Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Vai trò của mo bản, trưởng họ trong đời sống người Dao Thanh Phán xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
lượt xem 6
download
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Vai trò của mo bản, trưởng họ trong đời sống người Dao Thanh Phán xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang với mục đích tìm hiểu về vai trò của Mo bản, trưởng họ trong đời sống của người Dao Thanh phán trong xã hội truyền thống, biến đổi và nguyên nhân biến đổi của những vai trò đó trong điều kiện hiện nay; đồng thời đưa ra các khuyến nghị, giải pháp nhằm phát huy vai trò tích cực của Mo bản, trưởng họ của người Dao Thanh Phán ở xã Tuấn Mậu hiện nay. Mời các bạn cùng tìm hiểu và tham khảo nội dung thông tin tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Vai trò của mo bản, trưởng họ trong đời sống người Dao Thanh Phán xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
- Khóa luận tốt nghiệp TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ …..…..o0o……… VAI TRÒ CỦA MO BẢN, TRƯỞNG HỌ TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI DAO THANH PHÁN XÃ TUẤN, MẬU, HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Giảng viên hướng dẫn: Th.S Đỗ Thị Kiều Nga Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Bích Hà Nội – 2012 Nguyễn Thị Bích Lớp: DT14A
- Khóa luận tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài khóa luận này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Văn hóa dân tộc thiểu số. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo - ThS Đỗ Thị Kiều Nga – người đã trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình thực hiện đề tài. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Phòng văn hóa huyện Sơn Động, Ban văn hóa xã Tuấn Mậu, cảm ơn các Mo bản, trưởng họ và đồng bào Dao xã Tuấn Mậu đã nhiệt tình cung cấp những tư liệu quý báu cho khóa luận. Do thời gian cũng như kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận được đầy đủ và hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà nội ,ngày 15 tháng 5 năm 2012 Sinh viên Nguyễn Thị Bích Nguyễn Thị Bích Lớp: DT14A
- Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử nghiên cứu 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Đóng góp của đề tài 7. Bố cục của bài nghiên cứu CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÀ KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI DAO XÃ TUẤN MẬU 1.1. Đặc điểm tự nhiên, xã hội của xã Tuấn Mậu 1.1.1. Đặc điểm tự nhiên 1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 1.2. Khái quát về người Dao ở xã Tuấn Mậu 1.2.1. Nguồn gốc, tên gọi 1.2.2 Dân số và phân bố dân cư 1.2.3. Đặc điểm mưu sinh 1.2.4. Đặc điểm văn hóa 1.2.4.1 Văn hóa vật thể 1.2.3.1 Văn hóa phi vật thể CHƯƠNG 2. MO BẢN, TRƯỞNG HỌ TRONG XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI DAO THANH PHÁN XÃ TUẤN MẬU 2.1. Khái quát về Mo bản, trưởng họ và thiết chế thôn bản, dòng họ truyền thống 2.1.1. Khái quát về Mo bản, trưởng họ 2.1.1.1. Quan niệm, tiêu chí suy tôn Mo bản, trưởng họ Nguyễn Thị Bích Lớp: DT14A
- Khóa luận tốt nghiệp 2.1.1.2. Cách suy tôn 2.1.2. Thiết chế thôn bản 2.1.3. Thiết chế dòng họ 2.2. Vai trò của Mo bản, trưởng họ trong đời sống cộng đồng của người Dao Thanh Phán 2.2.1. Vai trò của Mo bản, trưởng họ trong đời sống kinh tế 2.2.2. Vai trò của Mo bản, trưởng họ trong đời sống văn hóa 2.2.2.1. Trong đời sống văn hóa vật chất 2.2.2.2. Trong đời sống văn hóa tinh thần 2.2.3. Vai trò của Mo bản, trưởng họ trong đời sống xã hội 2.2.3.1. Vai trò trong tổ chức gia đình 2.2.3.2. Vai trò trong tổ chức dòng họ 2.2.3.3. Vai trò trong tổ chức thôn bản 2.2.3.4. Vai trò trong các phong tục tập quán theo chu kỳ đời người Tiểu kết chương 2 CHƯƠNG 3. MO BẢN, TRƯỞNG HỌ TRONG ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DAO THANH PHÁN XÃ TUẤN MẬU HIỆN NAY 3.1. Biến đổi về vị trí, vai trò của Mo bản, trưởng họ trong đời sống cộng đồng hiện nay 3.1.1. Quan niệm hiện nay của người Dao Thanh Phán xã Tuấn Mậu về vị trí, ý nghĩa của Mo bản, trưởng họ 3.1.2. Vai trò hiện nay của Mo bản, trưởng họ trong đời sống cộng đồng 3.2. Nguyên nhân dẫn đến những biến đổi 3.3. Một vài nhận xét về vai trò của Mo bản, trưởng họ 3.3. Khuyến nghị, giải pháp phát huy vai trò Mo bản, trưởng họ giai đoạn hiện nay Nguyễn Thị Bích Lớp: DT14A
- Khóa luận tốt nghiệp 3.4.1. Phát huy vai trò của Mo bản, trưởng họ trong phát triển kinh tế. 3.4.2. Phát huy vai trò của Mo bản, trưởng họ trong việc bảo tồn, phát triển giá trị văn hóa truyền thống 3.4.3. Phát huy vai trò của Mo bản, trưởng họ trong việc tham gia xây dựng đời sống văn hóa cơ sở 3.4.4. Một số ý kiến đề xuất Tiểu kết chương 3 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤC LỤC Nguyễn Thị Bích Lớp: DT14A
- Khóa luận tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Người Dao là một trong 54 dân tộc định cư và phát triển rất sớm ở Việt Nam với số lượng tương đối đông. Đây là một tộc người có nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng được nhiều người biết đến. Theo thống kê từ Ủy Ban dân tộc tỉnh, năm 2011 dân tộc Dao ở Bắc Giang có gần 9.000 người, cư trú chủ yếu ở các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam trong đó huyện Sơn Động là huyện có người Dao cư trú tương đối đông so với các huyện khác trong tỉnh. Ở Sơn Động người Dao cư trú tập trung ở hầu hết các xã trong đó có xã Tuấn Mậu. Tuấn Mậu là một xã nghèo thuộc vùng xa của huyện, có vị trí hoàn toàn tách biệt với các xã khác. Ở đó dân tộc Dao Thanh Phán chiếm 70 % dân số toàn xã, họ có điều kiện cư trú tập trung cùng nhau và điều này giúp cho những giá trị văn hóa của tộc người văn hóa truyền thống của cộng đồng được lưu truyền và phát triển trong lịch sử. Với người Dao Thanh Phán ở xã Tuấn Mậu trong quá trình hình thành, lưu giữ và phát triển văn hóa của họ thì tầng lớp những người có uy tín, đứng đầu cộng đồng luôn đóng góp công lao rất to lớn. Tầng lớp Mo bản, trưởng họ trong xã hội người Dao Thanh Phán mang tính lịch sử. Tùy điều kiện khác nhau, giai đoạn lịch sử khác nhau mà vai trò của Mo bản, trưởng họ được khẳng định khác nhau. Từ chỗ là người đứng đầu cộng đồng cả về đời sống vật chất đến tâm linh cho đến giai đoạn hiện nay là xây dựng thôn bản mới theo xu hướng phát triển bền vững. Tức là thôn bản phải có sự phát triển về kinh tế, ổn định về xã hội, môi trường được giữ gìn bảo vệ và bản sắc văn hóa được lưu giữ. Có thể nói vai trò của Mo bản, trưởng họ người Dao ở Tuấn Mậu là rất quan trọng. Vì thế việc nghiên cứu tìm hiểu, làm rõ vai trò của họ là rất cần Nguyễn Thị Bích 1 Lớp: DT14A
- Khóa luận tốt nghiệp thiết. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta thực hiện chính sách coi trọng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thì không thể không tìm hiểu vai trò của những Mo bản, trưởng họ trong cộng đồng người Dao Thanh Phán xã Tuấn Mậu. Từ những lý do trên tôi chọn đề tài “ Vai trò của Mo bản, trưởng họ trong đời sống người Dao Thanh Phán xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang” làm đề tài khóa luận của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu Nghiên cứu về người Dao đã có rất nhiều công trình. Từ toàn diện bao quát như “Người Dao ở Việt Nam” của các tác giả Bế viết Đẳng, Nông Trung, Nguyễn khắc Tụng, Nguyễn Nam Tiến; Lễ cưới của người Dao Tuyển (2001) của Trần Hữu Sơn; Các nghi lễ chủ yếu trong chu kỳ đời người của người Dao Tiền ở Ba Bể, Bắc Kạn (2003) của Lý Hành Sơn; Trang phục cổ truyền của người Dao Việt Nam (2003) của Nông Quốc Tuấn; Văn hóa truyền thống của các dân tộc Tày, Dao, Sán Dìu ở Tuyên Quang (2003) của Nịnh Văn Độ; Tục tang ma của người Dao Thanh Phán ở Quảng Ninh của tác giả Vi Văn Nam. Viết về vai trò của Mo bản, trưởng họ, những người có uy tín trong cộng đồng thì có : Vai trò của tầng lớp người già trong xã hội truyền thống ở Trường Sơn- Tây Nguyên (1993) của Chu Thái Sơn; Vai trò của Mo bản trưởng bản với vấn đề truyền thống dân số ở vùng đồng bào các dân tộc ít người (1999) của Trần Hữu Sơn; Phát huy vai trò của Mo bản- thầy cúng trong công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở (2007) của Hoàng Thị Hà, khóa luận tốt nghiệp khoa văn hóa dân tộc thiểu số Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội; Vai trò của Già làng - Trưởng họ trong đời sống cộng đồng người Dao Quần Chẹt (2008) của Nguyễn Huy May, khóa luận tốt nghiệp khoa văn hoá dân tộc thiểu số Trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội Nguyễn Thị Bích 2 Lớp: DT14A
- Khóa luận tốt nghiệp Nhìn chung những tài liệu trên đã cung cấp một nguồn tài liệu khá toàn diện về nền văn hóa dân tộc Dao nói chung cũng như về vai trò của Mo bản, trưởng họ. Tuy nhiên mỗi tộc người khác nhau lại có những nét văn hóa khác nhau. Do đó qua công trình nghiên cứu về vai trò Mo bản, trưởng họ của người Dao Thanh Phán ở một địa bàn cụ thể là xã Tuấn Mậu tác giả mong muốn bổ sung thêm nguồn tư liệu trong bức tranh tổng thể nghiên cứu về người Dao Thanh Phán trong cả nước nói chung. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vai trò của Mo bản, trưởng họ trong đời sống cộng đồng của người Dao Thanh Phán trong truyền thống và hiện tại. Phạm vi nghiên cứu - Địa bàn được chọn nghiên cứu là xã Tuấn Mậu huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Trong đó tập trung chủ yếu vào các bản Thanh Chung, Mậu, Tân Lập, Đồng Thông là những thôn bản có người Dao sinh sống nhiều nhất. 4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu về vai trò của Mo bản, trưởng họ trong đời sống của người Dao Thanh phán trong xã hội truyền thống, biến đổi và nguyên nhân biến đổi của những vai trò đó trong điều kiện hiện nay. - Bước đầu đưa ra các khuyến nghị, giải pháp nhằm phát huy vai trò tích cực của Mo bản, trưởng họ của người Dao Thanh Phán ở xã Tuấn Mậu hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích nghiên cứu trên, đề tài có nhiệm vụ cơ bản sau: Nguyễn Thị Bích 3 Lớp: DT14A
- Khóa luận tốt nghiệp - Tổng quan tài liệu và lý thuyết nghiên cứu về văn hóa tộc người, văn hóa vùng..., làm rõ các khái niệm công cụ có liên quan đến đề tài. - Một mặt kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước về văn hóa truyền thống của người Dao…mặt khác, nghiên cứu, khảo sát vai trò của Mo bản, trưởng họ trong cộng đồng người Dao Thanh phán (xã Tuấn Mậu huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang) từ truyền thống đến hiện nay, những biến đổi và nguyên nhân biến đổi. - Đề xuất những kiến nghị và giải pháp nhằm giảm thiểu những hạn chế, khai thác vai trò tích cực của Mo bản, trưởng họ trong xây dựng đời sống văn hóa người Dao Thanh Phán ở xã Tuấn Mậu hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp: tìm đọc những tác phẩm nghiên cứu về người Dao Thanh Phán và những tài liệu địa phương viết về những vấn đề mà đề tài quan tâm. - Phương pháp điền dã dân tộc học là phương pháp chủ yếu để tiến hành thu thập tư liệu với các kỹ thuật như quan sát, mô tả, phỏng vấn, điều tra bảng hỏi, chụp ảnh... - Cuối cùng là các phương pháp miêu tả, phân tích, so sánh, tổng hợp... để hoàn thành bài viết. 6. Đóng góp của đề tài - Nghiên cứu tương đối hệ thống và toàn diện về vai trò của Mo bản, trưởng họ đối với cộng đồng, đề tài sẽ đóng góp về mặt tư liệu trong nghiên cứu về người Dao, làm rõ thêm chân dung dân tộc Dao ở Việt Nam. - Các khuyến nghị về giải pháp nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực, khai thác vai trò tích cực của Mo bản, trưởng họ có thể góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở; đề xuất Nguyễn Thị Bích 4 Lớp: DT14A
- Khóa luận tốt nghiệp khoa học cho việc sưu tầm, nghiên cứu, giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân gian của người Dao thanh phán ở xã Tuấn Mậu. 7. Bố cục của bài nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của bài nghiên cứu được chia làm 3 chương: Chương 1. Đặc điểm tự nhiên, xã hội và khái quát về người Dao Thanh phán xã Tuấn Mậu Chương 2. Vai trò của Mo bản, trưởng họ trong xã hội truyền thống của người Dao Thanh Phán xã Tuấn Mậu Chương 3. Mo bản, trưởng họ trong đời sống của người Dao Thanh Phán xã Tuấn Mậu hiện nay Nguyễn Thị Bích 5 Lớp: DT14A
- Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Bình ( 2005), Tập quán mưu sinh của các dân tộc thiểu số ở Đông Bắc Việt Nam, Nxb, Phương Đông, Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung, Nguyễn Nam Tiến, (1971),“ Người Dao ở Việt Nam”, Nxb, Khoa học xã hội, Hà Nội. 3. Hoàng Thị Hà (2007), Phát huy vai trò của Mo bản- thầy cúng trong công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, Khóa luận tốt nghiệp khoa văn hóa dân tộc thiểu số Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội. 4. Hoàng Nam (2004), “ Văn hóa các dân tộc vùng đông bắc Việt Nam” Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. 5. Nguyễn Huy May ( 2008), “ Vai trò của Mo bản – Trưởng họ trong đời sống cộng đồng người Dao Quần Chẹt”, Khóa luận tốt nghiệp khoa văn hóa dân tộc thiểu số trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội. 6. Chu Thái Sơn (1993), Vai trò của tầng lớp người già trong xã hội truyền thống ở Trường Sơn- Tây Nguyên, Tạp chí Dân tộc học. 7. Trần Hữu Sơn (1999), Vai trò của Mo bản trưởng bản với vấn đề truyền thống dân số ở vùng đồng bào các dân tộc ít người, Tạp chí Dân tộc học. 8. Lý Hành Sơn (2003), Các nghi lễ chủ yếu trong chu kỳ đời người của người Dao Tiền ở Ba Bể, Bắc Kạn, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội. 9. Nông Quốc Tuấn ( 2002), “ Trang phục cổ truyền của người Dao ở Việt Nam”, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 10. Trần Ngọc Thêm ( 1995), “ Cơ sở văn hóa Việt nam”, Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 11. Nhiều tác giả ( 1998), Sự phát triển văn hóa – xã hội người Dao: Hiện tại và tương lai, Nxb, Trung tâm Khoa học Xã hội và nhân văn quốc gia. Nguyễn Thị Bích 80 Lớp: DT14A
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành của Công ty lữ hành Hanoitourist
7 p | 501 | 83
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Đền mẫu Âu Cơ trong việc phát triển du lịch văn hóa tỉnh Phú Thọ
10 p | 230 | 45
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Du lịch cộng đồng tại làng cổ Đường Lâm - làng lụa Vạn Phúc - làng mây tre đan Phú Vinh
6 p | 318 | 44
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm với sự phát triển du lịch tỉnh Thái Bình
9 p | 225 | 39
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Du lịch biển Thái Bình
8 p | 248 | 33
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp phát triển thị trường khách du lịch Mỹ tại công ty TNHH Thương mại và dịch vụ du lịch An Tran
9 p | 238 | 32
-
Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp: E – Marketing trong doanh nghiệp kinh doanh xuất bản phẩm từ năm 2006 - 2009
7 p | 186 | 24
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm tại nhà xuất bản đại học Quốc gia Hà Nội
8 p | 212 | 16
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu kênh phân phối xuất bản phẩm của nhà xuất bản lao động năm 2010 – 2011
7 p | 156 | 12
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Hôn nhân và gia đình truyền thống của người Mường ở Kỳ Phú (Nho Quan, Ninh Bình) và sự biến đổi của nó trong giai đoạn hiện nay
10 p | 137 | 11
-
Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp: Du lịch Hà Tĩnh - Tiếp cận từ góc độ chương trình du lịch - Trần Thanh Thực
8 p | 135 | 9
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Di tích đình làng cả Khê Ngoại xã Văn Khê- huyện Mê Linh - Vĩnh Phúc
9 p | 108 | 9
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu di tích chùa La Cả, xã Dương Nội, huyện Hoài Đức, Hà Nội
9 p | 120 | 7
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Công tác thu nhận-sưu tầm, xử lý nghiệp vụ và tổ chức khai thác nguồn tài liệu" xám" tại thư viện bộ tư pháp
9 p | 163 | 6
-
Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp: Một số dịch vụ thông tin – thư viện tại cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia
9 p | 151 | 5
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp quản lý hoạt động du lịch huyện Đức Thọ Hà Tĩnh
8 p | 110 | 4
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu một số ấn phẩm định kỳ và dịch vụ thông tin điện tử tại Trung tâm Tin học và Thống kê – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
7 p | 134 | 2
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Mô hình liên kết ba khâu XB- IN- PH tại NXB Chính trị Quốc gia những năm gần đây
10 p | 132 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn