intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển loại hình homestay tại các xã vùng cao huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

297
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Phát triển loại hình homestay tại các xã vùng cao huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình" nhằm khảo sát thực trạng phát triển loại hình du lịch homestay tại các xã vùng cao huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình; Đề xuất giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch homestay ở huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển loại hình homestay tại các xã vùng cao huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình

  1. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Văn hóa du lịch ĐỀ TÀI PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH HOMESTAY TẠI CÁC XÃ VÙNG CAO HUYỆN TÂN LẠC, TỈNH HÒA BÌNH Sinh viên thực hiện: Phùng Thị Vũ Quỳnh Hà Nội - 2024
  2. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Văn hóa du lịch ĐỀ TÀI PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH HOMESTAY TẠI CÁC XÃ VÙNG CAO HUYỆN TÂN LẠC, TỈNH HÒA BÌNH Sinh viên thực hiện: Phùng Thị Vũ Quỳnh Mã sinh viên: 2005VDLB047 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Thị Phương Thúy Hà Nội - 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đề tài: “Phát triển loại hình homestay tại các xã vùng cao huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình” là một công trình nghiên cứu độc lập dưới sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Thị Phương Thúy. Nội dung của đề tài này là sản phẩm được đúc kết từ việc nghiên cứu, tìm hiểu, quan sát, tổng hợp và phân tích. Ngoài ra, trong đề tài có sử dụng một số nguồn tài liệu tham khảo đã được trích dẫn nguồn và chú thích rõ ràng. Các số liệu, kết quả trình bày trong đề tài là hoàn toàn trung thực. Sinh viên thực hiện Phùng Thị Vũ Quỳnh
  4. LỜI CẢM ƠN Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô của Khoa Quản lý xã hội - Học viện Hành chính Quốc gia đã tạo điều kiện tốt nhất cho em có cơ hội học hỏi, tìm hiểu và trau dồi kiến thức để thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các cơ quan, Ủy ban nhân dân các xã thuộc huyện Tân Lạc – Hòa Bình đã cung cấp tài liệu giúp em thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp này. Đặc biệt, em xin trân trọng cảm ơn ThS. Trần Thị Phương Thúy đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Cảm ơn cô đã giúp đỡ em rèn luyện kĩ năng viết bài, kĩ năng thuyết trình và cung cấp thêm tài liệu để em hoàn thành đề tài đúng thời gian quy định của trường Học viện Hành chính Quốc gia. Do điều kiện thời gian cũng như trình độ năng lực của tác giả có hạn nên đề tài “Phát triển loại hình homestay tại các xã vùng cao huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình” cũng không thể tránh khỏi những sai sót, hạn chế. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng nghiệm thu và quý thầy cô để tác giả tiếp tục chỉnh sửa hoàn thiện đề tài. Trân trọng cảm ơn!
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AOP Tổ chức phi chính phủ của Australia ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á NQ Nghị quyết OCOP Chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc UNWTO Tổ chức Du lịch Thế giới
  6. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Hệ thống giao thông đường bộ tỉnh Hòa Bình ............................... 36 Bảng 2.2: Thống kê các hộ kinh doanh homestay trên địa bàn các xã vùng cao huyện Tân Lạc ................................................................................................. 38 Bảng 2.3: Thống kê một số hộ kinh doanh homestay trên địa bàn huyện Tân Lạc ................................................................................................................... 41 Bảng 2.4: Thống kê dân số huyện Tân Lạc từ 2020 – 2023 ........................... 41 Bảng 2.5: Dân số 3 xã vùng cao huyện Tân Lạc............................................. 42
