Khóa luận tốt nghiệp: Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế
lượt xem 17
download
Khóa luận tốt nghiệp: Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế trình bày những nét chung về công ty xuyên quốc gia, quá trình hình thành và phát triển của công ty xuyên quốc gia, vai trò của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế
- Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƢƠNG CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI *** KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: VAI TRÒ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA TRONG MARKETING QUỐC TẾ Họ và tên sinh viên : Đặng Đức Giang Lớp : Anh 1 Khóa : 41 Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Trung Vãn HÀ NỘI -11/2006 Đặng Đức Giang -Lớp A1- K41- KTNT 1
- Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1 CHƢƠNG I. NHỮNG NÉT CHUNG VỀ CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA................................................................................................................... 7 I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM .................................................................. 7 1. KHÁI NIỆM ........................................................................................... 7 2. ĐẶC ĐIỂM .......................................................................................... 10 II. PHÂN LOẠI .......................................................................................... 11 1. CĂN CỨ VÀO SỰ HÌNH THÀNH TNCS ........................................... 11 1.1. LIÊN KẾT THEO CHIỀU NGANG .............................................. 11 1.2. LIÊN KẾT THEO CHIỀU DỌC .................................................... 12 2 . CĂN CỨ VÀO THÁI ĐỘ QUẢN LÝ CỦA TNCS KHI BÀNH TRƢỚNG RA TOÀN CẦU ..................................................................... 13 2.1. CÔNG TY THEO HÌNH THÁI ETHNOCENTRIC ....................... 13 2.2. CÔNG TY THEO HÌNH THÁI QUẢN LÝ POLYCENTRIC ........ 14 2.3. CÔNG TY THEO HÌNH THÁI QUẢN LÝ GEOCENTRIC .......... 14 III. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TNCS ......... 15 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH ......................................................................... 15 2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TNCS ............ 17 2.1 . QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ....................................................... 17 2.2. BA BƢỚC PHÁT TRIỂN TRONG QUÁ TRÌNH BÀNH TRƢỚNG VÀ MỞ RỘNG CỦA TNCS TRÊN THỊ TRƢỜNG THẾ GIỚI ..................................................................................................... 17 2.3. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA TNCS...................................... 19 2.4. XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TNCS HIỆN NAY ................. 21 II. VAI TRÒ CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA TRONG MARKETING QUỐC TẾ ......................................................................... 23 1. TNCS THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ........... 24 2. THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TRÊN THẾ GIỚI ..................... 27 3. TĂNG CƢỜNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ .......................................................................................... 30 Đặng Đức Giang -Lớp A1- K41- KTNT 2
- Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế 4. ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THÂM NHẬP VÀ MỞ CỬA THỊ TRƢỜNG THẾ GIỚI ............................................................................... 34 CHƢƠNG II. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA TRONG MARKETING QUỐC TẾ .......................................... 37 I . MÔ HÌNH CHUNG ............................................................................... 37 1. MÔ HÌNH CƠ BẢN ............................................................................. 37 2. ĐẶC ĐIỂM VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ CỦA TNCS ............................ 40 2.1. TẬP QUYỀN ( CENTRELISATION) ........................................... 41 2.2. PHÂN QUYỀN (DECENTRELISATION) ................................... 43 II. MỘT SỐ MÔ HÌNH CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TY CỦA TNCS ........................................................................................................... 47 1. CÁC CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN QUỐC TẾ HÓA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TNCS ............................. 49 1.1. CƠ CẤU TỔ CHỨC TRONG GIAI ĐOẠN BAN ĐẦU CỦA QUÁ TRÌNH QUỐC TẾ HÓA (INITIAL DIVISION STRUCTURE) . 49 1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN QUỐC TẾ HÓA SÂU RỘNG (INTERNATIONAL DIVISION STRUCTURE) ..................................................................................... 51 2. CÁC CƠ CẤU TỔ CHỨC TNCS TRONG QUÁ TRÌNH TOÀN CẦU HÓA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ....................................................... 55 2.1. CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY THEO CHỨC NĂNG TOÀN CẦU (A GLOBAL FUNTIONAL STRUCTURE) ............................... 55 2.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY THEO SẢN PHẨM TRÊN TOÀN CẦU (A GLOBAL PRODUCT DIVISION STRUCTURE) ..... 57 2.3. CƠ CẤU PHÒNG BAN THEO KHU VỰC TRÊN TOÀN CẦU (A GLOBAL AREA DIVISION STRUCTURE) .................................. 62 CHƢƠNGIII:MỘT SỐ BÀI HỌC RÚT RA TỪ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .. 70 I. BÀI HỌC TRONG VIỆC THU HÚT VÀ KHAI THÁC CÓ HIỆU QUẢ HƠN NỮA NHỮNG LỢI ÍCH TỪ CÁC TNCS ............................. 70 1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TNCS TẠI VIỆT NAM ......... 70 2. CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG THU HÚT VÀ KHAI THÁC CÓ HIỆU QUẢ TNCS CỦA VIỆT NAM..................................... 74 Đặng Đức Giang -Lớp A1- K41- KTNT 3
- Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế 2.1.BÀI HỌC THỨ NHẤT................................................................... 75 2.2.BÀI HỌC THỨ HAI....................................................................... 76 2.3. BÀI HỌC THỨ BA ....................................................................... 77 2.4. BÀI HỌC THỨ TƢ:. ..................................................................... 79 II. BÀI HỌC VỀ PHÁT TRIỂN CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ MẠNH ĐỂ CÓ THỂ CẠNH TRANH MỘT CÁCH HIỆU QUẢ VỚI CÁC TNCS ........................................................................................................... 80 1. SO SÁNH MÔ HÌNH TỔNG CÔNG TY CỦA VIỆT NAM VỚI CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TNCS ................................................................... 81 2. BÀI HỌC TRONG PHÁT TRIỂN VÀ HOÀN THIỆN TẬP ĐOÀN KINH TẾ THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ-CÔNG TY CON ................ 86 2.1. BÀI HỌC THỨ NHẤT. ................................................................. 88 2.2. BÀI HỌC THỨ HAI...................................................................... 89 2.3. BÀI HỌC THỨ BA. ...................................................................... 91 2.4. BÀI HỌC THỨ TƢ. ...................................................................... 91 2.5. BÀI HỌC THỨ NĂM. .................................................................. 92 2.6. BÀI HỌC THỨ SÁU. .................................................................... 93 2.7. BÀI HỌC THỨ BẢY. ................................................................... 94 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 91 PHỤ LỤC......................................................................................................... 95 Đặng Đức Giang -Lớp A1- K41- KTNT 4
- Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế LỜI MỞ ĐẦU Toàn cầu hóa mà lực lƣợng hạt nhân xung kích của nó là các công ty xuyên quốc gia (TNCs) đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội của thế giới. Cuối thế kỷ XX, thế giới có khoảng 70.000 công ty xuyên quốc gia và hơn 690.000 chi nhánh phân bố rộng khắp các châu lục. Các công ty này đang hình thành một thế giới mới thông qua sự thống trị trong lĩnh vực thƣơng mại, đầu tƣ và nghiên cứu-chuyển giao công nghệ bằng tiềm lực vô cùng to lớn của mình về nguồn vốn, công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến. Năm 2005, chỉ riêng Exxon Mobil-công ty xuyên quốc gia lớn nhất thế giới theo kết quả đánh giá của tạp chí Fortune- đã có doanh thu 339.983 triệu USD [33], cao hơn GDP của nhiều quốc gia trên thế giới. Điều này cũng phần nào cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của các TNCs trong đời sống kinh tế xã hội thế giới và tiềm lực kinh tế vô cùng to lớn của chúng. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ Việt nam, số lƣợng các TNCs chính thức đang hoạt động tại thị trƣờng Việt nam hiện mới chỉ là 106 công ty trong danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới trong bảng xếp hạng của tạp chí Fortune năm 2006 - với 214 dự án, 11,09 tỷ USD vốn đăng ký và 8,59 tỷ vốn thực hiện, chiếm 20% tổng vốn đầu tƣ vào nƣớc ta[37]. Nhƣ vậy, số lƣợng TNCs vào Việt nam còn rất khiêm tốn so với tiềm năng và do vậy việc thu hút có hiệu quả TNCs này là một yêu cầu bức thiết đối với nƣớc ta hiện nay. Trên thực tế, cơ cấu tổ chức công ty phù hợp với môi trƣờng kinh doanh hay môi trƣờng marketing thế giới luôn luôn là điều cốt yếu, là cơ sở vững chắc để các TNCs vƣơn ra thị trƣờng thế giới. Trong khi đó, tại Việt nam hiện nay, mô hình tổng công ty còn nhiều bất cập và hạn chế. Đặng Đức Giang -Lớp A1- K41- KTNT 5
- Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế Hơn thế nữa, sự hiện diện của TNCs tại Việt nam còn đặt các doanh nghiệp nƣớc ta trƣớc một thách thức lớn: phải đổi mới cơ cấu tổ chức nhƣ thế nào để có thể cạnh tranh đƣợc với những “đại gia” ngay tại sân nhà. Với đề tài: Vai trò và cơ cấu tổ chức của các công ty xuyên quốc gia trong marketing quốc tế”, khóa luận này sẽ khái quát những nét cơ bản chung về TNCs , tập trung chủ yếu vào đánh giá vai trò của TNCs và phân tích cơ cấu tổ chức của chúng trong Marketing quốc tế, từ đó nêu ra một số bài học cho Việt nam nhằm thu hút và tranh thủ có hiệu quả TNCs trong phát triển kinh tế đất nƣớc đồng thời hoàn thiện hơn nữa mô hình tổng công ty và công ty mẹ- công ty con trong thời kỳ hậu WTO. Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa luận đƣợc kết cấu theo ba chƣơng: Chương I: Những nét cơ bản về công ty xuyên quốc gia : chƣơng này đề cập bốn vấn đề chính(1) khái niệm và đặc điểm, (2) phân loại, (3) quá trình hình thành phát triển của TNCs và (4)vai trò của TNCs trong marketing quốc tế. Chương II: Cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong marketing quốc tế sẽ phân tích một số cơ cấu tổ chức điển hình của TNCs trong marketing quốc tế, nêu ra những điểm mạnh, điểm yếu của mỗi mô hình. Chương III: Một số bài học rút ra từ đề tài nghiên cứu cho Việt nam: nêu ra một số bài học nhằm thu hút và tranh thủ có hiệu quả những lợi ích từ TNCs đồng thời nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp Việt nam. Do đề tài nghiên cứu khá rộng và mới mẻ cũng nhƣ những hạn chế về thông tin, thời gian và khả năng của ngƣời viết, khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc sự chỉ dẫn tận tình của thầy cô và những ý kiến đóng góp của các độc giả. Xin chân thành cảm ơn. Đặng Đức Giang -Lớp A1- K41- KTNT 6
- Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế CHƢƠNG I NHỮNG NÉT CHUNG VỀ CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM 1. Khái niệm Các công ty xuyên quốc gia (TNCs-Transnational Corporations ) ngày nay là thế lực chi phối tuyệt đại bộ phận nền kinh tế thế giới. Phạm vi ảnh hƣởng của TNCs không chỉ giới hạn trong lĩnh vực kinh tế mà đã mở rộng sang chính trị, văn hóa, tôn giáo, quốc phòng. Thế lực đó không ngừng bành trƣớng, phát huy tác động dƣới nhiều hình thức khác nhau và ảnh hƣởng sâu sắc đến cuộc sống của hơn sáu tỷ ngƣời trên thế giới. Sự phát triển mạnh mẽ và ảnh hƣởng ngày càng to lớn của các công ty xuyên quốc gia về quy mô, công nghệ, vốn cũng nhƣ cơ cấu tổ chức từ những năm cuối của thập niên sáu mƣơi đã làm nảy sinh nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về công ty xuyên quốc gia song có thể thấy chủ yếu vẫn tồn tại hai quan niệm chính: Quan niệm thứ nhất căn cứ vào tiêu thức sở hữu để xác định loại hình công ty và đƣa ra hai khái niệm về công ty đa quốc gia và công ty xuyên quốc gia; trong đó Công ty đa quốc gia (MNC- Multinational corporation) là công ty tƣ bản thực hiện việc thiết lập các chi nhánh ở nƣớc ngoài nhằm tiến hành các hoạt động kinh doanh trên phạm vi toàn cầu và sở hữu vốn của công ty mẹ thuộc hai hay nhiều nước khác nhau. Công ty xuyên quốc gia (TNC -Transnational corporation) là công ty tƣ bản thực hiện việc kinh doanh trên phạm vi quốc tế và có sở hữu vôn của công ty mẹ thuộc một quốc gia duy nhất. Đặng Đức Giang -Lớp A1- K41- KTNT 7
- Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế Nhƣ vậy ở đây có sự phân định rõ hai loại hình công ty tƣ bản hoạt động trên phạm vi quốc tế là công ty đa quốc gia và công ty xuyên quốc gia.Theo quan niệm này, các công ty xuyên quốc gia chiếm đến 99,4% trong tổng số các công ty lớn đang hoạt động trên toàn cầu. Do đó tính chất đa quốc gia là rất thấp và tính chất xuyên quốc gia là phổ biến hơn [15]. Quan niệm thứ hai đang có xu hƣớng đồng nhất các khái niệm công ty đa quốc gia, công ty xuyên quốc gia, công ty toàn cầu thành công ty quốc tế (International corporation). Trong quan niệm này, yếu tố sở hữu vốn, quốc tịch của công ty mẹ không đƣợc đề cập đến mà vấn đề đƣợc đƣa ra xem xét ở đây là khía cạnh quốc tế hóa hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tƣ, hoạt động thƣơng mại của các công ty này. Quá trình quốc tế hóa đang diễn ra mạnh mẽ ngày càng khẳng định vai trò to lớn của các công ty xuyên quốc gia trong nền kinh tế nói chung và Marketing quốc tế nói riêng. Kể từ khi ra đời, các công ty xuyên quốc gia đã có những đóng góp to lớn trong việc thay đổi bộ mặt thế giới. Chính sự phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế thế giới và sự đan xen phạm vi hoạt động của các công ty xuyên quốc gia đã làm cho yếu tố phân biệt quốc tịch của chúng nhanh chóng bị xếp xuống hàng thứ yếu. Nhƣ vậy hai quan niệm này khác nhau ở tiêu chí xem xét các công ty quốc tế: từ giác độ sở hữu hoặc giác độ phạm vi hoạt động kinh doanh. Hiện nay vẫn chƣa có một định nghĩa thống nhất về vấn đề này song các tổ chức quốc tế nhƣ Ngân hàng Thế giới(WB), Diễn đàn Liên hợp quốc về Thƣơng mại và Phát triển (UNCTAD), Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cũng đã đƣa ra những khái niệm về công ty xuyên quốc gia nhƣ sau: Đặng Đức Giang -Lớp A1- K41- KTNT 8
- Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế Diễn đàn Liên hợp quốc về Thƣơng mại và Phát triển (UNCTAD) định nghĩa” Công ty xuyên quốc gia là những công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc vô hạn bao gồm công ty mẹ và các chi nhánh ở nước ngoài của chúng. Các công ty mẹ được định nghĩa là các công ty mà việc kiểm soát tài sản của các thực thể khác ở nước ngoài thường được thực hiện thông qua việc góp vốn cổ phần của chúng” Trong cuốn sách”Định hƣớng cho các công ty đa quốc gia”, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã đƣa ra định nghĩa”Một công ty đa quốc gia bao gồm nhiều công ty hay thực thể kinh tế.Những thực thể này có thể thuộc quyền sở hữu cá nhân , sở hữu nhà nước hay sở hữu hỗn hợp được hình thành ở nhiều nước khác nhau và có mối liên hệ chặt chẽ. Chúng ảnh hưởng đến hoạt động của nhau và đặc biệt có chung mục đích và nguồn vốn kinh doanh. Trong một công ty đa quốc gia, mức độ tự chủ của các thực thể rất khác nhau, tùy thuộc vào bản chất liên kết và lĩnh vực hoạt động giữa chúng.” Căn cứ vào những quan niệm và định nghĩa trên, công ty xuyên quốc gia đƣợc hiểu một cách chung nhất, đó là: - Một tổ chức công ty sở hữu và quản lý nhiều đơn vị kinh tế ở từ hai quốc gia khác nhau trở lên. TNCs tham gia vào sản xuất quốc tế thông qua việc thiết lập chi nhánh của mình tại một số nƣớc khác nhau. - Thực hiện những chiến lƣợc kinh doanh về sản xuất, marketing, tài chính và nhân lực vƣợt ra ngoài lãnh thổ một quốc gia - Các chi nhánh và cơ sở sản xuất này phụ thuộc vào công ty mẹ ở các mức độ khác nhau về vốn, công nghệ thông qua tỷ lệ cổ phần mà công ty mẹ nắm giữ. Đặng Đức Giang -Lớp A1- K41- KTNT 9
- Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế Trong phạm vi khóa luận này, công ty xuyên quốc gia đƣợc hiểu theo khái niệm trên. 2. Đặc điểm Nhờ tính ƣu việt về phân bổ nguồn vốn, công nghệ, cơ cấu tổ chức và mạng lƣới phân phối rộng khắp, các công ty xuyên quốc gia ngày càng vươn tầm ảnh hưởng của mình trên phạm vi toàn thế giới. Đây cũng là bản chất của sự phát triển của các công ty xuyên quốc gia do đặc thù tìm kiếm lợi nhuận tối ƣu cho doanh nghiệp, cũng nhƣ tìm kiếm các thị trƣờng nguyên liệu rẻ và thị trƣờng tiêu thụ mới cho sản phẩm của mình. Khi thị trƣờng trong nƣớc đã bão hòa, một tất yếu diễn ra, đó là các công ty này không ngừng mở rộng ra thị trƣờng thế giới. Đặc biệt trong quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay thì tiến trình này càng đƣợc đẩy mạnh. Hiện nay trên thế giới có khoảng70.000 công ty xuyên quốc gia với khoảng trên 690.000 chi nhánh phân bố rộng khắp. Chỉ riêng tập đoàn Nokia của Phần lan đã có cơ sở sản xuất tại 10 nƣớc và trung tâm nghiên cứu phát triển tại 15 nƣớc khác nhau trên thế giới [24]. Năm 2001, trong số 200 thực thể kinh tế lớn nhất thế giới thì chỉ có 56 quốc gia và có đến 144 TNCs trong đó General Motor, Wal-Mart, Exxon Mobil và Daimler Chrysley đều có doanh thu lớn hơn GDP của 48 nƣớc kém phát triển cộng lại. Các công ty xuyên quốc gia có khả năng lớn trong đầu tư cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm.Với tiềm lực to lớn về vốn,đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học lớn mạnh và các phòng thí nghiệm hiện đại trên khắp thế giới, các TNCs tiến hành đầu tƣ mạnh mẽ trong việc phát triển các sản phẩm mới. Theo UNCTAD, gần 70% chi tiêu cho R&D toàn cầu phục vụ mục đích kinh doanh và 46% tổng chi tiêu thế giới vào R&D nói chung là của các TNCs[28]. Đặng Đức Giang -Lớp A1- K41- KTNT 10
- Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế Các công ty xuyên quốc gia hiện nay đang nắm giữ đến 80% bản quyền kỹ thuật công nghệ mới của thế giới . Bên cạnh đó, các công ty xuyên quốc gia còn có lợi thế to lớn trong cạnh tranh nhằm tiêu thụ các hàng hóa và dịch vụ của mình.Với lợi thế do tiêu chuẩn hóa cao về sản phẩm, phân công lao động sâu sắc trong sản xuất cũng nhƣ đầu tƣ hiệu quả cho công tác nghiên cứu thị trƣờng, các hàng hóa và dịch vụ cung cấp bởi các TNCs có tính cạnh tranh to lớn so với các sản phẩm nội địa khác về giá cả, chất lƣợng, sự phong phú về chủng loại và mức độ thỏa mãn mà chúng mang lại cho ngƣời tiêu dùng. Thông qua việc thiết lập các chi nhánh tại các quốc gia khác nhau, các TNCs có thể nhanh chóng nắm bắt những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng và thay đổi sản phẩm của mình nhằm bắt kịp với biến động trong nhu cầu này. Ngoài ra, với một mạng lƣới dày đặc các công ty chi nhánh và văn phòng đại diện tại nhiều quốc gia, các TNCs còn có được những thuận lợi to lớn trong phân phối và điều phối toàn cầu. Là chủ thể của phần lớn nguồn đầu tƣ luân chuyển khắp thế giới, TNCs có khả năng chuyển vốn từ nơi có tỷ suất lợi nhuận thấp tới nơi có tỷ suất lợi nhuận cao hơn thông qua các hoạt động đầu tƣ trực tiếp hay gián tiếp của mình nhƣ: đóng góp cổ phần, tham gia thị trƣờng chứng khoán… Ngoài việc lƣu chuyển vốn tự có trong nội bộ hệ thống, TNCs còn thiết lập một hệ thống các công ty tài chính nhằm huy động luồng vốn từ bên ngoài, từ đó đẩy nhanh hơn luồng chu chuyển vốn đầu tƣ nhằm thu lại lợi nhuận cao. II. PHÂN LOẠI 1. Căn cứ vào sự hình thành TNCs 1.1. Liên kết theo chiều ngang Đặng Đức Giang -Lớp A1- K41- KTNT 11
- Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế Là sự liên kết làm tăng tỷ lệ các công ty lớn trong cùng một ngành nhất định.Đây là sự tập trung một tỷ trọng rất lớn sức sản xuất của một ngành bằng những liên kết gắn bó nội tại cả về kinh tế và kỹ thuật để hình thành các công ty quốc tế khổng lồ[3] . Chúng gồm các loại sau: - Cartel là một loại hình TNCs hoạt động dựa trên việc ký kết hiệp định giữa các xí nghiệp thành viên, thỏa thuận về giá cả, phân chia thị trƣờng....còn việc sản xuất kinh doanh vẫn do các xí nghiệp tự thực hiện. - Trust đƣợc hiểu là một tổ chức ngành mà trong đó các công ty lớn tổ chức toàn bộ quá trình sản xuất hoặc một phần lớn sản xuất của một ngành. Dựa vào sức mạnh của mình, các Trust tiến hành trong phạm vi ngành một chính sách thị trƣờng có lợi cho họ và buộc những ngƣời sản xuất ở các ngành khác phải theo. - Syndicat là một loại hình TNCs trong đó việc kinh doanh do một ban quản trị đảm nhận nhƣng sản xuất vẫn là công việc độc lập của các thành viên . Mục đích của việc hình thành nên các Syndicat là nhằm điều hành các hoạt động thƣơng mại giữa các xí nghiệp thành viên nhằm mua nguyên liệu với giá thấp và bán sản phẩm với giá cao. - Concern là một trong những hình thức tổ chức công ty TNCs hiện đại phổ biến hiện nay. Mối liên hệ giữa các xí nghiệp trong concern đƣợc hình thành từ cơ sở lợi ích thống nhất thông qua quan hệ hợp tác cùng sử dụng phát minh cùng tham gia nghiên cứu sáng chế. Concern không có tƣ cách pháp nhân, song mối quan hệ bền vững của Concern đƣợc thiết lập trong sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên 1.2. Liên kết theo chiều dọc Đặng Đức Giang -Lớp A1- K41- KTNT 12
- Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế Là sự liên kết trong đó các công ty lớn thâm nhập vào công ty , xí nghiệp của các ngành sản xuất khác không có mối liên hệ ràng buộc hoặc quy định về kỹ thuật sản xuất kinh doanh. Mối liên hệ giữa công ty mẹ và các chi nhánh chủ yếu là về mặt tài chính; điều hành thông qua cơ cấu quyền lực và liên kết với các ngân hàng đầu tƣ, ngân hàng thƣơng mại, công ty bảo hiểm... [3] - Conglomerate là hình thức biểu hiện của TNCs hiện đại dựa trên hoạt động bành trƣớng và thâu tóm của các công ty lớn trong một ngành đối với các xí nghiệp khác ngành . Cơ cấu điều hành của Conglomerate rất gọn nhẹ linh hoạt và phi tập trung hóa, chủ yếu nhằm kiểm soát hoạt động của chi nhánh thông qua hệ thống tài chính và chỉ đạo hành chính kiểu mạng lƣới. 2 . Căn cứ vào thái độ quản lý của TNCs khi bành trƣớng ra toàn cầu Ở đây, căn cứ vào thái độ quản lý cơ bản hay còn gọi là lối suy nghĩ đối với quá trình xây dựng và phát triển TNCs thiên về góc nhìn nào của nhà quản lý: hƣớng về nƣớc chủ đầu tƣ, hƣớng về nƣớc đƣợc đầu tƣ hay tƣ duy hƣớng tới toàn cầu mà Howard Perlmutter trong cuốn sách” The Tortuous of the Multinational Corporations” (1969) đã phân loại các TNCs theo ba hình thái : - Ethnocentric hay thái độ quản lý thiên về nƣớc chủ nhà. - Polycentric hay thái độ quản lý thiên về nƣớc nhận đầu tƣ. - Geocentric hay thái độ quản lý hƣớng tới toàn cầu. 2.1. Công ty theo hình thái Ethnocentric Là TNCs mà các chính sách, tiêu chuẩn và hoạt động đƣợc quyết định và phát triển tại trụ sở công ty và đƣợc áp dụng trên các chi nhánh trên toàn thế giới. Quá trình trao đổi thông tin đƣợc tiến hành bằng hàng loạt các mệnh lệnh và tƣ vấn từ công ty mẹ đến các chi nhánh. Những vị trí chủ chốt trong Đặng Đức Giang -Lớp A1- K41- KTNT 13
- Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế công ty thƣờng đƣợc những thành viên có quốc tịch của nƣớc đặt trụ sở nắm giữ. 2.2. Công ty theo hình thái quản lý Polycentric Là TNCs trong đó các cấp quản lý nắm bắt đƣợc sự khác biệt về văn hóa giữa nƣớc của công ty mẹ và văn hóa của quốc gia đặt chi nhánh. Kết quả là các chi nhánh áp dụng những điều kiện của công ty mẹ đƣa ra sau khi đã điều chỉnh nó cho phù hợp với đặc điểm về văn hóa của quốc gia sở tại nơi đặt chi nhánh. Các công ty con trong kiểu Polycentric gắn bó với công ty mẹ thông qua hệ thống quản lý về tài chính, chúng đƣợc tự do hoạt động trong chừng mực mà doanh thu của chúng ở mức thỏa mãn yêu cầu. Thông tin 2 chiều từ công ty và các chi nhánh cũng nhƣ giữa các chi nhánh là rất thấp và các nhà quản lý khu vực ít có cơ hội vƣơn tới cấp quản lý cao hơn tại trụ sở công ty. 2.3. Công ty theo hình thái quản lý Geocentric Hình thái TNCs này băt đầu nổi lên ngày càng nhiều trên thế giới hiện nay. Trong công ty theo hình thái Geocentric các chi nhánh không phải là các công ty vệ tinh cũng không phải là một công ty độc lập mà đƣợc coi là một phần trong một tổng thể tập trung vào những mục tiêu toàn cầu cũng nhƣ các mục tiêu địa phƣơng, mỗi chi nhánh đóng góp một phần riêng biệt với chức năng riêng của mình. Cả công ty mẹ và các chi nhánh trong hình thái Geocentric đều tập trung vào mục tiêu toàn cầu bằng cách xây dựng một tổ chức trong đó các chi nhánh không chỉ là một bộ phận quan trọng mà còn là những nhà xuất khẩu hàng đầu cho nƣớc chủ nhà, đóng góp những lợi ích nhƣ mang tới ngoại tệ mạnh, những kỹ thuật mới và công nghệ tiên tiến . Đặng Đức Giang -Lớp A1- K41- KTNT 14
- Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế Trong tiến trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ ngày nay, xu hƣớng công ty theo hình thái Geocentric ngày càng phát triển rộng rãi do hình thái này khắc phục những nhƣợc điểm nhƣ sử dụng lao động và các nguồn nguyên liệu một cách lãng phí của hình thái Polycentric và hành chính mệnh lệnh của Ethnocentric. Ngoài ra, không tồn tại một TNC hoàn toàn theo hình thái quản lý nào một cách tuyệt đối, các TNCs thƣờng đạt đƣợc hình thái này hay hình thái khác ở một mức độ nào đó[15]. III. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TNCs 1. Cơ sở hình thành Về mặt lý luận cũng nhƣ thực tiễn vận động của tiến trình lịch sử, các TNCs là hình thức vận động và phát triển cao của chế độ xí nghiệp tƣ bản hiện đại. Quá trình tích tụ và tập trung tƣ bản đã hình thành nên các công xƣởng tƣ bản chủ nghĩa. Nhờ sự phát triển nhẩy vọt của khoa học kỹ thuật, các công xƣởng không ngừng phát triển và mở rộng, tiến hành sản xuất với quy mô và sản lƣợng ngày càng lớn. Khi thị trƣờng trong nƣớc trở nên bão hòa, các công xƣởng xí nghiệp này có nhu cầu bành trƣớng ra thị trƣờng quốc tế nhằm tìm kiếm những thị trƣờng mới để tiêu thụ sản phẩm cũng nhƣ những nguồn nguyên liệu dồi dào với giá rẻ. Bản chất của TNCs là sự tập trung tƣ bản rất cao trong tay một số công ty có tƣ cách pháp nhân hoạt động tại nhiều quốc gia nhằm chi phối các điều kiện sản xuất, lƣu thông hàng hóa; sản xuất hàng hóa với năng suất ngày càng cao nhằm thu đƣợc lợi nhuận độc quyền cao. Nguyên nhân hình thành các TNCs có thể được tóm tắt ở một số điểm sau: Đặng Đức Giang -Lớp A1- K41- KTNT 15
- Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế -Thứ nhất là nguyên nhân bắt nguồn từ quá trình tích tụ và tập trung tƣ bản tất yếu dẫn đến sự hình thành các xí nghiệp tƣ bản lớn. Quá trình cạnh tranh thôn tính lẫn nhau dẫn đến độc quyền cao và bành trƣớng của chúng không chỉ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mà vƣơn ra cả thị trƣờng thế giới. -Nguyên nhân thứ hai là sự thay đổi tình hình kinh tế chính trị trên toàn thế giới. Sau thế chiến thứ hai, ngày càng có nhiều quốc gia giành đƣợc độc lập và thiết lập nên các hàng rào bảo hộ nền kinh tế còn non trẻ của mình. Điều này khiến mức độ cạnh tranh giữa các tập đoàn tƣ bản lớn ngày càng trở nên gay gắt ở trong nƣớc. Vì vậy, việc hình thành nên các TNCs với các chi nhánh ở nƣớc ngoài là một giải pháp phù hợp nhằm thâm nhập các thị trƣờng mới, giảm bớt cạnh tranh, giúp các công ty tồn tại và phát triển. Ngày nay, quá trình hội nhập và toàn cầu hóa diễn ra trên bình diện quốc tế ngày càng tạo điều kiện cho các TNCs có cơ hội phát triển để tìm kiếm nguồn lợi nhuận. Hơn nữa, sự phụ thuộc lẫn nhau về các nguồn nguyên nhiên liệu ngày càng gia tăng khi các công ty mở rộng sản xuất trên quy mô lớn. Việc hình thành nên các cơ sở sản xuất tại nơi có nguồn nguyên liệu là một giải pháp cho các công ty nhằm thu lợi nhuận tối ƣu . - Thứ ba, do sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học và công nghệ làm vòng đời sản phẩm ngày càng bị rút ngắn lại và sản xuất ra ngày một nhiều hàng hóa mới với năng suất cao khiến nhu cầu mở rộng thị trƣờng tiêu thụ trở nên một nhu cầu sống còn đối với các công ty. Chính điều này đã thúc đẩy các công ty xuyên quốc gia thiết lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại những thị trƣờng mới nhằm tìm kiếm nơi tiêu thụ hàng hóa của mình. Hơn nữa, khi vòng đời sản phẩm ngày càng bị rút ngắn lại, máy móc nhanh chóng trở nên lỗi thời, giá trị hao mòn vô hình của tƣ bản cố định diễn ra nhanh chóng khiến các công ty phải mở chi nhánh tại những nƣớc kém phát triển hơn nhằm kéo dài vòng đời sản phẩm và giảm chi phí của hao mòn vô hình. Mặt khác, đối Đặng Đức Giang -Lớp A1- K41- KTNT 16
- Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế với những công nghệ, bí quyết sản xuất mới thì việc hình thành nên các chi nhánh sẽ giúp các công ty bảo vệ đƣợc bản quyền sản phẩm cuả mình đƣợc tốt hơn là các hoạt động licensing đặc biệt khi thị trƣờng của sản phẩm không có những quy định tốt về bảo vệ bản quyền. -Nguyên nhân thứ tƣ là do việc thừa vốn một cách tạm thời và nhằm mục đích phân tán rủi ro cũng nhƣ tối đa hóa lợi nhuận. Khi một số thị trƣờng có mức độ cạnh tranh quá cao sẽ khiến tỷ suất lợi nhuận tại thị trƣờng đó sụt giảm xuống mức rất thấp cũng nhƣ gia tăng mức độ rủi ro trong đầu tƣ. Điều này khiến các nguồn vốn tƣ bản không tạo ra hiệu quả đầu tƣ cao và tất yếu sẽ dẫn đến nhu cầu đầu tƣ ra những thị trƣờng có mức độ cạnh tranh thấp hơn và tỷ suất lợi nhuận cao hơn. 2. Quá trình hình thành và phát triển của TNCs 2.1 . Quá trình hình thành Hiện nay trên thế giới có những bất đồng về việc công ty nào là công ty xuyên quốc gia đầu tiên trên thế giới. Một số luận điểm cho rằng công ty Knights Templar thành lập năm 1118 [31] và trở thành công ty TNC đầu tiên trên thế giới khi nó bƣớc chân vào lĩnh vực ngân hàng năm 1135. Tuy nhiên cũng có những quan điểm rằng công ty Bristish East India Company khởi nguồn là một công ty cổ phần thƣơng mại đầu tƣ có trụ sở tại Leadenhall Street, Lon don và đƣợc Elizabeth I công nhận là thành phần hoàng gia(Royal Charter ) vào năm 1600 cùng với công ty Dutch East India Company (Tên tiếng Hà Lan là Vereenigde Oostindische Compagnie) ra đời năm 1602 là hai tiền thân của công ty xuyên quốc gia [31]. 2.2. Ba bƣớc phát triển trong quá trình bành trƣớng và mở rộng của TNCs trên thị trƣờng thế giới Đặng Đức Giang -Lớp A1- K41- KTNT 17
- Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế Bươc 1. Xuất khẩu trực tiếp : - Những yêu cầu đầu tiên: các công ty phụ thuộc vào các đại lý xuất khẩu - Mở rộng doanh thu xuất khẩu - Mở rộng hơn nữa các chi nhánh bán hàng ở nƣớc ngoài hoặc thiết lập các cơ sở lắp ráp ở nƣớc ngoài( để giảm chi phí vận chuyển) Bước 2. Sản xuất ở nước ngoài: Khi công ty gặp phải những giới hạn trong việc bán hàng ra thị trƣờng nƣớc ngoài( hàng rào thuế quan, các rào cản về thƣơng mại ) Một khi công ty lựa chọn việc tiến hành sản xuất ở nƣớc ngoài nhƣ là một biện pháp nhằm cung cấp hàng hóa đến thị trƣờng nƣớc đó thì công ty phải quyết định có nên xây dựng một chi nhánh sản xuất hay bán bản quyền công nghệ sản xuất cho một doanh nghiệp ở nƣớc ngoài đó. Thông thƣờng, bán bản quyền công nghệ thƣờng đƣợc tiến hành trƣớc (vì nó khá dễ dàng) do: - Không đòi hỏi cơ sở hạ tầng và vốn - Không có rủi ro - Khỏan tiền bản quyền là một % cố định trên doanh thu bán hàng Tuy nhiên nó cũng có một hạn chế đó là: Công ty mẹ không thể kiểm soát đƣợc việc quản lý bản quyền này nhƣ thế nào (vì doanh nghiệp mua bản quyền độc lập với công ty bán bản quyền). Công ty mua bản quyền có thể bán bí mật công nghệ cho một công ty độc lập khác và do đó tạo nên một đối thủ cạnh tranh mới cho công ty. Đầu tư trực tiếp : Đầu tƣ trực tiếp đòi hỏi phải có quyết định từ cấp quản lý cao nhất vì nó là một bƣớc đi quan trọng của công ty: - Chứa nhiều rủi ro - Các cơ sở sản xuất đƣợc thiết lập ở nƣớc khác - Nhƣợng quyền đƣợc chuyển từ các nhà sản xuất độc lập tới chi nhánh của mình Đặng Đức Giang -Lớp A1- K41- KTNT 18
- Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế - Việc xuất khẩu vẫn đƣợc tiếp diễn Bước 3. Vươn ra thị trường thế giới Công ty trở thành công ty xuyên quốc gia khi nó bắt đầu lập kế hoạch, tổ chức và hợp tác sản xuất, tiến hành hoạt động marketing, nghiên cứu phát triển và tuyển dụng nhân công ở nhiều nƣớc khác nhau. 2.3. Quá trình phát triển của TNCs (1) Từ khi TNCs ra đời đến Chiến tranh thế giới thứ hai Khởi nguồn cho sự ra đời của TNCs có thể bắt đầu từ giai đoạn phát triển mạnh mẽ của các công ty của nƣớc đế quốc và thực dân từ Tây Âu, đặc biệt là từ Anh và Hà Lan vào đầu thế kỷ XVI và kéo dài cho đến vài trăm năm tiếp theo.Trong giai đoạn này, các công ty nhƣ British East India Trading Company đã ra đời nhằm củng cố các hoạt động thƣơng mại hoặc mua bán quốc tế của nƣớc mình tại khu vực Viễn Đông, Châu Phi và Châu Mỹ. Tuy vậy các công ty xuyên quốc gia nhƣ hiện nay thì vẫn chƣa thực sự xuất hiện cho đến thế kỷ XIX với sự bùng nổ của Tƣ bản công nghiệp và kết quả của nó là sự ra đời của các công xƣởng, xí nghiệp, quá trình sản xuất đƣợc mở rộng và đầu tƣ sâu sắc cũng nhƣ máy móc nhà xƣởng đƣợc trang bị hiện đại hơn. Khoảng giữa thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX việc tìm kiếm những nguồn nguyên liệu bao gồm khoáng sản, dầu mỏ, và nông phẩm cũng nhƣ sức ép bảo vệ và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm đã bắt buộc hầu hết các công ty của Mỹ và một nhóm nhỏ các công ty của Tây Âu phải mở rộng hoạt động ra thị trƣờng quốc tế. Sáu mƣơi phần trăm đầu tƣ của các công ty này đƣợc đổ vào Châu Mỹ Latinh, Châu Á, Châu Mỹ và vùng Trung Đông. Cùng với hàng loạt vụ sáp nhập và mua lại, độc quyền bán và độc quyền mua của các công ty xuyên quốc gia lớn tập trung tại một số ngành chủ yếu nhƣ năng lƣợng và thực phẩm đã có cơ sở hình thành. Cho đến năm 1899, United Fruit Đặng Đức Giang -Lớp A1- K41- KTNT 19
- Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế Company- ngƣời khổng lồ trong lĩnh vực kinh doanh hàng nông sản của Mỹ- đã chiếm đến 90% lƣợng nhập khẩu chuối vào Mỹ . Nhu cầu về nguyên liệu tự nhiên tiếp tục là động lực cho các công ty Châu Âu và Mỹ phát triển mở rộng ra thị trƣờng bên ngoài trong khoảng thời gian giữa chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai. Mặc dù khoản đầu tƣ doanh nghiệp từ Châu Âu giảm đi ở một mức độ nào đó song các hoạt động của TNCs Mỹ vẫn tiếp tục mở rộng một cách mạnh mẽ. Tại Nhật Bản, giai đoạn này chứng kiến sự phát triển của các Zaibatsu (còn gọi là các tài phiệt) trong đó nổi bật nhất là Mitsui và Mitsubishi. Những tập đoàn lớn này hoạt động trong liên minh với chính phủ Nhật và đã độc quyền chi phối các lĩnh vực công nghiệp , tài chính, và thƣơng mại của quốc gia này. (2) Từ năm 1945 đến nay Kể từ sau chiến tranh Thế giới thứ II, các TNCs của Mỹ chi phối hầu hết hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài trong hai thập kỷ liên tiếp. Tiếp sau đó là sự nổi lên mạnh mẽ của các tập đoàn của Nhật Bản và Châu Âu. Trong thập niên 50s, các ngân hàng của Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản bắt đầu tiến hành đầu tƣ một lƣợng tiền lớn vào chứng khóan, thúc đẩy quá trình sát nhập các doanh nghiệp và tập trung sâu vào hoạt động vốn. Nhiều công nghệ mới trong ngành hàng hải, vận chuyển( đặc biệt bằng đƣờng hàng không) vi tính hóa và viễn thông liên lạc đã thúc đẩy quá trình quốc tế hóa về đầu tƣ và thƣơng mại của các TNCs. Bên cạnh đó, những phƣơng tiện quảng cáo mới đã trợ lực rất lớn cho TNCs trong mở rộng thị phần của mình. Cho đến những năm 70s, độc quyền và vai trò của TNCs trong thƣơng mại toàn cầu đã phát triển ở quy mô lớn hơn nhiều so với trƣớc. Trong khi vào năm 1906 chỉ có ba công ty hàng đầu của Mỹ có tài sản đạt đến 500 tỷ USD thì đến năm 1971 con số này đã đạt đến 333 công ty, 1/3 trong số đó có Đặng Đức Giang -Lớp A1- K41- KTNT 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Vai trò của quan hệ công chúng - PR trong việc xây dựng thương hiệu khu du lịch thiên đường Bảo Sơn
8 p | 357 | 42
-
Khóa luận tốt nghiệp: Vai trò của ngân hàng thương mại đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam
87 p | 228 | 42
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Vai trò của gia đình trong việc giáo dục trẻ vị thành niên ở xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định
9 p | 177 | 32
-
Khóa luận tốt nghiệp: Vai trò của đầu tư tư nhân đối với phát triển kinh tế Việt Nam
98 p | 191 | 31
-
Khóa luận tốt nghiệp: Vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế
96 p | 209 | 18
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Vai trò âm nhạc Trịnh Công Sơn trong đời sống tinh thần giới trẻ hiện nay
8 p | 136 | 17
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Vai trò của người phụ nữ thái trong việc xoá đói giảm nghèo tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu
12 p | 146 | 14
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Vai trò của thầy cúng trong tang ma người thái ở bản Mệt, xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La
13 p | 132 | 10
-
Khoá luận tốt nghiệp: Hoạt động chứng thực tại UBND Thị trấn Đình Cả, Huyện Võ Nhai, Tỉnh Thái Nguyên
70 p | 25 | 9
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Vài nét hoạt động của đội thông tin lưu động huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn vỡ những vấn đề đặt ra trong giai đoạn hiện nay
12 p | 100 | 9
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Vai trò của người thầy cúng trong đời sống xã hội người La Chí ở xã Bản Díu, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang
13 p | 96 | 8
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Vai trò của già làng - trưởng họ trong đời sống cộng đồng người Dao Quần Chẹt (khảo sát tại thôn Hợp Nhất, xã Ba Vì, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây)
13 p | 109 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp: Vai trò của tham số tự do và tính hội tụ của sơ đồ vòng lặp trong việc ứng dụng phương pháp toán tử cho bài toán nguyên tử hyđro
68 p | 86 | 7
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Vai trò của phụ nữ mường ở Quý Hòa, Lạc Sơn, Hòa Bình với nghề làm y phục truyền thống
76 p | 87 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu đền thờ và lễ hội đền Nam Hải Đại Thần Vương tại Đồ Sơn, Hải Phòng phục vụ phát triển du lịch
64 p | 10 | 7
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Vai trò của mo bản, trưởng họ trong đời sống người Dao Thanh Phán xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
11 p | 112 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển hoạt động Marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty vận tải Hà Anh
71 p | 7 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn