intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo dục đứa trẻ không thể bằng bạo lực

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

92
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sẽ không ai thương yêu đứa bé bằng chính bố mẹ của em. Cho nên, cũng không nên lên án nặng nề, mà chỉ nên góp ý về phương pháp giáo dục để ông bố có đứa con nghiện game này và nhiều bậc phục huynh khác cùng tham khảo. Con cái cứng đầu, hư hỏng hoặc không vâng lời cha mẹ là chuyện có thể xảy ra đối với bất kỳ gia đình nào.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo dục đứa trẻ không thể bằng bạo lực

  1. Giáo dục đứa trẻ không thể bằng bạo lực Sẽ không ai thương yêu đứa bé bằng chính bố mẹ của em. Cho nên, cũng không nên lên án nặng nề, mà chỉ nên góp ý về phương pháp giáo dục để ông bố có đứa con nghiện game này và nhiều bậc phục huynh khác cùng tham khảo. Con cái cứng đầu, hư hỏng hoặc không vâng lời cha mẹ là chuyện có thể xảy ra đối với bất kỳ gia đình nào. Điều quan trọng là cha mẹ phải có trách nhiệm uốn nắn các hành vi sai trái hay thói quen xấu để đứa trẻ phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần, đặc biệt là sự trưởng thành về nhân cách. Với công trình "con người", cần có sự thương yêu, lòng kiên nhẫn và phương pháp giáo dục khoa học. Sự nóng nảy, mất bình tĩnh chỉ mang đến thảm họa. Dạy dỗ con cái, nếu như dùng đến bạo lực, tra tấn, chửi bới là bắt đầu cho một sự thất bại, cởi truồng rồi trói con vào cột điện là thể hiện sự bất lực của cha mẹ. Đa số những đứa bé bị cha mẹ khủng bố tinh thần, đánh đập, tra tấn đều bị chấn thương tâm lý nặng nề, dễ bị méo mó nhân cách về sau. Ra đời, các em thường mang mặc cảm của sự thiếu vắng tình thương, hành động thiên về bạo lực, gây gỗ, tính khí dữ dằn. Ngược lại, những đứa trẻ được lớn lên trong môi trường giáo dục bằng tình thương, lời dạy bảo ngọt ngào và sự hướng dẫn khoa học, thì tâm hồn các em đẹp hơn, có hành vi ứng xử khoan hòa và nhân ái về sau.
  2. Giáo dục một đứa trẻ là một quá trình, nếu để con mình nghiện game nặng chứng tỏ thiếu một quá trình giáo dục. Ngay từ khi còn "măng", cha mẹ theo dõi sinh hoạt, học tập của con sát sao, hướng dẫn chu đáo, ngăn chặn kịp thời để đưa trẻ không bị sa đà vào chơi game thì sẽ không có hậu quả nghiện. Ngược lại, cha em quá chăm chú vào công ăn việc làm, bỏ bê con cái, thì nếu không nghiện game, đứa trẻ có thể sa vào các thói hư tật xấu khác. Đua xe, tụ tập băng nhóm đánh nhau, cờ bạc, bi da, cá độ bóng đá, nghiện hút đều là những cạm bẫy chực chờ rất nguy hiểm. Nhiều ý kiến cho rằng nhà trường phải có trách nhiệm trong chuyện giáo dục học sinh tránh xa tệ nạn xã hội, những trò chơi thiếu lành mạnh hoặc có hại như nghiện game. Điều này rất đúng, bởi vì sự chỉ dạy của thầy cô giáo và sự kiểm soát chặt chẽ thời gian lên lớp sẽ hạn chế tối đa cơ hội để các em tiếp cận với cái xấu. Ngoài ra, việc đánh giá hạnh kiểm và kết quả học tập của các em tại học đường sẽ giúp cho phụ huynh thông tin để có biện pháp hỗ trợ và giáo dục con cái. Tuy nhiên, nhà trường, đoàn thể sẽ không thể thay thế được gia đình. Sự phát triển thể chất, trưởng thành về nhân cách của một con người chịu sự ảnh hưởng rất lớn của giáo dục gia đình. Nếu như cha mẹ buông thả con cái, mải lo chạy theo danh vọng hay tiền bạc thì sẽ không có nhà trường nào cứu nổi con họ. Thực tế không thiếu những gia đình rất giàu có, cha mẹ là quan chức to, nhưng con cái hư hỏng, nghiện hút, tàn phá gia đình và phá hoại xã hội.
  3. Còn với nghiện game, nếu gia đình có biện pháp giáo dục thích hợp và ngăn chặn ngay từ khi mới phát hiện, chắc em bé sẽ không đến nỗi bị trừng phạt "quá tay" như vậy.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2