Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích và định giá cổ phiếu VIS của công ty cổ phần thép Việt Ý
lượt xem 213
download
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích và định giá cổ phiếu VIS của công ty cổ phần thép Việt Ý khái quát chung về phân tích và định giá cổ phiếu. Phân tích và định giá cổ phiếu VIS của công ty cổ phần thép Việt - Ý. Kiến nghị một số giải pháp cho phân tích và định giá cổ phiếu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích và định giá cổ phiếu VIS của công ty cổ phần thép Việt Ý
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH QUỐC TẾ ---------***--------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU VIS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT Ý Sinh viên thực hiện : Nguyễn Ngọc Bách Lớp : Anh 5 Khóa : 45 Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Đình Thọ Hà Nội, tháng 5 năm 2010
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... 4 DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... 5 LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 6 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU ..................................................................................................................... 10 I. Một số vấn đề về phân tích và định giá cổ phiếu ............................................. 10 1.1.Phân tích môi trường kinh doanh (PESTEL) ................................................ 10 1.1.1.Các yếu tố Thể chế- Luật pháp .............................................................. 11 1.1.2.Các yếu tố Kinh tế ................................................................................. 11 1.1.3.Các yếu tố văn hóa xã hội ...................................................................... 12 1.1.4.Yếu tố công nghệ................................................................................... 13 1.1.5.Yếu tố hội nhập ..................................................................................... 14 1.2.Môi trường cạnh tranh ngành – Porter’s Five Forces .................................... 15 1.3.Phân tích doanh nghiệp –SWOT ................................................................... 21 II. Các phương pháp phân tích, định giá cổ phiếu .............................................. 24 2.1. Phương pháp chiết khấu luồng cổ tức (DDM).............................................. 24 2.1.1.Trường hợp công ty không tăng trưởng ................................................. 25 2.1.2.Trường hợp công ty tăng trưởng đều đặn ............................................... 25 2.1.3.Trường hợp công ty tăng trưởng trong nhiều giai đoạn .......................... 25 2.2.Phương pháp định giá cổ phiếu dựa vào mô hình FCFF................................ 30 2.3.Phương pháp định giá cổ phiếu dựa vào mô hình FCFE ............................... 35 2.4.Phương pháp định giá cổ phiếu theo luồng tiền (DCF) ................................. 35 2.4.1.Xác định giá trị luồng tiền ..................................................................... 36 2.4.2.Chi phí vốn bình quân gia quyền WACC ............................................... 36 2.4.3.Xác định giá trị cổ phiếu theo mô hình DCF .......................................... 37 2.5. Phương pháp định giá theo hệ số giá trên thu nhập ( P/E) ............................ 38 III. Kinh nghiệm sử dụng các phương pháp định giá cổ phiếu .......................... 40 3.1.Kinh nghiệm định giá cổ phiếu theo mô hình chiết khấu cổ tức -DDM ......... 40 3.2.Kinh nghiệm định giá cổ phiếu theo mô hình chiết khấu dòng tiền – DCF.... 41 3.3.Kinh nghiệm định giá cổ phiếu theo hệ số P/E .............................................. 42 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU VIS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT – Ý ..........................................................................................44 I.Tổng quan về CTCP Thép Việt-Ý ..................................................................... 44 1
- 1.Giới thiệu chung về CTCP Thép Việt-Ý .......................................................... 44 1.1.Giới thiệu doanh nghiệp ........................................................................... 44 1.2.Hoạt động kinh doanh: ............................................................................. 45 II. Phân tích cơ bản .............................................................................................. 50 2.Phân tích môi trường cạnh tranh ngành – Porter’s Five Forces ........................ 52 2.1. Áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp........................................................... 52 2.2. Áp lực cạnh tranh từ khách hàng ............................................................. 53 2.3. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn........................................................ 53 2.4. Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế ................................................... 54 2.5. Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành ............................................................... 54 3. Phân tích doanh nghiệp .................................................................................. 55 3.1. Phân tích SWOT ..................................................................................... 55 3.2. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính ........................................................... 56 3.3. So sánh các chỉ tiêu tài chính của VIS với các công ty cùng ngành .......... 58 III. Định giá cổ phiếu VIS .................................................................................... 59 1. Xác định lãi suất chiết khấu theo phương pháp CAPM ................................... 59 Bước 1: Sử dụng mô hình hồi qui dựa trên số liệu lịch sử để ước lượng β ...... 59 Bước 2: Tính lợi suất thị trường Rm............................................................... 61 Bước 3: Tính lãi suất chiết khấu bằng phương pháp CAPM ........................... 62 2.Dự báo dòng tiền ............................................................................................. 62 3.Định giá cổ phiếu bằng phương pháp chiết khấu luồng cổ tức (DDM)............. 63 4. Định giá cổ phiếu bằng phương pháp so sánh theo tỉ số P/E, P/B. .................. 65 5. Phương pháp định giá theo mô hình FCFE và FCFF ...................................... 66 IV. Những khó khăn trong công tác định giá cổ phiếu ....................................... 67 1. Những khó khăn xuất phát từ bản thân công ty ............................................... 67 1.1. Chưa có thói quen lập kế hoạch tài chính dài hạn .................................... 67 1.2. Chưa tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực kế toán ..................................... 68 2. Những khó khăn xuất phát từ môi trường kinh doanh ..................................... 69 2.1. Khung pháp lý về công tác định giá cổ phiếu chưa hoàn thiện ................. 69 2.2. Hạn chế của công bố thông tin................................................................. 70 3. Những khó khăn xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của các nhà đầu tư ................ 71 CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO VIỆC PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU .................. 74 I. Triển vọng phát triển của CTCP Thép Việt - Ý trong thời gian tới ...................... 74 II.Giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá cổ phiếu .............................. 77 2
- 1.Giải pháp để khắc phục hạn chế của việc công bố thông tin chậm ................... 77 2. Giải pháp nhằm khắc phục hạn chế của việc công bố thông tin thiếu đầy đủ và chính xác ............................................................................................................ 78 3. Giải pháp khắc phục những hạn chế từ sự thiếu hiểu biết của các nhà đầu tư .. 78 III.Kiến nghị ......................................................................................................... 79 1. Đối với CTCP Thép Việt-Ý ............................................................................ 79 1.1.Tạo thói quen lập kế hoạch tài chính dài hạn ............................................ 79 1.2.Tuân thủ đúng các quy tắc và chuẩn mực kế toán khi lập BCTC .............. 79 1.3. Đảm bảo thông tin được cung cấp nhanh chóng, đầy đủ chính xác .......... 