Khởi kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai
lượt xem 21
download
Với tư cách là chủ thể quản lý và điều hành xã hội, cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện các hoạt động của mình thông qua nhiều hình thức khác nhau trong đó chủ yếu là ban hành các quyết định hành chính và thực hiện hành vi để tác động đến các cá nhân , cơ quan, tổ chức xã hội. Không phải lúc nào người dân cũng đồng ý với sự tác động của chủ thể quản lý đó....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khởi kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai
- Mục Lục CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT KHỞI KIỆN VÀ THỤ LÝ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI…………………………………………………………Trang 1 1.1 Khởi kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai…………………….. Trang 1 1.1.1.1 Khái niệm khởi kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai ………Trang 1 1.1.1.1 Khái niệm vụ án hành chính................................................................. Trang 1 1.1.1.2Khái niệm khởi kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai Trang
- CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT KHỞI KIỆN VÀ THỤ LÝ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI 1.1 Khởi kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai. 1.1.1.1 Khái niệm khởi kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực đ ất đai. 1.1.1.1 Khái niệm vụ án hành chính : Với tư cách là chủ thể quản lý và điều hành xã hội, cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện các hoạt động của mình thông qua nhiều hình thức khác nhau trong đó chủ yếu là ban hành các quyết định hành chính và thực hiện hành vi để tác động đến các cá nhân , cơ quan, tổ chức xã hội. Không phải lúc nào người dân cũng đồng ý với sự tác động của chủ thể quản lý đó. Hơn nữa trong một số trường hợp vì lý do nào đó mà quyết định hành chính, hành vi hành chính được ban hành và thực hiện trái pháp luật , gây thi ệt h ại đ ến quy ền, l ợi ích cá nhân, cơ quan, tổ chức trong xã hội. Điều này dẫn đến s ự ph ản kháng của các chủ thể này với các chủ thể có thẩm quyền quản lý nhà nước. Do đó pháp luật đã quy định hai con đường đó là thông qua khi ếu nại hành chính và thông qua khởi kiện tại Tòa án để bên cá nhân, tổ chức được cho là yếu thế hơn có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cuả mình khi không đồng ý với sự tác động của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước. Trước ngày 01/7/1996, việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp c ủa cá nhân, cơ quan tổ chức bị tác động bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính chỉ được thực hiện bằng con đường khiếu nại hành chính thì từ ngày 01/7/1996, cùng với sự ra đời của Tòa hành chính, quyền khởi kiện vụ án hành chính được ghi nhận, mở rộng hơn cơ chế pháp lý cá nhân, cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thực tế có nhiều khái niệm về vụ án hành chính. Trong từ điển Tiếng Việt thì : “ vụ là việc, sự việc không hay, rắc rối cần giải quy ết, án là tranh chấp quyền lợi cần được xét xử trước Tòa án”. Như vậy, về mặt thuật ngữ, “vụ án” là việc phát sinh trên cơ sở tranh chấp về quy ền lợi thuộc nhiệm vụ xét xử của Tào án. Có quan điểm cho rằng : “ Vụ án hành chính là v ụ vi ệc tranh ch ấp hành chính phát sinh do cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc.” Từ điển Luật học cũng đưa ra định nghĩa tương tự như vậy: “ vụ án hành chính là vụ án phát sinh tại Tòa hành chính do cá nhân, c ơ quan, t ổ Lớp Hành chính 1-k35 Trang 2
- chức khởi kiện ra Tòa án yêu cầu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình”. Tuy nhiên các khái niệm, định nghĩa trên là chưa đầy đủ và đúng với bản chất của tố tụng hành chính. Bởi nếu chỉ có hành vi khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình đang bị xâm phạm bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính thì chưa đủ để phát sinh vụ án hành chính mà cần phải có sự thụ lý đơn khởi kiện của Tòa án. Toàn án chỉ thụ lý đơn khởi kiện đó khi nó đáp ứng một số điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật. Thứ nhất, có việc khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Vụ án hành chính phát sinh trên cơ sở Tòa án giải quyết tranh chấp hành chính giữa các chủ thể quản lý nhà nước với cá nhân, cơ quan, tổ chức. Thế nhưng, cũng là một phương thức giải quyết tranh chấp hành chính nhưng khi thực hiện việc khiếu nại hành chính không th ể làm phát sinh vụ án hành chính. Do đó điều kiện đầu tiên để làm phát sinh vụ án hành chính , đó là việc khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ ch ức. N ếu không có hành vi khởi kiện, sẽ không có vụ án hành chính. Tuy nhiên không phải chủ thể nào cũng đều có quyền kh ởi kiện vụ án hành chính mà muốn khởi kiện vụ án hành chính, cá nhân, cơ quan, t ổ chưc ấy phải đáp ứng một số điều kiện như: điều kiện về chủ th ể khởi kiện, điều kiện về vụ việc chưa được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực của Tòa án. Thứ hai, đơn khởi kiện được Tòa án thụ lý giải quyết. Hành vi khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ ch ức là đi ều ki ện c ần, đ ể vụ án hành chính phát sinh, đơn khởi kiện phải được Tòa án thụ lý. Kh ởi kiện là quyền của cá nhân, cơ quan, tổ chức, tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp khởi kiện đều được Tòa án giải quyết. Khi có đơn khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Tòa án sẽ xem xét các đi ề ki ện để quyết định có thụ lý hay không thụ lý đơn khởi kiện. Cụ thể, tòa án sẽ xem xét về điều kiện khởi kiện. Cụ thể, Tòa án sẽ xem xét về điều kiện khởi kiện vụ án, về việc nộp tiền tạm ứng án phí, điều kiện về thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Nếu thỏa mãn đầy đủ các đi ều ki ện trên thì Tòa áb sẽ thụ lý vụ án theo quy định của pháp lu ật. Tòa án s ẽ tr ả lại đơn kiện khi việc khởi kiện rơi vào một trong những trường hợp phápluật quy định phải trả lại đơn kiện. Có thể nói, hành vi khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ chức chỉ là điều kiện cần, còn việc thụ lý của Tòa án là điều ki ện đ ủ đ ể phát sinh v ụ án hành chính . Khởi kiện vụ án hành chính là cơ sở để Tòa án th ụ lý v ụ án, không có khởi kiện thì sẽ không có việc thụ lý vụ án của Tòa án. Khởi kiện là quyền tự định đoạt thuộc về cá nhân, tổ chức, cơ quan đối với việc yêu cầu Tòa án phán quyết về quyết định hành chính, hah2 vi hành chính mà theo họ là trái pháp luật, xâm hại trực tiếp đền quy ền, l ợi ích hợp pháp của mình. Khởi kiện là một sự kiện là phát sinh quan hệ giữa Lớp Hành chính 1-k35 Trang 3