  7. DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Mô hình tổ chức quản lý hoạt động du lịch homestay ở các xã vùng cao huyện Tân Lạc .......................................................................................... 53
  8. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................4 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ....................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................4 6. Đóng góp của đề tài ...............................................................................................5 7. Cấu trúc của khóa luận.........................................................................................6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH HOMESTAY ............................................................................................7 1.1. Khái niệm và đặc điểm của du lịch homestay .................................................7 1.1.1. Khái niệm homestay .........................................................................................7 1.1.2. Đặc điểm của du lịch homestay .......................................................................8 1.2. Lịch sử hình thành và điều kiện phát triển của loại hình du lịch homestay 9 1.2.1. Lịch sử hình thành loại hình du lịch homestay..............................................9 1.2.2. Điều kiện phát triển của loại hình du lịch homestay ...................................12 1.3. Du lịch homestay trên thế giới và Việt Nam ..................................................18 1.3.1. Du lịch homestay trên thế giới .......................................................................18 1.3.2. Du lịch homestay ở Việt Nam ........................................................................19 1.4. Vai trò của du lịch homestay ...........................................................................20 1.4.1. Đa dạng hóa các loại hình du lịch ................................................................20 1.4.2. Chia sẻ lợi ích từ du lịch với cộng đồng địa phương ...................................20 1.4.3. Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch ....................................................21 1.4.4. Giao lưu văn hóa giữa các vùng miền và quốc gia khác nhau....................22 Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................23 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY Ở CÁC XÃ VÙNG CAO HUYỆN TÂN LẠC – HÒA BÌNH ...................................................24 2.1. Khái quát chung về huyện Tân Lạc – Hòa Bình ...........................................24
  9. 2.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................24 2.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội .................................................................25 2.1.3. Hoạt động du lịch của huyện Tân Lạc – Hòa Bình .....................................27 2.2. Điều kiện phát triển của loại hình du lịch homestay tại các xã vùng cao huyện Tân Lạc – Hòa Bình .....................................................................................31 2.2.1. Tài nguyên du lịch..........................................................................................31 2.2.2. Cơ chế chính sách ..........................................................................................33 2.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng .....................................................................36 2.2.4. Nguồn nhân lực .............................................................................................41 2.2.5. Sự hỗ trợ của các chủ thể tham gia ...............................................................42 2.3. Đánh giá điều kiện phát triển loại hình homestay tại các xã vùng cao huyện Tân Lạc – Hòa Bình ................................................................................................44 2.3.1. Thuận lợi ........................................................................................................44 2.3.2. Khó khăn ........................................................................................................46 Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................48 Chương 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH HOMESTAY TẠI CÁC XÃ VÙNG CAO HUYỆN TÂN LẠC – HÒA BÌNH ..........................49 3.1. Định hướng phát triển du lịch homestay tại huyện Tân Lạc – Hòa Bình ...49 3.1.1. Định hướng phát triển du lịch homestay tại Hòa Bình ...............................49 3.1.2. Định hướng phát triển du lịch homestay tại huyện Tân Lạc .......................50 3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch homestay tại các xã vùng cao huyện Tân Lạc – Hòa Bình ....................................................................51 3.2.1. Giải pháp về bảo vệ tài nguyên du lịch .........................................................51 3.2.2. Giải pháp về cơ chế chính sách .....................................................................52 3.2.3. Giải pháp về tổ chức quản lý .........................................................................53 3.2.4. Giải pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng ................................................54 3.2.5. Giải pháp về nguồn nhân lực ........................................................................55 3.2.6. Giải pháp về thị trường, xúc tiến, quảng bá .................................................57 3.3. Một số kiến nghị ...............................................................................................58 Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................59 KẾT LUẬN ..............................................................................................................60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................61 PHỤ LỤC
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Du lịch homestay là một loại hình du lịch mà du khách sẽ lưu trú tại nhà dân, cùng ăn, cùng ở và sinh hoạt, trải nghiệm những nét văn hóa giống người dân bản địa ở nơi đó. Do đây là loại hình du lịch dựa trên cộng đồng nên nó được cho là phù hợp và có điều kiện phát triển ở Việt Nam, nơi có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, hùng vĩ, Việt Nam còn có đến 54 dân tộc cùng sinh sống nên có nền văn hóa rất đa dạng, mỗi dân tộc đều mang cho mình bản sắc riêng và đều có thể đem đến cho du khách những trải nghiệm mới mẻ. Tuy nhiên, du lịch homestay ở Việt Nam vẫn được cho là một loại hình du lịch tương đối mới, loại hình này chỉ mới bắt đầu rộ lên ở nước ta từ khoảng 5 - 6 năm trước và phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn từ 2018 - 2021 sau đó thì tạm chững lại. Từ năm 2023 đến nay, homestay mới lại tiếp tục trở thành xu hướng du lịch mới và được ưa chuộng bởi giá rẻ, trải nghiệm gần gũi với thiên nhiên và văn hóa địa phương. Hòa Bình là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc Mường với nhiều giá trị văn hóa đặc sắc. Hòa Bình cũng là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, hệ sinh thái đa dạng… Đó chính là tiềm năng để phát triển du lịch homestay. Nắm bắt xu hướng và tiềm năng của du lịch homestay tại địa phương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình đã tham mưu giúp Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai có hiệu quả chủ trương xây dựng, phát triển các mô hình du lịch cộng đồng, du lịch homestay. Tính đến nay toàn tỉnh đã có khoảng 196 homestay đạt tiêu chuẩn phục khách du lịch. Tân Lạc là một trong các huyện được chính quyền và các cơ quan quản lý du lịch tỉnh rất quan tâm, nhất là tại các xã vùng cao bởi tiềm năng về tài nguyên du lịch như có các hang động, phong cảnh đẹp; các phong tục tập 1
  11. quán, bản sắc văn hóa của dân tộc Mường. Ngoài ra còn dựa trên tính khả thi, lợi ích của việc xây dựng, kinh doanh du lịch homestay có thể giúp địa phương lưu giữ, bảo tồn các nét văn hóa, tạo việc làm cho người dân. Tuy nhiên, quá trình thực hiện việc phát triển du lịch homestay cũng còn gặp không ít khó khăn, với mong muốn góp phần phát triển du lịch homestay các xã vùng cao huyện Tân Lạc nói riêng và tỉnh Hòa Bình nói chung, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phát triển loại hình homestay tại các xã vùng cao huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình”, để nghiên cứu thực trạng. Từ đó đề xuất thêm những giải pháp phát triển mô hình du lịch homestay ở đây. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trên thế giới Công trình nghiên cứu của Koeman A. có tên “Community Basaed Mountain Tourism” được phát hành năm 1998 đã đề cập đến kinh nghiệm phát triển các loại hình du lịch cộng đồng ở khu vực miền núi ở một số nước đang phát triển. Tác giả cũng đã đặc biệt quan tâm và có đề cập về loại hình du lịch homestay. [2] Lashley, C & Morrison, A, (2000) với công trình “In Search of Hospitality: Theoretical Perspectives and Debates” và công trình “Customized Authenticity begins at home” của tác giả Wang. Y đã đưa ra một số khái niệm và đặc trưng cơ bản của loại hình du lịch homestay. Đây là tiền đề, những lý luận cơ bản cho những nghiên cứu sâu hơn cho những đề tài về homestay. [3],[4] Kanoknon Seubsamarn và Seonghee Cho với công trình “Du lịch tại nhà dân bản xứ ở Thái Lan và sự hài lòng cùa du khách”, trong nghiên cứu này, họ đã tìm hiểu các động cơ và đặc điểm về nhân khẩu học của khách du lịch, điều tra các yếu tố sẽ đáp ứng khách du lịch khi họ đến thăm các điểm đến văn hóa, điều tra các yếu tố động lực ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách du lịch ở Thái Lan. [1] 2
  12. Ở Việt Nam Đề tài “Nghiên cứu vận dụng kinh nghiệm của nước ngoài trong việc quản lý phát triển loại hình lưu trú cho khách du lịch ở nhà dân (homestay)”, do tác giả Phạm Quang Hưng làm chủ nhiệm (đề tài cấp bộ thuộc Tổng cục du lịch), đã nghiên cứu kinh nghiệm phát triển loại hình du lịch ở nhà dân của một số nước trên trên thế giới bao gồm cả kinh nghiệm thành công và chưa thành công. Trên cơ sở đó lựa chọn những điểm phù hợp vận dụng vào hoàn cảnh thực tế Việt Nam. Đề tài cũng cho thấy kinh nghiệm các nước là bài học tốt để Việt Nam có thể khai thác hiệu quả tiềm năng của mình phát triển du lịch ở nhà dân, góp phần xóa đói giảm nghèo. [12] Năm 2006, có một công trình nghiên cứu khác liên quan đến du lịch cộng đồng mang tên “Du lịch cộng đồng - lý thuyết và vận dụng” của tác giả Võ Quế. Đề tài này đã phân tích, nghiên cứu dựa trên lý thuyết về phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Từ đó, tác giả đã mô tả về mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng của khu vực châu Á và một số khu sinh thái trong nước. [13] Đề tài về homestay cũng được các học viên cao học lựa chọn để làm luận văn tốt nghiệp, tiêu biểu có thể kể đến như: Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh (2015) nghiên cứu đề tài: “Phát triển du lịch homestay tại tỉnh Ninh Bình”, đã chỉ ra những cơ sở lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu về du lịch homestay. Từ đó, đưa ra những giải pháp khắc phục những hạn chế của mô hình du lịch homestay ở Ninh Bình. [6] Tác giả Nguyễn Thị Thanh Thúy nghiên cứu đề tài “Phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt”. Nghiên cứu đã xác định các yếu tố tác động đến việc lựa chọn điểm đến du lịch và lựa chọn loại hình du lịch homestay ở Đà Lạt. Từ đó đưa ra các giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch homestay ở Đà Lạt trong tương lai. [8] 3
  13. Như vậy, có thể thấy trên thế giới và cả ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển du lịch homestay. Song chưa có công trình nào nghiên cứu về tiềm năng du lịch và thực trạng về phát triển du lịch homestay ở tại huyện Tân Lạc – Hòa Bình. Nhưng kết quả nghiên cứu của các công trình nêu trên sẽ là tài liệu quý giá để tác giả có thể kế thừa khi nghiên cứu đề tài của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về du lịch homestay - Khảo sát thực trạng phát triển loại hình du lịch homestay tại các xã vùng cao huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình - Đề xuất giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch homestay ở huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Du lịch homestay ở các xã vùng cao huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian: Khảo sát mô hình, sự phát triển và hoạt động của du lịch homestay ở huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình từ năm 2020 - 2024 - Phạm vi không gian: Nghiên cứu du lịch homestay ở huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp khảo sát thực tế Để thực hiện được đề tài này, tác giả đã sử dụng phương pháp khảo sát thực tế, tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu thông tin và quan sát thực trạng tại một số homestay đang hoạt động tại các xã vùng cao huyện Tân Lạc (homestay Hòa Bình, Hải Thạn homestay, Xuân Trường homestay) để có cái nhìn toàn cảnh và khách quan nhất về vấn đề, góp phần tăng độ uy tín của đề tài nghiên cứu. Thông qua hoạt động khảo sát, tác giả đã có được những kết 4
  14. quả, lý luận để đánh giá về thực trạng về nguồn tài nguyên du lịch và tiềm năng phát triển du lịch homestay tại các xã vùng cao huyện Tân Lạc, bên cạnh đó đề xuất các giải pháp định hướng và phát triển du lịch cộng đồng tại nơi đây. 5.2. Phương pháp phỏng vấn Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn các đối tượng là người đang kinh doanh loại hình homestay, chủ các homestay tại các xã vùng cao huyện Tân Lạc. Đây là một phương pháp thu thập thông tin bằng cách dùng hình thức giao tiếp bằng lời nói trực tiếp, thông qua đó, tác giả có được các tư liệu như tình hình du lịch, hình ảnh của các homestay… tại khu vực nằm trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận. 5.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp Sau khi thu thập được các dữ liệu về homestay tại các xã vùng cao huyện Tân Lạc thì phân chia chúng theo các tiêu chí cụ thể và phân tích theo bản chất của từng đối tượng để từ đó từng bước bóc tách, làm rõ vấn đề nghiên cứu. Cuối cùng là tổng hợp các phân tích từ kết quả nghiên cứu những phần, bộ phận sau khi đã bóc tách. Kết quả là rút ra được bản chất, mấu chốt của đối tượng nghiên cứu. 6. Đóng góp của đề tài - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về du lịch homestay - Từ thực trạng về hoạt động du lịch homestay trên địa bàn các xã vùng cao của huyện Tân Lạc tác giả đã khái quát điều kiện phát triển du lịch homestay và đánh giá các điều kiện đó đã tạo ra những thuận lợi cũng như khó khăn gì đối với việc phát triển loại hình du lịch homestay tại các xã vùng cao huyện Tân Lạc – Hòa Bình. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển có hiệu quả loại hình du lịch homestay tại các xã vùng cao huyện Tân Lạc dựa trên những thuận lợi và hạn chế trong hoạt động phát triển du lịch homestay mà nơi đây đang gặp phải. - Đề tài có thể trở thành nguồn tham khảo cho sinh viên ngành Du lịch. 5
  15. 7. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo thì nội dung chính của bài khóa luận gồm 3 chương, đó là: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển loại hình du lịch homestay Chương 2. Thực trạng phát triển du lịch homestay ở các xã vùng cao huyện Tân Lạc – Hòa Bình Chương 3. Giải pháp phát triển loại hình du lịch homestay tại các xã vùng cao huyện Tân Lạc – Hòa Bình 6
  16. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH HOMESTAY 1.1. Khái niệm và đặc điểm của du lịch homestay 1.1.1. Khái niệm homestay Khi nói về homestay, người ta thường hiểu đó là một hình thức lưu trú, bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng đây là một loại hình du lịch. Do đó, trên thế giới và ở Việt Nam hiện đang xuất hiện nhiều khái niệm về homestay và chúng được nghiên cứu dựa trên nhiều góc độ khác nhau. Theo từ điển tiếng anh Oxford, “homestay” chỉ người từ nơi khác, vùng khác đến ở tại nhà dân nơi mình đến, học tập, tìm hiểu văn hóa, lối sống của vùng đất mới. Thuật ngữ này xuất hiện đầu tiên trong lĩnh vực giáo dục khi việc hợp tác quốc tế về giáo dục trở nên cấp thiết và vấn đề du học trở nên phổ biến. [7] Theo Frogsleap Foundation (quỹ hoạt động xã hội và triển khai dự án cộng đồng) đưa ra khái niệm về homestay như sau: Homestay là một loại hình “du lịch xanh” lý tưởng đối với các bạn trẻ quốc tế yêu thích khám phá văn hóa tại các nước bản địa. Khi đi du lịch homestay, thay vì ở khách sạn hoặc các nhà nghỉ các bạn sẽ ở ngay tại nhà của dân địa phương để có thể có một góc nhìn gần gũi và thực tế hơn với cách sống và nền văn hóa của nước chủ nhà. Khách được xem như một thành viên của gia đình và tham gia vào các sinh hoạt đời thường như ăn cơm chung mâm và trò chuyện trao đổi với các thành viên. Khách cũng được yêu cầu phải “Nhập gia tùy tục” và biết cách tôn trọng các quy tắc và sự riêng tư nhất định của gia chủ.” [9] Theo Tạp chí Kinh tế Sài Gòn Online, ông Haji Sahariman Hamdan (Chủ tịch Hiệp hội homestay Malaysia) đã phát biểu: “Homestay là loại hình du lịch mà du khách sẽ được ở và sinh hoạt chung nhà với người dân bản xứ như thành viên trong gia đình, để khám phá phong cách sống của người dân, 7
  17. trải nghiệm cuộc sống thường ngày của họ để biết được văn hóa của người dân nơi đó” [35] Ở một số nước mà loại hình du lịch homestay tương đối phát triển như Ailen hay Thái Lan, du lịch homestay được hiểu: “Là một loại hình du lịch cộng đồng, dành cho các đối tượng khách thích được trải nghiệm cuộc sống cùng với các hộ gia đình tại nhà của họ, nhằm tìm hiểu về cộng đồng.” [7] Theo khái niệm của Tổng cục du lịch Việt Nam: “Homestay là nơi sinh sống của người sở hữu nhà hoặc sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lưu trú, có trang thiết bị tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có thể có dịch vụ khác theo khả năng đáp ứng của chủ nhà”. [5] Như vậy, khái niệm homestay có thể hiểu như sau: Homestay là một loại hình du lịch dựa vào cộng đồng, loại hình du lịch này sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm chân thật từ việc được trực tiếp tham gia vào các hoạt động sinh hoạt cùng người dân bản địa. Qua đó hiểu về con người, bản sắc văn hóa, những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vùng, miền địa phương. 1.1.2. Đặc điểm của du lịch homestay Giúp du khách có những trải nghiệm như dân bản địa: Du khách khi đi du lịch homestay sẽ ăn - ngủ - nghỉ - sinh hoạt cùng người dân bản địa, trải nghiệm cuộc sống như một người nông dân với những trải nghiệm như hái quả, trồng cây, trồng lúa,... Chính hoạt động này sẽ giúp bạn có cơ hội làm quen và trải nghiệm cuộc sống hàng ngày như một người địa phương chính gốc với bản sắc văn hóa riêng biệt mà chỉ ở vùng đó mới có. Ý nghĩa của hoạt động này đem lại đó là cho du khách có cái nhìn thực tế về giá trị văn hóa của dân tộc, của vùng miền và sự đa dạng của nó. Góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ các giá trị văn hóa tốt đẹp... Thường hình thành ở những địa phương có nét đặc trưng riêng biệt về yếu tố văn hóa dân tộc và những địa phương đó không đủ điều kiện để xây 8
  18. dựng các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch cao cấp: Các homestay sẽ được xây dựng và hoạt động ở những vùng có đông các dân tộc thiểu số sinh sống, cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng không hiện đại. Môi trường tự nhiên xung quanh thì đơn sơ, cư dân rất giản dị, những vùng như vậy có không khí trong lành, ít khói bụi, không bị ô nhiễm tiếng ồn. Sử dụng các tài nguyên du lịch là phong cảnh đẹp và yếu tố văn hóa bản địa: Homestay được hình thành dựa trên những giá trị hấp dẫn của thiên nhiên và yếu tố văn hóa của địa phương, nguồn nhân lực chính tham qua vào hoạt động của homestay cũng là những người dân bản địa sống tại địa phương đó. Đến với loại hình du lịch homestay thì người cung cấp dịch vụ, người hướng dẫn đều là dân bản địa, cũng chỉ có họ mới có thể cho du khách những trải nghiệm đặc biệt bởi đó là nơi thân thuộc từ bé, là nơi họ sinh ra và lớn lên. Homestay chủ yếu mang đến cho du khách sự mới lạ và cũng như một hình thức của sự gắn kết cộng đồng. Rẻ hơn các loại hình du lịch khác: Chọn loại hình du lịch homestay, trong chuyến đi, du khách sẽ ít tốn kém hơn vì nhìn chung so với những loại hình du lịch khác thì lượng chi phí phải bỏ ra để sở hữu những dịch vụ trong chuyến đi đối với du lịch homestay rẻ hơn nhiều. Có thể du khách không được cung cấp những dịch vụ cao cấp, đắt tiền nhưng đổi lại du khách sẽ được trải nghiệm những hoạt động mới mẻ mà ở những loại hình du lịch khác không có. 1.2. Lịch sử hình thành và điều kiện phát triển của loại hình du lịch homestay 1.2.1. Lịch sử hình thành loại hình du lịch homestay * Trên thế giới Sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, nhiều người mong muốn được sống yên bình ở nông thôn, xa rời thành phố và những áp lực của quá khứ. Tuy nhiên, thực tế, chỉ một bộ phận nhỏ có đủ khả năng để chi trả chi phí để ở 9
  19. những khách sạn cao cấp tại các vùng nông thôn hoặc những khu vực có nhiều cảnh quan thiên nhiên. Từ đó, việc lưu trú tại nhà dân ở thôn quê mang lại một sức hấp dẫn lớn, cho phép du khách có điều kiện trải nghiệm những nét đặc sắc trong cuộc sống của người nông dân với mức chi phí thấp hơn. Áo là nước tiên phong ở châu Âu đưa ra chương trình kỳ nghỉ tại các ngôi nhà xây trong trang trại. Nhiều nước sau đó đã áp dụng và tổ chức các chương trình tương tự. Khi đó, loại hình du lịch nghỉ ở nhà dân được gọi với các khái niệm như: Nhà ngủ qua đêm có ăn sáng (bed and breakfast houses); nhà ở xây trong trang trại (farmhouses); nhà khách (guesthouses); nghỉ tại nhà dân (homestay houses). [12] Từ những năm 80 - 90 của thế kỷ XX, homestay đã phát triển ở những đất nước thuộc khu vực châu Phi, châu Úc, châu Mỹ La Tinh. Thuật ngữ “homestay” xuất hiện đầu tiên trong lĩnh vực giáo dục khi việc hợp tác quốc tế về giáo dục trở nên cấp thiết và vấn đề du học trở nên phổ biến. Năm 1980, đã xuất hiện những slogan ấn tượng như: “Open your home to the world and the world become your home” (Hãy mở cánh cửa nhà bạn ra với thế giới và thế giới sẽ trở thành ngôi nhà của bạn), hoặc “Become part of my family” (Hãy là thành viên của gia đình chúng tôi nhé). [7]Khi đó, homestay chỉ là một hình thức lưu trú giúp các du học sinh có thể hòa nhập nhanh chóng tại cộng đồng mới, trường học mới ở một nơi xa lạ với nền văn hóa khác biệt và giúp du học sinh học được ngôn ngữ bản địa. Sau đó, thuật ngữ homestay mới dần xuất hiện trong lĩnh vực du lịch, ban đầu homestay chỉ là một hình thức lưu trú, nhưng khi được đưa vào du lịch thì nó đã trở thành một loại hình du lịch, được đông đảo người chú ý và yêu thích. Ở khu vực ASEAN, chương trình nhà nghỉ homestay được Bộ Du lịch Malaysia lần đầu triển khai vào năm 1995 tại Temeroh, Pahang nhằm quảng bá văn hóa Kampung (tên gọi các ngôi làng truyền thống của Malaysia) và tăng cường sự tham gia của người dân nông thôn trong ngành du lịch và văn 10
  20. hóa dựa vào cộng đồng. Kể từ đó, các làng ở tiểu bang khác đã dần hình thành khái niệm lưu giữ khách du lịch trong các ngôi nhà homestay trong làng mình. Nhưng cũng có ghi chép cho rằng loại hình du lịch homestay có thế bắt nguồn từ đầu năm 1970 tại Malaysia. Sau đó, loại hình du lịch này cũng dần dần phát triển và nở rộ theo xu hướng chung của thế giới. * Ở Việt Nam Năm 1970, loại hình du lịch homestay dựa vào cộng đồng xuất phát từ du lịch làng bản và thường cần có người dẫn đường hay có sự hỗ trợ của người dân bản xứ. Đây được coi là tiền đề cho sự phát triển loại hình du lịch homestay. Năm 1995, du lịch homestay tại Việt Nam đã bắt đầu được chú ý hơn kể từ khi có chương trình tàu Thanh niên Đông Nam Á, cập cảng lần đầu tiên ở Thành phố Hồ Chí Minh. Ban đầu, homestay Việt Nam là ý tưởng xuất phát từ công ty du lịch mà từ nhu cầu khách du lịch nước ngoài. Thay vì chọn những nhà nghỉ hoành tráng hay khách sạn cao cấp, khách du lịch có xu hướng muốn ở ngay tại nhà dân địa phương, sinh hoạt cùng người dân địa phương để tìm hiểu văn hóa, cuộc sống của người dân bản địa. Chính xu hướng này đang khiến trào lưu kinh doanh homestay ngày nở rộ khắp cả nước. [10] Năm 1997 du lịch homestay dần phát triển ở nước ta, đến năm 2002, Việt Nam đã đón các đoàn khách từ Nhật, Thái Lan và Mỹ từ con tàu Thanh niên Đông Nam Á đến các ngôi nhà cổ trên đường Trần Hưng Đạo, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, homestay Việt Nam đã ghi dấu ấn đẹp đẽ trong mắt du khách nước ngoài và giúp loại hình này phát triển hơn nữa trong ngành du lịch Việt Nam. Năm 2006 du lịch homestay tại Việt Nam bắt đầu trở thành một loại hình du lịch mang lại lợi ích kinh tế khá cao cho du lịch nước nhà và tiếp tục phát triển mạnh mẽ cho đến nay. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2