Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Gốm sứ Bát Tràng
lượt xem 56
download
Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Gốm sứ Bát Tràng nêu tổng quan về thương mại điện tử, nghiên cứu thực trạng ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng. Đề ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng tại các doanh nghiệp Gốm sứ Bát Tràng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Gốm sứ Bát Tràng
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ -------***------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG Sinh viên thực hiện : Dƣơng Minh Thắng Lớp : Nhật 1 Khóa : 45 Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung Hà Nội, tháng 05 năm 2010
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu viết khóa luận này em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của nhiều người. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả những người đã giúp em hoàn thành khóa luận tôt nghiệp này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Nhung, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, góp ý cho em hoàn thành khoá luận này. Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các bạn đã giúp đỡ trong việc thu thập tài liệu, số liệu để hoàn thành khoá luận. Do những hạn chế về thời gian nghiên cứu, về tài liệu thu thập và khả năng của cá nhân, nội dung khoá luận khó tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sự chỉ dẫn tận tình của các thầy cô giáo cùng sự góp ý của các bạn. Em xin chân thành cảm ơn. Sinh viên Dương Minh Thắng Lớp Nhật 1 - K45 - Kinh doanh quốc tế
- MỤC LỤC Lời nói đầu 1 Chương I. Tổng quan về Thương mại điện tử 4 I. Khái niệm Thương mại điện tử 4 1. Khái niệm hẹp 5 2. Khái niệm rộng 5 2.1. Khái niệm của UNCITRAL 5 2.2. Khái niệm của UNCTAD 7 2.3. Khái niệm thương mại điện tử dưới góc độ quản lý nhà 7 nước 2.3.1. Cơ sở hạ tầng 8 2.3.2. Các vấn đề liên quan đến Thông điệp dữ liệu 8 2.3.3. Các quy tắc cơ bản điều chỉnh chung 8 2.3.4. Các quy tắc riêng trong từng lĩnh vực 9 2.3.5. Ứng dụng 9 II. Các loại hình giao dịch Thương mại điện tử 9 1. Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp (B2B) 10 2. Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng 11 (B2C) 3. Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và Nhà nước (B2G) 11 4. Thương mại điện tử giữa người tiêu dùng và người tiêu dùng 12 (C2C) 5. Thương mại điện tử giữa cơ quan nhà nước và cá nhân (G2C) 12 III. Lợi ích của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp 12 1. Thu thập được nhiều thông tin 12 2. Giảm chi phí sản xuất 13 3. Giảm chi phí bán hàng, tiếp thị và giao dịch 13 4. Xây dựng quan hệ với đối tác 14 5. Tạo điều kiện sớm tiếp cận kinh tế tri thức 14 IV. Quá trình phát triển ứng dụng thương mại điện tử trong 15 doanh nghiệp
- V. Những trở ngại đối với doanh nghiệp Việt Nam khi ứng dụng 17 TMĐT 1. Môi trường xã hội và tập quán kinh doanh 19 2. Nhận thức của người dân 19 3. An ninh, an toàn trong giao dịch 20 4. Thanh toán điện tử 20 5. Môi trường pháp lý 22 6. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin 23 Chương II. Thực trạng ứng dụng TMĐT của các doanh 25 nghiệp gốm sứ Bát Tràng I. Tổng quan về làng nghề Bát Tràng 25 1. Lịch sử làng nghề và dân cư 25 2. Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng 26 3. Hoạt động sản xuất kinh doanh tại làng nghề Bát Tràng 29 II. Sự cần thiết phải ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh 32 doanh của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng III. Thực trạng ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp gốm 36 sứ Bát Tràng 1. Mức độ ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp gốm sứ Bát 36 Tràng 2. Đánh giá chung về website của các doanh nghiệp gốm sứ Bát 37 Tràng 3. Đánh giá một website doanh nghiệp điển hình 40 4. Quy trình triển khai TMĐT trong doanh nghiệp gốm sứ Bát 42 Tràng IV. Đánh giá hiệu quả ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp 44 gốm sứ Bát Tràng 1. Những mặt tích cực 45 2. Những hạn chế 45 3. Nguyên nhân của những hạn chế 47 Chương III. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng 50 TMĐT trong hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng I. Phương hướng phát triển kinh doanh gốm sứ Bát Tràng 50
- II. Giải pháp nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng TMĐT trong hoạt 51 động kinh doanh tại các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng 1. Giải pháp cho Doanh nghiệp 51 1.1. Ứng dụng phần mềm tác nghiệp TMĐT 51 1.2. Tham gia sàn giao dịch TMĐT 52 1.3. Thiết lập website doanh nghiệp và khai thác sử dụng 52 website 1.4. Sử dụng dịch vụ công trực tuyến 57 1.5. Các biện pháp khác 57 2. Giải pháp cho Hiệp hội gốm sứ 61 3. Giải pháp về phía Nhà nước 63 4. Đề xuất mô hình hợp tác ứng dụng Thương mại điện tử cho 64 làng nghề Bát Tràng 4.1. Giai đoạn 1: Xây dựng website mới, hiệu quả nhằm quảng 66 bá thương hiệu gốm sứ Bát Tràng 4.2. Giai đoạn 2: Xây dựng sàn giao dịch B2B 67 4.3. Giai đoạn 3: Xây dựng Nhà phân phối trực tuyến 69 Kết luận 71 Danh mục Tài liệu tham khảo 72 Phụ lục Phụ lục 1. Website các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng i Phụ lục 2. Mẫu phiếu điều tra của tác giả vi Phụ lục 3. Tổng kết kết quả điều tra viii Phụ lục 4. Hình ảnh làng nghề gốm sứ Bát Tràng xi
- DANH MỤC BẢNG, HÌNH VÀ ĐỒ THỊ Bảng 1: Đánh giá của doanh nghiệp về các trở ngại cho ứng 17 dụng TMĐT giai đoạn 2005 - 2009 Bảng 2: Đánh giá nội dung website của các doanh nghiệp 39 Bát Tràng Hình 1: Tỷ trọng tiền mặt so với Tổng phương tiện thanh toán 22 Hình 2: Kim ngạch xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ và dân dụng 33 (không tính gốm sứ xây dựng) 5 tháng đầu năm 2008 Hình 3: Doanh nghiệp đánh giá về tác dụng của TMĐT 35 đối với hoạt động kinh doanh Hình 4: Website www.quangvinh.com.vn 40 Hình 5: Form Chọn sản phẩm tại www.quangvinh.com.vn 41 Hình 6: Form tính Cước phí vận chuyển tại 41 www.quangvinh.com.vn Hình 7: Hình ảnh sản phẩm tại www.quangvinh.com.vn 42 Hình 8: Website www.minhlong.com 54 Hình 9: Hình ảnh sản phẩm tại website www.minhlong.com 55 Sơ đồ 1: Quá trình phát triển ứng dụng TMĐT 15
- I. Tính cấp thiết của đề tài Bát Tràng từ lâu đã được biết đến là một làng nghề thủ công nổi tiếng và lâu đời với trên 500 năm tuổi, thuộc địa giới hành chính huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Trong vài năm trở lại đây, làng nghề đã có những khởi sắc đáng kể. Nhờ những nỗ lực từ phía địa phương và hỗ trợ của nhà nước, cùng động lực nền kinh tế thị trường, Bát Tràng không chỉ thành công trong việc khôi phục lại làng nghề truyền thống, mà còn hứa hẹn tiềm năng phát triển kinh tế cho địa phương dựa vào chính những sản phẩm gốm sứ của mình. Nhắc đến Bát Tràng không thể không nhớ tới những sản phẩm gốm sứ tinh xảo cùng chất men tuyệt hảo được truyền lại từ đời này qua đời khác. Men ngọc, men rạn, men gio, men lam… là những lớp áo tuyệt mỹ khoác lên những sản phẩm Bát Tràng mang đậm hồn đất, hồn cát. Du khách nước ngoài đến với Bát Tràng vô cùng thích thú trước vẻ đẹp của những tác phẩm gốm nơi đây. Bắt kịp với nhu cầu của thị trường nước ngoài mới mẻ đầy tiềm năng, Bát Tràng đã và đang đẩy mạnh việc xuất khẩu sản phẩm của mình. Nhiều doanh nghiệp nhạy bén đã nhanh chóng nắm lấy cơ hội, xúc tiến tìm kiếm đơn đặt hàng nước ngoài, mở rộng thị trường cho gốm Việt nói chung, gốm Bát Tràng nói riêng. Tuy nhu cầu của thị trường thế giới đối với sản phẩm gốm sứ đẹp nổi tiếng như Bát Tràng là vô cùng triển vọng, nhưng việc tiếp cận với thị trường đó như thế nào, bằng cách nào vừa nhanh, lại vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất dường như vẫn là một vấn đề khó đối với các doanh nghiệp gốm sứ hiện nay. 1
