intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Không nên dạy con bằng bạo lực

Chia sẻ: Abcdef_16 Abcdef_16 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

100
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Không có gì tức giận khi cha mẹ phải chứng kiến cảnh đứa bé 'mặt cứ nhơn nhơn' trước những lời dạy dỗ của họ. Có người quá nóng giận đã sử dụng bạo lực để "trị" con. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ chứng tỏ bạn đã không có đủ sự kiên nhẫn trong việc dạy trẻ. Đứa con trai 12 tuổi, trốn học đi đá bóng. Biết chuyện, người bố rất tức giận, sau một hồi giảng giải, phân tích nhưng nó vẫn chỉ cúi đầu, im lặng mà không hề có dấu hiệu ăn năn. Không...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Không nên dạy con bằng bạo lực

  1. Không nên dạy con bằng bạo lực Không có gì tức giận khi cha mẹ phải chứng kiến cảnh đứa bé 'mặt cứ nhơn nhơn' trước những lời dạy dỗ của họ. Có người quá nóng giận đã sử dụng bạo lực để "trị" con. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ chứng tỏ bạn đã không có đủ sự kiên nhẫn trong việc dạy trẻ. Đứa con trai 12 tuổi, trốn học đi đá bóng. Biết chuyện, người bố rất tức giận, sau một hồi giảng giải, phân tích nhưng nó vẫn chỉ cúi đầu, im lặng mà không hề có dấu hiệu ăn năn. Không chịu nổi, người bố đã tát con hai cái vào má. Nhưng sau ngày bị bố đánh đau, thằng bé lại càng lầm lì hơn. Về nhà chỉ chào bố mẹ qua loa rồi vào phòng ở lì trong đó, không nói gì. Quá lo lắng, ông bố buộc phải gọi điện đến trung tâm tư vấn để được giúp đỡ.
  2. Theo Ths Phạm Mạnh Hà, Trung tâm Hỗ trợ và tư vấn tâm lý, người lớn thường có nhiều biện pháp buộc trẻ phải vâng lời bằng đòn roi hay bỏ đói, giam cầm... Nhưng cuối cùng, người thất bại lại chính là cha mẹ chứ không phải con cái, bởi đó chỉ là sự đàn áp chứ không phải giáo dục. Chính những hành vi bạo lực kể trên đã hủy hoại sự phát triển cá tính của trẻ. Thông thường, trẻ làm sai nhưng không biết là đã sai ở đâu, đồng thời nảy sinh tư tưởng chống đối. Do vậy, khi con bạn tỏ ý không nghe lời, nên làm theo những cách sau: Thỉnh thoảng tỏ ra thản nhiên: Có những lúc đứa trẻ tỏ ra quá bướng bỉnh, nhưng nếu người lớn biết thản nhiên tự chủ thì mọi chuyện sẽ đâu
  3. vào đấy, thay vì cứ phải giận dữ, bực dọc chỉ làm cho sự việc trở nên phức tạp mà thôi. Cha mẹ phải thân thiện với trẻ: Bằng thái độ nhẹ nhàng, phân tích đúng sai, tránh dùng những lời nặng nề mắng mỏ, chì chiết. Mỗi khi trẻ mắc lỗi không nên quá chú ý đến lỗi của chúng mà hãy coi đây là một cơ hội để bạn giáo dục con. Nói chuyện với con bằng thái độ tích cực: Ví dụ, thay vì nói: “Bố phải nói bao nhiêu lần con mới chịu sắp xếp đồ chơi gọn gàng nhỉ?”, bạn nên nói: “Bố muốn biết có phải là con có thể sắp xếp chúng một cách gọn gàng hơn hay không!”. Thay vì chê bai hãy khuyến khích con: hãy nói : “Bố thấy các bạn con cũng làm được, bố nghĩ con có thể làm tốt hơn đấy chứ”. Những lời động viên kịp thời của bố mẹ là liều thuốc kích thích giúp trẻ có động lực hơn trong những hoạt động sau này. Đơn giản hoá vấn đề: Khi con có lỗi, trước tiên nên đơn giản hoá vấn đề, sau đó khi nào có thời gian bạn nên thông qua việc kể chuyện, chơi trò
  4. chơi, đi du lịch... kết hợp những gì nhìn thấy, nghe thấy để nói cho con những gì mà mình muốn con hiểu. Chắc chắn trẻ sẽ dễ tiếp thu, từ đó dễ sửa chữa. Theo Gia Đình & Xã Hội
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2