intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn chi nhánh Đồng Tháp

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

22
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn chi nhánh Đồng Tháp được thực hiện với mục tiêu nhằm phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn chi nhánh Đồng Tháp, giai đoạn 2017-1019, qua đó chỉ ra những ưu điểm và vấn đề tồn tại nhằm đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngân hàng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn chi nhánh Đồng Tháp

  1. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KINH TẾ TÔ THỊ NGỌC YẾN PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Tài Chính - Ngân Hàng Mã nghành: D340201 Tháng 10 năm 2020
  2. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KINH TẾ TÔ THỊ NGỌC YẾN MSSV: 7808025906 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ThS. NGUYỄN PHƯƠNG QUANG Tháng 10 năm 2020
  3. LỜI CẢM TẠ Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn ThS. Nguyễn Phương Quang, người đã hướng dẫn giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn đến toàn bộ quý thầy cô trường, quý thầy cô khoa Kinh Tế đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt bốn năm học tập và rèn luyện tại trường. Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và các anh, chị trong Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn chi nhánh Đồng Tháp đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình em thực tập tại ngân hàng. Với vốn kiến thức hạn hẹp và thời gian thực tập tại ngân hàng có hạn nên bài báo cáo của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô để khoá luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hậu Giang, ngày 19 tháng 10 năm 2020 Người thực hiện Tô Thị Ngọc Yến i
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện. Trong toàn bộ nội dung của luận văn, những điều được trình bày hoặc là của cá nhân hoặc là được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu. Tất cả các tài liệu tham khảo đều có xuất xứ rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ. Hậu Giang, ngày 19 tháng 10 năm 2020 Người thực hiện Tô Thị Ngọc Yến ii
  5. NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP iii
  6. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Phương Quang Nhận xét quá trình thực hiện luận văn của sinh viên: Tô Thị Ngọc Yến Ngành: Tài chính - Ngân hàng Khoá: 9 Đề tài: Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn chi nhánh Đồng Tháp. Nội dung nhận xét: 1. Về tinh thần, thái độ thực hiện luận văn của sinh viên: - Làm bài đúng tiến độ. - Có tiếp thu, cố gắng làm bài. 2. Về chất lượng của nội dung luận văn: Tốt Đánh giá điểm quá trình, sinh viên đạt: 9 điểm (thang điểm 10) Đánh giá điểm luận văn, luận văn đạt: 8 điểm (thang điểm 10) Hậu Giang, ngày tháng năm 2020 Giáo viên hướng dẫn ThS. Nguyễn Phương Quang iv
  7. MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU .................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ............................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 2 1.2.1 Mục tiêu chung: ...................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 2 1.4 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 2 1.4.1 Không gian ............................................................................................. 2 1.4.2 Thời gian ................................................................................................. 2 1.4.3 Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 2 1.5 Lược khảo tài liệu ...................................................................................... 3 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 4 2.1 Phương pháp luận ...................................................................................... 4 2.1.1 Cơ sở lý luận ........................................................................................... 4 2.1.2 Một số qui định chung về cho vay của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn .............................................................................................................. 6 2.1.3 Một số khái niệm và chỉ tiêu vận dụng trong đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn ..................... 13 2.2 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 15 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 15 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu.............................................................. 15 Chương 3: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP ........................................................................... 17 3.1 Lịch sử hình thành ................................................................................... 17 3.1.1 Khái quát về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn ...................... 17 v
  8. 3.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn chi nhánh Đồng Tháp. ................................................................................................................ 18 3.2 Cơ cấu tổ chức ......................................................................................... 19 3.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý SCB Đồng Tháp ....................... 19 3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận ............................................... 19 3.2.3 Mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý doanh nghiệp.....21 3.3 Ngành nghề kinh doanh và chức năng nhiệm vụ .................................... 22 3.4 Tổng quan hoạt động kinh doanh của SCB Đồng Tháp qua 3 năm 2017 - 2019 ................................................................................................................. 22 3.5 Thuận lợi, khó khăn, định hướng phát triển ............................................ 25 3.5.1 Thuận lợi ............................................................................................... 25 3.5.2 Khó khăn ............................................................................................... 25 3.5.3 Định hướng phát triển chung ................................................................ 26 Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP 27 4.1 Phân tích tình hình huy động vốn tại SCB Đồng Tháp ........................... 27 4.2 Phân tích tình hình cho vay tại SCB Đồng Tháp qua 3 năm 2017 - 2019 ................................................................................................................. 30 4.2.1 Doanh số cho vay ................................................................................. 31 4.2.2 Doanh số thu nợ .................................................................................... 32 4.2.3 Tình hình dư nợ .................................................................................... 32 4.2.4 Tình hình nợ quá hạn ............................................................................ 33 4.3 Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn của SCB Đồng Tháp qua 3 năm 2017 – 2019 .............................................................................................................. 34 4.3.1 Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế của SCB Đồng Tháp qua 3 năm 2017 - 2019 ................................................................. 34 4.3.2 Phân tích doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế của SCB Đồng Tháp qua 3 năm 2017 - 2019 .................................................................................... 36 4.4 Phân tích tình hình thu nợ ngắn hạn của SCB Đồng Tháp qua 3 năm 2017 - 2019 ............................................................................................................... 37 vi
  9. 4.4.1 Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của SCB Đồng Tháp qua 3 năm 2017 - 2019 ................................................................. 37 4.4.2 Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế của SCB Đồng Tháp giai đoạn 2017 - 2019 ................................................................... 39 4.5 Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn của SCB Đồng tháp qua 3 năm 2017 - 2019 ................................................................................................................. 41 4.5.1 Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của SCB Đồng Tháp qua 3 năm 2017 - 2019 ................................................................. 41 4.5.2 Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế của SCB Đồng Tháp giai đoạn 2017 -2019 .................................................................... 43 4.6 Phân tích nợ quá hạn ngắn hạn của SCB Đồng Tháp qua 3 năm 2017 -2019 ...................................................................................................................44 4.6.1 Phân tích tình hình nợ quá hạn ngắn hạn theo thành phần kinh tế của SCB Đồng Tháp qua 3 năm 2017 -2019 .................................................................. 44 4.6.2 Phân tích doanh số nợ quá hạn theo ngành nghề kinh tế của SCB Đồng Tháp giai đoạn 2017 - 2019 ............................................................................. 45 4.7.2 Nguyên nhân nợ quá hạn ...................................................................... 46 4.8 Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại SCB Đồng Tháp thông qua một số chỉ tiêu ........................................................................................... 47 4.8.1 Chỉ tiêu nợ quá hạn ngắn hạn trên tổng dư nợ ngắn hạn ...................... 48 4.8.2 Chỉ tiêu dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động ......................................... 49 4.8.3 Hệ số thu nợ .......................................................................................... 49 4.8.4 Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn ........................................................ 50 4.9 Đánh giá tình hình tín dụng ngắn hạn tại SCB Đồng Tháp ..................... 50 4.9.1 Những thuận lợi cho ngân hàng............................................................ 50 4.9.2 Những tồn tại và khó khăn ngân hàng gặp phải ................................... 50 4.9.3 Những nguyên nhân tồn tại .................................................................. 51 Chương 5: ĐỀ XUẤT NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP .............................................. 53 5.1 Biện pháp huy động vốn .......................................................................... 53 vii
  10. 5.2 Biện pháp nâng cao hiệu quả cho vay ..................................................... 54 5.3 Biện pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng ngắn hạn....................................................................................................................55 5.3.1 Đối với công tác tín dụng ..................................................................... 55 5.3.2 Đối với công tác tổ chức quản lý .......................................................... 57 5.4 Một số biện pháp khác ............................................................................. 58 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 59 6.1 Kết luận .................................................................................................... 59 6.2 Kiến nghị ................................................................................................. 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 62 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 63 viii
  11. DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SCB Đồng Tháp qua 3 năm 2017 - 2019 ........................................................................................... 22 Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn kinh doanh của SCB Đồng Tháp qua 3 năm 2017 – 2019 ..................................................................................................... 27 Bảng 4.2: Tình hình huy động vốn của SCB Đồng Tháp qua 3 năm 2017 - 2019 .......................................................................................................................... 28 Bảng 4.3: Tình hình cho vay của SCB Đồng Tháp qua 3 năm 2017 - 2019 ... 30 Bảng 4.4: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế của SCB Đồng Tháp qua 3 năm 2017 - 2019 ........................................................................... 34 Bảng 4.5: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế của SCB Đồng Tháp qua 3 năm 2017 - 2019 ........................................................................... 36 Bảng 4.6: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của SCB Đồng Tháp qua 3 năm 2017 - 2019 ........................................................................... 37 Bảng 4.7: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế của SCB Đồng Tháp giai đoạn 2017 - 2019 ............................................................................. 39 Bảng 4.8: Tình hình dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của SCB chi nhánh Đồng Tháp qua 3 năm 2017 - 2019 ...................................................... 41 Bảng 4.9: Tình hình dư nợ ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế của SCB Đồng Tháp qua 3 năm 2017 -2019 ............................................................................ 43 Bảng 4.10: Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn theo thành phần kinh tế của SCB Đồng Tháp qua 3 năm 2017 - 2019 ................................................................. 44 Bảng 4.11: Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế của SCB Đồng Tháp giai đoạn 2017 - 2019 ................................................................... 45 Bảng 4.12: Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn ................. 48 ix
  12. DANH MỤC HÌNH Trang Hình 2.1: Quy trình xét duyệt cho vay của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn................................................................................................................... 11 Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của SCB Đồng Tháp ............................................... 19 Hình 4.1: Doanh số cho vay qua 3 năm 2017 – 2019 ...................................... 31 Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế của SCB Đồng Tháp qua 3 năm 2017 - 2019 .................................................. 36 Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của SCB Đồng Tháp qua 3 năm 2017 – 2019 ................................................. 38 Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế ...... 40 Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện tình hình dư nợ ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế của SCB Đồng Tháp giai đoạn 2017 - 2019 .................................................... 43 x
  13. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮC DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước KSNB : Kiểm soát nội bộ SCB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn NHNN : Ngân hàng Nhà nước WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng Thương mại UBND : Uỷ ban nhân dân DNTN : Doanh nghiệp tư nhân 1
  14. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Thực hiện chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, những năm qua, tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam đã đạt một tầm cao mới. Tiến trình hội nhập quốc tế đã góp phần quan trọng nâng tầm thế lực cho Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao thu nhập cho người dân; tạo sức ép và điều kiện để tích cực hoàn thiện thể chế kinh tế; nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng từng bước đổi mới và phát triển đa dạng để đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho nền kinh tế ngày càng tăng. Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thì hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng, nó mang lại doanh thu cao cho các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, tín dụng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, rủi ro tín dụng gây ra tổn thất về tài chính, giảm giá trị thị trường vốn của ngân hàng, trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn có thể làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị thua lỗ, thậm chí là phá sản ngân hàng. Do đó việc tăng doanh số cho vay nhưng làm sao vừa đạt được hiệu quả vừa giảm thiểu rủi ro là một vấn đề rất cần thiết. Hiện nay để đáp ứng nhu cầu vốn hết sức đa dạng của khách hàng và phân tán rủi ro, đồng thời để tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường tín dụng, các ngân hàng khác nói chung và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn chi nhánh Đồng Tháp nói riêng không ngừng tăng cường khối lượng cho vay mà một trong những hình thức cho vay chủ yếu đó là tín dụng ngắn hạn, vì tín dụng ngắn hạn là loại hình tín dụng có mức lãi suất thấp nhưng nó giúp nguồn vốn vay của ngân hàng được vay vòng nhanh hơn và cũng ít rủi ro, các hình thức tín dụng ngắn hạn rất phong phú như: nghiệp vụ ứng trước, nghiệp vụ thấu chi, nghiệp vụ chiết khấu… Tuy đã có những giải pháp tích cực để đảm bảo việc kinh doanh, nhưng để cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì việc phân tích tình hình tín dụng là mục tiêu không thể thiếu đối với hoạt động tín dụng của tất cả các ngân hàng. Nên việc phân tích để có cái nhìn tổng thể về tình hình tín dụng nói chung cũng như tín dụng ngắn hạn nói riêng là rất cần thiết trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên nên đề tài “Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn chi nhánh Đồng Tháp” được tiến hành thực hiện. 1
  15. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung: Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn chi nhánh Đồng Tháp, giai đoạn 2017 - 1019, qua đó chỉ ra những ưu điểm và vấn đề tồn tại nhằm đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngân hàng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể + Mục tiêu 1: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn chi nhánh Đồng Tháp qua 3 năm 2017 - 2019. + Mục tiêu 2: Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng qua 3 năm 2017 - 2019. + Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho hoạt động tín dụng ngắn hạn cho ngân hàng. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Lý thuyết về tín dụng và nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng thương mại? Câu hỏi 2: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn chi nhánh Đồng Tháp? Câu hỏi 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn chi nhánh Đồng Tháp? 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Không gian Phạm vi nghiên cứu là tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn chi nhánh Đồng Tháp. 1.4.2 Thời gian  Địa điểm: Đề tài được nghiên cứu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn chi nhánh Đồng Tháp.  Thời gian: + Thời gian thực hiện đề tài từ 08/2020 đến 10/2020. + Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp tại ngân hàng qua 3 năm 2017 – 2019. 1.4.3 Nội dung nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chủ yếu tập trung vào lĩnh vực hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn chi nhánh Đồng Tháp. 2
  16. 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Lê Thị Thảo Trang, 2013. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phấn Á Châu. Luận văn thạc sĩ. Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã phân tích các hoạt động tín dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Phương pháp tác giả sử dụng trong đề tài là phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Ngô Thị Thanh Trà, 2010. “Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Nam Sài Gòn”. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh thông qua công tác huy động vốn, hoạt động tín dụng, hoạt động tín dụng khác và kết quả hoạt động kinh doanh, thực trạng về rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Nam Sài Gòn. Từ đó nhận biết được những mặt tích cực cũng như những mặt hạn chế của những biện pháp chống rủi ro để đề ra một số giải pháp có thể áp dụng trong thực tiễn để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng tín dụng đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Đỗ Minh Điệp, 2008. Nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triễn Nông thôn huyện Phú Bình. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh. Tác giả đã nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chất lượng tín dụng thông qua vai trò của việc nâng cao chất lượng tín dụng, chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng, các nhân tố ảnh hưởng, rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng, phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT&PTNT Phú Bình. Tác giả sử dụng tổng hợp các nghiên cứu chủ yếu như: Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp thống kê và phân tích số liệu thống kê. Đồng thời có điều tra chọn mẫu của 120 hộ vay vốn tại địa bàn 6 xã (Thượng Đình, Nhã Lộng, Úc Kỳ, Thanh Ninh, Lương Phú, Dương Thanh). Qua nghiên cứu thực trạng tác giả đã được những tồn tại trong hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT&PTNT Phú Bình. Từ đó đưa ra phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, hoạt động tín dụng NHNo&PTNT&PTNT Phú Bình và những giải pháp nâng cao nghiệp vụ tín dụng cũng như một số đề xuất, kiến nghị làm cơ sở thực hiện giải pháp đã đề ra. 3
  17. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Cơ sở lý luận 2.1.1.1 Khái niệm tín dụng ngắn hạn Tín dụng ngắn hạn là những khoản cho vay của ngân hàng thương mại được phân theo thời gian của khoản vay. Là những khoản vay có thời hạn dưới 1 năm do đó thường được dùng để đáp ứng nhu cầu thiếu vốn tạm thời như phục vụ cho thanh toán hàng hoá, tài trợ, bổ xung vốn lưu động của các doanh nghiệp hay thanh toán ngoại thương và phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân như cho vay trồng trọt, chăn nuôi.,.. 2.1.1.2 Bản chất tín dụng Tín dụng với bản chất bên ngoài là sự chuyển quyền sử dụng tài sản giữa người cho vay và người đi vay, nhưng thực chất bên trong nó là mối quan hệ giữa người cho vay và người đi vay. Cũng vì mối quan hệ này đã quyết định bản chất của nguồn vốn vay, người đi vay không có quyền sở hữu vốn đó, chỉ có quyền sử dụng nên phải hoàn trả lại cho người cho vay lúc đến hạn thoả thuận. Sự chuyển giao này chỉ mang tính chất tạm thời. Ở đây, quá trình hoàn trả của tín dụng là miêu tả đặc trưng nhất sự khác biệt giữa quan hệ tín dụng và những quan hệ kinh tế khác. Tóm lại: quan hệ tín dụng đã hình thành và phát triển qua rất nhiều hình thái kinh tế xã hội, nhưng nó luôn mang ba đặc trưng căn bản: + Chỉ thay đổi quyền sử dụng mà không thay đổi quyền sở hữu vốn. + Thời hạn tín dụng xác định do thoả thuận giữa người cho vay và người đi vay. + Người sở hữu vốn tín dụng được nhận một phần thu nhập dưới hình thức lợi tức. 2.1.1.3 Vai trò của tín dụng Trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, tín dụng có những vai trò sau đây: + Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình cung ứng nguồn vốn liên tục và góp phần đầu tư phát triển nền kinh tế. Việc phân bổ vốn tín dụng đã góp phần điều hòa vốn trong toàn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình cung ứng vốn liên tục. Tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, nó là động 4
  18. lực cho việc tiết kiệm, song cũng là phương tiện đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư và phát triển. + Thúc đẩy quá trình sản xuất và tập chung vốn: hoạt động của ngân hàng là tập trung vốn điều lệ tạm thời chưa được sử dụng, từ đó cho vay lại hộ sản xuất và các đơn vị kinh tế. Nhưng, quá trình đầu tư tín dụng không phải phân đều cho mọi chủ thể có nhu cầu mà việc đầu tư chỉ thực hiện với những chủ thể có đủ điều kiện vay vốn. + Tín dụng là phương tiện tài trợ cho những ngành kinh tế kém phát triển và ngành kinh tế mũi nhọn. Trong nền kinh tế nước ta, nông nghiệp là ngành sản xuất đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho xã hội, do đó đầu tư cho ngành này là điều tất yếu phải làm. + tín dụng góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của những doanh nghiệp Nhà nước. + Tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài. 2.1.1.4 Phân loại tín dụng a) Căn cứ vào thời hạn tín dụng - Tín dụng ngắn hạn: Là loại hình tín dụng có thời hạn dưới 1 năm. Mục đích của loại cho vay này thường được dùng cho vay để bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động như: Mua nguyên vật liệu, vật tư hàng hóa để dùng cho sản xuất và tiêu dùng. - Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm. Mục đích vay để dùng mua sắm tài sản cố định, hiện đại hóa trang thiết bị, tiêu dùng. - Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm. Mục đích sử dụng để đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ bản, các dự án đầu tư, các chương trình có qui mô lớn. b) Căn cứ vào đối tượng tín dụng - Tín dụng vốn lưu động: Là loại tín dụng được cung cấp nhằm hình thành vốn lưu động cho các doanh nghiệp và các nhà kinh tế khác. - Tín dụng vốn cố định: Là loại tín dụng được cung cấp nhằm hình thành vốn cố định cho các doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác. Loại tín dụng này được hình thành dưới hình thức cho vay trung và dài hạn. c) Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng - Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: Là loại tín dụng cấp cho các doanh nghiệp, cá nhân hay chủ thể kinh tế khác để tiến hành sản xuất kinh doanh. - Tín dụng tiêu dùng: Là loại tín dụng đáp ứng cho tiêu dùng cá nhân như mua sắm phương tiện sinh hoạt. 5
  19. d) Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng - Tín dụng thương mại: Là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp được biểu hiện dưới các hình thức mua bán chịu hàng hóa hoặc ứng tiền trước khi nhận hàng hoá. - Tín dụng ngân hàng: Là hình thức tín dụng thể hiện quan hệ giữa ngân hàng với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân. - Tín dụng Nhà nước: Là hình thức tín dụng thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân và các tổ chức tín dụng khác, Nhà nước vừa là người đi vay, vừa là người cho vay, trong đó Nhà nước chủ động vay tiền để tăng nguồn thu cho ngân sách. e) Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với ngân hàng - Tín dụng có bảo đảm: Là loại tín dụng ngân hàng đòi hỏi khi cho vay khách hàng phải có tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của bên thứ ba làm đảm bảo cho món vay. - Tín dụng không bảo đảm: Là loại cho vay chủ yếu dựa vào uy tín và tình hình tài chính của người vay, lợi tức có thể có được trong tương lai, tình hình trả nợ trước đây… mà không cần tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của bên thứ ba. 2.1.2 Một số qui định chung về cho vay của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn 2.1.2.1 Đối tượng cho vay a) Ngân hàng cho vay các đối tượng sau Máy móc thiết bị, giá cả hàng hoá, nguyên vật liệu đa gồm cả thuế giá trị gia tăng trong tổng giá trị lô hàng và các khoản chi phí để thực hiện các phương án đầu tư, kinh doanh, sản xuất phục vụ đời sống. Sau đây các nhu cầu tài chính của khách hàng : + Số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu khách hàng phải nộp để làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu mà giá trị lô hàng đó ngân hàng có tham gia cho vay. + Số tiền lãi vay trả cho ngân hàng trong thời gian đang thi công, chưa nhận bàn giao và bắt đầu đưa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung hạn, dài hạn để đầu tư tài sản cố định mà khoản trả lãi được tính trong giá trị tài sản cố định đó. + Số tiền khách hàng vay để trả cho các khoản vay tài chính cho nước ngoài mà các khoản vay đó đã được tổ chức tín dụng trong nước bảo lãnh, nếu có đủ các điều kiện sau: dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, khoản vay nằm trong hạn trả nợ, khách hàng đạt được điều 6
  20. kiện vay vốn thuận lợi hơn hoặc tiết kiêm chi phí so với vay vốn nước ngoài và có khả năng trả nợ. + Các nhu cầu tài chính khác phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và phục vụ đời sống theo qui định của Ngân hàng Nhà nước. b) Ngân hàng không cho vay các đối tượng sau - Số tiền thuế phải nộp trực tiếp cho Nhà nước, trừ số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo qui định trên. - Số tiền trả nợ gốc và lãi vay cho tổ chức tín dụng khác. - Số lãi trả cho chính ngân hàng. 2.1.2.2 Nguyên tắc cho vay Nguyên tắc 1: Nguyên tắc vay đúng mục đích, sau khi được đồng ý cho vay thì người vay tiền phải sử dụng vốn vay đúng mục đích đã ghi trên hợp đồng tín dụng. Nguyên tắc 2: Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi tiền vay đúng hạn, lãi có thể trả theo kỳ đã thoả thuận giữa hai bên trên hợp đồng tín dụng. Nếu quá thời hạn trả mà người vay chưa hoàn thành nghĩa vụ trả nợ thì sẽ bị phạt theo điều khoản đã ký trước đó. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo cho hoạt động ngân hàng diễn ra một cách bình thường, đồng thời phản ánh uy tín của khách hàng. 2.1.2.3 Điều kiện cho vay - Khách hàng được Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn cho vay khi có đủ các điều kiện: - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật. - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. - Có phương án đầu tư, dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả, hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống kèm phương án trả nợ khả thi. - Thực hiện chính sách về đảm bảo tiền vay theo qui định của Chính phủ, hướng dẫn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và văn bản chỉ đạo của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn. - Có trụ sở làm việc hoặc nơi cư trú thường xuyên (đối với đại diện hộ gia đình, đại diện tổ hợp tác, chủ doanh nghiệp tư nhân, cá nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh) cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi ngân hàng cho vay có trụ sở. Trường hợp khác Ngân hàng Thương mại Cổ 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2