intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Agribank - chi nhánh Bình Tân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:99

39
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết cấu của đề tài gồm 5 chương: Chương 1 - Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu và ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Agribank - chi nhánh Bình Tân; Chương 2 - Cơ sở lý luận về tín dụng cá nhân; Chương 3 - Phương pháp nghiên cứu; Chương 4 - Kết quả nghiên cứu; Chương 5 - Kết luận và kiến nghị. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Agribank - chi nhánh Bình Tân

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN AGRIBANK - CHI NHÁNH BÌNH TÂN Ngành : TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Chuyên ngành : TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Giảng viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Thị Diễm Hiền Sinh viên thực hiện : Nguyễn Lâm Phƣơng Dung MSSV : 1211190275 Lớp : 12DTNH03 Tp. Hồ Chí Minh, năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN AGRIBANK - CHI NHÁNH BÌNH TÂN Ngành : TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Chuyên ngành : TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Giảng viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Thị Diễm Hiền Sinh viên thực hiện : Nguyễn Lâm Phƣơng Dung MSSV : 1211190275 Lớp : 12DTNH03 Tp. Hồ Chí Minh, năm 2016 ii
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong báo cáo thực tập tốt nghiệp được thực hiện tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn - chi nhánh Bình Tân, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. Tp. Hồ Chí Minh, ngày…..tháng……năm 2016 Tác giả Nguyễn Lâm Phương Dung iii
  4. LỜI CẢM ƠN Với tất cả lòng thành, tôi xin cảm ơn quý Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Agribank - chi nhánh Bình Tân đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt nhất công tác thực tập tại đơn vị. Tôi đồng kính gửi lời cảm ơn tới các Anh Chị cán bộ tại phòng Kế hoạch kinh doanh đã hết lòng giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong cả đợt thực tập. Đặc biệt, tôi bày tỏ lòng biết ơn của mình với anh Trình, chị Ngà, anh Phúc đã tận tình và hết lòng giúp đỡ cho tôi trong quá trình thực hiện báo cáo. Tôi xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Diễm Hiền đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn giúp đỡ và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báo trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới quý Thầy, Cô đặc biệt là quý Thầy, Cô khoa Kế Toán Tài Chính Ngân Hàng, trường Đại học Công Nghệ TPHCM đã giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Xin chân thành cảm ơn! TP.HCM, ngày…....tháng…… năm 2016 Tác giả Nguyễn Lâm Phương Dung iv
  5. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Tên đơn vị thực tập: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn – Chi nhánh Bình Tân Địa chỉ: 676 Kinh Dương Vương, phường An Lạc, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh Điện thoại liên lạc: (083) 8750 26 NHẬN XÉT QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN: Họ và tên sinh viên: Nguyễn Lâm Phương Dung Mã số sinh viên: 1211190275 Lớp: 12DTNH03 Thời gian thực tập tại đơn vị: Từ…………………….. đến .................................... Tại bộ phận thực tập: ................................................................................................ .................................................................................................................................. Trong quá trình thực tập tại đơn vị sinh viên đã thể hiện: 1. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật:  Tốt  Khá  Trung bình  Không đạt 2. Số buổi thực tập thực tế tại đơn vị: > 3 buổi/tuần  1-2 buổi/tuần  Ít đến đơn vị 3. Đề tài phản ánh được thực trạng hoạt động của đơn vị:  Tốt  Khá  Trung bình  Không đạt 4. Nắm bắt được những quy trình nghiệp vụ chuyên ngành (Kế toán, Kiểm toán, Tài chính, Ngân hàng…..):  Tốt  Khá  Trung bình  Không đạt Tp.HCM, ngày…..tháng……năm 201… Đơn vị thực tập (Ký tên và đóng dấu) v
  6. NHẬN XÉT GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN: Họ và tên sinh viên: Nguyễn Lâm Phương Dung MSSV: 1211190275 Lớp: 12DTNH03 Thời gian thực tập: Từ ngày 27/03/2016 đến ngày 14/05/2016 Tại đơn vị thực tập: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Agribank- Chi nhánh Bình Tân Trong quá trình viết báo cáo thực tập sinh viên đã thể hiên: 1. Thực hiên viết báo cáo theo quy định:  Tốt  Khá  Trung bình  Không đạt 2. Thường xuyên liên hệ và trao đổi chuyên môn với Giảng viên hướng dẫn:  Tốt  Khá  Trung bình  Không đạt 3. Đề tài đạt chất lượng theo yêu cầu:  Tốt  Khá  Trung bình  Không đạt TP.HCM, ngày……tháng …... năm 2016 Giảng viên hƣớng dẫn (Ký và ghi đầy đủ họ tên) vi
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT TỪ ĐẦY ĐỦ 1 NHTM Ngân hàng thương mại 2 TPP Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương 3 Agribank Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn 4 WB Ngân hàng thế giới 5 EIB Ngân hàng Đầu tư châu Âu 6 CLDV Chất lượng dịch vụ 7 EFA Exploratory Factor Analysis (Phân tích nhân tố khám phá ) 8 ANOVA Analysis of variance (Phân tích phương sai) 9 VIF Variance Inflation Factor (Hệ số phóng đại phương sai ) 10 DSCV Doanh số cho vay 11 DNCV Dư nợ cho vay 12 DV Dịch vụ 13 KHCN Khách hàng cá nhân vii
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Tình hình DSCV của Agribank Bình Tân 2012-2015 ......................................... 40 Bảng 4.2: Tình hình DSCV của Agribank 2012-2015 (tiếp theo) ........................................ 40 Bảng 4.3: Tình hình DSCV nhóm khách hàng cá nhân của Agribank-Bình Tân theo thời hạn cho vay ........................................................................................................................... 42 Bảng 4.4: Tình hình DSCV khách hàng cá nhân của Agribank-Bình Tân theo mục đích sử dụng vốn 2012-2015 ......................................................................................................... 43 Bảng 4.5: Tình hình dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank-chi nhánh Bình Tân từ 2012-2015 .......................................................................................................................... 45 Bảng 4.6: Tình hình dư nợ cho vay KHCN tại Agribank-Bình Tân theo thời hạn vay từ 2012-2015 .............................................................................................................................. 47 Bảng 4.7: Tình hình DN khách hàng cá nhân tại Agribank Bình Tân theo mục đích sử dụng vốn 2012-2015 .............................................................................................................. 48 Bảng 4.8: Thống kê các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng NN và PTNT Agribank Bình Tân 2012-2015 ................................................................................... 50 Bảng 4.9: Tóm tắt kết quả kiểm tra độ tin cậy của thang đo .............................................. 52 Bảng 4.10: Kết quả kiểm định KMO và Barlett .................................................................. 54 Bảng 4.11: Kết quả Factor Extraction ................................................................................. 54 Bảng 4.12: Tổng hợp kết quả của mô hình về biến phụ thuộc ............................................ 56 Bảng 4.13: Kết quả mô hình hồi quy ................................................................................... 57 Bảng 4.14: Tóm tắt kết quả bảng Coefficients .................................................................... 58 Bảng 4.15: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình ........................................... 59 viii
  9. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức của ngân hàng NNo&PTNT-chi nhánh Bình Tân ................... 13 Hình 3.1: Mô hình sự ảnh hưởng của 5 nhân tố tới sự hài lòng của khách hàng ................ 35 Biểu đồ 4.1: Tình hình DSCV theo thời hạn cho vay qua các năm 2012-2015 ................... 42 Biểu đồ 4.2: Tình hình DSCV KHCN của Agribank- Bình Tân theo mục đích sử dụng vốn từ 2012-2015 ................................................................................................................. 44 Biểu đồ 4.3: Tình hình dư nợ cho vay Agribank Bình Tân 2012-2015 ................................ 46 Biểu đồ 4.4: Tình hình dư nợ cho vay tại Agribank Bình Tân theo thời hạn cho vay từ 2012-2015 ........................................................................................................................... 47 Biểu đồ 4.5: Tình hình dư nợ cho vay KHCN tại Agribank Bình Tân theo mục đích sử dụng vốn 2012-2015 .............................................................................................................. 49 ix
  10. MỤC LỤC CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÌNH TÂN ................ 1 1.1 Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu ................................................................ 1 1.1.1 Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1 1.1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3 1.1.3 Tình hình nghiên cứu ........................................................................................... 3 1.1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 5 1.1.4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài.....................................................................5 1.1.4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài ........................................................................5 1.1.5 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 5 1.1.6 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 5 1.1.6.1 Phương pháp định tính...................................................................................5 1.1.6.2 Phương pháp định lượng ...............................................................................6 1.1.7 Kết cấu của đề tài .................................................................................................. 6 1.2 Giới thiệu về ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Bình Tân.. 6 1.2.1 Giới thiệu về ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam ...... 6 1.2.1.1 Lịch sử hình thành .........................................................................................6 1.2.1.2 Định hướng phát triển ...................................................................................8 1.2.2 Giới thiệu về Agribank - Bình Tân ....................................................................... 9 1.2.2.1 Lịch sử hình thành ............................................................................................ 9 1.2.2.2 Bộ máy hoạt động của Ngân hàng Agribank-Bình Tân ................................ 10 1.2.2.3 Chức năng nhiệm vụ của Agribank Bình Tân ...............................................11 1.2.2.4 Cơ cấu bộ máy quản lý..................................................................................12 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN TÍN DỤNG VỀ CÁ NHÂN ................................. 16 2.1 Khái niệm về tín dụng khách hàng cá nhân ..................................................... 16 2.2 Đặc điểm của tín dụng khách hàng cá nhân .................................................... 16 2.3 Các loại hình của tín dụng khách hàng cá nhân .............................................. 17 2.3.1 Tín dụng tiêu dùng ........................................................................................... 17 2.3.2 Tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh ........................................................... 18 2.4 Vai trò của tín dụng khách hàng cá nhân ........................................................ 18 2.4.1 Đối với khách hàng ............................................................................................ 18 2.4.2 Đối với ngân hàng.............................................................................................. 19 x
  11. 2.4.3 Đối với nền kinh tế ............................................................................................ 19 2.5 Chất lƣợng dịch vụ hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân ........................ 20 2.5.1 Khái niệm về chất lượng dịch vụ .....................................................................20 2.5.2 Khái niệm về chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân .....................................21 2.5.2.1 Đối với ngân hàng ......................................................................................... 23 2.5.2.2 Đối với khách hàng .......................................................................................23 2.5.2.3 Đối với nền kinh tế ........................................................................................ 24 2.5.3 Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân và sự thoả mãn của khách hàng...................................................................................24 2.5.4 Các chỉ tiêu đo lường chất lượng hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân .....25 2.5.4.1 Chỉ tiêu sử dụng vốn .....................................................................................25 2.5.4.2 Chỉ tiêu dư nợ ................................................................................................ 25 2.5.4.3 Chỉ tiêu nợ quá hạn .......................................................................................26 2.5.4.4 Chỉ tiêu về tốc độ chu chuyển vốn tín dụng ..................................................26 2.5.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân ............................................................................................................................. 26 2.5.5.1 Từ phía ngân hàng ........................................................................................ 26 2.5.5.2 Từ phía khách hàng .......................................................................................28 2.5.5.3 Từ môi trường kinh tế....................................................................................29 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 32 3.1 Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 32 3.1.1 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................. 32 3.1.2 Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 32 3.1.3 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................................ 33 3.2 Mô hình nghiên cứu ............................................................................................. 34 3.2.1 Xây dựng mô hình .............................................................................................. 34 3.2.2 Các bước phân tích mô hình ............................................................................... 35 3.3 Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................... 37 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 40 4.1 Kết quả hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Agribank- Bình Tân qua một số tiêu chí chính ........................................................................... 40 4.1.1 Tình hình DSCV của Agribank-chi nhánh Bình Tân 2012-2015 ....................... 40 4.1.1.1 Tình hình DSCV KHCN của Agribank-chi nhánh Bình Tân theo thời hạn vay từ 2012-2015 ...............................................................................................................41 xi
  12. 4.1.1.2 Tình hình DSCV KHCN của Agribank-chi nhánh Bình Tân theo mục đích sử dụng vốn từ 2012-2015 ............................................................................................... 43 4.1.2 Tình hình dư nợ cho vay KHCN 2012-2015 .................................................... 45 4.1.2.1 Tình hình dư nợ cho vay KHCN tại Agribank-chi nhánh Bình Tân theo thời hạn vay từ 2012-2015..................................................................................................46 4.1.2.2 Tình hình dư nợ KHCN tại Agribank Bình Tân theo mục đích sử dụng vốn từ 2012-2015 ...................................................................................................................48 4.1.3 Phân tích các chỉ tiêu ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank 2012-2015 ................................................................................................. 50 4.2 Kết quả chất lƣợng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Agribank- chi nhánh Bình Tân thông qua mô hình định lƣợng ................................................ 51 4.2.1 Kết quả phân tích nhân tố khám phá .................................................................. 51 4.2.1.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo ................................................................ 52 4.2.1.2 Kiểm định tính thích hợp của EFA ............................................................... 54 4.2.1.3 Kiểm định sự tương quan của các biến ........................................................ 54 4.2.1.4 Kiểm định mức độ giải thích của các biến ...................................................54 4.2.1.5 Kết quả phân tích nhân tố khám phá ........................................................... 55 4.2.1.6 Kiểm định thang đo của biến phụ thuộc .......................................................56 4.2.2 Kết quả phân tích hồi quy đa biến ................................................................... 57 4.2.2.1 Kiểm định mức độ giải thích của mô hình .....................................................57 4.2.2.2 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình ......................................................58 4.2.2.3 Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy ............................... 58 4.2.3 Ý nghĩa các hệ số hồi quy trong mô hình ......................................................... 58 4.2.4 Ý nghĩa thực tiễn của mô hình nghiên cứu ....................................................... 60 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 62 5.1 Kết luận................................................................................................................. 62 5.2 Kiến nghị............................................................................................................... 63 5.2.1 Về việc thực hiện các chỉ tiêu hoạt động tín dụng.............................................. 63 5.2.2 Về việc thỏa mãn các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của khách hàng tới chất lượng dịch vụ hoạt động tín dụng .................................................................................. 65 5.2.2.1 Về sự đáp ứng................................................................................................ 65 5.2.2.2 Về sự đảm bảo .............................................................................................. 67 5.2.2.3 Về sự tin tưởng ............................................................................................. 68 5.2.2.4 Về sự cảm thông ........................................................................................... 70 xii
  13. 5.2.2.5 Phương tiện hữu hình ...................................................................................70 5.3 Hạn chế của đề tài ................................................................................................ 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 72 PHỤ LỤC xiii
  14. CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH BÌNH TÂN 1.1 Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu 1.1.1 Lý do chọn đề tài Tín dụng là một phạm trù kinh tế gắn liền với nền kinh tế hàng hoá, sự ra đời và vận động của tín dụng được bắt nguồn từ đặc điểm của sự chu chuyển vốn tiền tệ và sự cần thiết sinh lợi của vốn tạm thời nhàn rỗi cũng như nhu cầu về vốn nhưng chưa tích luỹ được, trong cùng một thời điểm đã hình thành một quan hệ cung cầu về tiền tệ giữa một bên là người thiếu vốn (đi vay) và một bên là người thừa vốn (cho vay). Tín dụng có nghĩa là sự vay mượn, sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng và sau một thời gian nhất định được quay trở lại với người sở hữu với một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu (số giá trị dôi ra đó chính là lãi trong cho vay) với những điều kiện mà hại bên đã thoả thuận với nhau. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, hoạt động tín dụng không ngừng phát triển và hoàn thiện trở thành hình thức tín dụng ngân hàng. Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng là trung gian tín dụng giữa tiết kiệm và đầu tư, giữa người đi vay và người cho vay. Vì vậy, tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền giữa một bên là ngân hàng - tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với một bên là người đi vay, vừa là người cho vay. Sự ra đời của tín dụng Ngân hàng có tác động quyết định đến sự phát triển của quá trình tái sản xuất xã hội, thúc đẩy lực lượng sản xuất góp phần quan trọng trọng việc phục hồi và phát triển kinh tế của các nước trên thế giới. Hoạt động tín dụng chiếm khoảng 80% doanh thu của các ngân hàng, do đó, việc tăng trưởng tín dụng bền vững, an toàn và hiệu quả luôn là vấn đề được các ngân hàng chú trọng, đặc biệt là trong giai đoạn mà Ngân hàng Nhà nước đang đẩy mạnh tái cơ cấu 1
  15. hệ thống, nâng cao hiệu quả hoạt động của các định chế tài chính như hiện nay. Điều này đồng nghĩa, các ngân hàng không chỉ tập trung vào số lượng, mà còn cần phải quan tâm phát triển về cả chất lượng của tăng trưởng tín dụng để vừa đảm bảo cho nền kinh tế vĩ mô, vừa an toàn cho hệ thống ngân hàng phát triển. Do trước đây, hoạt động tín dụng chỉ chú ý đến khách hàng doanh nghiệp mà quên mất tiềm năng phát triển của nhóm khách hàng cá nhân nên không khai thác được hết những lợi ích mà nhóm khách hàng này mang lại. Đặc biệt, khi nền kinh tế Việt Nam đang từng bước phát triển và hội nhập sâu hơn thì sự ra đời của tín dụng cá nhân chính là một sản phẩm thiết thực cho cả khách hàng lẫn hệ thống ngân hàng. Tuy tỷ trọng tín dụng khách hàng cá nhân có thể chiếm tới 35% - 40% trong cơ cấu tín dụng ngân hàng, nhưng thực tế cho thấy hoạt động tín dụng cá nhân trong hệ thống ngân hàng ở Việt Nam nói chung và tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn nói riêng vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng có thể mang lại. Thị trường tín dụng cá nhân ở nước ta hiện nay đang chứng kiến sự cạnh tranh sôi động giữa các ngân hàng. Tiềm năng để phát triển thị trường này là rất lớn. Điểm thuận lợi là quy mô thị trường với dân số đông, trên 93 triệu dân. Đa số trong đó có độ tuổi trẻ, thu nhập không ngừng được cải thiện, phong cách sống hiện đại và nhu cầu mua sắm cao. Vì vậy mảng kinh doanh này đang đem lại những cơ hội lớn cho cả Ngân hàng và khách hàng. Trong số các NHTM, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã trở thành một cái tên thân thuộc với nhiều khách hàng. Với tầm nhìn chiến lược của mình, Agribank đang từng ngày hoạt động không ngừng nhằm giữ vững vị trí NHTM hàng đầu Việt Nam, tiên tiến trong khu vực và có uy tín trên thế giới. Tuy nhiên, trong thời gian qua, mảng tín dụng cá nhân của Agribank vẫn còn tồn tại một số hạn chế, đồng thời tình hình kinh tế vĩ mô trong thời gian tới được dự báo là sẽ có nhiều khó khăn thách thức hơn khi Việt Nam gia nhập TPP cho hoạt động tín dụng, đòi hỏi ngân hàng cần phải có những giải pháp để có thể duy trì và phát triển mảng kinh doanh này. Do vậy, tác giả quyết định chọn đề tài: “Phân tích hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Agribank - chi nhánh Bình Tân” để nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp của mình. 2
  16. 1.1.2 Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu tổng quát: Đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại Agribank - Bình Tân.  Mục tiêu cụ thể: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tín dụng ngân hàng, tín dụng cá nhân và chất lượng tín dụng cá nhân của ngân hàng. Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại Agribank Bình Tân. Xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại Agribank Bình Tân. Vận dụng các mô hình định lượng trong phân tích kinh tế để xây dựng mô hình đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng tín dụng cá nhân tại Agribank Bình Tân. Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank Bình Tân. 1.1.3 Tình hình nghiên cứu Tín dụng ngân hàng là kênh đầu tư quan trọng cho phát triển kinh tế đất nước, nó luôn là đề tài hấp dẫn được nhiều người tham gia tìm hiểu và nghiên cứu. Nhiều chuyên gia cũng như sinh viên của các trường đại học trên cả nước đã có những báo cáo hay công trình nghiên cứu mang tính thời sự cao và thực tiễn liên quan đến lĩnh vực tín dụng ngân hàng và tín dụng cá nhân của các ngân hàng thương mại. Trong những năm qua, đã có rất nhiều bài nghiên cứu về các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân của các NHTM, nhưng chủ yếu tập trung vào việc sử dụng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá thực trạng và đề ra các đề xuất. Các chỉ tiêu mà các bài nghiên cứu trước đây sử dụng như là chỉ tiêu sử dụng vốn, chỉ tiêu nợ quá hạn, chỉ tiêu dư nợ…..Từ việc phân tích các chỉ tiêu này các tác giả sẽ thấy được những chiều hướng phát triển trong những năm qua và đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục các xu hướng xấu đó. Theo nghiên cứu của Phạm Thị Hiền (2013) bàn về các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Bắc Á, cho thấy rằng nguyên nhân của những chiều hướng xấu này xuất phát từ chính nội tại của ngân hàng từ các chính sách về lãi suất, chính sách về nhân sự và sự đa dạng sản phẩm tín dụng, vì thế các giải pháp được đề ra trong bài nghiên cứu là tối ưu hóa các chính sách về 3 nhân tố này. 3
  17. Tuy nhiên, có những cách khác có thể được sử dụng để đánh giá chất lượng tín dụng cá nhân của các NHTM bên cạnh việc dùng các phương pháp đánh giá các chỉ tiêu tài chính truyền thống. Nhiều bài nghiên cứu đã cho thấy được những tư tưởng mới mẻ trong việc phân tích đánh giá, từ việc thành lập các mô hình nghiên cứu, khảo sát ý kiến khách hàng và cho đến việc đưa ra các ý tưởng, giải pháp đột phá từ việc thu thập ý kiến, phân tích mô hình đó. Theo nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Bảo Trinh (2015) đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Phát Triển TPHCM – Chi nhánh Trảng Bom bằng mô hình định lượng SPSS, đây là một điểm mới trong đề tài khi biết vận dụng phương pháp định lượng vào việc phân tích, tuy nhiên vẫn chưa có sự kết hợp đồng bộ giữa các số liệu định tính và mô hình định lượng nói trên, nên vẫn chưa phản ánh được hết bức tranh tín dụng của ngân hàng trong suốt thời gian nghiên cứu. Còn theo nghiên cứu của Võ Thị Phương Trang (2015) bàn về tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Gò Vấp, bước đầu đã cho thấy được sự kết hợp của cả phương pháp định tính và phương pháp định lượng vào việc phân tích, nhưng ở bài nghiên cứu này sự tiếp cận mô hình định lượng còn quá nông và mỏng, vì thế chưa phát huy được hết những ưu điểm của mô hình định lượng vào bài nghiên cứu. Trong đề tài này, tác giả đi sâu phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả chất lượng tín dụng cá nhân tại Agribank Bình Tân, đồng thời xây dựng mô hình phân tích kinh tế để phân tích các nhân tố ảnh hưởng và từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực từ vận dụng mô hình nghiên cứu để tháo gỡ những tồn tại và khó khăn của công tác tín dụng cá nhân trong bối cảnh và tình hình hoạt động mới của ngân hàng. Việc vận dụng các mô hình phân tích kinh tế như mô hình phân tích nhân tố khám phá EFA, mô hình phân tích hồi quy đa biến MRA để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng còn rất ít và là đề tài hoàn toàn mới mẻ đối với Agribank Bình Tân. Do đó, đây cũng là một điểm mới của đề tài. Ngoài ra, đề tài nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh “nóng” khi nhà nước đang đẩy mạnh nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của các định chế tài chính, tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế nên đề tài nghiên cứu này mang tính cần thiết cao. 4
  18. 1.1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.1.4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân của Agribank - chi nhánh Bình Tân. 1.1.4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài Về nội dung: Tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại Agribank - Bình Tân, từ đó đưa ra giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng. Về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Bình Tân. Về thời gian: Các tài liệu, số liệu sử dụng trong đề tài được cập nhật và phân tích trong thời gian từ 2012 – 2015. 1.1.5 Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu của được rút ra từ việc thảo luận, lấy ý kiến từ các chuyên viên tín dụng tại ngân hàng Agribank Bình Tân nhằm giải đáp các thắc mắc sau: 1. Hoạt động tín dụng cá nhân của Agribank Bình Tân qua các năm 2012-2015 có chuyển biến theo chiều hướng tốt hơn hay không? 2. Hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank Bình Tân có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay chưa? Từ việc lấy ý kiến chuyên viên, tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi khảo sát khách hàng của Agribank Bình Tân qua các năm, nhằm làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu. 1.1.6 Phƣơng pháp nghiên cứu 1.1.6.1 Phương pháp định tính Từ cơ sở lý thuyết và thông tin thu thập qua báo chí, sách vở, các văn bản báo cáo của ngân hàng cũng như thông qua việc tiếp xúc thực tế tại ngân hàng tác giả mô tả, diễn giải các kết quả nghiên cứu, từ đó kết hợp với kết quả của phương pháp định lượng để đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng Agribank – chi nhánh Bình Tân. 5
  19. 1.1.6.2 Phương pháp định lượng Đề tài sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu, so sánh và đối chiếu làm cơ sở phân tích và kết hợp những kết quả thông kê với việc vận dụng lý thuyết để làm sáng tỏ đề tài nghiên cứu. Mặt khác, tác giả còn khảo sát và xử lý số liệu qua phần mềm định lượng SPSS 20.0. 1.1.7 Kết cấu của đề tài Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu và ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Agribank - chi nhánh Bình Tân. Chương 2: Cơ sở lý luận về tín dụng cá nhân Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và kiến nghị 1.2 Giới thiệu về ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Bình Tân 1.2.1 Giới thiệu về ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam 1.2.1.1 Lịch sử hình thành Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật. 6
  20. Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. Năm 2008, một năm ghi dấu chặng đường 20 năm xây dựng và trưởng thành của Agribank và cũng là năm có tính quyết định trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế theo chủ trương của Đảng, Chính phủ. Trong chiến lược phát triển của mình, Agribank sẽ trở thành một Tập đoàn tài chính đa nghành, đa sở hữu, hoạt động đa lĩnh vực. Theo đó, toàn hệ thống xác định những mục tiêu lớn phải ưu tiên, đó là: Tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn, luôn là người bạn đông hành thủy chung tin cậy cuả 10 tỷ hộ gia đình; đẩy mạnh tái cơ cấu ngân hàng, giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu, đạt hệ số an toàn vốn theo tiêu chuẩn quốc tế, phát triển hệ thống công nghệ thông tin, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo các lợi ích của người lao động và phát triển thương hiệu - văn hóa Agribank. Năm 2010, - - - 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2