- Thương mại điện tử là hình thức kinh doanh ngày càng mở rộng và phổ cập trên toàn cầu. Quảng bá, giới thiệu sản phẩm qua mạng điện tử, thậm chí bán hàng, thanh toán, chuyển khoản qua hệ thống toàn cầu đó đang dần trở thành xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới. Các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng của Việt Nam cũng đã sớm nhận ra những tác dụng to lớn mà TMĐT mang lại. Trong vài năm gần đây, các trang web của họ lần lượt ra đời. Tuy nhiên, những trang web này chưa mang lại hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp dẫn đến tình trạng một số trang web đã phải ngừng hoạt động. Hiện nay nước ta đã gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO, vì vậy, hoạt động thương mại quốc tế sẽ ngày càng phát triển. Thị trường nước ngoài sẽ là các thị trường hết sức tiềm năng đối với các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng. Việc xây dựng và phát triển các hoạt động TMĐT trở thành ưu tiên hàng đầu hiện nay. Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu là: “Ứng dụng Thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng”. Trong đó, tác giả tập trung nghiên cứu những vấn đề nổi cộm trong việc nhận thức và ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng thông qua tìm hiểu thực tiễn, thu thập số liệu, phân tích, tổng hợp vấn đề. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số biện pháp và kiến nghị với hy vọng sẽ góp phần giải quyết được phần nào những vấn đề nan giải đang đặt ra trước mắt ngành kinh doanh gốm sứ Bát Tràng hiện nay. II. Đối tượng, nội dung và phạm vi nghiên cứu Nội dung nghiên cứu: việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối tượng nghiên cứu: các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng. Phạm vi nghiên cứu: giai đoạn 2002-2010. 2
- III. Phương pháp nghiên cứu Tổng hợp và phân tích tài liệu Khảo sát và điều tra thực tế IV. Kết cấu của khóa luận Ngoài lời nói đầu và kết luận, khóa luận được kết cấu thành 3 chương: Chương I. Tổng quan về Thương mại điện tử. Chương II. Hiện trạng ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng. Chương III. Một số giải pháp nh ằm đẩy mạnh việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2010 Sinh viên Dương Minh Thắng Lớp Nhật 1- K45 – Kinh doanh quốc tế 4
- Chương I. Tổng quan về Thương mại điện tử I. Khái niệm Thương mại điện tử Thương mại điện tử (TMĐT) là một khái niệm mới. Mặc dù ra đời chưa lâu nhưng nó đã nhanh chóng khẳng định được vị thế của mình nhờ sức hấp dẫn cũng như đà phát triển khá ngoạn mục. Cùng với sự phát triển chóng mặt của Internet, TMĐT đang có những bước tiến rất nhanh với tốc độ ngày càng cao. Cuối những năm 1990, TMĐT vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ ở nước ta. Nhưng dưới sức lan tỏa rộng khắp của TMĐT, các công ty Việt Nam cũng đang từng bước làm quen với phương thức kinh doanh hiện đại này. Thương mại điện tử được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, như “thương mại điện tử” (Electronic commerce), “thương mại trực tuyến” (online trade), “thương mại không giấy tờ” (paperless commerce) hoặc “kinh doanh điện tử” (e- business). Tuy nhiên, “thương mại điện tử” vẫn là tên gọi phổ biến nhất và được dùng thống nhất trong các văn bản hay công trình nghiên cứu của các tổ chức hay các nhà nghiên cứu. Thương mại điện tử bắt đầu bằng việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, các doanh nghiệp tiến tới ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi hoạt động của mình, từ bán hàng, marketing, thanh toán đến mua sắm, sản xuất, đào tạo, phối hợp hoạt động với nhà cung cấp, đối tác, khách hàng... khi đó thương mại điện tử phát triển thành kinh doanh điện tử, doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử ở mức cao được gọi là doanh nghiệp điện tử. Như vậy, có thể hiểu kinh doanh điện tử là mô hình phát triển của doanh nghiệp khi tham gia thương mại điện tử ở mức độ cao và ứng dụng công nghệ thông tin chuyên sâu trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. 5
- 1. Khái niệm hẹp Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử chỉ đơn thuần bó hẹp thương mại điện tử trong việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, nhất là qua Internet và các mạng liên thông khác. Với cách hiểu đó, Tổ chức thương mại thế giới và Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương đã đưa ra hai định nghĩa của mình về TMĐT: Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet". Theo Uỷ ban Thương mại điện tử của Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), "Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến hành thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số." Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử bắt đầu bằng việc các doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử và mạng internet để mua bán hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp mình, các giao dịch có thể giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) hoặc giữa doanh nghiệp với khách hàng cá nhân (B2C), cá nhân với nhau (C2C); Ví dụ: Alibala.com; Amazon.com, eBay.com 2. Khái niệm rộng 2.1. Khái niệm của UNCITRAL Theo định nghĩa trong luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban Liên Hợp quốc tế về Luật Thương mại Quốc Tế (UNCITRAL): “Thuật ngữ Thương mại cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay 6
- không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa dịch vụ; thỏa thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ.” Như vậy, có thể thấy rằng phạm vi của Thương mại điện tử rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, việc mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một trong hàng ngàn lĩnh vực áp dụng của Thương mại điện tử. Theo nghĩa hẹp thương mại điện tử chỉ gồm các hoạt động thương mại được tiến hành trên mạng máy tính mở như Internet. Trên thực tế, chính các hoạt động thương mại thông qua mạng Internet đã làm phát sinh thuật ngữ Thương mại điện tử. Thương mại điện tử gồm các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tuyến tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng. Thương mại điện tử được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa (ví dụ như hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (ví dụ như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khỏe, giáo dục ) và các hoạt động mới (ví dụ như siêu thị ảo). Thương mại điện tử đang trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức mua sắm của con người. 7
- 2.2. Khái niệm của UNCTAD Theo Cơ quan Liên Hợp Quốc về hợp tác và phát triển (UNCTAD), thương mại điện tử bao gồm các hoạt động của doanh nghiệp: “Thương mại điện tử là việc thực hiện toàn bộ hoạt động kinh doanh bao gồm marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán (MSDP) thông qua các phương tiện điện tử”. Khái niệm này đã đề cập đến toàn bộ hoạt động kinh doanh, chứ không chỉ giới hạn ở riêng mua và bán, và toàn bộ các hoạt động kinh doanh này được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử.. Khái niệm này được viết tắt bởi bốn chữ MSDP, trong đó: M – Marketing (có trang web, hoặc xúc tiến thương mại qua internet) S – Sales (có trang web có hỗ trợ chức năng giao dịch, ký kết hợp đồng) D – Distribution (Phân phối sản phẩm số hóa qua mạng) P – Payment (Thanh toán qua mạng hoặc thông qua bên trung gian như ngân hàng) Như vậy, đối với doanh nghiệp, khi sử dụng các phương tiện điện tử và mạng vào trong các hoạt động kinh doanh cơ bản như marketing, bán hàng, phân phối, thanh toán thì được coi là tham gia thương mại điện tử. 2.3. Khái niệm thương mại điện tử dưới góc độ quản lý nhà nước Theo UNCTAD, dưới góc độ quản lý nhà nước, thương mại điện tử bao gồm các lĩnh vực: Cơ sở hạ tầng cho sự phát triển TMĐT (I - Infrastructure) Thông điệp (M - Message) Các quy tắc cơ bản (B - Basic Rules) 8
- Các quy tắc riêng trong từng lĩnh vực (S - Sectorial Rules) Các ứng dụng (A – Applications) Mô hình IMBSA của UNCTAD đề cập đến các lĩnh vực cần xây dựng để phát triển thương mại điện tử: 2.3.1. Cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin và truyền thông Một ví dụ điển hình là dịch vụ Internet băng thông rộng ADSL. Tại nước ta, theo thống kê năm 2005 của Vụ thương mại điện tử, gần 80% doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ này để truy cập Internet với tốc độ đủ cao để giao dịch qua mạng. Suy cho cùng, nếu không phổ cập dịch vụ Internet thì không thể phát triển thương mại điện tử được. Chính vì vậy, UNCTAD đưa ra lĩnh vực đầu tiên cần phát triển chính là Cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin và truyền thông, tạo lớp vỏ đầu tiên cho TMĐT. 2.3.2. Các vấn đề liên quan đến Thông điệp dữ liệu Thông điệp chính là tất cả các loại thông tin được truyền tải qua mạng, qua Internet trong thương mại điện tử. Ví dụ như hợp đồng điện tử, các chào hàng, hỏi hàng qua mạng, các chứng từ thanh toán điện tử ... đều được coi là thông điệp, chính xác hơn là “thông điệp dữ liệu”. Tại các nước và tại Việt Nam, những thông điệp dữ liệu khi được sử dụng trong các giao dịch TMĐT đều được thừa nhận giá trị pháp lý. Điều này được thể hiện trong các Luật mẫu của Liên hợp quốc về giao dịch điện tử hay Luật TMĐT của các nước, cũng như trong Luật Giao dịch điện tử của Việt Nam. 2.3.3. Các quy tắc cơ bản điều chỉnh chung Các quy tắc cơ bản điều chỉnh chung về thương mại điện tử chính là các luật điều chỉnh các lĩnh vực liên quan đến TMĐT trong một nước hoặc khu vực và quốc tế. 9
- Ví dụ: ở Việt Nam hiện nay là Luật Giao dịch điện tử (tháng 3 năm 2006), Luật Công nghệ Thông tin (tháng 6 năm 2006). Đối với khu vực có Hiệp định khung về TMĐT của các khu vực như EU, ASEAN,… Hiệp định về Công nghệ thông tin của WTO, về Bảo hộ sở hữu trí tuệ, và về việc thừa nhận giá trị pháp lý khi giao dịch xuyên “biên giới” quốc gia. 2.3.4. Các quy tắc riêng trong từng lĩnh vực Các quy tắc riêng, điều chỉnh từng lĩnh vực chuyên sâu của TMĐT, như: chứng thực điện tử, chữ ký điện tử, Ngân hàng điện tử (thanh toán điện tử). Thể hiện dưới khía cạnh pháp luật ở Việt Nam có thể là các Nghị định chi tiết về từng lĩnh vực. Hay các tập quán thương mại quốc tế mới như Quy tắc về xuất trình chứng từ điện tử trong thanh toán quốc tế (e-UCP), hay quy tắc sử dụng vận đơn điện tử (của Bolero). 2.3.5. Ứng dụng Ứng dụng ở đây được hiểu là các ứng dụng TMĐT, hay các mô hình kinh doanh thương mại điện tử cần được điều chỉnh, cũng như đầu tư, khuyến khích để phát triển, trên cơ sở đã giải quyết được 4 vấn đề trên. Ví dụ như: Các mô hình Cổng TMĐT quốc gia (ECVN.gov), các sàn giao dịch TMĐT B2B (như Vnemart.com) cũng như các mô hình B2C (golmart.com.vn, Amazon.com), C2C (đấu giá Ebay.com), hay các website của các công ty xuất nhập khẩu... đều được coi chung là các ứng dụng TMĐT. II. Các loại hình giao dịch Thương mại điện tử Thương mại điện tử có 3 chủ thể tham gia: người tiêu dùng, doanh nghiệp và chính phủ. Có những loại hình giao dịch như: B2B (Business To Business) doanh nghiệp với doanh nghiệp; B2C (Business To Consumer) doanh nghiệp với người tiêu dùng; G2C (Government To Consumer) chính 10
- phủ với người tiêu dùng; G2B (Government To Business) chính phủ với doanh nghiệp… 1. Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp (B2B) Thương mại điện tử B2B trước hết là quá trình thực hiện việc mua và bán trực tuyến trên mạng giữa các công ty với nhau, là nơi mà các công ty có thể mua bán hàng hoá trên cơ sở sử dụng một nền công nghệ chung. Khách hàng có thể chào mua, chào bán sản phẩm đồng thời có thể nhận được những giá trị gia tăng như dịch vụ thanh toán hay dịch vụ hậu mãi, nhận các bản tin tức kinh doanh, tham gia thảo luận trực tuyến... Ngoài ra, thương mại điện tử B2B còn có nhiều tác nghiệp khác giữa các công ty với nhau trong đó có việc quản lý dây chuyền cung ứng, từ nhà cung cấp đến công ty và từ công ty tới khách hàng. Trên thế giới, xu hướng TMĐT B2B chiếm ưu thế vượt trội so với B2C trong việc chọn chiến lược phát triển của các công ty kinh doanh trực tuyến. B2B được coi như là một kiểu “phòng giao dịch ảo”, nơi sẽ thực hiện việc mua bán trực tuyến giữa các công ty với nhau, hoặc cũng có thể gọi là sàn giao dịch mà tại đó, các doanh nghiệp có thể mua bán hàng hoá trên cơ sở sử dụng một nền công nghệ chung. Khi tham gia vào sàn giao dịch này, khách hàng có cơ hội nhận được những giá trị gia tăng như dịch vụ thanh toán hay dịch vụ hậu mãi, dịch vụ cung cấp thông tin về các lĩnh vực kinh doanh, các chương trình thảo luận trực tuyến và cung cấp kết quả nghiên cứu về nhu cầu của khách hàng cũng như các dự báo công nghiệp đối với từng mặt hàng cụ thể. Tại Việt Nam, với mục đích hỗ trợ các công ty nhanh chóng làm quen và tham gia vào TMĐT, ngày 26 tháng 8 năm 2005, cổng TMĐT quốc gia ECVN với Bộ Thương mại là cơ quan chủ quản, có địa chỉ www.ecvn.com đã chính thức ra mắt, qua đó nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong 11
- nước khi tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn cầu. 2. Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C) B2C là các giao dịch kinh doanh trực tiếp giữa nhà cung cấp và khách hàng thông qua mạng Internet. Giao dịch loại này còn được gọi là giao dịch thị trường giúp doanh nghiệp tiếp cận với người tiêu dùng để từ đó chào bán các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ cho khách hàng. Khi nói tới thương mại điện tử B2C, mọi người thường nghĩ đến Amazon.com, một công ty bán sách trực tuyến trên mạng đã thành công nhờ biết sử dụng công cụ Internet. Tuy nhiên, ngoài việc bán lẻ trên mạng, B2C đã phát triển cả các dịch vụ như ngân hàng trực tuyến, dịch vụ du lịch trực tuyến, đấu giá trực tuyến, thông tin về sức khoẻ và bất động sản… 3. Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và Nhà nước (B2G) Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với chính phủ (B2G) được định nghĩa chung là thương mại giữa công ty và khối hành chính công. Nó bao hàm việc sử dụng Internet cho mua bán công, thủ tục cấp phép và các hoạt động khác liên quan tới chính phủ. Quá trình trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước được tiến hành qua các phương tiện điện tử. Cơ quan nhà nước cũng có thể thiết lập những website tại đó đăng tải thông tin về nhu cầu mua hàng của các cơ quan nhà nước, tiến hành việc đấu thầu hàng hoá, dịch vụ và lựa chọn nhà cung cấp trên website. Điều này một mặt giúp tiết kiệm các chi phí tìm nhà cung cấp, đồng thời giúp tăng cường tính minh bạch trong hoạt động mua sắm công. Tuy nhiên, hiện nay, tỷ trọng của loại hình B2G trong thương mại điện tử là không đáng kể do hệ thống mua bán của chính phủ còn chưa phát triển. 12
- 4. Thương mại điện tử giữa người tiêu dùng và người tiêu dùng (C2C) C2C là loại hình giao dịch giữa các cá nhân và người tiêu dùng với nhau. Sự phát triển của các phương tiện điện tử làm cho nhiều cá nhân có thể tham gia hoạt động thương mại với tư cách là người bán, người cung cấp dịch vụ. Một cá nhân có thể tự thiết lập website để kinh doanh những mặt hàng do mình làm ra hoặc sử dụng một website có sẵn để đấu giá một số món hàng mình có. C2C góp phần tạo nên sự đa dạng của thị trường. Loại hình thương mại điện tử này tới theo ba dạng: - Đấu giá trên một cổng, chẳng hạn như eBay, cho phép đấu giá trên mạng cho những mặt hàng được bán trên web. - Hệ thống hai đầu như P2P, Forum, IRC, các phần mềm nói chuyện qua mạng như Yahoo, Skype, Window Messenger, AOL... - Quảng cáo phân loại tại một cổng như các trang rao vặt. 5. Thương mại điện tử giữa cơ quan nhà nước và cá nhân (G2C) G2C là loại hình giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân. Đây chủ yếu là các giao dịch mang tính hành chính, nhưng có thể mang những yếu tố của TMĐT. Ví dụ khi người dân đóng tiền thuế qua mạng, trả phí khi đăng ký hồ sơ trực tuyến, v.v... III. Lợi ích của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp 1. Thu thập được nhiều thông tin Thương mại điện tử giúp người tham gia thu thập được nhiều thông tin về thị trường, đối tác, rút ngắn thời gian sản xuất, tạo dựng và củng cố quan hệ bạn hàng. Các doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về kinh tế thị trường, nhờ đó có thể xây dựng chiến lược sản xuất và kinh doanh thích hợp với xu thế phát triển của thị trường trong nước, khu vực và quốc tế. Điều này 13
- đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, là khu vực được nhiều nước quan tâm, coi là một trong những động lực cho sự phát triển của nền kinh tế. 2. Giảm chi phí sản xuất Thương mại điện tử giúp giảm chi phí sản xuất trước hết là chi phí văn phòng. Các văn phòng không giấy tờ chiếm diện tích nhỏ hơn rất nhiều, chi phí tìm kiếm chuyển giao tài liệu giảm nhiều lần (trong đó khâu in ấn hầu như bỏ hẳn). Điều quan trọng hơn, với góc độ chiến lược, là các nhân viên có năng lực được giải phóng khỏi nhiều công đoạn sự vụ có thể tập trung vào nghiên cứu phát triển, sẽ đưa đến những lợi ích to lớn lâu dài. 3. Giảm chi phí bán hàng, tiếp thị và giao dịch Thương mại điện tử giúp giảm thấp chi phí bán hàng và chi phí tiếp thị. Bằng phương tiện internet/web, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch được với rất nhiều khách hàng, catalogue điện tử trên web phong phú hơn rất nhiều và thường xuyên cập nhật so với catalogue in ấn có khuôn khổ giới hạn và luôn luôn lỗi thời. Thương mại điện tử giúp người tiêu thụ và doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và chi phí giao dịch. “Thời gian giao dịch qua internet chỉ bằng 7% thời gian giao dịch qua fax, và bằng khoảng 0,5 phần nghìn thời gian giao dịch qua chuyển phát nhanh, chí phí thanh toán điện tử qua internet chỉ bằng 10% đến 20% chi phí thanh toán thông thường” 1. Tổng hợp những lợi ích trên, chu trình sản xuất được rút ngắn, và do đó sản phẩm mới xuất hiện nhanh và hoàn thiện hơn. 1 http://www.bnm.vn/a/news?t=6&id=793596 (ngày 15/04/2010) 14
- 4. Xây dựng quan hệ với đối tác Thương mại điện tử tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành viên tham gia vào quá trình thương mại: thông qua internet, các thành viên tham gia có thể giao tiếp trực tiếp và liên tục với nhau như không còn khoảng cách về địa lý và thời gian nữa; nhờ đó sự hợp tác và sự quản lý đều được tiến hành nhanh chóng, liên tục; các bạn hàng mới, các cơ hội kinh doanh mới được phát hiện trên phạm vi toàn quốc, toàn khu vực, toàn thế giới và có nhiều cơ hội để lựa chọn hơn. 5. Tạo điều kiện sớm tiếp cận kinh tế tri thức Trước hết, TMĐT sẽ kích thích sự phát triển của ngành công nghệ thông tin tạo cơ sở cho sự phát triển của nền kinh tế tri thức. Lợi ích này có ý nghĩa to lớn đối với các nước đang phát triển: nếu không nhanh chóng tiếp cận nền kinh tế tri thức thì sau khoảng một thập kỉ nữa, nước đang phát triển có thể bị bỏ rơi hoàn toàn. Khía cạnh lợi ích này mang tính chiến lược công nghệ và tính chính sách phát triển dành cho các nước công nghiệp hoá. 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng mô hình phân tích Swot để hoạch định chiến lược phát triển trong lĩnh vực của Incoterms tại tổng công ty viễn thông quân đội Viettel
106 p | 605 | 168
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng marketing trong kinh doanh xuất bản phẩm tại Công ty Cổ phần phát hành sách thành phố Hồ Chí Minh – Fahasa giai đoạn 2010 - 2012
7 p | 397 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng công nghệ webgis mã nguồn mở phục vụ công tác quảng bá du lịch
93 p | 282 | 63
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng GIS và Google Sketchup xây dựng mô hình 3D trường Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh
91 p | 265 | 59
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu tại công ty trách nhiệm hữu hạnh Mây tre xuất khẩu Chúc Sơn
102 p | 265 | 53
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng marketing xuất khẩu trong các doanh nghiệp Việt Nam nhằm mở rộng thị trường và mặt hàng dệt may xuất khẩu
103 p | 193 | 38
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng hoạt động marketing trong kinh doanh xuất bản phẩm tại Công ty Cổ phần sách Alpha giai đoạn 2010 - 2013
7 p | 261 | 38
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng mạng xã hội ảo trong quảng bá du lịch
12 p | 182 | 31
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng Value at Risk trong đo lường rủi ro kinh doanh ngoại tệ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam
82 p | 153 | 23
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng phần mềm Dspace tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia
8 p | 134 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng hệ miễn dịch nhân tạo cho lọc thư rác - Lương Văn Lâm
59 p | 158 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng giải pháp trí tuệ doanh nghiệp vào hoạt động kinh doanh: Thách thức, triển vọng, và một số khuyến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam
104 p | 117 | 15
-
Khoá luận tốt nghiệp: Ứng dụng phần mềm ecodial thiết kế hệ thống điện cho phân xưởng sửa chữa cơ khí
110 p | 40 | 13
-
Quỳnh TrTóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng công nghệ thông tin tại thư viện Trung tâm thông tin khoa học Học viện chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
9 p | 138 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản đồ địa chính số 57 tỉ lệ 1/1000 tại xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông
84 p | 42 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc chỉnh lý, bổ sung bản đồ địa chính tờ bản đồ số 40 tỷ lệ 1:1000 xã Bá Xuyên, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên
76 p | 49 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng marketing-mix nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH QTB
59 p | 11 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn