intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Tài chính ngân hàng: Hoạt động quản lý nợ có vấn đề tại Vietinbank chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:84

9
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về nợ có vấn đề, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ có vấn đề và hoạt động quản lý nợ có vấn đề tuân theo tiến trình gồm ba giai đoạn thực hiện: Nhận diện nợ có vấn đề, xây dựng chiến lược và tổ chức thể chế giải quyết nợ có vấn đề và cuối cùng là tiến hành xử lý nợ có vấn đề.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Tài chính ngân hàng: Hoạt động quản lý nợ có vấn đề tại Vietinbank chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu

  1. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN DƯƠNG MAI CHI HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 7340201 TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
  2. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN DƯƠNG MAI CHI HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 7340201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC Th.S TRẦN THỊ BÌNH AN TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đề tài khóa luận “Hoạt động quản lý nợ có vấn đề tại Vietinbank chi nhánh Bà Rịa-Vũng Tàu” là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn hoặc dẫn nguồn đầy đủ trong khóa luận. Các thông tin, số liệu phục vụ trong quá trình nghiên cứu được tác giả thu thập từ nghiều nguồn khác nhau là hoàn toàn trung thực và được trích dẫn rõ ràng trong phần tài liệu tham khảo. Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung nghiên cứu của mình. TP HCM, ngày 30 tháng 5 năm 2018 Tác giả
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin chân thành cảm ơn các giảng viên trường Đại học Ngân hàng TP.HCM đã tận tình giảng dạy trong suốt 4 năm học, giúp tác giả có đầy đủ kiến thức, điều kiện và khả năng thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Tác giả xin gửi làm cảm ơn sâu sắc đến Th.S Trần Thị Bình An, giảng viên đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi và tận tình hướng dẫn giúp tác giả hoàn thành khóa luận này. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng với vốn kiến thức và thời gian thực hiện khóa luận có hạn nên bài khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ quý thầy cô để tác giả có thể hoàn thiện bài khóa luận tốt nghiệp cũng như kiến thức của mình tốt hơn. Tác giả xin chân thành cảm ơn. TP. HCM, ngày 30 tháng 05 năm 2018 Tác giả
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. ix ABSTRACT .......................................................................................................... x PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ........................................................... 2 3. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 3 6. Cấu trúc luận văn............................................................................................ 4 CHƢƠNG 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ........................................................................... 5 1.1. Nợ có vấn đề................................................................................................ 5 1.1.1. Khái niệm .............................................................................................. 5 1.1.2. Phân loại nợ có vấn đề ......................................................................... 7 1.1.3. Ảnh hưởng của nợ có vấn đề................................................................. 7 1.1.3.1. Ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM ......................................... 7 1.1.3.2. Ảnh hưởng đến khách hàng vay ................................................... 8 1.1.3.3. Ảnh hưởng đến nền kinh tế .......................................................... 8 1.2. Quản lý nợ có vấn đề tại NHTM ................................................................. 8 1.2.1. Khái niệm .............................................................................................. 8
  6. iv 1.2.2. Nhận diện và phòng ngừa nợ có vấn đề................................................ 9 1.2.2.1. Quy trình nhận diện và phòng ngừa nhằm cảnh báo sớm nợ có vấn đề ...................................................................................................................... 9 1.2.2.2. Cơ cấu tổ chức của đơn vị nhận diện và phòng ngừa nợ có vấn đề .............................................................................................................................. 15 1.2.2.3. Nguyên tắc cơ bản đảm bảo hiệu quả đối với quá trình nhận diện và phòng ngừa nợ có vấn đề ................................................................................. 17 1.2.3. Xử lý nợ có vấn đề ............................................................................... 18 1.2.3.1. Quy trình xử lý nợ có vấn đề ...................................................... 18 1.2.3.2. Cơ cấu tổ chức của đơn vị xử lý nợ có vấn đề ........................... 21 1.2.3.3. Nguyên tắc cơ bản đảm bảo hiệu quả đối với quá trình xử lý nợ có vấn đề ............................................................................................................... 24 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý nợ có vấn đề ............... 25 1.3.1. Sự thay đổi trong cơ cấu các nhóm nợ trong nợ có vấn đề ................ 25 1.3.2. Mức giảm tỷ lệ nợ có vấn đề ............................................................... 25 1.3.3. Mức giảm tỷ lệ xoá nợ ròng/Tổng dư nợ ............................................ 26 1.3.4. Tỷ lệ các khoản nợ có vấn đề đã thu hồi được/Tổng dư nợ có vấn đề 26 1.3.5. Tỷ lệ Các khoản nợ đã tái cấu trúc/ Tổng dư nợ có vấn đề ................ 26 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU ...................................... 29 2.1. Tổng quan về Vietinbank CN Bà Rịa-Vũng Tàu ...................................... 29 2.2. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................... 29 2.3. Tình hình hoạt động cho vay của chi nhánh ............................................. 32 2.4. Tình hình nợ có vấn đề tại Vietinbank CN Bà Rịa-Vũng Tàu .................. 33 2.5. Thực trạng quản lý nợ có vấn đề tại Vietinbank CN Bà Rịa-Vũng Tàu ... 37 Nhận diện và phòng ngừa nợ có vấn đề........................................................ 37 2.5.1.1. Nhận diện .................................................................................... 37 2.5.1.2. Hoạt động phòng ngừa ............................................................... 37 2.5.1.3. Mô hình tổ chức quản lý nợ có vấn đề ....................................... 41
  7. v 2.5.1.4. Đảm bảo các nguyên tắc về quy trình nhận diện và phòng ngừa nợ có vấn đề .......................................................................................................... 42 2.5.2. Hoạt động xử lý nợ có vấn đề tại Vietinbank chi nhánh BR-VT ......... 44 2.5.2.1. Kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ vay và làm việc với khách hàng ...... 44 2.5.2.2. Các biện pháp xử lý .................................................................... 44 2.6. Phân tích tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý nợ có vấn đề tại Vietinbank CN BR-VT ........................................................................................ 48 2.7. Đánh giá hoạt động quản lý nợ có vấn đề ................................................. 50 2.7.1. Kết quả đạt được ................................................................................. 50 2.7.2. Tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân ............................................... 51 2.7.2.1. Những hạn chế ............................................................................ 51 2.7.2.2. Nguyên nhân ............................................................................... 52 CHƢƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG CƢỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH BR-VT ................................................................................................. 54 3.1. Định hướng quản lý nợ có vấn đề của Vietinbank CN BR-VT trong năm 2018 ...................................................................................................................... 54 3.2. Một số giải pháp đề xuất nhằm tăng cường công tác quản lý nợ có vấn đề .............................................................................................................................. 55 3.2.1. Đối với Vietinbank chi nhánh BR-VT ................................................. 55 3.2.2. Đối với Vietinbank .............................................................................. 57 3.2.3. Một số ý kiến đề xuất với các cấp quản lý vĩ mô ................................ 58 3.2.3.1. Đối với Ngân hàng nhà nước ...................................................... 58 3.2.3.2. Đối với Tòa án nhân dân tối cao ................................................. 59 3.2.3.3. Tổng cục thống kê ...................................................................... 59 3.2.3.4. Đối với Chính phủ ...................................................................... 60 KẾT LUẬN CHUNG ......................................................................................... 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 62
  8. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Các chỉ số chính cần được theo dõi để xác định rủi ro về các khoản nợ ................................................................................................................................ 9 Bảng 1.2. Các chỉ tiêu tài chính ........................................................................... 10 Bảng 1.3. Các chỉ số về hành vi và tài sản bảo đảm ............................................ 11 Bảng 1.4. Các chỉ số về thông tin bên thứ ba ....................................................... 13 Bảng 1.5. Các chỉ số hoạt động ............................................................................ 14 Bảng 1.6. Cơ cấu tổ chức của đơn vị quản lý nợ có vấn đề ................................. 15 Bảng 1.7. Các kiểu mô hình quản lý rủi ro tín dụng phổ biến ............................. 21 Bảng 2.1. Dư nợ cho vay theo phân khúc khách hàng tại chi nhánh ................... 32 Bảng 2.2. Tổng hợp nợ có vấn đề của Vietinbank CN Bà Rịa-Vũng Tàu qua các năm ....................................................................................................................... 34 Bảng 2.3. Tình hình các nhóm nợ xấu của Vietinbank CN Bà Rịa-Vũng Tàu .... 35 Bảng 2.4. Dư nợ đã xử lý bằng DPRR chưa thu hồi được tại chi nhánh ............. 37 Bảng 2.5. Quy trình chấm điểm và XHTD khách hàng tại chi nhánh ................. 39 Bảng 2.6. Kết quả phân loại khách hàng theo hệ thống chấm điểm XHTD của chi nhánh .................................................................................................................... 40 Bảng 2.7. Phân công quản lý nợ có vấn đề .......................................................... 42 Bảng 2.8. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng (nợ sắp đến hạn)............... 47 Bảng 2.9. Tình hình dư nợ theo TSBĐ của chi nhánh ......................................... 48 Bảng 2.10. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động quản lý nợ có vấn đề tại chi nhánh qua các năm .......................................................................................................... 49
  9. vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH NGUYÊN NGHĨA ATM Automatic Teller Machine Máy rút tiền tự động Xây dựng- Vận hành- BOT Build-Operate-Transfer Chuyển giao BR-VT Bà Rịa-Vũng Tàu CĐTD Chấm điểm tín dụng CEO Chief Executive Officer Giám đốc điều hành CFO Chief Finance Officer Giám đốc tài chính Trung tâm thông tin tín CIC Credit information center dụng CNTT Công nghệ thông tín CRO Chief Risk Officer Giám đốc quản lý rủi ro DPRR Dự phòng rủi ro Earning before interest and Lợi nhuận trước thuế và lãi EBIT taxs vay EWS Early warning system Hệ thống cảnh báo sớm Đầu tư trực tiếp nước FDI Foreign direct investment ngoài GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội KHBL Khách hàng bán lẻ KHDN Khách hàng doanh nghiệp Tỉ lệ nợ trên tài sản thế LTV Loan to value chấp Management information MIS Hệ thống quản lý thông tin system NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại
  10. viii PGD Phòng giao dịch QLRR Quản lý rủi ro SME Doanh nghiệp vừa và nhỏ TMCP Thương mại cổ phần Trách nhiệm hữu hạn một TNHH MTV thành viên TSBĐ Tài sản bảo đảm Thanh tra giám sát nhà TTGSNN nước TTTD Thông tin tín dụng XHTD Xếp hạng tín dụng XLRR Xử lý rủi ro
  11. ix DANH MỤC HÌNH Sơ đồ 1.1. Quy trình hoạt động của hệ thống cảnh báo nợ có vấn đề .................... 9 Sơ đồ 1.2. Quy trình xử lý nợ có vấn đề .............................................................. 18 Sơ đồ 1.3. Bộ máy tổ chức Vietinbank CN Bà Rịa-Vũng Tàu ............................ 30
  12. x ABSTRACT BR-VT is a province playing an important part in the Southern key economic region, which is the nucleus to promote the socio-economic transformation of the whole region. The development of Ba Ria - Vung Tau in recent years has not only improved the quality of life of local people, but also boosted production and consumption of other localities in the region. In addition, the fishery economy is one of the leading sectors in the development of marine economy of the locality, capable of competition, stable and sustainable development. With advantages available such as quality infrastructure, many seafood processing plants for export, breeding center and logistic services, BR-VT is concentrating on building fishery center in the area. The demand for all the provinces in the region, in which, mainly exploitation, aquaculture, processing export, trade promotion, product promotion, training and scientific research technology. This is the motivation to help the fisheries of Ba Ria - Vung Tau promote their strengths, potentials in the future. As one of the big banks in the country, up to 31/12/2017, mobilized capital reached 119.297 billion, outstanding loans for the whole province reached 58.369 billion, up 8.269 billion compared with 2016 Vietinbank spent BR-VT branch has also contributed to the development of the province by providing banking products and services to customers as well as promoting credit activities in the area. With appropriate and flexible measures, VietinBank’s capital has come to businesses and households to contribute significantly to production and business activities, improve living conditions for people in Ba Ria - Vung Tau Province and ensure fully meet the investment capital to awaken the rich potential of the province. In addition, firstly, the high credit growth in recent years shows that the demand for capital of the economy in the province is very large and the ability to absorb capital is relatively good. However, this is creating pressure and potential
  13. xi risks in credit quality management for banks in general and Vietinbank BR-VT branch in particular. Secondly, in order to control and manage the problematic debt effectively, it is always a matter of great importance to the economy. In 2017, the Government also approves through various legal frameworks, The restructuring process associated with NPLs 2016-2020 as Resolution 42/2017 / QH14 on piloting bad debt and the law amending and supplementing the law of credit institutions to support commercial banks Good problem debt management. Thirdly, Vietinbank is one of the banks with high competitive position in the banking market nationwide and in order to develop a big brand so far, the issue of control and improvement of credit quality is has been extremely focused during the past 30 years. During the implementation of the project at Vietinbank BR-VT branch, the author realized that Vietinbank is also in the process of reforming, transforming and improving problematic debt management models and systems to support Credit activities are better and more effective. Because of the above reasons, I decided to select the topic: “Problem loans management at Vietinbank Ba Ria-Vung Tau branch” as the topic of my thesis. The thesis is composed of three main chapters, each of them dealing with different aspects of problem loans. Chapter One introduces concepts of troubled debt and problem loans management in business operations of commercial banks, and develops a theoretical framework for problem loans management in commercial banks. The indicators used to assess the effectiveness of problem debt management will also be covered in this chapter. Chapter Two gives a general introduction to the history of Vietinbank BR-VT and evaluates the situation of loan and quality of outstanding loans at branches. It will then analyze the problem loans management situation and assess the problematic debt management based on the criteria set out in the previous chapter.
  14. xii After pointing out the advantages and disadvantages of the branch in problem debt management, in this last chapter, it will outline the problem loans management orientations of the branch in 2018 and offer solutions and suggestions for branches and other mass organization to improve the quality of problem debt management. Objectives of the study Systematization of fundamental theoretical issues on problem debt, indicators for assessing the effectiveness of problem debt management and problematic debt management are three stages of implementation. Identify problematic debt, develop strategies and institutional arrangements for resolving problem loans, and finally deal with problem loans. By analyzing lending and NPLs management at Vietinbank Ba Ria-Vung Tau branch to assess the achievements and remaining constraints. Based on the assessment of the effectiveness of NPLs management and the direction of the branch, the author made recommendations and proposed solutions to improve the quality of debt management at Vietinbank Ria-Vung Tau. Research subjects The research subject of the project is problematic debt management at Vietinbank branch in Ba Ria-Vung Tau province. Research scope The research topic on problem debt management of Vietinbank Ba Ria Vung Tau branch in Vung Tau city. Data are collected, analyzed and used for 3 years from 2015 to 2017. Research methodology` Discussion uses qualitative research methods. Analytical methods and synthesis methods are used to explain concepts and to construct common theories for research.
  15. xiii Descriptive statistics method; Comparisons to compare the results of research at different stages and to analyze the performance indicators of problem debt management at the branch. However, due to short study time and limited knowledge, this essay may have inevitably mistakes. I hopefully look forward to receiving the valuable and useful comments of the teachers in the Council as well as the readers. Authour
  16. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đề tài “Hoạt động quản lý nợ có vấn đề tại Vietinbank chi nhánh Bà Rịa-Vũng Tàu” được tác giả chọn làm khoá luận tốt nghiệp của mình bởi vì những lý do như sau: Thứ nhất, BR-VT là tỉnh có vị trí quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là hạt nhân thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội của toàn vùng. Sự phát triển của BR-VT trong những năm gần đây không chỉ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân tại đây, mà còn thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng của các địa phương khác trong vùng. Ngoài ra, việc tăng trưởng tín dụng cao trong thời gian vừa qua cho thấy nhu cầu vốn của nền kinh tế tại địa bàn tỉnh rất lớn và khả năng hấp thụ vốn tương đối tốt. Tuy nhiên điều này đang tạo áp lực và tiềm ẩn rủi ro về công tác quản lý chất lượng tín dụng cho các ngân hàng nói chung và Vietinbank chi nhánh BR-VT nói riêng. Thứ hai, để kiểm soát và quản lý nợ có vấn đề đạt được hiệu quả luôn là vấn đề hết sức quan trọng đối với nền kinh tế, trong năm 2017, Chính phủ cũng phê duyệt thông qua nhiều khuôn khổ pháp lý, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu 2016-2020 như nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu và luật sửa đổi, bổ sung luật các tổ chức tín dụng để hỗ trợ cho các NHTM thực hiện tốt công tác quản lý nợ có vấn đề. Thứ ba, Vietinbank là một trong những ngân hàng có vị thế cạnh tranh cao trên thị trường ngân hàng cả nước và để phát triển thương hiệu lớn mạnh tới thời điểm hiện nay thì vấn đề kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng được ngân hàng cực kì chú trọng trong suốt 30 năm qua. Trong quá trình thực hiện đề tài tại chi nhánh Vietinbank BR-VT tác giả nhận thấy Vietinbank cũng đang trong quá trình thực hiện cải cách, chuyển đổi và cải thiện các mô hình, hệ thống quản lý nợ có vấn đề để hỗ trợ cho hoạt động tín dụng ngày càng tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Vì thế, tác giả sẽ nghiên cứu thực trạng quản lý nợ có vấn đề tại chi nhánh và dựa trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp đề xuất để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nợ có vấn đề tại Vietinbank chi nhánh BR-VT.
  17. 2 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Trong quá trình thực hiện đề tài, do giới hạn về thời gian và nguồn tài liệu tham khảo nên tác giả xin đưa ra một vài nghiên cứu có liên quan tới đề tài về hoạt động quản lý nợ có vấn đề như sau: Tài liệu tham khảo nước ngoài gồm: “How to handle problem loans” của tác giả T.H.Donaldson xuất bản năm 1986 đưa ra những khía cạnh chính về việc xử lý nợ có vấn đề, mục đích chính là cung cấp khuôn khổ hoặc thông tin cần thiết của các yếu tố mà nhân viên ngân hàng cần lưu ý. nợ có vấn đề là điểu không thể tránh khỏi trong hoạt động tín dụng ngân hàng tuy nhiên bằng những kĩ năng xử lý tốt các khoản nợ có vấn đề đó sẽ được hạn chế và không để lại rủi ro quá lớn. “Problem loans: Early detection for lenders” của Tommy M. Onich năm 2010 đã nêu quan điểm của tác giả về hai yếu tố quản lý danh mục cho vay đạt lợi nhuận tối ưu đó là căn nguyên bao gồm các chỉ báo về định tính, định lượng và công tác kiểm soát bao gồm việc nhận diện nợ có vấn đề và đưa ra giải pháp kịp thời. Tài liệu trong nước gồm: Bài báo “Giải pháp xử lý nợ xấu trong quá trình tái cơ cấu ngân hàng thương mại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Phương Lan và Nguyễn Hạnh Phúc năm 2003 đề cập đến những nội dung chính về khẳng định sự cần thiết phải xử lý nợ xấu trong tiến trình tái cơ cấu NHTM Việt Nam; thống nhất khái niệm, tiêu chí phân loại nợ xấu; tình hình nợ xấu và xử lý nợ xấu tại Việt Nam; nguyên nhân phát sinh và tác động của nợ xấu đến nền kinh tế và nêu ra những kinh nghiệm quốc tế về xử lý nợ xấu, giải pháp xử lý và ngăn chặn nợ xấu mới phát sinh. Bài viết “Xử lý nợ xấu của các NHTM Việt Nam qua công ty quản lý tài sản” của tác giả Bùi Khắc Hoài Phương và Dương Thị Ngọc Sáu phân tích thực trạng xử lý nợ xấu của các NHTM Việt Nam thông qua việc mua bán nợ cho Công ty quản lý tài sản (VAMC) và đưa ra một số giải pháp thúc đẩy xử lý nợ xấu dựa vào kinh nghiệm của một số nước châu Á. Ngoài việc sử dụng cơ sở lý luận chung, thì mỗi đề tài và công trình nghiên cứu làm rõ những vấn đề riêng biệt liên quan đến từng giai đoạn phát triển và bối cảnh khác nhau, đặc điểm kinh tế đặc trưng của từng quốc gia, khu vực nhưng tổng quan các bài
  18. 3 nghiên cứu và đề tài đều sử dụng phương pháp định tính, phân tích, so sánh để chỉ ra nguyên nhân dẫn đến các khoản nợ có vấn đề và đưa ra những cảnh báo về tác động tiêu cực của nợ xấu đến sự phát triển nền kinh tế để từ đó đề xuất những giải pháp phòng ngừa nhằm hạn chế phát sinh nợ có vấn đề. Đặc biệt, trong những đề tài nghiên cứu trong nước hiện nay, tài liệu về quản lý nợ có vấn đề chưa phổ biến mà chủ yếu tập trung vào những vấn đề liên quan đến nợ xấu và các biện pháp xử lý nợ xấu. Hơn nữa, còn một số hạn chế về mặt thời gian vì các nghiên cứu trước được thực hiện trước khi có những thay đổi về chính sách tín dụng từ Chính phủ và Ngân hàng nhà nước nên sẽ có một số bất cập so với tình hình phát triển trong ngành ngân hàng hiện nay. 3. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về nợ có vấn đề, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ có vấn đề và hoạt động quản lý nợ có vấn đề tuân theo tiến trình gồm ba giai đoạn thực hiện: Nhận diện nợ có vấn đề, xây dựng chiến lược và tổ chức thể chế giải quyết nợ có vấn đề và cuối cùng là tiến hành xử lý nợ có vấn đề. Thông qua việc phân tích hoạt động cho vay và công tác quản lý nợ có vấn đề tại Vietinbank chi nhánh Bà Rịa-Vũng Tàu để đánh giá những mặt đạt được và những hạn chế còn tồn tại. Dựa trên kết quả đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý nợ có vấn đề và định hướng của chi nhánh, tác giả đưa ra những khuyến nghị và giải pháp đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý nợ tại Vietinbank chi nhánh Bà Rịa-Vũng Tàu. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động quản lý nợ có vấn đề tại Chi nhánh Vietinbank tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Phạm vi nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu về hoạt động quản lý nợ có vấn đề của chi nhánh Vietinbank Bà Rịa Vũng Tàu trên địa bàn thành phố Vũng Tàu. Số liệu được thu thập, phân tích và sử dụng trong 3 năm từ năm 2015 đến 2017. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Khoá luận sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính.
  19. 4 Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp được dùng để giải thích các khái niệm và xây dựng cơ sở lý luận chung cho bài nghiên cứu. Phương pháp thống kê mô tả; phương pháp tổng hợp, so sánh để so sánh kết quả nghiên cứu tại các giai đoạn khác nhau và dùng để phân tích những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý nợ có vấn đề tại chi nhánh. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài những phần phụ như: Danh mục viết tắt; Danh mục bảng biểu, sơ đồ và hình; Mục lục; Mở đầu; Tài liệu tham khảo và Phụ lục thì nội dung chính của đề tài bao gồm ba chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nợ có vấn đề tại các NHTM. - Chương 2: Thực trạng hoạt động quản lý nợ có vấn đề tại Vietinbank chi nhánh BR-VT - Chương 3: Khuyến nghị và một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nợ có vấn đề tại Vietinbank chi nhánh BR-VT
  20. 5 CHƢƠNG 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Chương 1 giới thiệu các khái niệm về nợ có vấn đề và quản lý nợ có vấn đề trong hoạt động kinh doanh của NHTM, đồng thời xây dựng khung lý thuyết về tiến trình quản lý nợ có vấn đề tại các NHTM. Các chỉ tiêu được dùng để đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ có vấn đề cũng sẽ được nêu ra trong chương này. 1.1. Nợ có vấn đề 1.1.1. Khái niệm Đến nay vẫn chưa có một tiêu chuẩn thống nhất ở cấp độ quốc tế nào để phân loại chất lượng các khoản mục tài sản, trong đó có các khoản nợ. Việc định nghĩa Nợ có vấn đề ở mỗi quốc gia là khác nhau. Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay các thuật ngữ nợ có vấn đề (problem loans), nợ xấu (bad loans), hay nợ không hiệu quả (non- performing loans) được sử dụng tương đương nhau. Để đưa khái niệm về nợ có vấn đề sát nhất với thực tế hoạt động tín dụng ngân hàng Việt Nam thì một số định nghĩa phổ biến về nợ có vấn đề có thể được tham khảo như sau: Theo Nguyên tắc kế toán thừa nhận Hoa Kỳ (US GAAP), nợ có vấn đề là các khoản nợ luỹ kế quá hạn thanh toán từ 90 ngày trở lên (Peter Walton, 2003). Theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) của Uỷ ban chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, nợ có vấn đề là các khoản nợ không hiệu quả, cụ thể đó là khoản nợ mà có chứng cứ khách quan cho thấy khả năng tổn thất, phổ biến nhất là phát sinh vấn đề có thể ảnh hưởng đến dòng tiền trả nợ dự kiến trong tương lai. IFRS chú trọng đến khả năng hoàn trả của người vay bất kể khoản vay đã quá hạn thanh toán hay chưa. Phương pháp để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng thường là phương pháp phân tích trên dòng tiền tương lai hoặc xếp hạng khoản vay (Peter Walton, 2003). Uỷ ban Basel về Giám sát ngân hàng (BCBS) không đưa ra định nghĩa cụ thể nào về nợ có vấn đề, nhưng trong các hướng dẫn về các thông lệ chung tại nhiều quốc gia về quản lý rủi ro tín dụng, BCBS xác định, việc khoản nợ bị coi là không có khả năng hoàn trả khi một trong hai hay cả hai điều kiện sau xảy ra: Ngân hàng thấy người vay không có khả năng trả nợ đầy đủ khi ngân hàng chưa thực hiện hành động gì để cố
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2