Khóa luận tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống thông tin quản lý ngân sách (TABMIS) tại Kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế
lượt xem 8
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích các nhân tố làm ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin quản lý ngân sách (TABMIS) tại Kho bạc nhà nước Thừa Thiên Huế từ dó đề ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng hoàn thiện hệ thống tại cơ quan nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống thông tin quản lý ngân sách (TABMIS) tại Kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG uê ́ ́H tê h KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP in ̣c K ho CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH (TABMIS) ại TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Đ ̀ng NGUYỄN DIỆU LINH ươ Tr Khóa học: 2016 - 2020
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG uê ́ ́H tê h in ̣c K KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ho CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH (TABMIS) ại TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Đ ̀ng ươ Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Diệu Linh Th.S: Lê Ngọc Lưu Quang Tr Lớp: K50 Tài chính Huế, 12/2019
- TÓM TẮT KHÓA LUẬN TÊN ĐỀ TÀI: “CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH VÀ KHO BẠC (TABMIS) TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC THỪA THIÊN HUẾ” uê ́ 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trên thế giới trong đó có Việt Nam có rất ít nghiên cứu về tính hữu hiệu của ́H hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS),và sự thành công của hệ thống ERP. Với mong muốn giúp ích cho việc nâng cao chất lượng và hoàn thiện tê hệ thống TABMIS tốt hơn trong khu vực công cũng như hiểu rõ hơn về hệ thống h này, xuất phát từ những lý do trên và ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, sau in một thời gian tìm hiểu tại Kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống thông tin quản lý ngân ̣c K sách (TABMIS) tại Kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. ho 2. Mục tiêu của khóa luận: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS ại tại Kho bạc nhà nước; Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS tại Kho bạc nhà nước Thừa Thiên Huế như thế nào? Từ đó đề xuất Đ giải pháp nhằm nâng cao và hoàn thiện hệ thống tại đơn vị nghiên cứu. ̀ng 3. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp thu thập số liệu gồm thu thập số liệu thứ cấp và số liệu ươ sơ cấp từ khảo sát ý kiến các đối tượng liên quan đến vấn đề nghiên cứu tại KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế; phương pháp tổng hợp và phương pháp phân tích. Tr 4. Kết quả nghiên cứu: - Cho biết mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS tại KBNN Thừa Thiên Huế. i
- - Làm nổi bật hệ thống TABMIS và những lợi ích mà hệ thống TABMIS mang lại trong lĩnh vực quản lý NSNN của KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế. - Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, khảo sát và đánh giá, Khóa luận đề xuất giải pháp, kiến nghị hợp lý dựa trên kết quả nghiên cứu để nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS với trọng tâm là cung cấp Báo cáo tài chính tin cậy, tăng cường uê ́ quản lý thu chi NSNN và từ đó đưa ra các quyết định chính xác, phù hợp nhất với xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới. ́H tê h in ̣c K ho ại Đ ̀ng ươ Tr ii
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này không chỉ có sự cố gắng nỗ lực của bản thân mà còn có sự giúp đỡ của mọi người. Trước hết em xin gửi lời cám ơn chân thành đến các Thầy/Cô giáo giảng dạy tại khoa Tài chính ngân hàng – Trường Đại học Kinh tế Huế đã dạy dỗ và nhiệt tình uê ́ truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt 4 năm học qua. Đặc biệt, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo Lê Ngọc Lưu Quang, ́H thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Đồng thời, Em cũng xin gửi lời cám ơn đến Ban lãnh đạo Kho bạc nhà nước tỉnh tê Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập tại đây, đặc biệt là các Anh/Chị ở phòng Kế toán nhà nước đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn, cung cấp số h in liệu, tài liệu, giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình thực tập tại cơ quan và hoàn thành báo cáo này. ̣c K Trong bài khóa luận tốt nghiệp này, tuy em đã cố gắng hết sức để thực hiện khóa luận tốt nghiệp được hoàn chỉnh và đạt được những yêu cầu ban đầu, song không thể tránh khỏi được những sai sót, vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến ho đóng góp, phê bình của quý Thầy, Cô để bài tốt nghiệp được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em xin kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công ại trong sự nghiệp trồng người. Đ Em xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 12 năm 2019 ̀ng Sinh viên ươ Nguyễn Diệu Linh Tr iii
- MỤC LỤC MỤC LỤC............................................................................................... iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .........................vii DANH MỤC SƠ ĐỒ............................................................................viii uê ́ DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................viii PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................... 1 ́H 1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2 tê 2.1. Mục tiêu tổng quát ...............................................................................................2 2.2. Mục tiêu cụ thể.....................................................................................................3 h 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3 in 3.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................3 ̣c K 3.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................3 3.2.1. Phạm vi về không gian ............................................................................................................. 3 3.2.2. Phạm vi về thời gian ................................................................................................................ 3 4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3 ho 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ..............................................................................3 4.1.1. Thu thập số liệu, dữ liệu thứ cấp.............................................................................................. 3 ại 4.1.2. Thu thập số liệu, dữ liệu sơ cấp ............................................................................................... 4 4.2. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu...................................................................4 Đ 4.2.1. Thống kê mô tả......................................................................................................................... 5 4.2.2. Đánh giá mức độ tin cậy của thang đo .................................................................................... 5 ̀ng 4.2.3. Phân tích nhân tố (EFA) .......................................................................................................... 5 4.2.4. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến........................................................................................ 6 ươ 5. Kết cấu đề tài:............................................................................................................................ 7 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................ 8 Tr CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH VÀ KHO BẠC (TABMIS) TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC .................. 8 1.1. Tổng quan về Kho bạc nhà nước và Ngân sách nhà nước ...................................8 1.1.1. Khái niệm Kho bạc nhà nước............................................................................8 iv
- 1.1.2. Khái niệm Ngân sách nhà nước ........................................................................8 1.2. Tổng quan về Hệ thống thông tin, Hệ thống thông tin quản lý, Hệ thống ERP ..9 1.2.1. Hệ thống thông tin.............................................................................................9 1.2.2. Hệ thống thông tin quản lý................................................................................9 1.2.3. Hệ thống hoạch định quản trị nguồn nhân lực (ERP) .....................................10 uê ́ 1.3. Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS)...........................12 1.3.1. Khái niệm Hệ thống TABMIS ........................................................................12 ́H 1.3.2. Đặc điểm Hệ thống TABMIS .........................................................................13 1.3.3. Lợi ích của Hệ thống TABMIS.......................................................................14 tê 1.3.4. Tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS ............................................................15 1.4. Một số nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của h hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS) .................................17 in 1.4.1. Một số nghiên cứu nước ngoài........................................................................17 1.4.2. Một số nghiên cứu trong nước ........................................................................21 ̣c K 1.5. Phương pháp Thực hiện Ứng dụng của Oracle trong hệ thống TABMIS ........25 1.5.1. Khái niệm ........................................................................................................25 1.5.2. Đặc điểm của Phương pháp AIM....................................................................25 ho 1.6. Ứng dụng Phương pháp AIM để xây dựng mô hình nghiên cứu.......................26 1.6.1. Lý do chọn Phương pháp AIM .......................................................................26 ại 1.6.2. Ứng dụng Phương pháp AIM trong phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS ...............................................................................27 Đ CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH ̀ng VÀ KHO BẠC (TABMIS) TẠI KBNN THỪA THIÊN HUẾ .......... 35 2.1. Giới thiệu về Kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế......................................35 ươ 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Kho bạc nhà nước Thừa Thiên Huế............35 2.1.2. Cơ cấu tổ chức.................................................................................................36 Tr 2.1.3. Chức năng của các phòng ban.........................................................................37 2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................39 2.2.1. Giả thuyết nghiên cứu .....................................................................................39 2.2.2. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................41 v
- 2.3. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................46 2.3.1. Mô tả, thống kê bộ dữ liệu nghiên cứu ...........................................................46 2.3.2. Mẫu nghiên cứu...............................................................................................47 2.3.3. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ...............................47 2.3.4. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .................................................................51 uê ́ 2.3.4.1. Kiểm định KMO và Barllet’s............................................................................................... 52 2.3.4.2. Phân tích nhân tố ................................................................................................................ 52 ́H 2.3.5. Phân tích hồi quy tuyến tính ...........................................................................58 2.3.5.1. Kiểm định mối tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình....................................... 59 2.3.5.2. Phân tích hồi quy đa biến.................................................................................................... 60 tê 2.3.5.3. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy ................................................................. 61 2.3.5.4. Sự phù hợp của mô hình hồi quy......................................................................................... 62 h 2.3.5.5. Kiểm định độ tin cậy của mô hình....................................................................................... 62 in 2.3.5.6. Kiểm định giả thuyết ........................................................................................................... 63 2.3.6. Ý nghĩa của mô hình .......................................................................................64 ̣c K 2.4. Bàn luận về kết quả nghiên cứu .........................................................................66 CHƯƠNG 3: CÁC KIẾN NGHỊ NÂNG CAO TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG TABMIS TẠI KBNN THỪA THIÊN HUẾ....... 67 ho 3.1. Nhân tố Môi trường kiểm tra, giám sát..............................................................67 3.2. Nhân tố Năng lực và sự hỗ trợ của nhà tư vấn triển khai ..................................68 ại 3.3. Nhân tố Năng lực của đội dự án.........................................................................69 Đ 3.4. Nhân tố Tầm nhìn cam kết, sự hỗ trợ của Ban lãnh đạo ....................................69 3.5. Nhân tố Chính sách quản lý hệ thống TABMIS ................................................70 ̀ng 3.6. Nhân tố Chất lượng dữ liệu, thiết bị và cơ sở hạ tầng .......................................71 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................. 72 ươ 1. Kết luận .................................................................................................................72 2. Kiến nghị ...............................................................................................................73 Tr 2.1. Đối với Kho bạc nhà nước .................................................................................73 2.2. Đối với Kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế...............................................74 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 75 PHỤ LỤC............................................................................................... 76 vi
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Orcle Application Implementation Methodology AIM uê ́ (Phương pháp thực hiện Ứng dụng của ORACLE) BCTC Báo cáo tài chính ́H CBCC Cán bộ công chức tê CNTT Công nghệ thông tin Enterprise Resource Planning h ERP (Hệ thống Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) KBNN in Kho bạc nhà nước ̣c K KTNN Kế toán nhà nước NSNN Ngân sách nhà nước ho Treasury and Budget Management Information System TABMIS ( Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho Bạc) ại TRM Treasury Reference Model – Mô hình Kho bạc tham khảo Đ TTKT Thông tin kế toán ̀ng ươ Tr vii
- DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất Sơ hồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Kho bạc nhà nước Thừa Thiên Huế uê ́ DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Thang đo các nhân tố trong mô hình ́H Bảng 2.2: Bảng điều tra thông tin tê Bảng 2.3: Kết quả kiểm tra Cronbach’s Alpha Bảng 2.4: Đánh giá độ tin cậy thang đo đối với nhóm nhân tố tính hữu hiệu của hệ h thống TABMIS in Bảng 2.5: Kết quả hệ số KMO và kiểm định Barllet’s ̣c K Bảng 2.6: Tổng phương trích các nhân tố Bảng 2.7: Bảng xoay ma trận các nhân tố biến độc lập ho Bảng 2.8: Kết quả hệ số KMO và Barllet’s lần 2 Bảng 2.9: Tổng phương trình các nhân tố lần 2 ại Bảng 2.10: Bảng xoay ma trận các nhân tố biến độc lập lần 2 Đ Bảng 2.11: Kiểm định sự tương quan Person giữa các biến ̀ng Bảng 2.12: Bảng trọng số hồi quy Bảng 2.13: Bảng đánh giá mức độ phù hợp của mô hình ươ Bảng 2.14: Bảng ANOVA Tr Bảng 2.15: Kết quả kiểm định giả thuyết Bảng 2.16: Bảng hệ số hồi quy chuẩn hóa viii
- PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập mọi mặt với các quốc gia trên thế giới, trong đó hội nhập kinh tế đóng vai trò rất quan trọng đến sự phát triển uê ́ của đất nước. Trong thời đại toàn cầu hóa cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc triển khai và áp dụng hệ thống Quản lý nguồn lực doanh nghiệp ́H (ERP) là điều cần thiết vì hệ thống này góp phần làm cho các tổ chức có thể quản lý công việc hiệu quả, nhanh chóng, cung cấp thông tin kịp thời và đáng tin cậy. Có tê thể hiểu rằng, ERP là các gói phần mềm cho phép doanh nghiệp tích hợp phần lớn các xử lý kinh doanh, chia sẽ dữ liệu chung cho toàn danh nghiệp và cho phép truy h cập thông tin trong môi trường thời gian thực. Thành công của dự án ERP mang đến in nhiều lợi nhuận cho tổ chức bao gồm hiệu suất tài chính thông qua hiệu quả xử lý ̣c K dữ liệu, cải thiện vị thế cạnh tranh và phá bỏ rào cản giữa các phòng ban, giúp cho việc trao đổi các dữ liệu quan trọng một cách dễ dàng. Có thể thấy được ERP đã trở thành công cụ chiến lược quan trọng cho cả doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước. ho Việc ứng dụng giải pháp phần mềm quản lý nguồn lực doanh nghiệp ERP trong quản lý ngân sách là một xu hướng mới đã được nhiều quốc gia triển khai. ại Với mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ Chính phủ, các Bộ ngành liên quan trong lĩnh vực tài chính công và cung cấp cho người sử dụng bên ngoài (các nhà đầu tư, ngân hàng Đ Thế giới…) các thông tin, báo cáo phản ánh tình trạng chi tiêu ngân sách của một quốc gia, Bộ tài chính đã triển khai Dự án “Cải cách Quản lý Tài chính công” với ̀ng nhiệm vụ chính là việc ứng dụng Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc ươ (TABMIS – Treasury And Budget Management Information System), được ứng dụng đầu tiên trong hệ thống Kho bạc nhà nước. Đặc biệt, Việt Nam với dự án Tr TABMIS do Ngân hàng thế giới (World Bank) tài trợ đã được triển khai. Có thể nói rằng, hệ thống TABMIS là lựa chọn tốt nhất trong thời đại công nghệ thông tin. Hệ thống TABMIS có chức năng hỗ trợ phòng Kế toán nhà nước - là một bộ phận quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế tài chính, điều hành và kiểm soát hoạt 1
- động ngân sách của Nhà nước. TABMIS với mục tiêu cụ thể trong phạm vi dự án này là: Xây dựng và triển khai Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc tích hợp với hiệu quả trong toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước. Kết nối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ sử dụng ngân sách, cơ quan tài chính các cấp. Trong tương lai, TABMIS sẽ được kết nối đến các đơn vị sử dụng ngân sách, tạo điều kiện phát uê ́ huy hiệu quả của một hệ thống quản lý tích hợp với các quy trình ngân sách khép kín, tự động, thông tin quản lý tập trung, cung cấp báo cáo đầy đủ, toàn diện, kịp ́H thời và minh bạch. Có thể nói lợi ích mà TABMIS đem lại thể hiện khá rõ, tuy nhiên do TABMIS là dự án lớn cả về mục tiêu, phạm vi và đối tượng sử dụng nên tê trong quá trình triển khai các đơn vị gặp không ít vướng mắc. Do đó, để đẩy mạnh tiến trình cải cách hiện đại hóa của ngành Tài chính cũng như hỗ trợ dự án Tổng kế h in toán nhà nước – Báo cáo tài chính hợp nhất thì tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán cần phải được nâng cao. ̣c K Qua tìm hiểu, có rất nhiều tài liệu liên quan đến hệ thống Thông tin quan lý ngân sách và kho bạc nhưng tài liệu nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ thống này ho trong khu vực công còn rất ít. Qua quá trình thực tập tại KBNN Thừa Thiên Huế, với mong muốn nâng cao kiến thức về hệ thống cũng như giúp ích trong việc nâng cao chất lượng và hoàn thiện hệ thống TABMIS một cách tốt hơn, xuất phát từ ại những lý do trên và ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, sau một thời gian tìm Đ hiểu tại Kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi quyết định chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống thông tin quản lý ngân sách ̀ng (TABMIS) tại Kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. ươ 2. Mục tiêu nghiên cứu Tr 2.1. Mục tiêu tổng quát Phân tích các nhân tố làm ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin quản lý ngân sách (TABMIS) tại Kho bạc nhà nước Thừa Thiên Huế từ dó đề ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng hoàn thiện hệ thống tại cơ quan nghiên cứu. 2
- 2.2. Mục tiêu cụ thể - Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS tại KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS tại KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế. uê ́ - Đề xuất các kiến nghị phù hợp dựa trên các kết quả nghiên cứu để nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS ́H 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu tê 3.1. Đối tượng nghiên cứu h Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin quản lý in ngân sách và kho bạc (TABMIS) tại KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu ̣c K 3.2.1. Phạm vi về không gian Khảo sát của đề tài được thực hiện tại KBNN Thừa Thiên Huế, cụ thể là ho Phòng Kế toán nhà nước và Phòng Tin học. 3.2.2. Phạm vi về thời gian ại Số liệu được thu thập trong trong vòng 3 tháng từ khoảng tháng 09 đến tháng Đ 12 năm 2019, giải pháp đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu ̀ng 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ươ 4.1.1. Thu thập số liệu, dữ liệu thứ cấp - Các thông tư, văn bản, báo cáo, quy định, các kế hoạch của Bộ Tài chính, Tr KBNN. - Các nội dung lý thuyết liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) tại KBNN và các thông tin cần thiết khác. 3
- - Từ các website, sách, báo, tạp chí nội bộ, giáo trình, khóa luận, chuyên đề… có liên quan ở trong nước, quốc tế và các nguồn khác. 4.1.2. Thu thập số liệu, dữ liệu sơ cấp - Các bảng khảo sát thu nhập từ các nhân viên tại KBNN Thừa Thiên Huế. Phỏng vấn Ban giám đốc KBNN, các nhân viên phòng Tin học và phòng Kế toán uê ́ nhà nước tại KBNN Thừa Thiên Huế về hệ thống TABMIS và các nhân tố ảnh ́H hưởng đến hệ thống TABMIS tại KBNN Thừa Thiên Huế. - Thiết kế các câu hỏi khảo sát cho các đối tượng cán bộ công chức tại các tê phòng ban đang công tác tại KBNN, có sử dụng trực tiếp hệ thống Tabmis. - Bài nghiên cứu kết hợp 02 phương pháp định tính và định lượng, trong đó h nghiên cứu định lượng đóng vài trò chủ đạo. in Phương pháp định tính: bao gồm Tổng hợp; phân tích; điều tra, khảo sát lấy ý ̣c K kiến. Phương pháp định lượng: Sử dụng thang đo Likert 5 điểm: (1) Hoàn toàn không đồng ý; (2) Không đồng ho ý, (3) Không ý kiến; (4) Đồng ý; (5) Hoàn toàn đồng ý. Thang đo được kiểm định sơ bộ bằng công cụ thống kê mô tả, hệ số tin cậy ại Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA). Phân tích hồi quy tuyến tính Đ đa biến được sử dụng để kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu. Chia quy trình nghiên cứu định lượng thành 2 bước chính: (1) Nghiên cứu sơ ̀ng bộ để xây dựng thang đo, đánh giá sơ bộ thang đo; (2) Nghiên cứu chính chức, kiểm định thang đo, mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu. ươ 4.2. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu Tr Các bước chuẩn bị để phân tích dữ liệu: (1) Sau khi thu nhận bảng trả lời, tiến hành làm sạch thông tin; (2) Mã hóa các thông tin cần thiết; (3) Nhập liệu và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS phiên bản 22.0. 4
- Thang đo được kiểm định sơ bộ bằng công cụ thống kê mô tả, hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. 4.2.1. Thống kê mô tả uê ́ Được vận dụng thông qua các công đoạn phân tích và xử lý số liệu. Trong ́H phần mô tả tác giả sẽ đưa ra các bảng biểu, thiết kế bảng câu hỏi khảo sát để đưa ra các kết quả và từ đó tìm ra nhận xét. tê 4.2.2. Đánh giá mức độ tin cậy của thang đo h Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha được thực hiện trước khi phân tích nhân tố in EFA để loại các biến không phù hợp. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không nhưng không cho biết biến quan sát ̣c K nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại. Khi đó, việc tính toán hệ số tương quan giữa biến tổng sẽ giúp loại ra những biến quan sát nào không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo lường. ho Đánh giá độ tin cậy thang đo phải thỏa mãn các tiêu chí sau: Các biến có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại (đây là những ại biến không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo và nhiều nghiên cứu Đ trước đây đã sử dụng tiêu chí này) và chọn thang đo khi nó có hệ số Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên thì chấp nhận được về mặt độ tin cậy (Alpha càng lớn thì độ tin ̀ng cậy nhất quán nội tại càng cao). 4.2.3. Phân tích nhân tố (EFA) ươ Là phương pháp phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau vì các biến được đưa vào phân tích không có biến độc lập và biến phục thuộc. Nhằm rút gọn số lượng các Tr biến trong phân tích, đồng thời giúp các nhà nghiên cứu gộp các biến có mối liên hệ thành các thành phần chung. Phân tích nhân tố được coi là phù hợp khi đạt các tiêu chuẩn: Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) lớn nhất của mỗi hệ thang đo ≥ 0.5, tổng phương sai trích ≥ 50% (Gerbing & Anderson),1988), hệ số KMO ≥ 0.5 và kiểm 5
- định Bartlett có ý nghĩa thống kê. Phương pháp rút trích “Componet Principle” được sử dụng kèm với phép quay “Varimax”. 4.2.4. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến Nhằm xác định ảnh hưởng của các biến độc lập đến các biến phụ thuộc, giúp nhà nghiên cứu đưa ra dự báo mức độ của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của uê ́ biến độc lập. ́H Độ chính xác của ước lượng các tham số tổng thể: Sai số chuẩn của β0: 1 2 x 0 tê n n 1 sx2 Sai số chuẩn của β1: h in 1 n 1 sx2 ̣c K Sai số của ước lượng: Y 1 x 2 s i 0 ho n2 Mô hình xây dựng từ dữ liệu mẫu có dạng: ại Y = B0 + B1*X1 + B2*X2 + … + Bk*Xk Đ Trong đó: X1, X2 … Xk: biến độc lập Y: biến phụ thuộc ̀ng B0, B1, B2 … Bk: hệ số hồi quy ươ Kiểm định các giả thuyết Đánh giá về mức độ phù hợp của mô hình hồi quy đa biến. Tr Đánh giá về độ phù hợp của mô hình. Đánh giá về từng hệ số hồi quy riêng phần (Bk) 6
- 5. Kết cấu đề tài: PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Trình bày lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và uê ́ phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết cấu đề tài. ́H PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU tê Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương này cung cấp tổng quan các lý thuyết nền tảng và cơ bản cũng như h đã tổng hợp các nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán cũng in như hệ thống ERP làm cơ sở để nghiên cứu chuyên sâu về các nhân tố ảnh ̣c K hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS. Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) tại KBNN Thừa Thiên Huế ho Chương này trình bày phương pháp phân tích dữ liệu, kết quả được xây dựng và các thang đo lương tính hữu hiệu cũng như trình bày các quy trình thực ại hiện nghiên cứu định lượng; trong đó trình bày các lý thuyết và điều kiện chấp nhận của từng công cụ sử dụng trong định lượng. Đ Chương 3: Các kiến nghị nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) tại Kho bạc Thừa Thiên Huế. ̀ng Đưa ra định hướng, giải pháp để nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS. ươ PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Tr 7
- PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH uê ́ HƯỞNG ĐẾN HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH VÀ KHO BẠC (TABMIS) TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC ́H 1.1. Tổng quan về Kho bạc nhà nước và Ngân sách nhà nước tê 1.1.1. Khái niệm Kho bạc nhà nước Theo Website của Bộ tài chính: “Kho bạc nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ h tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ tài chính quản lý nhà in nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của ̣c K Nhà nước được giao quản lý; quản lý ngân quỹ; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật”. ho KBNN là cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính – ngân sách; có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy và có trụ sở ại làm việc; hoạt động của KBNN theo hệ thống dọc từ Trung ương đến Địa phương Đ bao gồm: KBNN Trung Ương, KBNN tỉnh (thành phố), KBNN huyện (quận, thị xã) và các điểm giao dịch trực thuộc KBNN trên địa bàn đó ̀ng Như vậy, cơ quan KBNN cũng như các cơ quan hành chính nhà nước, được Nhà nước trang cấp các loại tài sản, phần mềm để phục vụ cho hoạt động của ươ ngành. 1.1.2. Khái niệm Ngân sách nhà nước Tr Ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế khách quan, ra đời, tồn tại và phát triển trên cơ sở sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước. Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, bao gồm chủ yếu các khoản thu và chi 8
- của Nhà nước dưới hình thức tiền tệ. Ngân sách nhà nước được lập và thực hiện cho một thời gian nhất định, thường là một năm và được Quốc hội phê chuẩn thông qua. Luật ngân sách nhà nước được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25/06/2015 đã xác định: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực uê ́ hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. ́H 1.2. Tổng quan về Hệ thống thông tin, Hệ thống thông tin quản lý, Hệ thống tê ERP 1.2.1. Hệ thống thông tin h in Hệ thống thông tin là một hệ thống bao gồm các yếu tố có quan hệ với nhau cùng làm nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phối thông tin và dữ liệu và ̣c K cung cấp một cơ chế phản hồi để đạt được một mục tiêu định trước. Hệ thống thông tin còn giúp các nhà quản lý phân tích chính xác hơn các vấn đề, nhìn nhận một cách trực quan những đối tượng phức tạp, tạo ra các sản phẩm mới. Các tổ chức có ho thể sử dụng các hệ thống thông tin với nhiều mục đích khác nhau. Trong việc quản trị nội bộ, hệ thống thông tin sẽ giúp đạt được sự thông hiểu nội bộ, thống nhất hành ại động, duy trì sức mạnh của tổ chức, đạt được lợi thế cạnh tranh. Với bên ngoài, hệ Đ thống thông tin giúp nắm bắt được nhiều thông tin về khách hàng hơn hoặc cải tiến dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh, tạo đà cho sự phát triển. ̀ng 1.2.2. Hệ thống thông tin quản lý ươ 1.2.2.1. Khái niệm Thông tin quản lý là những dữ liệu được xử lý và sẵn sàng phục vụ công tác Tr quản lý của tổ chức. Thông tin quản lý có thể lấy từ bên trong tổ chức (các báo cáo, sổ sách của tổ chức) hoặc từ bên ngoài tổ chức (đối tác, đối thủ cạnh tranh, tổ chức có liên quan, các nhà cung cấp, chỉnh phủ,.v.v…). Có 3 loại thông tin quản lý trong một tổ chức, đó là thông tin chiến lược, thông tin chiến thuật và thông tin điều hành. 9
- Hệ thống thông tin quản lý là hệ thống cung cấp thông tin cho công tác quản lý của tổ chức. Hệ thống bao gồm con người, thiết bị và quy trình thu thập, phân tích, đánh giá và phân phối những thông tin cần thiết, kịp thời, chính xác cho những người soạn thảo các quyết định trong tổ chức. 1.2.2.2. Lợi ích của hệ thống thông tin quản lý trong tài chính uê ́ Theo Nath & Badgujar (2013), hệ thống thông tin quản lý cung cấp nhiều lợi ́H ích đối với các tổ chức: Hỗ trợ trong việc đưa ra các giải pháp thích hợp đối với từng trường hợp hoạt động của tổ chức; Là công cụ phối hợp hiệu quả và hữu hiệu tê giữa các phòng ban tại tất cả các cấp trong tổ chức; cập nhật và truy cập các dữ liệu và tài liệu liên quan; sử dụng ít nhân công hơn; quản lý các hoạt động hằng ngày. h Theo bài nghiên cứu “Những nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng hệ in thoongss thông tin quản lý thành công trong tổ chức để nâng cao hoạt động của tổ ̣c K chức” của Al – Mamary Y.H et al (2014), Hệ thống thông tin quản lý rất cấn thiết bởi vì các mức độ quản lý khác nhau được yêu cầu để thực hiện các hoạt động của tổ chức như lên kế hoạch, tổ chức, kiểm soát và ra quyết định. ho 1.2.3. Hệ thống hoạch định quản trị nguồn nhân lực (ERP) 1.2.3.1. Định nghĩa ại Dưới góc độ quản lý, ERP là “một giải pháp quản lý và tổ chức dựa trên nền Đ tảng kỹ thuật thông tin đối với những thách thức do môi trường tạo ra” (Laudon & Laudon, 1995). Hệ thống ERP với phương pháp kỹ thuật và tổ chức giúp doanh ̀ng nghiệp gia tăng và làm gọn nhẹ việc xử lý kinh doanh nội bộ vì đòi hỏi phải tái cấu trúc kinh doanh và tổ chức doanh nghiệp, thay đổi phong cách quản lý doanh ươ nghiệp, ảnh hưởng đến quy trình quản lý, chiến lược, tổ chức và văn hóa doanh nghiệp (Nguyễn Bích Liên, 2012). Tr Dưới góc độ Hệ thống thông tin, hệ thống ERP là các gói phần mềm cho phép doanh nghiệp tích hợp phần lớn các xử lý kinh doanh, chia sẽ dữ liệu chung cho toàn doanh nghiệp và cho phép truy cập thông tin trong môi trường thời gian thực. 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh quận Cái Răng
115 p | 23 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Vũng Liêm
76 p | 26 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex chi nhánh Cần Thơ
102 p | 17 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Châu Thành tỉnh Kiên Giang
92 p | 20 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Ứng dụng mô hình marketing hỗn hợp cho sản phẩm tôm xuất khẩu tại Công ty TNHH Phú Thạnh
81 p | 22 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Đánh giá mức độ hài lòng về dịch vụ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Tây Nam - tỉnh Hậu Giang
102 p | 17 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng
78 p | 15 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Cần Thơ
100 p | 12 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Thực trạng Marketing Mix cho công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ba Hòn - tỉnh Kiên Giang
98 p | 19 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Cần Thơ
104 p | 14 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang
118 p | 14 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh NHNN&PTNT huyện Cờ Đỏ
98 p | 15 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Rủi ro lãi suất tại NHNo&PTNT quận Cái Răng giai đoạn 2008-2011
91 p | 21 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành - Sóc Trăng
89 p | 15 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty cổ phần Sản xuất Dịch vụ Thương mại tổng hợp Sơn Tùng Cần Thơ
75 p | 21 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng hộ nông dân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Sóc Trăng
90 p | 13 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ ATM tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Tây Nam - tỉnh Hậu Giang
96 p | 19 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Trà Ôn giai đoạn 2013-2018
79 p | 16 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn