intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của văn hoá doanh nghiệp đến sự cam kết gắn bó của nhân viên với công ty cổ phần may Trường Giang

Chia sẻ: Tomjerry010 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:158

47
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm phân tích, xác định các nhân tố thuộc về văn hoá doanh nghiệp ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự cam kết gắn bó của nhân viên; đề xuất các giải pháp xây dựng văn hoá công ty nhằm gia tăng sự cam kết gắn bó của nhân viên với công ty Cổ phần May Trường Giang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của văn hoá doanh nghiệp đến sự cam kết gắn bó của nhân viên với công ty cổ phần may Trường Giang

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ĐẾN SỰ CAM KẾT GẮN BÓ CỦA NHÂN VIÊN VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TRƯỜNG GIANG NGUYỄN THỊ DẠ THẢO Niên khóa: 2017-2021
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ĐẾN SỰ CAM KẾT GẮN BÓ CỦA NHÂN VIÊN VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TRƯỜNG GIANG Sinh viên thực tập: Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Dạ Thảo PGS.TS Nguyễn Văn Phát Mã sinh viên: 17K4021233 Lớp: K51C Quản trị kinh doanh Niên khóa: 2017-2021 Huế, 01/2021
  3. LỜI CẢM ƠN! Sự chuyển tiếp giữa môi trường học tập sang môi trường xã hội thực tiễn sẽ là giai đoạn nhiều khó khăn và thách thức đối với sinh viên mới ra trường như chúng em. Thời gian trước em có nhận được cơ hội trải nghiệm thực tế 3 tuần tại doanh nghiệp và hiện tại lại là đang thật sự làm việc trong doanh nghiệp 3 tháng thực tập cuối khoá do khoa Quản Trị Kinh Doanh tổ chức đã giúp em rất nhiều trong việc củng cố các kiến thức chuyên môn, rèn luyện và nâng cao kỹ năng cần thiết và quan trọng nhất là em đã có cái nhìn trực tiếp với công việc, giảm được phần nào những bỡ ngỡ khi rời ghế trường đại học. Để hoàn thành tốt đợt thực tập này, tất cả đều nhờ vào sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô Khoa Quản Trị Kinh Doanh; các anh/chị quản lý, cán bộ tại Công ty Cổ Phần may Trường Giang, thông qua những điều bổ ích em được chứng kiến và trải nghiệm đã giúp bản thân em tích lũy được nhiều bài học quý báu cho tương lai. Lời đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu trường Đại học Kinh Tế Huế, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Quản Trị Kinh Doanh đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt cho em những kiến thức để em có được nền tảng vững chắc bước vào đợt thực tập nghề nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Văn Phát đã luôn quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn em tận tình trong suốt thời gian 3 tháng thực tập vừa qua để em hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này. Tiếp theo, em xin gửi lời cảm ơn đến các anh/chị trong Công ty Cổ Phần Cổ phần may Trường Giang đã tạo điều kiện cho em tham gia làm việc vào một môi trường bổ ích với một văn hoá doanh nghiệp lành mạnh. Cảm ơn anh/chị đã luôn quan tâm và hướng dẫn em tận tình trong suốt quá trình thực tập cho đến khi hoàn thiện bài khoá luận này. Với điều kiện thời gian hạn chế, bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô từ sau đợt thực tập lần này để có thể giúp em đúc kết được những kinh nghiệm thực tiễn cho bản thân mình, giúp em phát hiện ra những điểm mạnh để tiếp tục phát huy cũng như sớm phát hiện những điểm yếu mà bản thân còn gặp phải để khắc phục trong thời gian sắp tới mà không làm ảnh hưởng đến công việc. Em xin chân thành cảm ơn! i
  4. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................. i MỤC LỤC .......................................................................................................................ii DANH MỤC BẢNG..................................................................................................................viii DANH MỤC SƠ ĐỒ .................................................................................................................... x DANH MỤC BIỂU ĐỒ................................................................................................................ x PHẦN I: MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................................. 2 2.1. Mục tiêu chung........................................................................................................................ 2 2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................................................ 2 3. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................................................... 2 4. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................................ 2 5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................................... 3 6. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................................... 3 6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu................................................................................................ 3 6.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp ............................................................................. 3 6.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp ............................................................................... 3 6.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu................................................................................ 5 6.2.1. Thống kê mô tả (Descriptive Statistics)........................................................................... 5 6.2.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha.................................... 6 6.2.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA..................................................................................... 7 ii
  5. 6.2.4. Phân tích mối quan hệ........................................................................................................ 7 6.2.5. Phân tích hồi quy tương quan để đo lường mức độ ảnh hưởng của yếu tố văn hoá doanh nghiệp đến sự cam kết gắn bó của nhân viên................................................................... 8 7. Kết cấu của khoá luận ............................................................................................................... 9 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................... 10 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ĐẾN CAM KẾT GẮN BÓ CỦA NHÂN VIÊN............................................................................. 10 1.1.Cơ sở lý luận........................................................................................................................... 10 1.1.1.Văn hóa doanh nghiệp........................................................................................................ 10 1.1.1.1. Trào lưu phát triển văn hoá doanh nghiệp đầu thập niên 1980.................................. 10 1.1.1.2. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp.................................................................................. 12 1.1.1.3. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp................................................................................. 13 1.1.1.4. Sự tiến triển trong nghiên cứu văn hoá doanh nghiệp................................................. 15 1.1.2. Sự cam kết gắn bó của nhân viên ................................................................................... 16 1.1.2.1. Khái niệm ........................................................................................................................ 16 1.1.2.2. Vai trò của sự cam kết gắn bó trong tổ chức................................................................ 17 1.1.2.3. Sự tiến triển trong nghiên cứu sự cam kết gắn bó của nhân viên .............................. 18 1.1.3. Các nghiên cứu liên quan ................................................................................................ 19 1.1.4. Các mô hình nghiên cứu tác động của văn hóa doanh nghiệp đến sự cam kết gắn bó của nhân viên ................................................................................................................................ 24 Mô hình nghiên cứu đề xuất:....................................................................................................... 29 1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................................... 32 1.2.1. Thực trạng về ngành dệt may ở trên thế giới .................................................................. 32 1.2.2. Thực trạng ngành dệt may tại Việt Nam ......................................................................... 34 iii
  6. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP ĐẾN SỰ CAM KẾT GẮN BÓ CỦA NHÂN VIÊN VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TRƯỜNG GIANG............................................................................................ 38 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần may Trường Giang......................................................... 38 2.1.1. Giới thiệu công ty cổ phần may Trường Giang ............................................................ 38 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần may Trường Giang............ 38 2.1.3. Cơ cấu tổ chức công ty .................................................................................................... 41 2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty...................................................................................... 41 2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:..................................................................... 42 2.1.4.Những đặc điểm kinh tế-kỹ thuật chủ yếu của Công ty Cổ phần may Trường Giang 45 2.1.4.1. Sản phẩm, thị trường và năng lực ................................................................................. 45 2.1.4.2. Cơ sở vật chất- kỹ thuật ................................................................................................. 45 2.2. Tình hình lao động của công ty cổ phần may Trường Giang giai đoạn 2018-2020 ...... 47 2.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần may Trường Giang giai đoạn 2017-2019............................................................................................................................ 51 2.4. Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố văn hóa đến sự cam kết gắn bó của nhân viên52 2.4.1. Đặc điểm mẫu điều tra..................................................................................................... 52 2.4.1.1. Đặc điểm mẫu theo giới tính ......................................................................................... 53 2.4.1.2. Đặc điểm mẫu theo độ tuổi............................................................................................ 54 2.4.1.3. Đặc điểm mẫu theo trình độ học vấn............................................................................ 55 2.4.1.4. Đặc điểm mẫu theo bộ phận làm việc .......................................................................... 56 2.4.1.5. Đặc điểm mẫu theo thâm niên làm việc ....................................................................... 57 2.4.1.6. Đặc điểm mẫu theo thu nhập bình quân/ tháng ........................................................... 57 2.4.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha ....................................................... 58 2.4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)............................... 60 iv
  7. 2.4.3.1. Kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến độc lập......................................................... 61 2.4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập............................................................ 62 2.4.3.3. Kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến phụ thuộc .................................................... 64 2.4.3.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc:............................................... 65 2.4.4. Kiểm định mối tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập (Phân tích mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc)..................................................................................... 66 2.4.5. Kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu........................................................... 67 2.4.5.1. Xem xét tự tương quan................................................................................................... 67 2.4.5.2. Xem xét đa cộng tuyến................................................................................................... 68 2.4.5.3. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư..................................................................... 68 2.4.5.4. Mô hình hồi quy.............................................................................................................. 69 2.4.5.5. Phân tích hồi quy ............................................................................................................ 70 2.4.5.6. Đánh giá độ phù hợp của mô hình với tập dữ liệu ...................................................... 74 2.4.5.7. Kiểm định sự phù hợp của mô hình suy rộng ra tổng thể (Kiểm định F)................. 75 2.4.6. Đánh giá của công nhân viên về các yếu tố của Văn hoá doanh nghiệp ảnh hưởng đến Sự cam kết gắn bó với công ty Cổ phần May Trường Giang........................................... 75 2.4.6.1. Đánh giá của công nhân viên lên nhóm nhân tố “Đào tạo và phát triển” ................. 76 2.4.6.1.1. Đánh giá thông qua giá trị trung bình của mỗi biến trong nhân tố......................... 76 2.4.6.1.2. Kiểm định One-Sample T-Test.................................................................................. 77 2.4.6.2. Đánh giá của công nhân viên lên nhóm nhân tố “Phần thưởng và sự công nhận” .................................................................................................................................... 78 2.4.6.2.1. Đánh giá thông qua giá trị trung bình của mỗi biến trong nhân tố ...................... 78 2.4.6.2.2. Kiểm định One-Sample T-Test.................................................................................. 80 2.4.6.3. Đánh giá của công nhân viên lên nhóm nhân tố “Sự chấp nhận rủi ro bởi sáng tạo và cải tiến”..................................................................................................................................... 81 2.4.6.3.1. Đánh giá thông qua giá trị trung bình của mỗi biến trong nhân tố......................... 81 v
  8. 2.4.6.3.2. Kiểm định One-Sample T-Test.................................................................................. 82 2.4.6.4. Đánh giá của công nhân viên lên nhóm nhân tố “Định hướng và kế hoạch tương lai” ...................................................................................................................... 83 2.4.6.4.1. Đánh giá thông qua giá trị trung bình của mỗi biến trong nhân tố ...................... 83 2.4.6.4.2. Kiểm định One-Sample T-Test.................................................................................. 85 2.4.6.5. Đánh giá của công nhân viên trong công ty lên nhóm nhân tố “Làm việc nhóm” .. 86 2.4.6.5.1. Đánh giá thông qua giá trị trung bình của mỗi biến trong nhân tố......................... 86 2.4.6.5.2. Kiểm định One-Sample T-Test.................................................................................. 87 2.4.6.6. Đánh giá của công nhân viên lên nhóm nhân tố “Công bằng và nhất quán trong chính sách quản trị”...................................................................................................................... 88 2.4.6.6.1. Đánh giá thông qua giá trị trung bình của mỗi biến trong nhân tố......................... 88 2.4.6.6.2. Kiểm định One-Sample T-Test.................................................................................. 89 2.4.6.7. Đánh giá của công nhân viên lên nhóm nhân tố “Giao tiếp trong tổ chức” ............. 90 2.4.6.7.1. Đánh giá thông qua giá trị trung bình của mỗi biến trong nhân tố......................... 90 2.4.6.7.2. Kiểm định One-Sample T-Test.................................................................................. 91 2.4.6.8. Đánh giá của công nhân viên lên nhóm nhân tố “Hiệu quả của việc ra quyết định”: ............................................................................................................................. 92 2.4.6.8.1. Đánh giá thông qua giá trị trung bình của mỗi biến trong nhân tố:........................ 92 2.4.6.8.2. Kiểm định One-Sample T-Test:................................................................................. 94 2.4.6.9. Đánh giá của công nhân viên lên nhóm nhân tố “Cam kết gắn bó với tổ chức”................................................................................................................................... 95 2.4.6.9.1. Đánh giá thông qua giá trị trung bình của mỗi biến trong nhân tố ...................... 95 2.4.6.9.2. Kiểm định One-Sample T-Test.................................................................................. 97 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TRƯỜNG GIANG NHẰM GIA TĂNG CAM KẾT GẮN BÓ CỦA NHÂN VIÊN VỚI CÔNG TY ...................................................................................100 vi
  9. 3.1. Giải pháp dựa trên nhóm nhân tố “Sự chấp nhận rủi ro bởi sáng tạo và cải tiến”........100 3.2. Giải pháp đối với nhóm nhân tố “Đào tạo và phát triển”................................................101 3.3. Giải pháp cải thiện nhóm nhân tố “Sự công bằng và nhất quán trong chính sách quản trị” ..............................................................................................................................103 3.4. Giải pháp cải thiện nhóm nhân tố “Làm việc nhóm”......................................................104 3.5. Giải pháp cải thiện đối với nhóm nhân tố “Định hướng và kế hoạch tương lai” .........105 3.6. Giải pháp cải thiện nhóm nhân tố “Phần thưởng và sự công nhận” ..............................106 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................................109 1.Kết luận ....................................................................................................................................109 2.Kiến nghị.................................................................................................................................. 110 2.1.Đối với cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam....................................................................110 2.2. Một số kiến nghị đến cơ quan quản lý Công ty cổ phần may Trường Giang:...................111 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................113 PHỤ LỤC................................................................................................................................... 115 vii
  10. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Bảng mã hóa thang đo................................................................................................ 30 Bảng 2.1: Bảng thống kê máy móc thiết bị................................................................................ 46 Bảng 2.2: Số lượng và cơ cấu lao động của Công ty................................................................ 48 Bảng 2.3: Số lượng lao động phân theo độ tuổi từ năm 2018-2020 ....................................... 50 Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2017-2019: ....................... 51 Bảng 2.5: Đặc điểm mẫu nghiên cứu ......................................................................................... 52 Bảng 2.6: Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha biến độc lập....................................... 58 Bảng 2.7: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo của biến phụ thuộc: ................................. 60 Bảng 2.8: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến độc lập ....................................... 61 Bảng 2.9: Rút trích nhân tố biến độc lập.................................................................................... 63 Bảng 2.10: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến phụ thuộc................................. 64 Bảng 2.11: Rút trích nhân tố biến phụ thuộc............................................................................. 65 Bảng 2.12: Kết quả nghiên cứu tương quan Pearson: .............................................................. 67 Bảng 2.13: Hệ số phân tích hồi quy............................................................................................ 71 Bảng 2.14: Đánh giá độ phù hợp của mô hình:......................................................................... 74 Bảng 2.15: Kết quả kiểm định ANOVA.................................................................................... 75 Bảng 2.16: Kết quả đánh giá của nhân viên về nhân tố “Đào tạo và phát triển:.................... 76 Bảng 2.17: Kiểm định One-Sample T-Test với nhóm nhân tố “Đào tạo và phát triển”: ..... 78 Bảng 2.18: Kết quả đánh giá của nhân viên về nhân tố “Phần thưởng và sự công nhận”: .............................................................................................................................. 78 Bảng 2.19: Kiểm định One-Sample T-Test với nhóm nhân tố “Phần thưởng và sự công nhận”: .............................................................................................................................. 80 viii
  11. Bảng 2.20: Kết quả đánh giá của nhân viên về nhân tố “Sự chấp nhận rủi ro bởi sáng tạo và cải tiến”:......................................................................................................................................... 81 Bảng 2.21: Kiểm định One-Sample T-Test với nhóm nhân tố “Sự chấp nhận rủi ro bởi sáng tạo và cải tiến”: ............................................................................................................................. 82 Bảng 2.22: Kết quả đánh giá về nhân tố “Định hướng và kế hoạch tương lai”:.................... 83 Bảng 2.23: Kiểm định One-Sample T-Test với nhóm nhân tố “Định hướng và kế hoạch tương lai”:...................................................................................................................................... 85 Bảng 2.24: Kết quả đánh giá của nhân viên về nhân tố “Làm việc nhóm”:........................... 86 Bảng 2.25: Kiểm định One-Sample T-Test với nhóm nhân tố “Làm việc nhóm”:.......... 87 Bảng 2.26: Kết quả đánh giá của nhân viên về nhân tố “Công bằng và nhất quán trong chính sách quản trị”: ............................................................................................................................... 88 Bảng 2.27: Kiểm định One-Sample T-Test với nhóm nhân tố “Công bằng và nhất quán trong chính sách quản trị”:........................................................................................................... 89 Bảng 2.28: Kết quả đánh giá về nhân tố “Giao tiếp trong tổ chức”:....................................... 90 Bảng 2.29: Kiểm định One-Sample T-Test với nhóm nhân tố “Giao tiếp trong tổ chức”: .. 92 Bảng 2.30: Kết quả đánh giá về nhân tố “Hiệu quả của việc ra quyết định”: ........................ 92 Bảng 2.31: Kiểm định One-Sample T-Test với nhóm nhân tố “Hiệu quả của việc ra quyết định”: 94 Bảng 2.32: Kết quả đánh giá của nhân viên về nhân tố “Cam kết gắn bó”:........................... 95 Bảng 2.33: Kiểm định One-Sample T-Test với nhóm nhân tố “Cam kết gắn bó”: ............ 97 ix
  12. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất ..................................................................................... 29 Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy công ty cổ phần may Trường Giang ........................................... 41 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ nghiên cứu sau khi phân tích nhân tố khám phá.......................................... 66 Sơ đồ 2.3: Kết quả tương quan tuyến tính của các thành phần trong mô hình nghiên cứu.............74 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Đặc điểm mẫu theo giới tính ................................................................................. 53 Biểu đồ 2.2: Đặc điểm mẫu theo độ tuổi.................................................................................... 54 Biểu đồ 2.3: Đặc điểm mẫu theo trình độ học vấn.................................................................... 55 Biểu đô 2.4. Đặc điểm mẫu theo bộ phận làm việc .................................................................. 56 Biểu đồ 2.5: Đặc điểm mẫu theo thâm niên làm việc............................................................... 57 Biểu đồ 2.6: Đặc điểm mẫu theo thu nhập bình quân/tháng.................................................... 58 Biểu đồ 2.7: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa Histogram.............................................. 69 x
  13. PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, cụm từ “Văn hoá doanh nghiệp” đã trở nên khá quen thuộc với những chủ doanh nghiệp, những người có ý định khởi nghiệp và cả những thành viên trong các công ty. Văn hóa là một công cụ quan trọng và không thể thiếu trong quản lý điều hành, bất kể đó là quản lý điều hành một quốc gia, một xã hội, một doanh nghiệp hay một cơ quan,… Một doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ thì tài sản con người là tài sản quý báu nhất bên cạnh các tài sản hữu hình (máy móc, thiết bị,…) và tài sản vô hình (giá trị thương hiệu, bằng phát minh, sáng chế,…); nhận biết được vấn đề, các doanh nghiệp cố gắng xây dựng và duy trì một văn hoá tích cực, từ đó tạo ra môi trường làm việc giúp cho nhân viên phát huy tối đa năng lực cá nhân, nhận được sự động viên khuyến khích nhiều nhất từ tổ chức, tăng cường lòng trung thành và sự tận tâm của nhân viên đối với doanh nghiệp. Hiện nay, cùng với xu thế cổ phần hoá và tập trung phát triển thành phần kinh tế tư nhân ngày càng tích cực, vai trò của văn hoá công ty ngày càng được nhấn mạnh và đề cao hơn bao giờ hết. Vậy, văn hoá doanh nghiệp đã thật sự được tất cả mọi người hiểu đúng và đầy đủ bản chất thật sự của nó và tác động của nó đến những yếu tố khác tồn tại xung quanh doanh nghiệp như lòng trung thành của khách hàng, lòng trung thành của nhân viên, năng lực cạnh tranh,…? Ở Việt Nam, các đề tài nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của văn hoá doanh nghiệp đến sự cam kết gắn bó cũng như lòng trung thành, lý do từ bỏ tổ chức,… vẫn còn số ít người nghiên cứu. Vì vậy, với tất cả những nhìn nhận và đánh giá khách quan, tác giả đã đưa đến quyết định triển khai nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của văn hoá doanh nghiệp đến sự cam kết gắn bó của nhân viên với công ty cổ phần may Trường Giang”; qua bài nghiên cứu này, em muốn cung cấp và củng cố các kiến thức về sự tác động của văn hoá doanh nghiệp đến sự cam kết gắn bó của nhân viên, giúp các doanh nghiệp đang hoạt động và những người có ý định khởi nghiệp hiểu rõ hơn về kiến thức này, trên cơ sở đó đề ra những định hướng và chiến lược quan trọng để xây dựng một văn hoá tốt đẹp và duy trì mối quan hệ khắng khít với nhân viên, qua đó cùng nhau đưa công ty ngày càng phát triển vững mạnh. 1
  14. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích, xác định các nhân tố thuộc về văn hoá doanh nghiệp ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự cam kết gắn bó của nhân viên; đề xuất các giải pháp xây dựng văn hoá công ty nhằm gia tăng sự cam kết gắn bó của nhân viên với công ty Cổ phần May Trường Giang. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về văn hoá doanh nghiệp và những nhân tố thuộc về văn hoá doanh nghiệp ảnh hưởng đến sự cam kết gắn bó của nhân viên. - Phân tích, xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố thuộc về văn hoá doanh nghiệp đến sự cam kết gắn bó của nhân viên tại công ty Trường Giang. - Đề xuất một số giải pháp xây dựng văn hoá doanh nghiệp tại công ty nhằm gia tăng sự cam kết gắn bó của nhân viên tại công ty Trường Giang. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Văn hoá doanh nghiệp có ảnh hưởng đến sự cam kết gắn bó của nhân viên với tổ chức không? - Chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thuộc văn hoá doanh nghiệp lên sự cam kết gắn bó của nhân viên như thế nào tại công ty cổ phần may Trường Giang? - Giải pháp nào để hoàn thiện xây dựng văn hóa công ty nhằm gia tăng sự cam kết gắn bó của nhân viên? 4. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của văn hoá doanh nghiệp lên sự cam kết gắn bó của nhân viên tại công ty cổ phần may Trường Giang. - Đối tượng khảo sát: Nhân viên đang làm việc tại các bộ phận của công ty cổ phần may Trường Giang. 2
  15. 5. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Công ty cổ phần may Trường Giang. Địa chỉ: 239 Huỳnh Thúc Kháng, phường An Xuân, Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. - Phạm vi thời gian: o Đề tài được thực hiện trong thời gian: 12/10/2020-17/01/2020. Thời gian phát phiếu khảo sát và thu thập kết quả khảo sát dự kiến trong tháng 11/2020. o Các dữ liệu thứ cấp thu thập được từ công ty trong giai đoạn 2017-2020. o Giải pháp được rút ra sau nghiên cứu được đề xuất cho công ty giai đoạn 2021- 2023. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 6.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp được tìm hiểu và thu thập qua các nguồn: - Tìm hiểu và nắm bắt các quy định, quy tắc, chuẩn mực,… đã và đang được áp dụng tại công ty cổ phần may Trường Giang. - Số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh (chi phí, doanh thu, lợi nhuận,…), tình hình nguồn nhân lực của công ty cổ phần may Trường Giang trong những năm gần đây thông qua phòng Tổ chức-Hành chính và phòng Kế toán của quý công ty. 6.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp Đề tài được tiến hành trên cơ sở khảo sát đối tượng nghiên cứu bằng bảng hỏi trực tiếp. Trong đó: Đối tượng điều tra: Nhân viên đang làm việc tại các bộ phận của công ty cổ phần may Trường Giang.  Phương pháp chọn mẫu Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Theo phương pháp chọn mẫu này, mẫu được lấy dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận đối 3
  16. tượng, ở những nơi mà nhân viên khảo sát có nhiều khả năng gặp được đối tượng; bản thân em sẽ phát bảng hỏi trực tiếp đến công nhân viên đang làm việc tại công ty. Để quá trình khảo sát diễn ra thuận lợi mà không ảnh hưởng đến năng suất làm việc của nhân viên, khảo sát sẽ được tiến hành trong giờ nghỉ giữa các ca nhằm đảm bảo tính khách quan và hợp lý nhất. Quá trình thu thập dữ liệu qua bảng hỏi sẽ được tiến hành bắt đầu từ đầu tháng thứ 2 làm việc tại công ty cho đến khi thu được số bảng hỏi đạt yêu cầu cho mục tiêu nghiên cứu.  Phương pháp xác định quy mô mẫu Để xác định quy mô mẫu dựa trên công thức tính kích thước mẫu theo các nghiên cứu sau: - Nghiên cứu của Hair et al (2014) (dẫn theo Hoàng Thị Diệu Thúy, 2019): kích thước mẫu để sử dụng phân tích nhân tố EFA phải thoả mãn 2 điều kiện: o Kích thước tối thiểu của mẫu là 50, nhưng tốt hơn là 100 hoặc hơn. o Tối thiểu mỗi biến đo lường cần có ít nhất 5 quan sát (mẫu) (tỷ lệ 1:5), nhưng tốt hơn là 1:10 trở lên. o Ta có công thức xác định kích thước mẫu theo nghiên cứu này là: N=5*m Trong đó: N: kích thước mẫu cần xác định. m: tổng số biến quan sát của bảng khảo sát. Qua đó, mô hình đo lường của đề tài này dự kiến có 37 biến quan sát. Vì vậy, kích thước mẫu tối thiểu theo công thức này là 185 (5*37=185) bảng khảo sát. Theo nghiên cứu của Green (1991) (dẫn theo Hoàng Thị Diệu Thúy, 2019): đối với tác động trung bình (R2=0.7, B=0.2) và nghiên cứu quan tâm đến đánh giá tác động của các biến độc lập, kích thước mẫu tối thiểu cho mô hình hồi quy đa biến được xác định theo công thức: N ≥ 104+k 4
  17. Trong đó: N: kích thước mẫu cần xác định. k: số biến độc lập. Theo công thức nêu trên, để phân tích hổi quy của đề tài với 8 biến độc lập đạt hiệu quả cao, kích thước mẫu cần xác định tối thiểu là: N>=112 (104+8=112) bảng khảo sát. Kết luận: Đề tài nghiên cứu sẽ được tiến hành trong thời gian tới sẽ sử dụng cả phân tích EFA và phân tích hồi quy. Kích thước mẫu cần thiết của EFA là 185, kích thước mẫu cần thiết của hồi quy là 112, chúng ta sẽ chọn kích thước mẫu cần thiết của nghiên cứu là 185 hoặc từ 185 trở lên. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu Trong quá trình làm việc và nghiên cứu đề tài, khảo sát viên sẽ tiến hành phát bảng hỏi và hướng dẫn cách thức trả lời các câu hỏi cho đối tượng được khảo sát. Sau một thời gian, khảo sát viên tập hợp và kiểm tra số lượng cũng như chất lượng của các bảng hỏi, tiếp nhận các bảng hỏi đạt yêu cầu, loại bỏ các bảng hỏi chưa đạt và tiếp tục khảo sát cho đến khi đủ số lượng bảng hỏi đạt yêu cầu theo dự kiến. Các phần mềm được sử dụng để phân tích kết quả các câu hỏi dữ liệu thu thập là phần mềm Exel và phần mềm SPSS.20. Với tập dữ liệu thu về, sau khi hoàn tất việc gạn lọc, kiểm tra, mã hoá, nhập dữ liệu và làm sạch dữ liệu; một số phương pháp phân tích sẽ được áp dụng vào nghiên cứu, cụ thể: Thống kê mô tả (Descriptive Statistics) Thống kê mô tả tóm tắt hoặc mô tả các đặc điểm của một tập dữ liệu. Thống kê mô tả bao gồm hai loại thông số đo lường cơ bản: đo lường xu hướng tập trung và đo lường sự biến đổi hoặc độ phân tán. Đo lường xu hướng tập trung mô tả trung tâm của một tập dữ liệu. Đo lường sự biến đổi hoặc phân tán mô tả sự phân tán dữ liệu trong tập dữ liệu. 5
  18. Mục đích của phương pháp này nhằm mô tả, hiểu rõ được đặc điểm của đối tượng điều tra về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc,… thông qua các tiêu chí tần số (Frequency), biểu đồ, giá trị trung bình, độc lệch chuẩn, phương sai. Đánh giá độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha Mục đích của kiểm định này là tìm hiểu xem các biến quan sát có cùng đo lường cho một khái niệm (biến tiềm ẩn) cần đo hay không (khi lập bảng câu hỏi nghiên cứu, chúng ta thường tạo các biến quan sát x1, x2, x3, x4, x5... cùng đo lường một biến tiềm ẩn A nhằm mục đích thay vì đi đo lường biến tiềm ẩn A tương đối trừu tượng và khó đưa ra kết quả chính xác thì chúng ta đi đo lường các biến quan sát nhỏ bên trong rồi suy ra tính chất của biến tiềm ẩn). Giá trị đóng góp nhiều hay ít được phản ánh thông qua hệ số tương quan biến- tổng Corrected Item – Total Correlation; Với việc tính toán hệ số này, sẽ giúp loại ra những biến quan sát nào không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo (Hoàng Trọng &Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) Sau khi quyết định thang đo cuối cùng, chúng ta cần đánh giá độ tin cậy và giá trị của nó. Độ tin cậy này thường dùng nhất, nói lên tính nhất quán nội tại, nói lên mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng một thang đo. - Các tiêu chuẩn trong kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach's Alpha o Theo Nunnally & Bernstein (1994) cho rằng nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng Corrected Item – Total Correlation ≥ 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu; thang đo có Cronbach’s Alpha ≥ 0.60 là thang đo chấp nhận được về mặt độ tin cậy (Nunnally, 1978). o Mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha cụ thể: (Hoàng Trọng &Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008):  Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên (
  19. 6.2.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA - Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis, gọi tắt là phương pháp EFA) dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F1: được giữ lại trong mô hình phân tích (Kaiser 1960) (dẫn theo Hoàng Thị Diệu Thúy, 2019). o Screetest: số lượng các điểm nằm trước điểm đứt gãy trên đồ thị biểu diễn các giá trị Eigenvalue (Scree Plot): chính là số nhân tố được giữ lại (Cattell 1966; DeVellis 2003). Hệ số tải nhân tố (factorloading): biểu thị mối quan hệ tương quan giữa biến quan sát và nhân tố. Hệ số tải > 0.3: biến quan sát được giữ lại (Stevens, 2009; Hair et al, 2009) (dẫn theo Hoàng Thị Diệu Thúy, 2019). Hệ số tải này cũng phụ thuộc vào cỡ mẫu. 6.2.4. Phân tích mối quan hệ Để kiểm định mối quan hệ giữa các khía cạnh văn hoá công ty đến sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên trong mô hình nghiên cứu, sử dụng phương pháp tương quan với hệ số tương quan “Pearson correlation coefficient”, được ký hiệu r. Giá trị r nằm trong đoạn [-1;1]. - Nếu r>0 thể hiện tương quan đồng biến. Ngược lại, r 1: quan hệ giữa hai biến càng chặt. 7
  20. - |r| —>0: quan hệ giữa hai biến càng yếu. Mức ý nghĩa “sig” của hệ số tương quan, cụ thể như sau: - Sig
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0