intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Tài chính ngân hàng: Ảnh hưởng của cơ cấu tài chính đến khả năng phá sản của các doanh nghiệp niêm yết thuộc ngành bất động sản Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài đưa ra và phân tích đánh giá cơ cấu tài chính của các công ty bất động sản ở Việt Nam; xây dựng mô hình dự báo phá sản ở Việt Nam đối với các công ty bất động sản trên thị trường chứng khoán; đưa ra đánh giá và mức độ tác động của cơ cấu tài chính đến nguy cơ phá sản, ứng dụng mô hình vào thị trường Việt Nam trong tương lai; đưa ra nhận định và kiến nghị một số phương pháp đối với việc ra quyết định cơ cấu tài chính.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Tài chính ngân hàng: Ảnh hưởng của cơ cấu tài chính đến khả năng phá sản của các doanh nghiệp niêm yết thuộc ngành bất động sản Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH _________________________ PHẠM THỊ THÚY NGA ẢNH HƢỞNG CỦA CƠ CẤU TÀI CHÍNH ĐẾN KHẢ NĂNG PHÁ SẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT THUỘC NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 7340201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN NGỌC MINH TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
  2. i ABSTRACT The construction of bankruptcy forecasting models help corporations have a useful tool to detect early warning signs of the risk of exhausting financial risks. Since then, there will be measures to manage, supervise and timely prevention to avoid the worst situations can occur, it is bankruptcy. In this study, the Z-score model of professor Edward Altman was selected as a theoretical basis. Simultaneously, research methods which were used in this study is a combination of traditional analytical method and Multiple Discriminant Analysis method (MDA). The end result of this study is: building predictive models for bankruptcy with a dependent variable and six independent variables. This model is consistent with Vietnam 's economy in general and specifically for the construction real estate corporations in Vietnam. Key words: Exhausting finance, Bankruptcyforecasting model, Z-score model, the construction real estate sector, Multiple Discriminant Analysis method (MDA). 1. The necessity of the topic Identifying a key rational capital structure through the debt ratio is always a matter of concern. Managers always aim for a balanced financial structure, thus ensuring the solvency of the business while leveraging the efficiency of financial leverage while increasing the efficiency of capital use and contributing to the increase enterprise value. We are concerned about the financial structure of the business because when financial imbalances occur, it often results in very negative consequences: the lender can stop lending or interest rates rise, borrowers will demand immediate cash terms and customers may leave the company for fear the company will not meet the promised product standards, Stock prices are down without brakes. Therefore, the financial control of the executives should be well implemented to ensure the company sustainable growth and avoid falling into this unwanted situation.
  3. ii The real estate market is an important market. For industrialized countries, the real estate market often accounts for about 30% of GDP. There are also a number of countries with state budget revenues from land and real estate accounting for 50% - 70% of total revenues. The establishment and development of this type of market has contributed significantly to the socio-economic development of our country in the past because it is an important component of the economy. However, in the past time the real estate market was full of uncertainty, the price of "dancing", fluctuating up and down, the "fever" turned into a "frozen" period, it closed contributing to the "throbbing" of the financial market and causing instability of the monetary market, especially limited ability to raise capital for businesses, affecting the growth and development economy. And in particular, our country - with an economy with a high rate of bankruptcy and business dissolution, demanding a stable business environment to attract foreign investment, tens of thousands the bankruptcy of businesses in the first two months of the year has also affected investors' perceptions of the domestic business environment. Based on this fact, the author directed this research project to determine the relationship between financial structure and bankruptcy risk of real estate enterprises in Vietnam. From there, an early warning to enterprises themselves as well as management agencies have timely solutions to rescue the difficulty of the business as well as building a sustainable economy. 2. Scientific significance and practicality of the topic The completed model contribute to forming a powerful tool for investors before making investment decisions. Avoid mistakes in assessing the ability to maintain the business. As a result, making investment decisions is quicker, easier and more accurate. For self-employed business, models for bankruptcy is a tool for identification, an early warning sign for enterprises to make timely improvements to their operations. This will help to avoid losses to the economy.
  4. iii For the bankruptcy watchdog management agency, it can be used to support the consideration of enterprises that are in danger of bankruptcy in order to take timely measures to monitor the bankruptcy. reasonable supervision mechanism ... Moreover, the topic of completion will be the basis for further research on the model of bankruptcy forecasting for each group of industries, or the entire Vietnamese market. 3. Scope and objects of research Object of study: -Financial structure of real estate companies on Vietnam's stock market. - The risk of bankruptcy of real estate companies on the stock market of Vietnam. Research scope: - About time: the study used a set of 117 observations of 22 healthy companies and 65 observations of 15 companies that were going bankrupt or gone bankrupt in Vietnam. It will focus on the 2013- 2017 period. - Regarding space: The research paper is limited to companies listed on HOSE and HNX. 4. The model of the final research results is the Multiple Discriminant Analysis method (MDA): D = 3.515X1 + 1.083X2 + 6.272X3 + (- 0.003) X4 + (- 0.984) X5 + (- 1.470) X6 Then the critical value of D is in the range (-0.475; 0.892) - If D ≥ 0.892: the company is in a safe area - If -0.475 < D < 0.892: the company is in the warning area - If D ≤ -0.475: the company is in a high risk of bankruptcy X1, Working Capital/Total Assets (WC/TA) X2, Retained Earnings/Total Assets (RE/TA) X3, Earnings Before Interest and Taxes/Total Assets (EBIT/TA)
  5. iv X4, Market Value of Equity/Book Value of Total Liabilities (MVE/TL) X5, Sales/Total Assets (S/TA) X6, Equity / Total Capital (EB/TC) The above model shows the relationship between dependent variable and independent variable, will able to predict 70% correctly. The coefficients tell how much the dependent variable increases (decreases) when one of the independent variables remains unchanged.
  6. v LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của giảng viên. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong để tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kì hình thức nào. Những số liệu trong bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu kham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của một số tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kì sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Trường đại học Ngân hàng TP. HCM không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có). TP. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2018 Tác giả Phạm Thị Thúy Nga
  7. vi LỜI CẢM ƠN Qua bốn năm học tại trường Đại học Ngân Hàng TPHCM, sự giảng dạy tận tình và đầy nhiệt huyết của quý Thầy Cô đã truyền đạt cho tôi không những kiến thức về tài chính ngân hàng mà còn có kiến thức trong thực tế, điều đó là hành trang cần thiết cho tôi bước vào cuộc sống. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy Cô trong đoàn khoa Tài chính- Ngân hàng nói riêng và trường Đại học Ngân hàng nói chung, đặc biệt tôi muốn gởi lời cảm ơn đến giảng viên hướng dẫn tôi khóa luận, thầy Phan Ngọc Minh, cảm ơn thầy, một người thầy tận tâm đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành bài báo cáo khóa luận của mình. Qua đây, tôi xin gửi lời chúc đến quý Thầy Cô, chúc quý Thầy Cô sức khoẻ, thành công trong cuộc sống và luôn là đầu tàu vững chắc dìu dắt thế hệ trẻ - sinh viên chúng tôi vươn đến thành công, xin chúc trường Đại học Ngân hàng ngày càng phát triển trở thành một trong những trường đại học hàng đầu cả nước và hơn thế nữa.
  8. vii MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................ x DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................. xii DANH MỤC HÌNH ẢNH .............................................................................................. xiii CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ................................................................... 1 I. Luận giải sự cần thiết của đề tài ................................................................................... 1 II. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................................... 4 III. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................. 5 IV. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................................... 5 V. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài ........................................................................... 6 VI. Bố cục của nghiên cứu ................................................................................................ 6 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ NGHIÊN CỨU .............................................................................. 8 2.1 Tổng quan cơ cấu tài chính......................................................................................... 8 2.1.1 Khái niệm cơ cấu tài chính .................................................................................. 8 2.1.2 Các tỷ số cơ cấu tài chính – Đánh giá năng lực cân đối vốn và tài sản ........ 12 2.1.3 Đánh giá cân đối cơ cấu tài chính ..................................................................... 14 2.2 Khái niệm phá sản ..................................................................................................... 18 2.3 Các lý thuyết về cấu trúc tài chính........................................................................... 19 2.3.1 Lý thuyết cơ cấu vốn tối ƣu ............................................................................... 19 2.3.2 Lý thuyết M&M ................................................................................................. 20 2.3.3 Lý thuyết đánh đổi ............................................................................................. 22 2.3.4 Lý thuyết trật tự phân hạng .............................................................................. 22 2.4 Các mô hình dự báo phá sản trên thế giới .............................................................. 24 2.4.1 Mô hình chỉ số Z tổng quát của Alman (1968) ................................................ 24 2.4.2 Mô hình O- Score (1980)................................................................................... 27 2.4.3 Mô hình KMV-Merton ...................................................................................... 29 2.5 Khái quát ngành bất động sản ở Việt Nam ............................................................. 30 2.5.1 Đặc điểm của thị trƣờng bất động sản ở Việt Nam......................................... 30 2.5.2 Một số chỉ số tài chính cập nhật đến hiện nay (ngày 30/5/2018) : ................. 31
  9. viii 2.5.3 Tình hình phát triển: ......................................................................................... 31 2.5.4 Rủi ro ngành ....................................................................................................... 32 2.5.5 Triển vọng ngành ............................................................................................... 33 TÓM TẮT CHƢƠNG 2: ................................................................................................. 34 Chƣơng 3: PHÂN TÍCH BIỆT SỐ ................................................................................ 35 3.1 Giới thiệu phƣơng pháp phân tích biệt số ............................................................... 35 3.2 Liên hệ giữa phân tích biệt số, hồi quy và Anova: ................................................. 36 3.3 Mô hình phân tích biệt số: ........................................................................................ 36 3.3.1 Các tham số thống kê trong phân tích biệt số: ................................................ 37 3.3.2 So sánh phân tích biệt số và hồi qui Binary Logistic ..................................... 38 3.3.3 Biến nghiên cứu .................................................................................................. 39 TÓM TẮT CHƢƠNG 3: ................................................................................................. 45 Chƣơng 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 46 4.1 Kết quả mô tả thống kê: ............................................................................................ 46 4.2 Kỳ vọng dấu các biến trong mô hình ....................................................................... 51 4.3 Khả năng phân biệt công ty sắp phá sản và công ty bình thƣờng theo từng biến riêng biệt ........................................................................................................................... 52 4.4 Khả năng giải thích phƣơng sai của biến phụ thuộc: ............................................ 53 4.5 Xem xét tính có ý nghĩa thống kê của hàm phân biệt ............................................ 53 4.6. Kết quả nghiên cứu................................................................................................... 54 4.7 Đánh giá hàm phân biệt thông qua mẫu kiểm tra.................................................. 57 4.8 Thiết lập mô hình và ghi nhận kết quả .................................................................... 58 TÓM TẮT CHƢƠNG 4: ................................................................................................. 62 Chƣơng 5: : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 61 5.1 Kết luận ...................................................................................................................... 61 5.2 Kiến nghị .................................................................................................................... 62 5.2.1 Kiến nghị những đối tƣợng sử dụng mô hình.................................................. 62 5.2.2 Kiến nghị đối với việc sử dụng trong mô hình ................................................ 63 5.3 Hạn chế và gợi ý nghiên cứu ..................................................................................... 63
  10. ix 5.4 Giải pháp .................................................................................................................... 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 72
  11. x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TĂT NGUYÊN NGHĨA CKPT Các khoản phải trả CTCP Công ty cổ phần DTT Doanh thu thuần ĐTTC Đầu tư tài chính EAT Lợi nhuận sau thuế EBIT Lợi nhuận trước thuế và lãi vay EBT Lợi nhuận trước thuế KMV Kealhofer Merton Vasicek Model Mô hình KMV-Merton GNP Gross National Product Tổng sản lượng quốc gia GTLN Giá trị lớn nhất GTNN Giá trị nhỏ nhất GTTB Giá trị trung bình GTTT VCSH Giá trị thị trường vốn chủ sở hữu H0 Giả thiết H0 H1 Giả thiết H1
  12. xi LNGL Lợi nhuận giữ lại MDA Multivariate Discriminant Analysis Phương pháp phân tích biệt hoá đa nhân tố M&M Modigliani và Miller OR Odds Ratio O-Score Mô hình dự báo phá sản do Ohlson xây dựng ROA Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROC Receiver Operating Curve Đường cong ROC SGDCK Sở giao dịch chứng khoán TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ Tài sản cố định TTGDCK Trung tâm giao dịch chứng khoán VLĐR Vốn lưu động ròng Z-Score Mô hình chỉ số Z do Altman xây dựng 1968 BĐS Bất động sản NHNH Ngân hàng nhà nước
  13. xii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2. 1 Các biến trong mô hình Z-Score ....................................................................... 24 Bảng 2. 2 Các biến trong mô hình O-Score....................................................................... 27 Bảng 4. 1 Các công ty khỏe mạnh ..................................................................................... 46 Bảng 4. 2 Các công ty sắp phá sản .................................................................................... 47 Bảng 4. 3 Kỳ vọng dấu các biến trong mô hình ................................................................ 51 Bảng 4. 4 Tests of Equality of Group Means .................................................................... 52 Bảng 4. 5 Eigenvalues ....................................................................................................... 53 Bảng 4. 6 Wilks' Lambda .................................................................................................. 53 Bảng 4. 7a Structure Matrix .............................................................................................. 54 Bảng 4.7 b Standardized Canonical Discriminant Function Coefficients ......................... 54 Bảng 4. 8 Kỳ vọng dấu lý thuyết và thực tế ...................................................................... 56 Bảng 4. 9 Classification Resultsa,b ................................................................................... 57 Bảng 4. 10a Canonical Discriminant Function Coefficients ............................................. 58 Bảng 4.10 b Functions at Group Centroids ....................................................................... 58
  14. xiii DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2. 1 Sơ đồ thể hiện các nguồn vốn huy động cơ bản trong mối liên hệ với việc sử dụng vốn của doanh nghiệp ............................................................................................... 11 Hình 2. 2 Biểu đồ nguồn vốn phù hợp với cơ cấu tài sản ................................................. 11 Hình 2. 3 Minh họa vốn lưu động ròng âm ....................................................................... 16 Hình 2. 4 Chi phí sử dụng vốn theo quan điểm truyền thống ........................................... 20 Hình 2. 5 Biểu đồ thể hiện thứ tự ưu tiên lựa chọn nguồn tài trợ...................................... 23
  15. 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU I. Luận giải sự cần thiết của đề tài Xác định một cơ cấu tài hợp lý chính thông qua hệ số nợ luôn là vấn đề được quan tâm của các doanh nghiệp. Các nhà quản trị luôn hướng tới một cơ cấu tài chính cân đối, từ đó đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp vừa tận dụng được hiệu quả của đòn bẩy tài chính, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và góp phần tăng giá trị doanh nghiệp. Hẳn là chúng ta quan tâm đến vấn đề cơ cấu tài chính của doanh nghiệp vì khi tình trạng mất cân đối cơ cấu tài chính xảy ra, nó thường đưa đến những hậu quả rất tiêu cực đó là: chủ nợ có thể dừng cho vay hoặc lãi suất cho vay tăng vọt, các nhà cung cấp sẽ đòi hỏi các điều khoản thanh toán tiền mặt ngay và khách hàng có thể rời bỏ công ty do lo ngại công ty không đáp ứng được các tiêu chuẩn sản phẩm đã cam kết, giá cổ phiếu thì sụt giảm không phanh. Chính vì vậy, việc kiểm soát tài chính của các nhà quản trị cần được thực hiện tốt nhằm đảm bảo công ty tăng trưởng bền vững và tránh rơi vào tình huống không mong muốn này. Thị trường bất động sản là một loại hình thị trường quan trọng. Đối với các nước công nghiệp, hoạt động của thị trường bất động sản thường chiếm khoảng 30% GDP. Cũng có rất nhiều quốc gia có nguồn thu thuế cho Ngân sách Nhà nước từ đất đai và bất động sản chiếm 50%-70% tổng thu. Sự ra đời và phát triển của loại hình thị trường này đã có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong thời gian qua bởi nó là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong thời gian qua thị trường bất động sản đang đầy bất ổn, giá cả "nhảy múa", lên xuống thất thường, hết lên "cơn sốt" lại chuyển sang một giai đoạn "đóng băng", điều đó đã đóng góp vào sự "nghẽn mạch" của thị trường tài chính và gây nên sự bất ổn của thị trường tiền tệ, đặc biệt đã hạn chế đến khả năng huy động vốn đối với các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, phát triển nền kinh tế.
  16. 2 Và đặc biệt, nước ta – với một nền kinh tế có tỷ lệ doanh nghiệp phá sản, giải thể cao, khi yêu cầu có một môi trường kinh doanh ổn định nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, thì việc có tới hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản, giải thể trong hai tháng đầu năm cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến cái nhìn của các nhà đầu tư đối với môi trường kinh doanh trong nước. Từ thực tế trên, tác giả hướng theo đề tài nghiên cứu này nhằm xác định mối quan hệ giữa cơ cấu tài chính và nguy cơ phá sản của doanh nghiệp bất động sản ở Việt Nam. Từ đó, đưa ra một cảnh báo sớm đối với bản thân doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý có những giải pháp kịp thời để cứu thoát tình trạng khó khăn của doanh nghiệp cũng như xây dựng nền kinh tế tăng trưởng bền vững.  Tình hình nghiên cứu Trên thế giới những nghiên cứu định lượng đầu tiên về phá sản và mô hình dự báo phá sản đã bắt đầu từ những năm 60. Khởi đầu từ nghiên cứu của Beaver (1966) với kỹ thuật phân tích cá thể Univariate Analysis đã tìm ra 30 chỉ tiêu tài chính dùng để dự báo nguy cơ phá sản. Kế thừa ý tưởng của Beaver, Altman (1968) đã bắt tay xây dựng mô hình chỉ số Z- Score với phương pháp phân tích biệt số. Altman chọn lọc ra năm chỉ sổ để đưa vào mô hình trong đó có chỉ số cơ cấu tài chính thể hiện qua GTTT VCSH/Tổng Nợ có tác động đến nguy cơ phá sản với tỷ trọng 0.6. Và mô hình Z-score được ứng dụng rộng rãi ở các quốc gia phát triển như Mỹ, khu vực Châu Âu…Bước sang thập niên 80, các nghiên cứu về mô hình phá sản được xây dựng dựa trên nhiều kỹ thuật phân tích đa dạng hơn trong đó có thể kể đến như kỹ thuật Logistic của Ohlson (1980) với mô hình O- score. Đối với mô hình O-Score có sự xuất hiện của chín biến độc lập trong đó tập trung nhiều nhất trong mô hình của Ohlson là nhóm cơ cấu tài chính với năm biến. Điều này cho thấy trong mô hình O-Score nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính có ảnh hưởng lớn đến nguy cơ phá sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu tập trung nhiều ở các quốc gia phát triển như Mỹ, khu vực Châu Âu… Song, đối với tình hình nghiên cứu về mô hình dự báo phá sản ở Việt Nam chưa được quan tâm nhiều và còn nhiều hạn chế.
  17. 3 Opler và Titman (1994) cho thấy rằng các công ty kiệt quệ tài chính (đòn bẩy cao) bị mất thị phần đáng kể vào đối thủ mạnh trong thời kỳ suy thoái của ngành. Sự sụt giảm doanh số bán hàng mà Apple và Chrysler phải đối mặt trong thời kỳ khó khăn tài chính sẽ cho ta bằng chứng về những thiệt hại nặng nề như vậy. - Trong một mẫu của 31 giao dịch có đòn bẩy cao (HLTs), Andrade và Kaplan (1998) minh họa ảnh hưởng của kiệt quệ kinh tế bắt nguồn từ kiệt quệ tài chính và ước tính chi phí kiệt quệ tài chính khoảng 10- 20% giá trị công ty. Asquith, Gertner và Scharfstein (1994 ) cho rằng trung bình các công ty kiệt quệ về tài chính bán 12% tài sản của họ như một phần trong những kế hoạch tái cơ cấu của họ. Chevalier (1995a,b) sử dụng thông tin chi tiết từ các ngành siêu thị địa phương để cung cấp bằng chứng để hỗ trợ cho hành vi thâu tóm trên thị trường. Bà cho rằng tiếp theo sau hành động mua và sáp nhập các siêu thị bằng vốn vay (LBOs), giá sẽ giảm tại các thị trường địa phương nơi mà các công ty đối thủ có đòn bẩy thấp và tập trung. Hơn nữa, sự giảm giá này liên quan đến việc các công ty LBO thoát khỏi thị trường địa phương. Những phát hiện này cho thấy rằng các đối thủ nỗ lực để săn mồi trên dây chuyền LBO. - Phillips (1995) nghiên cứu sự tương tác giữa thị trường sản phẩm và cơ cấu tài chính ở bốn ngành công nghiệp và tìm thấy bằng chứng nhất quán rằng nợ sẽ làm suy yếu vị trí cạnh tranh của các công ty (xem thêm Kovenock và Phillips - 1997; Arping - 2000). Tại Việt Nam, số lượng nghiên cứu mảng đề tài về mối quan hệ giữa cơ cấu tài chính và nguy cơ phá sản của doanh nghiệp không nhiều, một số công trình nghiên cứu tập trung phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp cụ thể, từ đó đánh giá rủi ro của doanh nghiệp, mang tính chất cục bộ. Một số công trình nghiên cứu được tiếp cận như sau: Năm 2011, Bùi Văn Lâm đã thực hiện luận văn thạc sỹ với đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Vinaconex 25”. Theo đó, trong năm 2010, tác giả đã nghiên cứu toàn bộ tài sản của Công ty được tài trợ bằng 81% nợ phải trả và 19% vốn chủ sở hữu. Điều này chứng tỏ tính tự chủ về tài chính của Công ty là thấp, vốn kinh
  18. 4 doanh phụ thuộc phần lớn từ bên ngoài. Từ đó, vận dụng mô hình Z-Score để phân tích rủi ro thì năm 2010 Công ty thuộc nhóm có nguy cơ phá sản với chỉ số Z=1.4541. Năm 2014, Hoàng Quang Đông đã thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài “Phân tích cấu trúc tài chính tại Công ty TNHH Vận tải và Thương mại Đại Dương”. Tác giả đã tìm hiểu thực trạng cấu trúc tài chính của Công ty và đánh giá kết quả, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính của Công ty. Năm 2017, Huỳnh Thảo Nguyên lấy đề tài “mô hình ước lượng xác xuất kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp: tiếp cận bằng mô hình binary logistic” làm luận văn tốt nghiệp. Đã giải quyết nhiều vấn đề và ứng dụng vào thực tiễn khi muốn xem xét một công ty có lâm vào tình trạng phá sản hay không. Nhưng không sử dụng mô hình phân tích biệt số, mà dùng mô hình Binary Logistic. Những thông tin trên cho thấy các nghiên cứu chỉ có thể ứng dụng cho công ty riêng lẻ nói riêng và công ty hoạt động trong lĩnh vực cụ thể nói chung, chưa thể ứng dụng trên thị trường bất động sản Việt Nam. Bên cạnh đó, cũng chưa nói rõ cụ thể sự tác động của cơ cấu tài chính đến nguy cơ phá sản trong ngành bất động sản theo phương pháp phân tích biệt số như thế nào. Trong khi, sự mất cân đối trong cơ cấu tài chính đang là vấn đề cần quan tâm được ví như “căn bệnh thập kỷ của doanh nghiệp Việt Nam” do Tạp chí Nhịp cầu Đầu tư tổ chức 23/8/2012 (Linh Chi, 2012). Vì vậy, đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của cơ cấu tài chính đến nguy cơ phá sản với các doanh nghiệp bất động sản” là một khoảng trống cần nghiên cứu để bổ sung vào kho tàng tra cứu tài liệu của Việt Nam. II. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Đưa ra và phân tích đánh giá cơ cấu tài chính của các công ty bất động sản ở Việt Nam. - Xây dựng mô hình dự báo phá sản ở Việt Nam đối với các công ty bất động sản trên thị trường chứng khoán. - Đưa ra đánh giá và mức độ tác động của cơ cấu tài chính đến nguy cơ phá sản. - Ứng dụng mô hình vào thị trường Việt Nam trong tương lai.
  19. 5 - Đưa ra nhận định và kiến nghị một số phương pháp đối với việc ra quyết định cơ cấu tài chính. III. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu - Cơ cấu tài chính của các công ty bất động sản trên thị trường chứng khoán Việt Nam. - Nguy cơ phá sản của các công ty bất động sản trên thị trường chứng khoán Việt Nam.  Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Bài nghiên cứu sử dụng bộ số liệu 117 quan sát của 22 công ty khỏe mạnh và 65 quan sát của 15 công ty sắp hoặc đã phá sản ở Việt Nam. Trong đó tập trung xem xét giai đoạn 2013– 2017. - Về không gian: Bài nghiên cứu giới hạn ở các doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán HOSE và HNX. IV. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp lấy mẫu sử dụng là phương pháp lấy mẫu phi xác suất. - Phương pháp sử dụng trong xây dựng mô hình dự báo là phương pháp phân tích biệt số. Phần mềm hỗ trợ cho nghiên cứu là SPSS. - Bên cạnh đó bài nghiên cứu sử dụng kết hợp giữa phân tích định tính và phân tích định lượng. Cụ thể phân tích định lượng áp dụng trong thống kê mô tả các biến mô hình, trong xây dựng mô hình dự báo và trong quá trình kiểm định. Phương pháp định tính được áp dụng trong quá trình đánh giá kết quả thống kê mô tả, phân tích mô hình dự báo…
  20. 6 V. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài Mô hình sau khi hoàn thành sẽ góp phần hình thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà đầu tư trước khi ra các quyết định đầu tư. Tránh được những sai lầm trong việc đánh giá khả năng duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Nhờ đó việc ra quyết định đầu tư thực hiện nhanh chóng, dễ dàng và chính xác hơn. Đối với bản thân doanh nghiệp mô hình dự báo khả năng phá sản là một công cụ hỗ trợ cho việc nhận diện, là dấu hiệu cảnh báo sớm để các doanh nghiệp kịp thời có những cải tổ đối với tình hình hoạt động của bản thân doanh nghiệp mình. Từ đó tránh được những tổn thất cho nền kinh tế. Đối với cơ quan quản lý chỉ số khả năng dự báo phá sản có thể được sử dụng hỗ trợ xem xét đối với các doanh nghiệp rơi vào tình trạng có nguy cơ phá sản để kịp thời có biện pháp theo dõi tăng cường, xây dựng cơ chế giám sát hợp lý… Hơn nữa đề tài khi hoàn tất sẽ là cơ sở nền tảng cho những nghiên cứu xa hơn về mô hình dự báo phá sản cho từng nhóm ngành nghề, hay toàn thị trường Việt Nam. VI. Bố cục của nghiên cứu Đề tài kết cấu gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu Giới thiệu chung về lý do thực hiện đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu cũng như phương pháp nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở nghiên cứu Trình bày cơ sở lý thuyết nền tảng liên quan cơ cấu tài chính. Chương này cũng đồng thời giới thiệu chi tiết về các mô hình dự báo đã được xây dựng trước đây. Sử dụng kết quả những nghiên cứu này làm nền tảng cho đề tài. Chương 3: Xây dựng mô hình
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2