80 2. Đối với Chính Phủ.......................................................................................... 81 2.1. Tăng cường cơ chế quản lý, giám sát về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán ....................................................................................... 81 2.2. Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý cho thị trường chứng khoán ......... 82 2.3. Khuyến khích nhà đầu tư nâng cao hiểu biết trước khi tham gia thị trường chứng khoán................................................................................................... 83 3. Đối với nhà đầu tư .......................................................................................... 83 3.1. Tích cực tìm hiểu và trang bị các kiến thức cần thiết trước khi tham gia thị trường chứng khoán ....................................................................................... 83 3.2. Tránh đầu tư theo tâm lý bầy đàn ............................................................ 84 KẾT LUẬN ..............................................................................................................85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................87 PHỤ LỤC 1:DỰ ĐOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CTCP THÉP VIỆT-Ý CHO 5 NĂM TỚI SỬ DỤNG TỈ LỆ THEO DOANH THU ................................. 88 PHỤ LỤC 2: DỰ ĐOÁN TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CTCP THÉP VIỆT-Ý..... 92 3
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết đấy đủ AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BCTC Báo cáo tài chính CTCP CTCP ĐTPT Đầu tư phát triển GDP Tổng sản phẩm nội địa HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội KCN Khu công nghiệp R&D Nghiên cứu và phát triển SXKD Sản xuất kinh doanh TCT Tổng công ty TTCK Thị trường chứng khoán VIS CTCP Thép Việt-Ý VSA Hiệp hội Thép Việt Nam VTV CTCP Vật tư Vận tải Xi Măng 4
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1.Phân tích môi trường vĩ mô - PESTEL 50 Bảng 2.2.Phân tích doanh nghiệp - SWOT 55 Bảng 2.3.Một số chỉ tiêu tài chính của CTCP Thép Việt-Ý 58 Bảng 2.4.So sánh các chỉ tiêu tài chính của VIS với các công ty cùng ngành 59 Bảng 2.5.Mô hình hồi quy ước lượng β 60 Bảng 2.6.Tính lãi suất chiết khấu theo CAPM 62 Bảng 2.7. Tốc độ tăng trưởng doanh thu của CTCP Thép Việt-Ý 2007-2009 62 Bảng 2.8. Ước tính vốn đầu tư chủ sở hữu của CTCP Thép Việt-Ý trong 5 năm 63 Bảng 2.9. Bảng ước tính các luồng cổ tức CTCP Thép Việt-Ý sẽ chi trả 2010-2015 63 Bảng 2.10.Bảng ước tính giá CP VIS theo phương pháp DDM 64 Bảng 2.11.Xác định PE và PB ngành 65 Bảng 2.12.Bảng phân tích độ nhạy khi EPS và PE thay đổi 66 Bảng 2.13.Phân tích độ nhạy khi cho PB và BVPS thay đổi 66 Bảng 2.14.Định giá cổ phiếu theo Mô hình FCFE 67 Bảng 2.15.Định giá cổ phiếu theo Mô hình FCFF 64 Biểu đồ 2.1.Cơ cấu doanh thu của CTCP Thép Việt-Ý năm 2009 47 Biểu đồ 2.2.Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ròng của công ty CP Thép Việt-Ý những năm gần đây 48 Biểu đồ 3.1.Giá thép thế giới năm 2008 và 2009 72 Biểu đồ 3.2.Chỉ số giá ngành thép và VN-Index năm 2009 73 5
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thị trường chứng khoán Việt nam trong những năm vừa qua tuy ẩn chứa nhiều rủi ro và vẫn còn bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông nhưng đã có những bước phát triển mạnh mẽ và thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài cũng như trong nước. Từ cuối năm 2006 đến cuối năm 2007 thị trường có mức tăng trưởng vượt bậc dẫn đến phong trào nhà nhà chơi chứng khoán, người người chơi chứng khoán. Đến nay, mặc dù thị trường vẫn chưa lấy lại được đà tăng trưởng như cũ nhưng vẫn thu hút được đông đảo các nhà đầu tư trong nước ở mọi tầng lớp dân cư trong xã hội. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường chứng khoán Việt Nam có một thực tế là công tác phân tích, định giá cổ phiếu vẫn chưa được coi trọng đúng mức. Phân tích, định giá cổ phiếu giúp doanh nghiệp niêm yết xác định được mức giá hợp lý khi phát hành cổ phiếu, xác định được chi phí vốn cũng như chi phí khi mua bán sát nhập doanh nghiệp… Bên cạnh đó, công tác định giá cổ phiếu cũng giúp các ngân hàng thương mại xác định được giá trị của cổ phiểu trước khi quyết định cho vay đầu tư chứng khoán, cho vay cầm cố cổ phiếu…Đối với nhà đầu tư cá nhân, vai trò của công tác phân tích, định giá cũng hết sức quan trọng.. Đến năm 2010, tuy nhà đầu tư Việt Nam cũng đã chú ý đến kết quả kinh doanh cũng như tiềm lực phát triển thực sự của bản thân doanh nghiệp tuy nhiên vẫn chủ yếu đầu tư theo phong trào, đầu tư “bầy đàn”, họ vẫn đang “chơi chứng khoán” chứ chưa thực sự “đầu tư chứng khoán”. Chính vì vậy mà nhiều nhà đầu tư đã có những quyết định, lựa chọn sai lầm do thiếu kiến thức cần thiết, đặc biệt là kiến thức “Định giá cổ phiếu”. Họ đã phải gánh chịu những tổn thất nặng nề về kinh tế từ những sai lầm đó. Với mong muốn tìm được những phương pháp định giá hợp lý đối với các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam và từ đó có thể đề xuất biện 6
- pháp nhằn nâng cao chất lượng công tác định giá cổ phiếu niêm yết trên thị trường, em xin chọn đề tài “Phân tích và định giá cổ phiếu VIS của CTCP thép Việt – Ý” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về phân tích và định giá cổ phiếu, kinh nghiệm khi sử dụng các phương pháp. - Phân tích và định giá cổ phiếu VIS của CTCP Thép Việt-Ý. Trình bày những khó khăn gặp phải trong quá trình phân tích, định giá cổ phiếu. - Đề xuất hệ thống giải pháp cũng như đưa ra những kiến nghị nhằm phát triển nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tích và định giá cổ phiếu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Khóa luận tập trung vào nghiên cứu các phương pháp, mô hình định giá được áp dụng phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam, hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về lý luận và các mô hình định giá cổ phiếu. Trong đó, đi sâu vào định giá cổ phiếu VIS của CTCP thép Việt – Ý. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu các mô hình định giá cổ phiếu được ứng dụng nhiều trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Từ đó tìm hiểu và ứng dụng việc định giá vào cổ phiếu VIS. 4.Phương pháp nghiên cứu Tìm hiểu các nguồn tài liệu trong và ngoài nước để tìm ra lý luận cơ bản về các phương pháp định giá cổ phiếu. Thu thập số liệu thông qua bản cáo bạch, báo cáo tài chính các năm, các báo cáo phân tích về công ty Thép Việt-Ý…Dùng phương pháp hệ thống, thống kê và phân tích các số liệu thu thập. 7
- Thông qua việc tổng hợp các số liệu thu thập được, ứng dụng các lý luận đã tìm hiểu được tiến hành định giá cổ phiếu VIS của CTCP Thép-Việt-Ý. 5.Kết cấu của khóa luận Ngoài phần Mục lục, Lời mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, khóa luận gồm 3 chương: 8
- Chương 1: Khái quát chung về phân tích và định giá cổ phiếu Chương 2: Phân tích và định giá cổ phiếu VIS của CTCP thép Việt-Ý Chương 3: Kiến nghị một số giải pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tích và định giá cổ phiếu Do hạn chế về thời gian cũng như về mặt kiến thức của bản thân nên khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những sai sót và chưa hoàn thiện. Em rất mong nhận được các ý kiến quý báu từ phía thầy cô, bạn bè và coi đây là hướng đi cần phải tiếp tục hoàn thiện trong tương lai. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của PGS.TS Nguyễn Đình Thọ cùng các thầy cô trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận Hà Nội, 14/3/2010 Sinh viên Nguyễn Ngọc Bách 9
- CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU I. Một số vấn đề về phân tích và định giá cổ phiếu Cổ phiếu là một loại chứng khoán chủ yếu cần phân tích phục vụ đầu tư. Đến nay người ta đã tổng kết lại rằng có hai phương pháp phân tích đã được sử dụng một cách phổ biến tại hầu hết các thị trường chứng khoán (TTCK) trên thế giới, đó là phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Phân tích cơ bản (Fundamental Analysis) là phương pháp phân tích cổ phiếu dựa vào các nhân tố mang tính chất nền tảng có tác động hoặc dẫn tới sự thay đổi giá cả của cổ phiếu nhằm chỉ ra giá trị nội tại của cổ phiếu trên thị trường. Các nhân tố cơ bản cần nghiên cứu bao gồm: phân tích môi trường kinh doanh (PESTEL), phân tích môi trường cạnh tranh ngành (Porter’s Five Forces), phân tích doanh nghiệp (SWOT). 1.1.Phân tích môi trường kinh doanh (PESTEL) Trong khi mô hình 5 áp lực của M-Porter đi sâu vào việc phân tích các yếu tố trong môi trường ngành kinh doanh thì PEST lại nghiên cứu các tác động của các yếu tố trong môi trường vĩ mô. Các yếu tố đó là Political (Thể chế - Luật pháp) Economics (Kinh tế) Sociocultrural (Văn hóa - Xã Hội) Technological (Công nghệ) Đây là bốn yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành kinh tế, các yếu tố này là các yếu tố bên ngoài của của doanh nghiệp và ngành, và ngành phải chịu các tác động của nó đem lại như một yếu tố khách quan. Các doanh nghiệp dựa trên các tác động sẽ đưa ra những chính sách, hoạt động kinh doanh phù hợp. 10
- 1.1.1.Các yếu tố Thể chế- Luật pháp Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó. Sự bình ổn: Chúng ta sẽ xem xét sự bình ổn trong các yếu tố xung đột chính trị, ngoại giao của thể chế luật pháp. Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh và ngược lại các thể chế không ổn định, xảy ra xung đột sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó. Chính sách thuế: Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêu thụ, thuế thu nhập… sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Các đạo luật liên quan: Luật đầu tư, luật doanh nghiệp,luật lao động, luật chống độc quyền, chống bán phá giá … Chính sách: Các chính sách của nhà nước sẽ có ảnh hưởng tới doanh nghiệp, nó có thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với doanh nghiệp. Như các chính sách thương mại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, thuế, các chính sách điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng… 1.1.2.Các yếu tố Kinh tế Các doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố kinh tế cả trong ngắn hạn, dài hạn và sự can thiệp của chính phủ tới nền kinh tế. Thông thường các doanh nghiệp sẽ dựa trên yếu tố kinh tế để quyết định đầu tư vào các ngành, các khu vực. 11
- Tình trạng của nền kinh tế: Bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ, trong mỗi giai đoạn nhất định của chu kỳ nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ có những quyết định phù hợp cho riêng mình. Các yếu tố tác động đến nền kinh tế: Lãi suất, lạm phát, Các chính sách kinh tế của chính phủ: Luật tiền lương cơ bản, các chiến lược phát triển kinh tế của chính phủ, các chính sách ưu đãi cho các ngành: Giảm thuế, trợ cấp…. Triển vọng kinh tế trong tương lai:Tốc độ tăng trưởng, mức gia tăng GDP, tỉ suất GDP trên vốn đầu tư… Trong giai đoạn những năm đầu thập niên 90 thế kỷ trước, khi nền kinh tế Anh đang ở trong tình trạng khủng hoảng và các doanh nghiệp lại tạo ra một cuộc chiến về giá cả, họ cắt giảm chi phí từ lao động, tăng gấp đôi chi phí quảng cáo kích thích tiêu dùng. Tuy nhiên họ đã mắc phải sai lầm vì đã tác động xấu đến tâm lý người tiêu dùng, trong khi nguồn thu nhập bị giảm sút, không ai sẽ đầu tư vào các hàng hóa thứ cấp xa xỉ như thiết bị an ninh. 1.1.3.Các yếu tố văn hóa xã hội Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng, và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó. Những giá trị văn hóa là những giá trị làm lên một xã hội, có thể vun đắp cho xã hội đó tồn tại và phát triển. Chính vì thế các yếu tố văn hóa thông thường được bảo vệ hết sức quy mô và chặt chẽ, đặc biệt là các văn hóa tinh thần. Rõ ràng chúng ta không thể kinh doanh humbeger tại các nước Hồi Giáo được. Tuy vậy chúng ta cũng không thể phủ nhận những giao thoa văn hóa của các nền văn hóa khác vào các quốc gia. Sự giao thoa này sẽ thay đổi tâm lý tiêu dùng, lối sống, và tạo ra triển vọng phát triển với các ngành.. Ngay tại Việt Nam chúng ta có thể nhận ra ngay sự giao thoa của các nền văn hóa đặc biệt thời gian gần đây là văn hóa Hàn Quốc. Ra đường thấy một nửa 12
- thế giới thay phiên nhau đi ép tóc, giày hàn quốc, son môi Hàn Quốc, xe máy hàn Quốc, ca nhạc Hàn Quốc tất cả đều xuất phát từ những bộ phim Hàn Quốc. Bên cạnh văn hóa , các đặc điểm về xã hội cũng khiến các doanh nghiệp quan tâm khi nghiên cứu thị trường, những yếu tố xã hội sẽ chia cộng đồng thành các nhóm khách hàng, mỗi nhóm có những đặc điểm, tâm lý, thu nhập … khác nhau: Tuổi thọ trung bình, tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, ăn uống Thu nhập trung bình, phân phối thu nhập Lối sống, học thức,các quan điểm về thẩm mỹ, tâm lý sống Điều kiện sống Ở Đức trong giai đoạn hiện nay có rất nhiều người có thu nhập cao, điều kiện sống tốt, có khả năng trình độ và làm tại những vị trí ổn định của xã hội nhưng họ thích sống độc thân, không muốn phải có trách nhiệm về gia đình, công việc sinh con đẻ cái… Những yếu tố này đã khiến các doanh nghiệp của Đức nảy sinh các dịch vụ, các câu lạc bộ, các hàng hóa cho người độc thân. 1.1.4.Yếu tố công nghệ. Cả thế giới vẫn đang trong cuộc cách mạng của công nghệ, hàng loạt các công nghệ mới được ra đời và được tích hợp vào các sản phẩm, dịch vụ. Nếu cách đây 30 năm máy vi tính chỉ là một công cụ dùng để tính toán thì ngày nay nó đã có đủ chức năng thay thế một con người làm việc hoàn toàn độc lập. Trước đây chúng ta sử dụng các máy ảnh chụp bằng phim thì hiện nay không còn hãng nào sản xuất phim cho máy ảnh. Đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ truyền thông hiện đại đã giúp các khoảng cách về địa lý,phương tiện truyền tải. Đầu tư của chính phủ, doanh nghiệp vào công tác R&D: Trong thập niên 60-70 của thế kỷ trước. Nhật Bản đã khiến các nước trên thế giới phải thán 13
- phục với bước nhảy vọt về kinh tế trong đó chủ yếu là nhân tố con người và công nghệ mới. Hiện nay Nhật vẫn là một nước có đầu tư vào nghiên cứu trên GDP lớn nhất thế giới. Việc kết hợp giữa các doanh nghiệp và chính phủ nhằm nghiên cứu đưa ra các công nghệ mới, vật liệu mới… sẽ có tác dụng tích cực đến nền kinh tế. Tốc độ, chu kỳ của công nghệ, tỷ lệ công nghệ lạc hậu: nếu trước đây các hãng sản xuất phải mất rất nhiều thời gian để tăng tốc độ bộ vi xử lý lên gấp đôi thì hiện nay tốc độ này chỉ mất khoảng 2-4 năm. Xuất phát từ các máy tính Pen II, Pen III, chưa đầy 10 năm hiện nay tốc độ bộ vi xử lý đã tăng với chip set thông dụng hiện nay là Core Dual tốc độ 2.8 GB/s. Một bộ máy tính mới tinh chỉ sau nửa năm đã trở nên lạc hậu với công nghệ và các phần mềm ứng dụng. Ảnh hưởng của công nghệ thông tin, internet đến hoạt động kinh doanh. Ngoài các yếu tố cơ bản trên, hiện nay khi nghiên cứu thị trường, các doanh nghiệp phải đưa yếu tố toàn cầu hóa trở thành một yếu tố vĩ mô tác động đến ngành. 1.1.5.Yếu tố hội nhập Không ai phủ nhận toàn cầu hóa đang là xu thế, và xu thế này không tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, các quốc gia trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh. Toàn cầu hóa tạo ra các sức ép cạnh tranh, các đối thủ đến từ mọi khu vực. Quá trình hội nhập sẽ khiến các doanh nghiệp phải điều chỉnh phù hợp với các lợi thế so sánh.,phân công lao động của khu vực và của thế giới Điều quan trọng là khi hội nhập, các rào cản về thương mại sẽ dần dần được gỡ bỏ, các doanh nghiệp có cơ hội buôn bán với các đối tác ở cách xa khu vực địa lý, khách hàng của các doanh nghiệp lúc này không chỉ là thị trường 14
- nội địa nơi doanh nghiệp đang kinh doanh mà còn các khách hàng đến từ khắp nơi. 1.2.Môi trường cạnh tranh ngành – Porter’s Five Forces 1.2.1. Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp Số lượng và quy mô nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp. Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp : Trong vấn đề này ta nghiên cứu khả năng thay thế những nguyên liệu đầu vào do các nhà cung cấp và chi phí chuyển đổi nhà cung cấp (Switching Cost). Thông tin về nhà cung cấp : Trong thời đại hiện tại thông tin luôn là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của thương mại, thông tin về nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn tới việc lựa chọn nhà cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp. Một ngành sản xuất đòi hỏi phải có các nguyên liệu thô – bao gồm lao động, các bộ phận cấu thành và các đầu vào khác. Đòi hỏi này dẫn đến mối quan hệ bên mua – bên cung cấp giữa các ngành sản xuất và các hãng cung cấp các nguyên liệu thô để chế tạo sản phẩm. Sức mạnh của nhà cung cấp thể hiện khả năng quyết định các điều kiện giao dịch của họ đối với doanh nghiệp. Những nhà cung cấp yếu thế có thể phải chấp nhận các điều khoản mà doanh nghiệp đưa ra, nhờ đó doanh nghiệp giảm được chi phí và tăng lợi nhuận trong sản xuất, ngược lại, những nhà cung cấp lớn có thể gây sức ép đối với ngành sản xuất bằng nhiều cách, chẳng hạn đặt giá bán nguyên liệu cao để san sẻ phần lợi nhuận của ngành. 1.2.2. Áp lực cạnh tranh từ khách hàng Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. 15
- Khách hàng được phân làm 2 nhóm: Khách hàng lẻ Nhà phân phối Cả hai nhóm đều gây áp lực với doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đi kèm và chính họ là người điểu khiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng. Tương tự như áp lực từ phía nhà cung cấp ta xem xét các tác động đến áp lực cạnh tranh từ khách hàng đối với ngành Quy mô Tầm quan trọng Chi phí chuyển đổi khách hàng Thông tin khách hàng Đặc biệt khi phân tích nhà phân phối ta phải chú ý tầm quan trọng của họ, họ có thể trực tiếp đi sâu vào uy hiếp ngay trong nội bộ của doanh nghiệp. Wal- Mart là nhà phân phối lớn có tầm ảnh hưởng toàn thế giới, hệ thống phân phối của Wal mart có thể ảnh hưởng tới nhiều ngành hàng như thực phẩm, hàng điện tử , các hàng hàng hóa tiêu dùng hàng ngày. Wal Mart có đủ quyển lực để đàm phán với các doanh nghiệp khác về giá cả, chất lượng sản phẩm cũng như các chính sách marketing khi đưa hàng vào trong hệ thống của mình. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, việc đưa các sản phẩm vào hệ thống phân phối của các siêu thị luôn gặp phải khó khăn và trở ngại vì các áp lực về giá và chất lượng. Hầu hết các sản phẩm của Việt Nam như dệt may, da giầy rất khó xâm nhập vào các thị trường lớn như Mỹ ,EU nếu không qua hệ thống phân phối. Chính vì vậy chúng ta đã được lắng nghe những câu chuyện về việc một đôi giầy sản xuất ở Việt Nam bán cho nhà phân phối với giá thấp còn người dân Việt Nam khi mua hàng ở nước ngoài thì phải chịu những cái giá cắt cổ so với sản phẩm cùng chủng loại ở trong nước. 16
- 1.2.3.Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn: Theo M-Porter, đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trên trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau: Sức hấp dẫn của ngành: Yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỉ suất sinh lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành. Những rào cản gia nhập ngành : là những yếu tố làm cho việc gia nhập vào một ngành khó khăn và tốn kém hơn . Kỹ thuật Vốn Các yếu tố thương mại: Hệ thống phân phối, thương hiệu , hệ thống khách hàng ... Các nguồn lực đặc thù: Nguyên vật liệu đầu vào (bị kiểm soát ), bằng cấp , phát minh sáng chế, nguồn nhân lực, sự bảo hộ của chính phủ Không ai có thể lường được việc Apple sẽ cho ra đời máy nghe nhạc Ipod đánh bại người hùng về công nghệ mutilmedia như Sony. Rõ ràng sức hấp dẫn của cầu các thiết bị nghe nhạc đã đưa Ipod trở thành sản phẩm công nghệ được ưa chuộng nhất. Chính Sony đã tự làm các rào cản về công nghệ, thương hiệu của mình giảm sút bằng việc quá chú trọng vào phát triển theo chiều rộng nhiều ngành để người tí hon Apple thâm nhập và kiểm soát toàn bộ thị trường, biến lợi thế cạnh tranh của Sony trở thành gánh nặng cho chính họ. Tương tự như ví dụ trên chúng ta so sánh trong ngành công nghiệp nặng như sản xuất máy bay. Rào cản gia nhập ngành quá lớn cả về vốn, công nghệ, nguyên vật liệu đầu vào nên hiện tại chỉ có 2 hãng hàng không lớn cạnh tranh với nhau là Airbus và Boeing. Nếu không có sự đột biến về công nghệ để chế tạo ra sản phẩm mới hoặc là tối ưu hơn máy bay ( Loại máy nào đó có thể đi từ nơi này sang nơi khác như truyện cổ tích) hoặc là tính năng tương tương nhưng 17
- giá và công nghệ rẻ hơn thì chắc chắn rào cản gia nhập ngành chế tạo máy bay vẫn là đích quá xa cho các doanh nghiệp khác. 1.2.4. Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành. Ta có thể lấy luôn ví dụ sau đó mới đưa ra các nhận định về áp lực cạnh tranh chủ yếu của sản phẩm thay thế : Ta có thể lấy ví dụ là một thức uống khả phổ biến hiện nay : đó là bia.Vậy bia thỏa mãn nhu cầu gì : Gặp gỡ đối tác Tụ họp bạn bè Bàn công việc với đồng nghiệp còn vô vàn lý do khác nhưng ta xét trên phương diện công việc nên chỉ dùng một vài yếu tố để nhận định. Vậy sản phẩm thay thế của bia, rượu là một hàng hóa ( hoặc dịch vụ có thể thỏa mãn các nhu cầu ở trên). Một số hàng hóa có thể thay thế được bia rượu : Uống cafe, uống trà, chơi thể thao .Các dịch vụ này có thể thỏa mãn các nhu cầu trên và thêm vào một lợi ích là được chị em saganor hoan nghênh. Qua ví dụ trên chúng ta thấy áp lực cạnh tranh chủ yếu của sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với các sản phẩm trong ngành, thêm vào nữa là các nhân tố về giá, chất lượng , các yếu tố khác của môi trường như văn hóa, chính trị, công nghệ cũng sẽ ảnh hưởng tới sự đe dọa của sản phẩm thay thế. Tính bất ngờ, khó dự đoán của sản phẩm thay thế : Ngay cả trong nội bộ ngành với sự phát triển của công nghệ cũng có thể tạo ra sản phẩm thay thế cho ngành mình. Điện thoại di động chính là sản phẩm thay thế cho điện thoại cố định và sắp tới là VOIP sẽ thay thế cho cả hai sản phẩm cũ. 18
- Chi phí chuyển đổi: Chúng ta biết các phần mềm mã nguồn mở như Linux hay như ở Việt Nam là Viet Key Linux giá thành rất rẻ thậm chí là miễn phí nhưng rất ít người sử dụng vì chi phí chuyển đổi từ hệ điều hành Window và các ứng dụng trong nó sang một hệ điều hành khác là rất cao và có thể ảnh hưởng đến hoạt động, các công việc trên máy tính. 1.2.5. Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh. Trong một ngành các yếu tố sau sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh trên các đối thủ Tình trạng ngành : Nhu cầu, độ tốc độ tăng trưởng ,số lượng đối thủ cạnh tranh... Cấu trúc của ngành : Ngành tập trung hay phân tán Ngành phân tán là ngành có rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau nhưng không có doanh nghiệp nào có đủ khả năng chi phối các doanh nghiệp còn lại Ngành tập trung : Ngành chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệp nắm giữ vai trò chi phối (Điều khiển cạnh tranh- Có thể coi là độc quyền) Các rào cản rút lui (Exit Barries) : Giống như các rào cản gia nhập ngành, rào cản rút lui là các yếu tố khiến cho việc rút lui khỏi ngành của doanh nghiệp trở nên khó khăn : Rào cản về công nghệ, vốn đầu tư Ràng buộc với người lao động Ràng buộc với chính phủ, các tổ chức liên quan Các ràng buộc chiến lược, kế hoạch. Thị trường cung cấp dịch vụ viễn thông di động Việt Nam hiện nay đã có rất nhiều nhà cung cấp nhưng quyền lực chi phối thị trường vẫn nằm trong tay 3 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông là Vina Phone , Mobifone và Viettel.. Nhu cầu 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương
115 p | 1696 | 368
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam – Vietcombank
89 p | 525 | 139
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà
91 p | 454 | 132
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích chiến lược phân phối sản phẩm hạt giống bắp lai của Công ty cổ phần Giống cây trồng miền Nam
90 p | 560 | 109
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích các nhân tố tác động đến doanh thu tại công ty Lốp YOKOHAMA Việt Nam
94 p | 365 | 60
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích tài chính Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dệt may Linh Phương - Trần Thu Trang
12 p | 197 | 57
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích thiết kế hệ thống website bán hàng trực tuyến tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thành
64 p | 128 | 28
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích và thiết kế phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP cho công ty cổ phần công nghệ SAPO
44 p | 57 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự tại Công ty Cổ phần quốc tế ZOMA
63 p | 53 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lí bán hàng cho Công ty Cổ phần Phần mềm quản trị doanh nghiệp Cybersoft
74 p | 62 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý bán hàng của Công ty trách nhiệm hữu hạn Zenco Việt Nam
53 p | 60 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lí khách hàng tại Công ty Cổ phần Bất động sản Thế kỷ
71 p | 25 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích tài chính tại Công ty Cổ Phần in Quảng Bình
97 p | 146 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
80 p | 34 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích công việc tại Công ty Cổ phần Đầu tư Giáo dục và phát triển công nghệ quốc tế Langmaster
64 p | 11 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín
70 p | 23 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích các tỷ số tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty TNHH một thành viên Tiến Quân
96 p | 8 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn