intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Marketing: Nâng cao hiệu quả của hoạt động Digital Marketing tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Quảng Trị

Chia sẻ: Tomjerry010 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:123

72
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm phân tích đánh giá thực trạng của hoạt động digital marketing tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Quảng Trị mà ngân hàng đang gặp phải. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho hoạt động digital marketing tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Quảng Trị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Marketing: Nâng cao hiệu quả của hoạt động Digital Marketing tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Quảng Trị

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH -------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG DIGITAL MARKETING TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ NGUYỄN THỊ HOÀI Niên khóa: 2017-2021
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH -------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG DIGITAL MARKETING TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN THỊ HOÀI ThS. HOÀNG LONG Lớp: K51B MARKETING Niên khoá: 2017 – 2021 Huế, tháng 01 năm 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là bài báo cáo khóa luận: “Nâng cao hiệu quả của hoạt động Digital Marketing tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Quảng Trị” là kết quả nghiên cứu do chính tôi thực hiện, thông qua sự hướng dẫn khoa học của Thầy ThS. Hoàng Long. Các thông tin và số liệu sử dụng trong đề tài đảm bảo tính trung thực và chính xác, cũng như tuân thủ các quy định về trích dẫn thông tin và tài liệu tham khảo. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Hoài
  4. Lời Cảm Ơn! Lời đầu tiên, em xin cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Quản Trị Kinh Doanh và quý thầy cô trong Khoa Quản Trị Kinh Doanh của Trường Đại học Kinh tế Huế đã tạo điều kiện thuận lợi để em có cơ hội thực tập tại ngân hàng Agribank chi nhánh Quảng Trị giúp em có cơ hội tiếp cận với hoạt động marketing của ngân hàng, nâng cao kiến thức và đồng thời hoàn thành được thật tốt khóa luận này. Em xin chân thành cám ơn quý anh, chị và ban lãnh đạo ngân hàng Agribank chi nhánh Quảng Trị đã tạo điều kiện tốt nhất cho em được tham gia, tìm hiểu và học hỏi hoạt động Digital Marketing và các kiến thức chuyên môn trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng. Qua thời gian thực tập tại ngân hàng, em đã học hỏi được nhiều điều, nhiều kiến thức mới từ anh chị trong công ty và nó rất bổ ích cho công việc sau này cũng như trau dồi thêm kiến thức trong cuộc sống. Em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến thầy ThS. Hoàng Long hướng dẫn, thầy đã luôn theo sát tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình hoạt động thực tập tại ngân hàng Agribank chi nhánh Quảng Trị. Mặc dù em đã cố gắng nhưng chắc chắn bài báo cáo cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý từ quý thầy cô và các anh chị trong ngân hàng. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý thầy cô và các anh chị trong ngân hàng Agribank chi nhánh Quảng Trị nhiều sức khỏe. Đồng thời, chúc sẽ gặt hái nhiều thành công, ngày càng phát triển và vững mạnh hơn nữa. Em xin chân thành cám ơn! Quảng Trị, tháng 01 năm 2021 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Hoài
  5. MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................i DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ..............................................................................ii DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... iii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................2 2.1. Mục tiêu chung .....................................................................................................2 2.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................2 3.1. Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................2 3.2. Đối tượng khảo sát................................................................................................2 3.3. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................2 3.3.1. Phạm vi không gian..........................................................................................2 3.3.2. Phạm vi thời gian .............................................................................................3 3.3.3. Phạm vi nội dung..............................................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................3 4.1. Thiết kết nghiên cứu .............................................................................................3 4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu...............................................................................3 4.3. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu...............................................................4 5. Kết cấu của bài........................................................................................................7 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .........................................9 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG DIGITAL MARETING CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...............9 1.1. Cơ sở lý thuyết......................................................................................................9 1.1.1. Marketing là gì? ...............................................................................................9 1.1.2. Digital Marketing là gì? .................................................................................10 1.1.3. Đâu là sự khác biệt giữa digital marketing và marketing truyền thống? .......11
  6. 1.1.4. Các kênh digital marketing ............................................................................12 1.1.4.1. Digital online marketing ..............................................................................13 1.1.4.2. Digital offline marketing..............................................................................18 1.1.5. Vai trò của digital marketing đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng .20 1.1.6. Đề xuất mô hình nghiên cứu ..........................................................................21 1.2. Cơ sở thực tiễn....................................................................................................23 1.2.1. Một số nghiên cứu trước đây về digital marketing trong ngân hàng. ............23 1.2.2. Một số kinh nghiệm quốc tế về digital marketing trong ngân hàng ..............23 1.2.3. Ứng dụng digital marketing tại các ngân hàng Việt Nam..............................25 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ DIGITAL MARKETING TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ............................................................................................27 2.1. Tổng quan về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Quảng Trị .......................................................................................................27 2.1.1. Thông tin chung về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Quảng Trị.........................................................................................27 2.1.2. Qúa trình hình thành và phát triển của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Quảng Trị................................................................27 2.1.3. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Quảng Trị .......................................................28 2.1.2.1. Chức năng nhiệm vụ của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Quảng Trị.................................................................................28 2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Quảng Trị.........................................................................................28 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Quảng Trị.........................................................................28 2.2. Thực trạng về hoạt động digital marketing tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Quảng Trị .......................................................37 2.2.1. Các dịch vụ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Quảng Trị .......................................................................................................37 2.2.1.1. Các dịch vụ truyền thống .............................................................................37
  7. 2.2.1.2. Các dịch vụ hiện đại.....................................................................................40 2.2.2. Thực trạng của hoạt động digital marketing tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Quảng Trị ...............................................45 2.2.2.1. Thực trạng về Website của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Quảng Trị.................................................................................45 2.2.2.2. Thực trạng về Fanpage của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Quảng Trị.................................................................................49 2.2.2.3. Thực trạng về E-Mobile Banking của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Quảng Trị................................................................51 2.2.1. Đánh giá thực trạng digital marketing của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Quảng Trị .......................................................52 2.2.1.1. Đặc điểm đối tượng mẫu điều tra.................................................................52 2.2.1.2. Một số đặc điểm về hành vi mua của khách hàng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Quảng Trị...........................................54 2.2.1.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo về các công cụ digital marketing của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Quảng Trị ....60 2.2.1.4. Đánh giá của khách hàng về các công cụ digital marketing của ngân hàng nông nghiệp và phát triên nông thôn Việt Nam chi nhánh Quảng Trị......................63 2.2.1.5. Kiểm định đối với các nhân tố: ....................................................................70 2.2.1.6. Kết quả đánh giá thực trạng digital marketing của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Quảng Trị...........................................71 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG DIGITAL MARKETING CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH AGRIBANK GIAI ĐOẠN 2021 - 2023 ...............................................................................................................73 3.1. Định hướng phát triển của Digital Marketing tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Quảng Trị giai đoạn 2021 - 2023 ...................73 3.1.1. Định hướng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam giai đoạn 2021 - 2023................................................................................................73 3.1.2. Định hướng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Quảng Trị giai đoạn 2021 - 2023 ...................................................................74
  8. 3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động digital markting của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Quảng Trị giai đoạn 2021 - 2023 ...........76 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................80 1. Kết luận.................................................................................................................80 2. Kiến nghị...............................................................................................................81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................83 PHỤ LỤC
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Long DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải mã Agribank Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam KSNB Kiểm soát nội bộ VNĐ Việt Nam đồng TCTD Tài chính tính dụng NHTM Ngân hàng thương mại KHCN Khách hàng cá nhân KHPN Khách hàng pháp nhân NQ Nghị quyết QĐ Quyết định UBND Uỷ ban nhân dân KH Khách hang SVTH: Nguyễn Thị Hoài i
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Long DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức tại Agribank Quảng Trị .....................................................29 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Tình hình nguồn vốn tại Agribank Quảng Trị giai đoạn 2017-2019 ........30 Hình 2.2: Thị phần nguồn vốn các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2019 .............................................................................................................31 Hình 2.3: Tăng trưởng dư nợ tại Agribank Quảng Trị giai đoạn 2017 -2019 ..........32 Hình 2.4: Kết quả thu dịch vụ tại Agribank Quảng Trị giai đoạn 2017-2019 ..........34 Hình 2.5: Giao diện của ứng dụng E – Mobile Banking...........................................42 Hình 2.6: Giao diện của Website chung của Agribank.............................................45 Hình 2.7: Tốc độ trả kết quả tìm kiếm của website Agribank ..................................46 Hình 2.8: Tốc độ tải trang web của Agribank trên máy tính để bàn.........................47 Hình 2. 9:Tốc độ tải trang web của Agribank trên điện thoại di động. ....................48 Hình 2.10: Phân tích truy cập theo tháng của Website Agribank .............................49 Hình 2.11: Giao diện Fanpage của Agribank chi nhánh Quảng Trị. ........................50 Hình 2.12: Thông báo của ứng dụng E-Mobile Banking..........................................52 SVTH: Nguyễn Thị Hoài ii
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Long DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Sự khác nhau giữa Marketing truyền thống và Digital Marketing...........11 Bảng 1.2: Thang đo chất lượng dịch vụ điện tử........................................................22 Bảng 2.1: Bảng thu chi tiết của cá dịch vụ tại Agribank chi nhánh Quảng Trị…………………………………………………………………………… 35 Bảng 2.2: Các loại thẻ tại Agribank ..........................................................................43 Bảng 2.3: Chức năng ứng dụng E-Mobile Banking..................................................51 Bảng 2.4: Đặc điểm của đối tượng điều tra...............................................................53 Bảng 2.5: Kênh thông tin biết đến Agribank chi nhánh Quảng Trị ..........................55 Bảng 2.6: Các dịch vụ mà khách hàng đang sử dụng ở Agribank chi nhánh Quảng Trị ..............................................................................................................................56 Bảng 2.7: Hành vi quyết định lựa chọn sản phẩm dịch vụ của khách hàng tại Agribank chi nhánh Quảng Trị .................................................................................57 Bảng 2.8: Mức độ quan tâm của khách hàng đến các loại thông tin tại Agribank chi nhánh Quảng Trị .......................................................................................................58 Bảng 2.9: Đánh giá của khách hàng về các công cụ digital marketing của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Quảng Trị......................61 Bảng 2.10: Đánh giá của khách hàng về website của Agribank ...............................64 Bảng 2.11:Đánh giá của khách hàng về fanpage của Agribank ...............................66 Bảng 2.12: Đánh giá của khách hàng về E – Mobile Banking của Agribank...........68 Bảng 2.13: Kiểm định giá trị trung bình của tổng thể Nam và tổng thể Nữ.............70 Bảng 2.14: Kiểm định sự khác biệt của thu nhập theo đặc điểm nghề nghiệp .........70 SVTH: Nguyễn Thị Hoài iii
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Long PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Marketing là một chiến lược quan trọng của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp điều phối chiến lược kinh doanh. Một chiến lược marketing đúng đắn sẽ giúp cho doanh nghiệp trở nên vững vàng hơn trên thị trường cũng như tạo được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của các kỹ thuật công nghệ và internnet. Theo báo cáo của Wearesocial, tính đến tháng 01/2020 số lượng người sử dụng internet tại Việt Nam đạt 68.17 triệu người dùng chiếm đến 70% tổng dân số. Thời gian sử dụng internet trung bình một ngày là khoảng 6h30/ngày, dân số trẻ chiếm phần lớn và đa số đều sử dụng internet. Đối với hầu hết doanh nghiệp thì lượng khách hàng chính của họ sẽ nằm trong 70% dân số sử dụng internet tại Việt Nam. Bên cạnh đó, người tiêu dùng đang có xu hướng tìm kiếm thông tin sản phẩm, dịch vụ bằng internet hoặc các công cụ tìm kiếm...Việc tìm kiếm thông tin sản phẩm bằng internet sẽ giúp cho khách hàng tiết kiệm được thời gian và dẫn đến việc khách hàng mua sản phẩm online. Điểu này đã làm cho digital marketing ngày càng trở nên phát triển và là một kênh quảng cáo hiệu quả của các doanh nghiệp. Nắm bắt được xu thế đó, Agribank Quảng Trị cũng đã triển khai và không ngừng hoàn thiện các chiến lược về digital marketing để nâng cao uy tín, sự tin cậy đối với ngân hàng. Ngoài ra, còn giúp cho khách hàng biết đến sự đa dạng của sản phẩm, dịch vụ và khẳng định về độ tin cậy của dịch vụ, về tính hiện đại, thuận tiện, khả năng đáp ứng và độ an toàn nhằm đáp ứng được nhu cầu và sự thỏa mãn của khách hàng về chất lượng, dịch vụ. Đây là một lợi thế lớn cho Agribank Quảng Trị nhằm nâng cao khả năng tiếp cận với khách hàng và loại bỏ những rào cản về vị trí giúp cho doanh nghiệp dễ dàng giới thiệu, quảng bá, cung cấp thông tin sản phẩm, dịch vụ của mình đến với khách hàng. SVTH: Nguyễn Thị Hoài 1
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Long Nhận thức được vấn đề này, trong quá trình thực tập tại công ty tôi quyết định chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả của hoạt động Digital Marketing tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Quảng Trị” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Phân tích đánh giá thực trạng của hoạt động digital marketing tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Quảng Trị mà ngân hàng đang gặp phải. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho hoạt động digital marketing tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Quảng Trị. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động digital marketing của ngân hàng thương mại. - Phân tích đánh giá thực trạng về hoạt động digital marketing tại Agribank Quảng Trị giai đoạn 2018-2020. - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho hoạt động digital marketing tại Agribank Quảng Trị giai đoạn 2021-2023. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động digital marketing của Agribank Quảng Trị. 3.2. Đối tượng khảo sát Đối tượng khảo sát của đề tài là khách hàng đang sử dụng dịch vụ của Agribank Quảng Trị trong địa bàn thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. 3.3. Phạm vi nghiên cứu 3.3.1. Phạm vi không gian SVTH: Nguyễn Thị Hoài 2
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Long Đề tài được nghiên cứu tại Agibank Quảng Trị địa chỉ số 01 Lê Qúy Đôn, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Đồng thời, việc điều tra, nghiên cứu còn được thực hiện trong phạm vi hoạt động digital marketing của Agibank Quảng Trị trên địa bàn thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. 3.3.2. Phạm vi thời gian Các thông tin thứ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2017-2019. Các thông tin sơ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến hết tháng 12 năm 2020. Các giải pháp đề xuất áp dụng cho giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2023. 3.3.3. Phạm vi nội dung Digital marketing là một phạm trù rộng bao gồm digital online marketing (SEM, email marketing, content marketing…) và digital offline marketing (radio marketing, mobile marketing…). Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ thực hiện chủ yếu trên ba công cụ là Website, Fanpage, E-Mobile Banking. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Thiết kết nghiên cứu Nghiên cứu sơ bộ: Nghiên cứu các tài liệu liên quan về digital marketing, mô hình xây dựng thang đo… tiến hành nghiên cứu định tính bằng cách tham khảo, hỏi ý kiến nhân viên ngân hàng Agribank Quảng Trị xoay quanh đề tài nghiên cứu để xác định đúng vấn đề mà công ty đang gặp phải. Nghiên cứu chính thức: Tiến hành quan sát, tìm hiểu và thu thập thông tin về hoạt động digital marketing tại ngân hàng và trong quá trình đi tìm hiểu thị trường. Các dữ liệu thu thập được tiến hành xử lý và phân tích để làm rõ thực trạng của đề tài nghiên cứu. 4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu - Đối với dữ liệu thứ cấp: SVTH: Nguyễn Thị Hoài 3
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Long Thu thập số liệu được thống kê từ các báo cáo thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ bộ phận kế toán trong giai đoạn 2017-2019. Ngoài ra, các dữ liệu thứ cấp còn được tham khảo từ các nguồn tài liệu khác như giáo trình marketing căn bản, quản trị marketing…các bài khóa luận khác, các tài liệu từ internet liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Đối với dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng hai phương pháp: Phương pháp nghiên cứu định tính: Được sử dụng ở thời kì đầu của nghiên cứu nhằm khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát chung để đo lường các khái niệm. Sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn khách hàng của ngân hàng Agribank Quảng Trị tại phòng dịch vụ tại phòng Dịch vụ & Marketing để đề xuất ra mô hình nghiên cứu phù hợp với đề tài. Tiến hành ghi chép ý kiến của các khách hàng tiếp cận được. Sau khi lấy ý kiến khách hàng tiến hành so sánh với các nội dung đã chuẩn bị, đồng thời đưa ra những ý kiến mới dựa trên quá trình quan sát và phỏng vấn được, tiến hành tổng hợp để làm cơ sở cho thiết kế bảng câu hỏi đưa vào nghiên cứu chính thức. Bảng câu hỏi sau khi chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện được đưa vào nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu định lượng: Được thực hiện bằng cách phỏng vấn các khách hàng của ngân hàng Agribank Quảng Trị trên địa bàn thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Thu thập thông tin qua việc khảo sát trực tiếp bằng bảng hỏi để tiến hành các kiểm định cần thiết nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Đây là giai đoạn nghiên cứu chính thức được thực hiện nhằm tìm kiếm những thông tin cần thiết. 4.3. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu - Đối với dữ liệu thứ cấp: SVTH: Nguyễn Thị Hoài 4
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Long Dữ liệu thứ cấp sau khi được thu thập, tiến hành tổng hợp và phân loại theo từng tiêu chí khác nhau theo đề tài nghiên cứu để thuận tiện cho việc phân tích và so sánh số liệu để đạt được kết quả cao nhất. - Đối với dữ liệu sơ cấp: - Chọn mẫu: Nói chung, cỡ mẫu càng lớn thì càng tốt nhưng bao nhiêu là đủ trong lấy mẫu là câu hỏi không có lời đáp rõ ràng. Trong nghiên cứu này, sử dụng công thức Cochran (1977) để chọn mẫu với độ tin cậy là 95 % và sai số chọn mẫu không vượt quá 10% kích cỡ mẫu. Công thức mẫu theo Cochran (1977) như sau: . (1 − ) = Trong đó: n: Kích thước mẫu z = 1,96 ( Trị số phân phối chuẩn tương ứng với độ tin cậy) p = 0,5: Tỷ lệ tổng thể e = 10% = 0,1: Sai số cho phép Vậy nên, số quan sát trong mẫu theo công thức là: 1,96 . 0,5. (1 − 0,5) = = 96,04 0,1 Để đảm bảo cỡ mẫu khảo sát phù hợp để đưa vào phân tích, nghiên cứu nên tôi quyết định tiến hành khảo sát 120 khách hàng. Sau khi tiến hành thu thập dữ liệu từ khách hàng, tiến hành kiểm tra và loại bỏ 10 bảng câu hỏi không đạt yêu cầu nên số bảng hỏi còn lại là 110 bảng hợp lệ. Các số liệu sau khi được xử lý xong sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp kiểm định giả thuyết thống kê… qua công cụ phân tích là sử dụng phần mềm thống kê SPSS. SVTH: Nguyễn Thị Hoài 5
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Long Các phương pháp phân tích: + Thống kê tần số (frequencies): Để thấy sự khác nhau về quy mô, tỷ lệ chênh lệch các ý kiến đánh giá của đối tượng khảo sát. + Kiểm định thang đo Sử dụng thang điểm Likert gồm 5 mức độ: 1- Rất không đồng ý 2- Không đồng ý 3- Phân vân 4- Đồng ý 5- Rất đồng ý Đánh giá độ tin cậy thang đo thông qua đại lượng Cronbach’ Alpha để kiểm định xem số liệu có ý nghĩa về mặt thống kê hay không. Nguyên tắc kết luận: + 0,8 ≤ Cronbach’ Alpha ≤ 1: Thang đo lường rất tốt + 0,7≤ Cronbach’ Alpha < 0,8: Thang đo tốt + 0,6 ≤ Cronbach’ Alpha < 0,7: Thang đo đủ điều kiện Kiểm định giá trị trung bình của tổng thể One-Sample T-Test để xác định mức độ quan trọng của các nhân tố. Giả thuyết: + H0 : µ = m + H1 : µ ≠ m Nguyên tắc bác bỏ giả thiết: + Sig. ≤ 0,05: Bác bỏ giả thiết H0. + Sig. > 0,05: Chưa có cơ sở bác bỏ giả thiết H0. Kiểm định giá trị trung bình của các tổng thể: SVTH: Nguyễn Thị Hoài 6
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Long Kiểm định sự như nhau về giá trị trung bình của tổng thể thông qua Independente Sample T Test. Nếu Sig.(Levene) > 0,05 => Chấp nhận H0 (đủ điều kiện để khẳng định hai tổng thể có giá trị trung bình như nhau). Ngược lại nếu Sig.(Levene) ≤ 0,05: bác bỏ H0 (Chưa đủ cơ sở để khẳng định hai tổng thể có giá trị trung bình như nhau). Sử dụng kiểm định ANOVA: để xem xét có sự khác nhau về thu nhập theo đặc điểm nghề nghiệp. Kết quả kiểm định gồm hai phần: Phần 1: Levene test: dùng kiểm định phương sai bằng nhau hay không giữa các nhóm. H0: “Phương sai bằng nhau” Sig ≤ 0,05: bác bỏ H0 Sig > 0,05: chấp nhận H0 => đủ điều kiện để phân tích tiếp Anova. Phần 2: ANOVA test: Kiểm định Anova Sig ≤ 0,05: bác bỏ H0 => đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt . Sig > 0,05: chấp nhận H0 => chưa đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt. Các số liệu sau khi được phân tích xong được trình bày dưới dạng bảng số liệu nhằm minh họa rõ ràng hơn cho kết quả nghiên cứu. Dựa vào các kết quả thu được từ thống kê ta tiến hành tổng hợp lại và rút ra các kết luận về đánh giá của khách hàng đối với hoạt động digital marketing của ngân hàng Agribank chi nhánh Quảng Trị. 5. Kết cấu của bài Ngoài phần Mở đầu, Mục lục, Danh mục bảng viết tắt, Danh mục sơ đồ, bảng biểu, Kết luận, nội dung chính của khóa luận được trình bày trong 3 chương như sau: SVTH: Nguyễn Thị Hoài 7
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Long Chương I: Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động digital marketing của ngân hàng thương mại. Chương II: Thực trạng về digital marketing tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Quảng Trị. Chương III: Định hướng và giải pháp hoàn thiện hoạt động digital marketing của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Quảng Trị giai đoạn 2021-2023. SVTH: Nguyễn Thị Hoài 8
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Long PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG DIGITAL MARETING CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Cơ sở lý thuyết 1.1.1. Marketing là gì? Cho đến nay nhiều người vẫn lầm tưởng marketing với việc chào hàng (tiếp thị), bán hàng và các hoạt động kích thích tiêu thụ. Vì vậy, họ quan niệm marketing chẳng qua là hệ thống các biện pháp mà người bán sử dụng để cốt làm sao bán được hàng và thu được tiền về cho họ. Thậm chí, nhiều người còn đồng nhất marketing với nghề đi chào hàng, giới thiệu dùng thử hàng (nghề tiếp thị). Thực ra tiêu thụ và hoạt động tiếp thị chỉ là một trong những khâu của hoạt động marketing. Hơn thế nữa, đó lại không phải là khâu quan trọng nhất. Một hàng hóa kém thích hợp với đòi hỏi của người tiêu dùng, chất lượng thấp, kiểu dáng kém hấp dẫn, giá cả đắt thì dù cho người ta có tốn bao nhiêu công sức và tiền của để thuyết phục khách hàng, việc mua chúng vẫn rất hạn chế. Ngược lại, nếu như nhà kinh doanh tìm hiểu kỹ lưỡng nhu cầu của khách hàng, tạo ra những mặt hàng phù hợp với nó, quy định một mức giá thích hợp, có một phương thức phân phối hấp dẫn và kích thích tiêu thụ hiệu quả thì chắc chắn việc bán những hàng hóa đó sẽ trở nên dễ dàng hơn. Cách làm như vậy thể hiện sự thực hành quan điểm marketing hiện đại vào kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay còn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về marketing: Marketing là một tiến trình trong đó các doanh nghiệp sáng tạo ra các giá trị cho khách hàng và xây dựng cho mình những mối quan hệ mật thiết với khách hàng để từ đó thu lại lợi nhuận (Quan điểm của Philip Kotler và Gary Armstrong) – Nguồn: Slide Marketing Căn bản, ThS. Tống Viết Bảo Hoàng. Marketing là quá trình tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể đến sản xuất và hàng hóa đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm đảm SVTH: Nguyễn Thị Hoài 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2