- người khởi kiện với Tòa án hành chính có thẩm quyền. Chức năng của Tòa án hành chính là xét xử các vụ án hành chính để bào v ệ quy ền và l ợi ích hợp pháp của người khởi kiện. Do đó, kh ởi kiện vụ án hành chính là tiền đề đối với hoạt động thụ lý của Tòa án. Kể từ thời điểm Tòa án thụ lý đơn khởi kiện vụ án hành chính chính thức phát sinh. Đặc điểm của vụ án hành chính. - Thứ nhất, đối tượng tranh chấp trực tiếp trtong vụ án hành chính là tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính. Quyền tài sản và quyền nhân thân không phải là đối tượng tranh chấp trực tiếp của tranh chấp hành chính. • Thứ hai, người bị kiện trong vụ án hành chính luôn là cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyềntrong cơ quan hành chính nhà nước. • Thứ ba, người khởi kiện luôn là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị tác động bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính. 1.1.1.2 Khái niệm khởi kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai. • Khái niệm khởi kiện vụ án hành chính: Về bản chất, khởi kiện là việc một hoặc nhiều chủ thể (mang đầy đủ tư cách chủ thể theo quy định của pháp luật TTHC, Điều 48 luật TTHC ) đưa một vụ việc tranh chấp ra trước cơ quan tài phán như Tòa án,…và yêu cầu cơ quan này giải quyết theo đúng quy định của pháp luật. Tùy từng trường hợp mà khởi kiện có thể được xem xét với tư cách là một hành vi pháp lý hoặc một giai đoạn tố tụng. Khởi kiện vụ án hành chính là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu c ầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình kh ỏi s ự xâm h ại b ởi những quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước theo thủ tục do pháp luật quy định. Về thuật ngữ “khởi kiện hành chính”, đây là cách gọi tắt của “khởi kiện vụ án hành chính” nhưng nhấn mạnh vào góc độ hành vi pháp lý của chủ thể khởi kiện đồng thời đại diện cho một biện pháp để người đó bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Khởi kiện hành chính trước hết cũng là khởi kiện, do đó nó mang đầy đủ nh ững đ ặc đi ểm c ủa hoạt động khởi kiện nói chung, tuy nhiên do được khu biệt bởi lĩnh v ực khởi kiện là những tranh chấp hành chính nên thủ tục giải quy ết lo ại khởi kiện này cũng được chuyên biệt hóa: thủ tục tố tụng hành chính. • Khái niệm khởi kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai: Khởi kiện trong vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai là một mảng trong khởi kiện vụ án hành chính. Nó mang đầy đủ các đặc đi ểm c ủa khởi kiện vụ án hành chính, nhưng các đặc điểm này chỉ xoay quanh đến khởi kiện trong vấn đề đất đai. Lớp Hành chính 1-k35 Trang 4
- 1.1.1.2 Đối tượng khởi kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai: 1.1.1.1.2.1 Đối tượng khởi kiện vụ án hành chính: Đối tượng khởi kiện vụ án hành chính là các quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định và các quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức. Về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống và quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. ( Điều 28 Luật TTHC năm 2010) Quyết định hành chính: “Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành, quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể” (khoản 1, Điều 3 TTHC năm 2010). • Quyết định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án hành chính là văn bản được thể hi ện d ưới hình th ức quyết định hoặc dưới hình thức khác như thông báo, kết luận, công văn do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành có ch ứa đựng nội dung của quyết định hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính mà người khởi kiện cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm (trừ những văn bản thông báo của cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền của cơ quan, tổ ch ức trong việc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức bổ sung, cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết, xử lý vụ việc cụ th ể theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó), bao gồm: • Quyết định hành chính được cơ quan hành chính nhà n ước, c ơ quan, t ổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành trong khi giải quyết, xử lý những việc cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính; • Quyết định hành chính được ban hành sau khi có khiếu nại và có nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ một ph ần hoặc toàn b ộ quy ết định hành chính. Quyết định hành chính không thể khởi kiện bao gồm quyết định hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước (theo danh mục do Chính phủ quy định) và quyết định hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức, nghĩa là những quyết định, hành vi quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt Lớp Hành chính 1-k35 Trang 5
- động thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi cơ quan, tổ ch ức đó (Điều 28 Luật TTHC 2010). Hành vi hành chính: Hành vi hành chính thuộc đối tượng khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc của người có th ẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện hoặc không th ực hiện nhi ệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật. Việc xác định hành vi hành chính khi nào là của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác, khi nào là của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà n ước, cơ quan, tổ chức khác và khi nào là không thực hiện nhiệm v ụ, công v ụ phải căn cứ vào quy định của pháp luật về thẩm quy ền, thời hạn th ực hiện đối với nhiệm vụ, công vụ đó và phân biệt như sau: • Trường hợp theo quy định của pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể là của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, t ổ ch ức khác, nhưng do người trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác đó thực hiện theo sự phân công hoặc uỷ quyền, uỷ nhiệm thì hành vi đó là hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà n ước, cơ quan, tổ chức khác mà không phải là hành vi hành chính c ủa ng ười đã thực hiện hành vi hành chính đó. Ví dụ: Theo quy định tại Điều 126 của Luật Đất đai thì hồ s ơ chuy ển đổi quyền sử dụng đất nộp tại UBND xã, phường, thị trấn. Ông Nguyễn Văn A đã nộp hồ sơ xin chuyển đổi quyền sử dụng đất tại UBND xã X theo đúng quy định, nhưng bà Trần Thị C là cán bộ nhận hồ sơ của UBND xã X đã trả lại hồ sơ cho ông A và không nêu lý do của việc trả lại hồ sơ đó. Trong trường hợp này, việc trả lại hồ sơ cho ông A là hành vi hành chính của UBND xã X mà không phải là hành vi hành chính của bà Trần Thị C. • Trường hợp theo quy định của pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể là của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác thì việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể đó là hành vi hành chính của người có thẩm quyền, không ph ụ thuộc vào việc họ trực tiếp thực hiện hay phân công, uỷ quy ền, u ỷ nhiệm cho người khác thực hiện. Ví dụ: Theo quy định của pháp luật thì Chủ tịch UBND xã H là ng ười có thẩm quyền tổ chức việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với ông D, nh ưng đã ủy nhiệm cho Phó Chủ tịch UBND xã H trực tiếp tổ ch ức việc cưỡng ch ế. Trong trường hợp này, việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông D là hành vi hành chính của Chủ t ịch UBND xã H mà không phải là hành vi hành chính của Phó Ch ủ tịch UBND xã H. • Trường hợp theo quy định của pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể là của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, t ổ ch ức Lớp Hành chính 1-k35 Trang 6
- khác, nhưng hết thời hạn theo quy định của pháp luật mà cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác không thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì hành vi không thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó là hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác, không phụ thuộc vào việc nhiệm vụ, công vụ đó được phân công, uỷ quyền, uỷ nhiệm cho người cụ thể nào trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác đó thực hiện. Ví dụ: Theo quy định tại Điều 7 của Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29-8-2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh thì Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh A có th ẩm quy ền c ấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp được thành lập trong địa giới hành chính tỉnh. Doanh nghiệp N đã nộp đ ầy đ ủ h ồ s ơ đăng ký kinh doanh hợp lệ, nhưng quá thời hạn mà pháp luật quy định, Phòng đăng ký kinh doanh không cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp N. Trong trường hợp này, việc không cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp N là hành vi hành chính của Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh A. • Trường hợp theo quy định của pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể là của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác, nhưng hết thời hạn theo quy đ ịnh của pháp luật mà người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác không thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì hành vi không thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó là hành vi hành chính của người có thẩm quyền, không phụ thuộc vào việc họ đã phân công, uỷ quyền, uỷ nhiệm cho người khác thực hiện. Ví dụ: Theo quy định tại Điều 30 của Luật Cư trú thì trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, Trưởng Công an xã, phường, thị trấn phải cấp sổ tạm trú cho hộ gia đình hoặc cá nhân đề nghị. Bà X đã nộp đủ giấy tờ theo quy định đề ngh ị Trưởng Công an xã N cấp sổ tạm trú, nhưng quá thời hạn 3 ngày làm việc, kể t ừ ngày nhận đủ giấy tờ mà Trưởng Công an xã N không cấp sổ tạm trú cho bà X. Trong trường hợp này, việc không cấp sổ tạm trú cho bà X là hành vi hành chính của Trưởng Công an xã N. Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ vi ệc cạnh tranh: là quyết định của Hội đồng cạnh tranh, của Bộ trưởng Bộ Công Thương khi giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định tại mục 7 Chương V của Luật Cạnh tranh năm 2004, bao gồm: + Quyết định giải quyết khiếu nại của Hội đồng cạnh tranh đối với quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh khi xử lý v ụ vi ệc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh. Lớp Hành chính 1-k35 Trang 7
- + Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Công Thương đối với quyết định của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh khi xử lý vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Quyết định kỷ luật buộc thôi việc: là văn bản thể hiện dưới hình thức quyết định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức thuộc quy ền qu ản lý c ủa mình (khoản 3, Điều 3 Luật TTHC năm 2010) 1.1.2.2. Đối tượng khởi kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai: Đối tượng khởi kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai là các khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đ ất đai trong trường hợp giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, tr ưng dụng đ ất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; gia hạn thời hạn sử dụng đất (khoản 17, Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 1996 – sửa đổi, bổ sung 1998,2006). Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính trước đây quy định thẩm quyền giải quyết các vụ án hành chính của TAND theo phương pháp liệt kê, tức là tòa án chỉ có thẩm quyền giải quyết những trường hợp được quy định trong pháp lệnh. Nay Luật TTHC năm 2010 quy định thẩm quyền giải quyết các vụ án hành chính theo phương pháp loại trừ. Theo đó, tòa án có thẩm quyền giải quyết tất cả khiếu kiện về quy ết định hành chính, hành vi hành chính; trừ trường hợp thu ộc bí mật nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao (theo danh mục do Chính phủ quy định) và các quyết định, hành vi hành chính mang tính chất nội bộ cơ quan. Như vậy, từ ngày 1-7-2011, ngày Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 1996, sửa đổi bổ sung 1998, 2006 hết hiệu lực thi hành, nếu không đồng ý với các quyết định hành chính, hành vi hành chính (bao gồm cả quyết định giải quyết tranh chấp đất đai) và không thuộc trường hợp loại trừ nêu trên thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có quy ền khởi ki ện tại TAND có thẩm quyền. a.1.1.3 Chủ thể khởi kiện và điều kiện khởi kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai : Khởi kiện vụ án hành chính nói chung và khởi kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai nói riêng đều là hành vi tố tụng của cá nhân, tổ chức yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi có căn cứ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp đó đang bị xâm phạm bởi các khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Lớp Hành chính 1-k35 Trang 8
- pháp luật tố tụng hành chính. Theo Luật tố tụng hành chính đã được ban hành quy định rõ phạm vi khởi kiện cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức được quyền khởi kiện vụ án hành chính khi cho rằng quyết định hành chính, hành vi đã trực tiếp xâm hại quyền và lợi ích h ợp pháp c ủa mình. Tuy nhiên việc thực hiện quyền khởi kiện phải theo thủ tục do pháp lu ật quy định : Chủ thể khởi kiện trong lĩnh vực đất đai là Người khởi kiện trong VAHC liên quan đến quản lý đất đai bao gôm: ̀ - Các tổ chức trong nước. - Hộ gia đình, cá nhân trong nước. - Cộng đồng dân cư. - Cơ sở tôn giáo. - Tổ chức nước ngoài. - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài. - Tổ chức, cá nhân nước ngoài, đầu tư vào Việt Nam. Người khởi kiện là người có năng lực chủ thể theo quy định của pháp luật TTHC (Điều 48 Luật TTHC năm 2010). Ngoài ra chúng ta cũng cần xác định khác trong tố tụng hành chính như: Người đại diện: trong tố tụng hành chính bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Theo Điều 54 Luật TTHC năm 2010 thì “2. Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng hành chính có thể là một trong những người sau đây, trừ trường hợp người đó bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật: a) Cha, mẹ đối với con chưa thành niên; b) Người giám hộ đối với người được giám hộ; c) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức do được bổ nhiệm hoặc bầu theo quy định của pháp luật; d) Chủ hộ gia đình đối với hộ gia đình; đ) Tổ trưởng tổ hợp tác đối với tổ hợp tác; e) Những người khác theo quy định của pháp luật. 3. Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng hành chính phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị mất năng lực hành vi dân sự, được đương sự hoặc người đại diện theo pháp luật của đương sự ủy quyền bằng văn bản. 4. Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng hành chính chấm dứt việc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự. 5. Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng hành chính thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng hành chính của đương sự mà mình là đại diện. Lớp Hành chính 1-k35 Trang 9
- Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng hành chính thực hiện toàn bộ các quyền, nghĩa vụ tố tụng hành chính của người ủy quyền. Người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người thứ ba. 6. Những người sau đây không được làm người đại diện: a) Nếu họ là đương sự trong cùng một vụ án với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện; b) Nếu họ đang là người đại diện trong tố tụng hành chính cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ án. 7. Cán bộ, công chức trong các ngành Toà án, Kiểm sát, Thanh tra, Thi hành án, công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an không được làm người đại diện trong tố tụng hành chính, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật.” Đối với tổ chức thì các tổ chức được được thành lập và hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, có tư cách pháp nh ận hoặc có đ ủ các d ấu hiệu của một tổ chức (có cơ cấu tổ chức, trụ sở, con dấu…) và phù h ợp với quy định của pháp luật. Người bị kiện trong VAHC căn cứ vào quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết. Trường hợp có nhiều luật cùng quy định thẩm quyền ra QĐHC hoặc thực hiện HVHC về một lĩnh vực quản lý thì vi ệc xác đ ịnh th ẩm quy ền của người bị kiện khi nào là cá nhân, khi nào là cơ quan ph ải căn c ứ vào luật chuyên ngành. Đối với người bị kiện trong vụ án liên quan đến quản lý đất đai thì chúng ta cần phải căn cứ vào Luật Đất đai cụ thể là: • Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc quản lý nhà nước về đất đai; • UBND các cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở h ữu v ề đ ất đai và quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền quy định. Thực tế cho thấy việc xác định đúng đối tượng kh ởi kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực luật đất đai không hề dễ dàng đối với người dân. Vấn đề này một mặt do hoạt động quản lý hành chính. Chẳng hạn như, có hai quyết định hành chính bị khởi kiện và hai quyết định hành chính này đều do Chủ tịch UBND cấp huy ện ký (m ột quyết định về xử phạt vi phạm hành chính và một quyết định thu hồi đất Lớp Hành chính 1-k35 Trang 10
- của hộ gia đình). Căn cứ vào quy định của pháp luật về thẩm quy ền gi ải quyết các vụ việc này thì người bị kiện trong vụ án hành chính về khi ếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính là cá nhân Chủ tịch UBND cấp huyện, còn người bị kiện trong vụ án hành chính về khiếu kiện quyết định thu hồi đất của hộ gia đình là UBND cấp huy ện (Đi ều 44 Luật Đất đai). 1.1.4 Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai 1.1.4.1 Quyền khởi kiện vụ án hành chính Căn cứ theo Điều 103 Luật TTHC, thì cá nhân, cơ quan, t ổ ch ức có quyền khởi kiện VAHC đối với QĐHC, HVHC liên quan đến qu ản lý đất đai trong trường hợp: + Không đồng ý với QĐHC, HVHC của cơ quan quản lý Nhà n ước về đất đai + Đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại nhưng hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp lu ật v ề khi ếu nại mà khiếu nại không được giải quyết. + Đã được giải quyết nhưng không đồng ý với việc giải quyết khi ếu nại. 1.1.4.2 Thời hiệu khởi kiện - Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 104 của L yật TTHC thì thời hiệu khởi kiện đối với QĐHC, HVHC, là 01 năm, k ể từ ngày nh ận được hoặc biết được QĐHC, HVHC . - Thời hiệu khởi kiện bao gồm vấn đề sau: + Thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện VAHC + Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan + Thời hiệu khởi kiện đối với QĐHC, HVHC liên quan đến quản lý đất đai Thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính Phân biệt trường hợp “kể từ ngày nhận được”, trường hợp “kể từ ngày biết được” (điểm a khoản 2, Điều 104) như sau: a. Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức bị tác động trực tiếp bởi QĐHC, HVHC và họ là đối tượng được nhận quyết định thì thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện là kể từ ngày họ nhận được QĐHC. b. Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức không phải là đối tượng bị tác động trực tiếp bởi QĐHC, HVHC và họ không phải là đối tượng được nhận quyết định và thực tế là họ không nhận được quyết định đó thì thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện là kể từ ngày h ọ bi ết được quyết định đó. Lớp Hành chính 1-k35 Trang 11
- c. Trường hợp hành vi của cơ quan hành chính Nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ ch ức đó th ực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật, thì thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện như sau: - Kể từ ngày HVHC đó được thực hiện “nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức đã chứng kiến việc thực hiện HVHC đó” - Kể từ ngày được thông báo về thời điểm HVHC đó đã được thực hiện “ nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức không chứng kiến việc thực hiện HVHC đó nhưng họ đã được cơ quan có thẩm quyền thông báo về thời điểm HVHC đó đã được thực hiện” - Kể từ ngày biết được HVHC đó “nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức không chứng kiến việc thực hiện HVHC đó và cũng không được cơ quan có thẩm quyền thông báo về thời điểm HVHC đó đã đ ược thực hi ện, nhưng họ đã biết được HVHC đó qua các thông tin khác như được người khác kể lại”. d. Hành vi của cơ quan hành chính Nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó không th ực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật thì thời đi ểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện: - Kể từ ngày hết thời hạn theo quy định của pháp luật mà c ơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó không thực hiện nhiệm vụ công vụ theo quy định của pháp luật Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan Không tính vào thời hiệu khởi kiện bao gồm: - Thiên tai, địch họa, nhu cầu chiến đấu, phục v ụ chi ến đ ấu ho ặc do l ỗi của cơ quan Nhà nước. - Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền kh ởi kiện chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn ch ế năng lực hành vi dân sự. Chưa có người đại diện khác thay thế hoặc vì lý do chính đáng khác mà không thể tiếp tục đại diện được (người đại diện chết) Thời hiệu khởi kiện đối với khiếu kiện QĐHC, HVHC liên quan đến đất đai từ 1/6/2006 đến 1-7-2011 - Bộ luật TTHC có hiệu lực kể từ ngày 01-7-2011 vì vậy Tòa án chỉ thụ lý khiếu kiện QĐHC, HVHC về quản lý đất đai đối với trường hợp: Việc khởi kiện được thực hiện trong thời hạn 1 năm, kể từ ngày BLTTHC có hiệu lực pháp luật (01-7-2011 đến 30-6-2012 - Người khởi kiện đã thực hiện việc khiếu nại đến Ch ủ t ịch UBND c ấp huyện, Chủ tịch UBND cấp tỉnh từ ngày 01-6-2006 đến ngày Luật TTHC có hiệu lực (ngày 01-7-2011) mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng họ không đồng ý với việc giải Lớp Hành chính 1-k35 Trang 12
- quyết khiếu nại và họ chưa khởi kiện VAHC tại Tòa án nhân dân hoặc đã khởi kiện VAHC tại Tòa án nhân dân, nhưng Tòa án đã trả l ại đơn khởi kiện hoặc đình chỉ việc giải quyết VAHC. - Đối với trường hợp Tòa án đã đình chỉ việc giải quyết VAHC như trên, trong khoảng thời gian 1 năm kể từ ngày 01-7-2011, người khởi kiện có đơn khởi kiện đến Tòa án thì Tòa án tiếp tục thụ lý vụ án. - Lưu ý: Khi thụ lý giải quyết các khiếu kiện nêu trên ngoài vi ệc yêu cầu người khởi kiện cung cấp chứng cứ, tài liệu thì ph ải yêu c ầu người khởi kiện cung cấp tài liệu, chứng cứ chứng minh cho việc họ đã thực hiện việc khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp huy ện, Chủ t ịch UBND cấp tỉnh từ ngày 01-6-2006 đến ngày BLTTHC có hiệu lực. Trường hợp người khiếu nại không cung cấp được tài liệu, ch ứng c ứ chứng minh thì Tòa án yêu cầu cơ quan có thẩm quy ền gi ải quy ết khi ếu nại cung cấp cho mình tài liệu, chứng cứ về việc người kh ởi kiện đã thực hiện việc khiếu nại và hồ sơ giải quyết khiếu nại (nếu có). Trường hợp cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thông báo là người khởi kiện chưa thực hiện việc khiếu nại thì Tòa án không thụ lý giải quyết Sau khi nhận được đơn khởi kiện (theo quy định tại Điều 105 L uật TTHC) và các chứng cứ kèm theo thì Tòa án thụ lý vụ án vào ngày người khởi kiện xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí; trường h ợp ng ười khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì ngày thụ lý vụ án là ngày Thẩm phán thông báo cho người khởi kiện biết việc thụ lý. 1.1.5 Thủ tục khởi kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai. Theo quy định tại điều khoản 2 Điều 138 Luật Đất đai năm 2003 được sửa đổi bổ sung, về việc khiếu nại, đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đấy đai như sau: về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính, hành vi hành chính về đất đai th ực hiện theo quy đ ịnh của Luật tố tụng hành chính. Vì vậy thủ tục khởi kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai được tiến hành thống nhất quản lý nhà nước về đất đai theo thủ tục Tố tụng hành chính. Theo quy định tại điều 106 Bộ luật tố tụng hành chính năm 2010 quy đinh về thủ tục khởi kiện. 1. Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết các vụ án bằng các phương thức sau đây: a) Nộp trực tiếp tại tòa án; b) Gửi qua bưu điện. Lớp Hành chính 1-k35 Trang 13
- Mà theo như quy định tại khoản 1 Điều 105 quy định đơn khởi kiện phải có các nội dung sau đây: a) Ngày, tháng, năm làm đơn ; b) Tòa án đươc yêu cầu giải quyết vụ án hành chính; c) Tên, địa chỉ của người khởi kiện, nguời bị kiện; d) Nội dung quyết định hành chính,quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh nội dung giải quyết khiếu nại về danh sách cử tri, hoặc tóm t ắt diễn biến của hành vi hành chính; đ) Nội dung giải quyết khiếu nại nếu có; e) Các yêu cầu tòa án giải quyết nếu có: g) Cam đoan về việc không đồng thời khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết nại. Ngày khởi kiện được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại tòa án hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi (khoản 2 Điều 106 luật TTHC năm 2010). Nhận đơn khởi kiện và xem xét đơn khơi kiện. ( Điều 107 Luật TTHC năm 2010). 1. Khi tòa án nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp trục tiếp tại tòa án hoặc gửi qua bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn, cấp giấy xác nhận đã nhận đơn cho đương sự. 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, chánh án tòa án phân công một thẩm phán xem xét đơn khởi kiện 3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện, và tài liệu kèm theo để th ực hi ện một trong các thủ tục sau đây: a) Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết; b) Chuyển đơn khởi kiện cho tòa án có thẩm quyền và báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền của tòa án khác; c) Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 109 của luật này. Trên đây là thủ tục khởi kiện các vụ án hành chính nói chung, khi đ ảm bảo được các điều kiện nêu trên thi tòa án sẽ thụ lý và đưa vụ án hành chính ra giải quyết. Còn đối với thủ tục vụ án hành chính trong lĩnh v ực đất đai, là một trường hợp đặc biệt và cụ thể, nên bên cạnh những quy định chung được quy định trong bộ luật TTHC, thì nó còn có những quy định cụ thể riêng liên quan tới lĩnh vực đất đai. Ví dụ như theo khoản 2 Điều 136 của Luật Đất đai 2003 được sửa đổi bổ sung có quy định: Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy ch ứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Lu ật này được gi ải quy ết nh ư sau: Lớp Hành chính 1-k35 Trang 14
- a) Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đ ến Ch ủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết; quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng; b) Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng. Vì vậy, khi đương sự muốn khởi kiện một vụ án hành chính liên quan tới đất đai ra Tòa án, ngoài các nội dung được quy định tại Điều 106 bộ luật TTHC, thì còn phải có các loại giấy tờ liên quan tới đất đai nữa. Để đảm bảo việc thụ lý vụ án được đ úng đắn thì thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải xem xét nghiên cứu kỹ nội dung khởi kiện, đặc biệt là những điểm quan trọng thể hiện trong nội dung đơn khởi kiện như: nội dung quyết định hành chính liên quan tơi tranh ch ấp đất đai, hoặc quyết định đền bù giải phóng mặt bằng chẳng hạn, ngoài ra thẩm phán còn phải xem xét kỹ các điều kiện khác như, thời hiệu khởi kiện có còn hay không, người khởi kiện đã có quyết định giải quyết khiếu nại hay chưa? Trong trường hợp pháp luật quy định quyết định giải quyết khiếu nại thì họ mới có quyền khởi kiện, người khởi kiện vụ án hành chính liên quan tới lĩnh vực đất đai không đ ồng th ời g ửi đơn khiếu nại tới chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh thành phố có th ẩm quyền giải quyết. Ngoài ra, để đảm bảo cho vụ án được khẩn trương giải quyết, đúng thời hạn pháp luật quy định. Ngay từ khi nhận được đơn khởi kiện tòa án phải sắp xếp thời gian làm việc, nghiên cứu các loại đơn kh ởi kiện, quyết định khởi tố và các tài liệu chứng cứ liên quan tới vụ án. Từ đó đảm bảo có thể đưa ra quyết định đúng đắn về việc thụ lý hay không thụ lý đơn khởi kiện hay quyết định khởi kiện. 1.2. Thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai. 1.2.1 Khái niệm thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai. Các hoạt động để đi đến “thụ lý vụ án hành chính” là những hành vi tố tụng đầu tiên mà Toà án phải tiến hành để đi đến quyết định có hay không có các giai đoạn tiếp theo của vụ án hành chính. Vì v ậy, có th ể nói, thụ lý vụ án hành chính trước hết là một trong những quyền và nghĩa vụ của Toà án . Điều này xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của Toà án trong xét xử hành chính. Lớp Hành chính 1-k35 Trang 15
- Toà hành chính là cơ quan chuyên xét xử các vụ án hành chính nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, t ổ ch ức, c ơ quan khi có các quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm ph ạm; b ảo v ệ pháp chế và kỷ luật nhà nước trong quản lý hành chính. Có nghĩa là, Toà án sẽ thụ lý vụ án nếu như việc khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ ch ức có căn cứ pháp luật và theo trình tự do pháp luật quy định. Đồng th ời, Toà án cũng có quyền không thụ lý vụ án và trả lại đơn ki ện… n ếu nh ư việc khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ chức không có căn c ứ pháp lu ật, không tuân thủ trình tự do pháp luật quy định. Thụ lý vụ án hành chính không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ; việc hiện hữu Toà án v ới t ư cách là cơ quan bảo vệ pháp luật nên Toà án không thể từ chối nghĩa vụ của mình. Nói cách khác, Toà án sẽ phải thụ lý mà không có quy ền trả l ại đơn kiện hay thực hiện những biện pháp khác nếu như việc khởi kiện của người khởi kiện theo đúng quy định của pháp luật. Vì thế, một trong những yêu cầu đối với Toà án khi tiến hành kiểm tra những điều ki ện cần thiết để thụ lý vụ án hành chính phải luôn luôn xuất phát từ lợi ích của những người tham gia tố tụng, phải đảm bảo trật tự, vô tư, khách quan. Hơn nữa, một khi Toà án đã thụ lý vụ án thì cũng có nghĩa là v ụ án sẽ được giải quyết. Do vậy, nó luôn đặt ra trách nhiệm rất lớn đối với Toà án đã thụ lý để Toà án giải quyết vụ án hành chính có hiệu quả và đúng pháp luật. Tóm lại, thụ lý vụ án hành chính là việc Toà án chấp nhận đơn khởi kiện của người khởi kiện hay quyết định khởi tố của Viện Kiểm Sát theo đúng quy định của pháp luật để vào sổ thụ lý vụ án (Giáo trình Luật tố tụng hành chính. Trường Đại học luật Hà Nội, Nxb Công an Nhân dân- Hà Nội 2001). Từ khái niệm thụ lý vụ án hành chính, chúng ta có thể suy ra khái niệm thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai như sau. Thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai là việc tòa án ch ấp nhận đơn khởi kiện của người khởi kiện, liên quan tới các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà họ không có đồng ý với các quyết định, hoặc hành vi hành chính đó,hay quyết định khởi tố của viện kiểm sát theo đúng quy định của pháp luật để vào sổ thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đât đai. Giữa khởi kiện, khởi tố và thụ lý vụ án hành chính nói chung, và trong thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đât đai nói riêng có mối quan h ệ chặt chẽ bởi những lý do sau: Thứ nhất: Khởi kiện, khởi tố vụ án hành chính là cơ sở để Toà án thụ lý vụ án; không có khởi kiện, khởi tố thì sẽ không có vi ệc th ụ lý v ụ án của Toà án. Theo tinh thần Luật TTHC năm 2010 thì, khởi kiện là quyền tự “định đoạt” thuộc về cá nhân, tổ chức, cơ quan đối với việc Lớp Hành chính 1-k35 Trang 16
- yêu cầu Toà án phán quyết về quyết định hành chính, hành vi hành chính mà theo họ là trái pháp luật, xâm h ại trực ti ếp đ ến quy ền, l ợi Ý chí hợp pháp của mình. Khởi kiện chính vì vậy là một sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ giữa người khởi kiện với Toà hành chính thuộc Toà án nhân dân có thẩm quyền. Chức năng của Toà án nói chung và của Toà hành chính nói riêng là xét xử các vụ án hành chính để bảo vệ quyền và lợi Ých hợp pháp của người khởi kiện. Có thể khẳng định rằng, khởi kiện vụ án hành chính là tiền đề đối với hoạt động thụ lý của Toà án. Kh ởi tố vụ án hành chính là quyền của Viện Kiểm Sát. Việc khởi tố của cơ quan này cũng chính là hành vi tố tụng để mở đầu cho cả quá trình Toà án giải quyết vụ án hành chính. Thứ hai: Việc khởi kiện, khởi tố vụ án hành chính có được chấp nhận hay không lại phụ thuộc vào hoạt động thụ lý của Toà án. Toà án chỉ thụ lý vụ án hành chính khi nó thoả mãn những căn c ứ lu ật đ ịnh. Toà án sẽ trả lại đơn kiện khi việc khởi kiện, khởi tố rơi vào một trong những trường hợp pháp luật quy định phải trả lại đơn kiện. Mặt khác, thông qua những trường hợp Toà án trả lại đơn kiện s ẽ làm cho vi ệc khởi kiện tuân thủ những quy định của pháp luật, hạn ch ế tình trạng khởi kiện tràn lan. Vị trí, vai trò của thụ lý vụ án hành chính trong thủ tục tố tụng hành chính liên quan đến lĩnh vực đất đai. Trong hoạt động tố tụng hành chính, khởi kiện và thụ lý vụ án được coi là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng. Trong giai đoạn này, Toà án xem xét nội dung, thủ tục vụ án để quyết định có đưa vụ án ra Toà án xem xét hay không. Vì vậy, việc xét xử vụ án hành chính có đúng pháp luật hay không đúng pháp luật phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động thụ lý. Nếu không có việc thụ lý vụ án hành chính thì sẽ không có quá trình tố tụng hành chính tiếp theo. Hơn nữa, thụ lý vụ án hành chính có ý nghĩa pháp lý quan trọng, vì nó đặt trách nhiệm của Toà án là phải giải quy ết vụ án trong thời hạn pháp luật quy định kể từ ngày th ụ lý v ụ án. Đ ể hiểu rõ được vị trí, vai trò của thụ lý vụ án trong thủ tục tố tụng hành chính cần thiết nắm được quá trình tố tụng hành chính khi giải quy ết một vụ án hành chính. Hoạt động tố tụng giải quyết các vụ án hành chính phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc v ụ án. Đây là trình tự có tính chất bắt buộc trong việc giải quyết vụ án. Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn khởi kiện, khởi tố và th ụ lý v ụ án. Nếu như khởi kiện, khởi tố vụ án hành chính là quy ền của người khởi kiện và của Viện Kiểm Sát thì thụ lý vụ án hành chính được xem là quyền và nghĩa vụ của Toà án. Việc chấp nhận đơn của người khởi Lớp Hành chính 1-k35 Trang 17
- kiện, quyết định khởi tố của Viện Kiểm Sát và vào sổ th ụ lý vụ án c ủa Toà án có một ý nghĩa hết sức quan trọng, không ch ỉ chính th ức làm phát sinh trách nhiệm của Toà án trong việc giải quyết vụ án hành chính, mà còn giúp cho Toà án có những nhận định ban đầu cần thi ết v ề tình tr ạng tranh chấp hành chính, phương hướng giải quyết vụ việc và hạn ch ế tình trạng thụ lý những vụ việc không thuộc thẩm quy ền xét xử hành chính của mình, là cơ sở để Toà án nhân dân tiến hành việc giải quy ết vụ án hành chính, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Với ý nghĩa đó, thụ lý vụ án hành chính không chỉ có vị trí, vai trò trong giai đoạn này mà còn có vai trò, vị trí không thể thiếu trước khi ti ến hành các giai đoạn khác của việc giải quyết một vụ án hành chính. Giai đoạn chuẩn bị xét xử là giai đoạn tiếp theo sau khi có quyết định thụ lý vụ án hành chính của Toà án. Trong trường hợp Toà án trả l ại đ ơn kiện thì sẽ không tồn tại giai đoạn này. Do đó, việc thụ lý vụ án hành chính là cơ sở cần thiết để Toà án có th ẩm quy ền ti ến hành thu th ập chứng cứ, xác minh các tình tiết liên quan đến vụ án bằng nh ững biện pháp khác nhau, bước đầu nhận định bản chất của quyết định, hành vi hành chính bị kiện để từ đó có thể ra mét trong các quy ết định: Quy ết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định tạm đình ch ỉ việc giải quy ết vụ án, đình chỉ việc giải quyết vụ án. Giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hành chính là giai đoạn tiếp tục sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử của Toà án có thẩm quy ền. Trong giai đoạn này, những tình tiết, tài liệu, chứng cứ do các đương sự cung cấp từ giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án… s ẽ là cơ s ở quan tr ọng trong việc ra phán quyết về tính hợp pháp của quy ết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc và quy ết đ ịnh vi ệc bồi thường thiệt hại (nếu có) cho người khiếu kiện. Mặt khác, vi ệc th ụ lý đơn khiếu kiện hành chính còn làm phát sinh những quy ền h ạn c ụ th ể của Toà án trong xét xử hành chính. Toà án chỉ sử dụng những quyền hạn đó trong quá trình giải quyết những vụ án đã được thụ lý. M ột khi đơn kiện đã được thụ lý thì cũng có nghĩa vụ án hành chính đã phát sinh và vụ án đó phải được giải quyết bằng bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án. Ngoài ra, trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hành chính, giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm, giai đoạn thi hành bản án, quy ết định có hi ệu lực pháp luật, việc thụ lý vụ án hành chính cũng có ý nghĩa quan trọng, góp phần bảo vệ quyền và lợi Ých hợp pháp của cá nhân, tổ ch ức, cơ quan… Cũng cần bàn thêm rằng, trường hợp những bản án hay quy ết đ ịnh của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, nhưng bản án hay quyết định này bị Viện Kiểm Sát cùng cấp hoặc trên một cấp kháng nghị Lớp Hành chính 1-k35 Trang 18
- hoặc bị kháng cáo của những chủ thể có quyền theo quy định của Điều 55 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính và vi ệc kháng cáo đó trong thời hạn pháp luật quy định,… thì Toà án cũng v ẫn ph ải ti ến hành thụ lý vụ án hành chính ở cấp phúc thẩm (Tuy nhiên, ở cấp phúc thẩm, việc thụ lý này không tách riêng thành một giai đo ạn độc l ập nh ư khi xét xử sơ thẩm vụ án hành chính). Việc phân định các giai đoạn tố tụng của vụ án hành chính chỉ mang tính chất tương đối. Thực tế áp dụng các giai đoạn này di ễn ra liên t ục, tạo nên sự liên hoàn trong khi giải quyết vụ án hành chính. Như vậy, để đảm bảo cho việc ra được bản án hoặc quyết định của Toà án phù hợp với thực tế khách quan, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước cũng như của người khởi kiện, hoạt động th ụ lý vụ án hành chính chiếm vai trò quan trọng, làm cơ sở pháp lý cho các giai đoạn tiếp theo của quá trình giải quyết vụ án hành chính. M ặt khác, th ụ lý vụ án hành chính còn góp phần giảm bớt những mâu thuẫn, tranh chấp kéo dài trong nội bộ nhân dân, tạo niềm tin cho các cơ quan pháp luật nói chung và Toà án nói riêng. Điểm quan trọng nhất của thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đ ất đai là cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ án sau khi nhận được đơn kiện trong thời gian nhất định phải ra được một trong các quyết định: Quyết định thụ lý vụ án hoặc quyết định trả lại đơn ki ện cho người khởi kiện khi có những căn cứ nhất định. Khi đã thừa nhận khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính là giai đo ạn đầu tiên của tố tụng hành chính thì giai đoạn này bao giờ cũng có th ời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc. Thời điểm bắt đầu của giai đoạn này được tính từ khi Toà án nhận được đơn kiện của người khởi kiện và thời điểm kết thúc được tính từ khi Toà án có một trong các quyết định kể trên. Tuy nhiên, còn có những Toà án chưa nhận thức hết vị trí, tầm quan trọng của thụ lý vụ án hành chính dẫn đến tình trạng th ụ lý ch ậm, kéo dài, nhiều trường hợp nhận đơn khởi kiện một vài tháng mới xem xét để thụ lý. Việc thụ lý chậm, kéo dài đã vi phạm các quy đ ịnh c ủa pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức dễ dẫn đến bức xúc mà vi phạm hình sự. 1.2.2 Thẩm quyền thụ lí vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai : Thẩm quyền chung Tòa án chỉ thụ lý các khiếu kiện Quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai trong các lĩnh vực sau đây: Lớp Hành chính 1-k35 Trang 19
- 1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về qu ản lý, s ử d ụng đ ất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó; 2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ s ơ đ ịa gi ới hành chính, lập bản đồ hành chính; 3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; 4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; 5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuy ển mục đích sử dụng đất; 6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, c ấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; 7. Thống kê, kiểm kê đất đai; 8. Quản lý tài chính về đất đai; 9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản; 10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quy ền và nghĩa vụ c ủa ng ười s ử dụng đất; 11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai; 12. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai; 13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công khai về đất đai Thẩm quyền theo cấp tòa án: - Đôi với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ́ ương giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đối với các Quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quản lý đất đai c ủa B ộ Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đôi với Tòa án cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải ́ quyết theo thủ tục sơ thẩm đối với các Quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quản lý đất đai của UBND cấp huy ện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và của UBND xã, phường, thị trấn Thẩm quyền trong trường hợp vừa có đơn khiếu nại đ ến ng ười có thẩm quyền giải quyết, vừa có đơn khởi kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến qu ản lý đất đai 1. Tòa án phải yêu cầu người khởi kiện làm văn bản lựa ch ọn cơ quan giải quyết (hoặc Tòa án hoặc cơ quan quản lý về đất đai cấp trên); trường hợp người khởi kiện không làm được văn bản lựa chọn thì Tòa án phải lập biên bản về việc người khởi kiện lựa ch ọn cơ quan gi ải quyết. 2. Trường hợp QĐHC, HVHC chỉ liên quan đến một người: Lớp Hành chính 1-k35 Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Chế định thừa kế trong Bộ Luật dân sự
26 p | 1553 | 190
-
Tiểu luận dân sư: Kỹ năng của luật sư trong việc hỗ trợ khách hàng khởi kiện tranh chấp thừa kế ra Tòa án
33 p | 250 | 44
-
Tiểu luận: Vai trò luật sư trong việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
12 p | 281 | 39
-
Tiểu luận: Kỹ năng của luật sư trong việc hỗ trợ khách hàng khởi kiện tranh chấp lao động về bồi thường chi phí đào tạo ra tòa án
12 p | 211 | 36
-
Tiểu luận: Kỹ năng đánh giá điều kiện khởi kiện vụ án hành chính về xử vi phạm hành chính
19 p | 359 | 34
-
Báo cáo "Bàn về vấn đề thời hạn, thời hiệu trong xử phạt vi phạm hành chính"
5 p | 256 | 27
-
Bài tập nhóm: Kỹ năng của luật sư trong việc hỗ trợ khách hàng khởi kiện tranh chấp lao động về bồi thường chi phí đào tạo ra tòa án
29 p | 158 | 26
-
Tiểu luận: Kỹ năng của luật sư trong việc hổ trợ khách hàng khởi kiện tranh chấp đất đai ra tòa án
11 p | 200 | 26
-
Báo cáo " Giai đoạn tiền tố tụng hành chính và vấn đề đảm bảo thực hiện quyền khởi kiện vụ án hành chính của cá nhân, tổ chức tại toà án nhân dân "
5 p | 102 | 21
-
Báo cáo "Một số ý kiến về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại toà án nhân dân "
7 p | 83 | 20
-
Báo cáo "Quyền khởi kiện và vấn đề xác định người khởi kiện trong vụ án hành chính "
7 p | 51 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Bảo đảm quyền của người khởi kiện trong giải quyết các vụ án hành chính tại Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội
108 p | 52 | 10
-
Báo cáo "Những điểm mới của pháp luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam "
7 p | 93 | 10
-
Báo cáo "Những quy định mới của Luật đất đai năm 2003 về khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai "
6 p | 101 | 8
-
Báo cáo " Hội nghị góp ý kiến cho Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992"
7 p | 53 | 4
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Luật học: Kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự của VKSND cấp huyện – Từ thực tiễn huyện Cư Jut, tỉnh Đắk Nông
12 p | 46 | 4
-
Báo cáo " Khởi kiện vụ án lao động"
5 p | 56 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn