3 MSSV: 0854030074
  16. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN 1.1. Những vấn đề cơ bản về thuế. 1.1.1. Khái niệm và vai trò của thuế đối với nền kinh tế quốc dân. 1.1.1.1. Khái niệm: Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế. Thuế không phải là một hiện tượng tự nhiên mà là một hiện tượng xã hội do chính con người định ra và nó gắn liền với phạm trù Nhà nước và pháp luật. Phân loại thuế: Căn cứ vào tính chất của nguồn tài chính động viên vào ngân sách Nhà nước, thuế được phân làm 2 loại: Thuế trực thu và thuế gián thu. Thuế gián thu là: loại thuế mà Nhà nước sử dụng nhằm động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng hàng hóa, sử dụng dịch vụ thông qua việc thu thuế đối với người sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tính chất gián thu thể hiện ở chỗ người nộp thuế và người chịu thuế không đồng nhất với nhau. Thuế gián thu là một bộ phận cấu thành trong giá cả hàng hoá, dịch vụ do chủ thể hoạt động sản xuất, kinh doanh nộp cho Nhà nước nhưng người tiêu dùng lại là người phải chịu thuế. VD: Thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt... Thuế trực thu là: loại thuế mà Nhà nước thu trực tiếp vào phần thu nhập của các pháp nhân hoặc thể nhân. Tính chất trực thu thể hiện ở chỗ người nộp thuế theo quy định của pháp luật đồng thời là người chịu thuế. Thuế trực thu trực tiếp động viên, điều tiết thu nhập của người chịu thuế. VD: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp... Căn cứ vào đối tượng đánh thuế: Thuế đánh vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ như thuế giá trị gia tăng. SVTH: Trương Thị Thúy Hà Trang 4 MSSV: 0854030074
  17. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Thuế đánh vào sản phẩm hàng hoá như thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt... Thuế đánh vào thu nhập như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Thuế đánh vào tài sản như thuế nhà đất. Thuế đánh vào việc khai thác hoặc sử dụng một số tài sản quốc gia như thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất, sử dụng vốn của ngân sách Nhà nước. Thuế khác và lệ phí, phí. 1.1.1.2. Vai trò của thuế đối với nền kinh tế quốc dân: Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách: Một nền tài chính quốc gia lành mạnh và vững chắc phải dựa chủ yếu vào nguồn thu từ nội bộ nền kinh tế quốc dân. Thuế là nguồn thu quan trọng nhất để phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân theo đường lối xây dựng kinh tế định hướng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Hiện nay nguồn thu từ nước ngoài giảm nhiều, kinh tế đối ngoại chuyển thành có vay, có trả. Trước mắt, thuế phải là một công cụ quan trọng góp phần tích cực giảm bội chi ngân sách, giảm lạm phát, từng bước góp phần ổn định trật tự xã hội và phát triển kinh tế bền vững. Với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, hệ thống thuế phải được áp dụng thống nhất giữa các thành phần kinh tế, thuế phải bao quát hết các hoạt động kinh doanh, các nguồn thu nhập, mọi tài nguyên chịu thuế và tiêu dùng xã hội. Thuế góp phần điều chỉnh nền kinh tế: Ngoài việc huy động nguồn thu cho ngân sách, thuế có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nền kinh tế. Thuế có ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả và thu nhập. Vì vậy căn cứ vào tình hình cụ thể, nhà nước sử dụng công cụ này để chủ động điều hành nền kinh tế. Lúc nền kinh tế quá thịnh thì việc gia tăng thuế có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của tổng nhu cầu làm giảm phát triển của kinh tế. Những mặt hàng quan trọng như xăng dầu, sắt thép… khi có sự biến động giá cả trên thế giới, để ổn định giá cả trong nước nhà nước thông qua công cụ thuế để ổn định giá cả. Như vậy, qua việc xây dựng các luật thuế mà nhà nước có thể chủ SVTH: Trương Thị Thúy Hà Trang 5 MSSV: 0854030074
  18. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly động phát huy vai trò điều hoà nền kinh tế. Dựa vào công cụ thuế, nhà nước có thể thúc đẩy hoăc hạn chế việc tích luỹ đầu tư, khuyến khích xuất khẩu…. Thuế góp phần bảo đảm bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội: Hệ thống thuế được áp dụng thống nhất giữa các ngành nghề, các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư để đảm bảo sự bình đẳng và công bằng xã hội. Sự bình đẳng và công bằng xã hội được thể hiện thông qua chính sách động viên giống nhau giữa các đơn vị, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có những điều kiện hoạt động giống nhau, đảm bảo sự bình đằng về nghĩa vụ đối với mọi công dân, không có đặc quyền, đặc lợi cho bất kì đối tượng nào. Công bằng xã hội không có nghĩa là bình quân chủ nghĩa. Người có thu nhập cao phải đóng thuế nhiều hơn người có thu nhập thấp.Tuy nhiên phải để người có thu nhập cao chính đáng được hưởng thành quả lao động của mình thì mới khuyến khích họ phát triển sản xuất kinh doanh, tránh lạm thu, trùng lắp để đảm bảo công bằng và bình đẳng xã hội. Bình đẳng, công bằng xã hội không chỉ là đạo lý, lý thuyết mà phải được biểu hiện bằng luật pháp, chế độ qui định của nhà nước. Phải có những biện pháp chống thất thu về thuế đối với đối tượng nộp thuế, về căn cứ tính thuế, về tổ chức quản lý thu thuế, về chế độ miễn giảm thuế, về kiểm tra, xử lý nghiêm minh đối với các vụ vi phạm trốn thuế… . 1.1.2. Các yếu tố cấu thành sắc thuế. Mỗi sắc thuế được ban hành nhằm đáp ứng các mục tiêu riêng song nhìn chung, mỗi sắc thuế đều được cấu thành bởi các yếu tố sau: 1.1.2.1. Tên gọi: Tên gọi của mỗi sắc thuế thể hiện đối tượng tác động của sắc thuế hoặc mục tiêu của việc áp dụng sắc thuế đó. 1.1.2.2. Đối tượng nộp thuế và đối tượng được miễn thuế: Yếu tố này xác định rõ tổ chức, cá nhân nào có nghĩa vụ phải kê khai và nộp loại thuế này hoặc tổ chức, cá nhân nào không phải kê khai và nộp loại thuế này SVTH: Trương Thị Thúy Hà Trang 6 MSSV: 0854030074
  19. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly (đối tượng được miễn nộp thuế) theo quy định của Luật thuế. 1.1.2.3. Cơ sở thuế (tax base): Yếu tố này xác định rõ thuế được tính trên cái gì. Tuỳ theo mục đích và tính chất của từng sắc thuế, cơ sở thuế có thể là các khoản thu nhập nhận được trong kỳ tính thuế của một tổ chức, cá nhân nào đó .Cơ sở thuế có thể là tổng trị giá hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ nếu là thuế đánh vào hàng hoá, dịch vụ . 1.1.2.4. Mức thuế, thuế suất: a) Mức thuế cụ thể (tuyệt đối): Mức thu thuế được ấn định bằng một mức tuyệt đối dựa trên cơ sở thuế b) Thuế suất nhất định: Thuế suất được xác định bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định trên cơ sở tính thuế, không thay đổi theo quy mô của cơ sở tính thuế. c) Thuế suất luỹ tiến: Thuế suất tăng dần theo sự tăng lên của cơ sở tính thuế (thường là thu nhập chịu thuế hoặc trị giá tài sản chịu thuế). Có hai loại thuế suất luỹ tiến: thuế suất luỹ tiến từng phần và thuế suất luỹ tiến toàn phần. d) Biểu thuế: Biểu thuế là bảng tổng hợp các thuế suất hoặc mức thuế nhất định trong một sắc thuế. Ví dụ, biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; biểu thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; biểu thuế tiêu thụ đặc biệt. 1.1.2.5. Chế độ miễn, giảm thuế: Miễn, giảm thuế là yếu tố ngoại lệ được quy định trong một số sắc thuế, theo đó, quy định cụ thế các trường hợp, đối tượng nộp thuế được phép miễn thuế hoặc giảm bớt nghĩa vụ thuế so với thông thường (vì một số lý do khách quan bất khả kháng như thiên tai, địch hoạ hoặc tai nạn bất ngờ, hoặc vì một số lý do nhằm thực hiện chính sách xã hội của Nhà nước...). Trong mỗi loại thuế, chế độ cũng quy định về điều kiện, thủ tục, thẩm quyền xét miễn, giảm thuế. 1.1.2.6. Thủ tục nộp thuế: Quy định rõ hình thức thu nộp, thủ tục thu nộp, kê khai, quyết toán thuế, thời gian thu nộp... nhằm đảm bảo sự minh bạch, rõ ràng của chính sách, tạo cơ sở pháp lý để xử lý các trường hợp vi phạm luật thuế. Ngoài các yếu tố cơ bản trên đây, trong các sắc thuế còn quy định rõ trách SVTH: Trương Thị Thúy Hà Trang 7 MSSV: 0854030074
  20. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly nhiệm quyền hạn của cơ quan thuế và các cơ quan liên quan trong quá trình thi hành luật thuế; các hình thức vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý vi phạm hành chính... Ở nước ta, các quy định liên quan đến quản lý thuế nêu trên, như về trách nhiệm, nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế, kê khai, thu nộp, quyết toán thuế, xử lý vi phạm… trước đây được quy định trong các Luật thuế. Tuy nhiên, các quy định này đã được chuyển vào nội dung quy định của Luật quản lý thuế (Luật số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006). Kể từ ngày Luật quản lý thuế có hiệu lực thi hành (01/7/2007) các nội dung về quản lý trong các Luật thuế hiện hành bị bãi bỏ và được thực hiện thống nhất theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này 1.2. Những nội dung cơ bản của thuế GTGT. 1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của thuế GTGT. 1.2.1.1. Khái niệm: Thuế GTGT là loại thuế gián thu tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ khâu sản xuất , lưu thông đến tiêu dùng. Thuế GTGT tính trên giá bán chưa có thuế GTGT. Người sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm thu và nộp hộ người tiêu dùng. Người tiêu dùng mua sản phẩm với giá đã có thuế GTGT, vì vậy người tiêu dùng chính là người chịu khoản thuế này. 1.2.1.2. Đặc điểm của thuế GTGT : Thuế GTGT chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm, không đánh trùng lặp nên góp phần khuyến khích các tổ chức, cá nhân bỏ vốn đầu tư phát triển SXKD nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm phù hợp với nền kinh tế sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của nước ta. 1.2.2. Đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế và đối tượng không thuộc diện chịu thuế. Căn cứ Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm SVTH: Trương Thị Thúy Hà Trang 8 MSSV: 0854030074
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2