intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khuyến khích trẻ tự chơi một mình

Chia sẻ: Dep Australia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

102
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'khuyến khích trẻ tự chơi một mình', kỹ năng mềm, tâm lý - nghệ thuật sống phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khuyến khích trẻ tự chơi một mình

  1. Khuyến khích trẻ tự chơi một mình Đâu phải lúc nào bạn cũng có thời gian để chơi với bé. Việc nhà việc cửa và cả những việc không tên không đợi bạn và vì vậy, bạn cần phải dạy cho bé biết cách chơi một mình, có như vậy bé không buồn mà bạn cũng không quá bận rộn Phần lớn cha mẹ đều mong muốn con của mình có thể tự ngồi chơi một mình. Khi bé đã biết đi thì bé đã có thể cầm nắm đồ chơi chặt, sách có hình vẽ, đi nhặt bóng. Bản thân trẻ cũng biết rằng chúng có thể chơi một mình và chúng vẫn thường đòi như vậy. Tuy nhiên, trẻ 1 tuổI thì lại thích chơi quanh quẩn nơi có bố mẹ, dù họ không tham gia vào
  2. trò chơi nhưng nhất thiết phải có mặt ở nơi bé chơi, và vì vậy, bé không thích chơi một mình. Tập chơi một mình: "Không tự nhiên mà bé 1 tuổi có thể ngồi chơi 1 mình được một lúc lâu. Mặc dù 15 phút là khoảng thời gian dài nhất mà bé có thể ngồi chơi một mình, đối với bạn thì chưa đủ để cho bạn nấu xong bữa cơm tối nhưng hãy tập dần cho bé. Chơi một mình giúp bé phát huy được tính độc lập, tự tin, óc sáng tạo, kỹ năng về ngôn ngữ. Bạn có thử quan sát một đứa bé 15 tháng khi bé đang ngồi chơi một mình chưa? Bé nói chuyện một mình luyên thuyên, và do đó bé có thể phát triển kỹ năng về ngôn ngữ. Khả năng chơi độc lập của trẻ còn tùy thuộc vào tâm trạng của chúng. Khi bé đói, mệt mỏi hoặc bệnh thỉ không thể nào bắt chúng ngồI chơi mà không có người nào đó ở bên cạnh. Bạn cũng khó trông mong trẻ lớn hơn ngồi một mình lâu hơn trẻ 1 tuổi. Dù rằng lớn hơn thì nhận thức phát triển hơn, muốn tự do hơn nhưng chúng cũng muốn kiểm tra sự giới hạn về thời gian, đòi hỏi được người lớn quan tâm đến.
  3. Những hoạt động thú vị Một khi bạn muốn bé chịu ngồI chơi một mình thì bạn hãy ghi nhớ những yếu tố sau: hấp dẫn, quen thuộc, cấu trúc chặt chẽ, trực tiếp. Đầu tiên, cho trẻ chơi những gì chúng thích như xếp ly nhựa, bới quần áo trong tủ quần áo và quăng ra ngoài (nếu bạn có thể chịu đựng được sự bừa bãi này). Một người mẹ trẻ chất đầy 2 ngăn kéo dưới cùng trong bếp những hộp nhựa, muỗng nhựa, ly có vạch đo… Những thứ này luôn làm tay chân bé trai 15 tháng của chị bận rộn và bà có đủ thời gian để chuẩn bị bữa ăn tối. Một khi bé bị cuốn hút vào một đồ vật, đồ chơi hoặc hoạt động nào đó thì bạn hãy nhẹ nhàng bước ra xa bé vài mét hoặc ngồi gần đó đọc báo. Khi bé tiến đến gần chìa món đồ chơi vào người bạn thì bạn chỉ việc đưa trả lại cho bé món đồ đó, nhận xét về đồ chơi, cười động viên và lại tiếp tục công việc của mình. Chỉ một vài ngày hoặc vài tuần, bạn cảm thấy thoải mái hơn vì có thời gian làm mọI việc nhưng vẫn có thể đảm bảo rằng bé luôn được chơi vui vẻ và an toàn. Nhưng phải chú ý nơi bé ngồi chơi phải an toàn, được
  4. gắn các dụng cụ bảo đảm an toàn cho bé vì bé 1 tuổi không có ý niệm nào về an toàn hay nguy hiểm. Mỗi lần chỉ một loại đồ chơi. Bé sẽ bối rối khi có quá nhiều đồ chơi bé thích đều được bày xung quanh. Vậy thì chỉ nên lần lượt đưa cho bé từng món một. Bé có cả tủ đồ chơi, thú nhồi bông, sách hình bìa cứng, búp bê… Khi bạn bận việc thì đầu tiên hãy chọn cho bé con mèo Kitty, 10 phút sau hãy đưa cho bé cây đàn đồ chơi, sau nữa là sách hình các loạI động vật. Bé sẽ ngồi ngoan khám phá từng món một. Một khi bé dần mất hứng thú với một món đồ chơi nào đó thì bạn cần phải hướng dẫn bé bằng cách đặt câu hỏI, nhưng nhớ là đừng ngồi xuống chơi nhà. Chỉ cần nói “Ồ, con xếp được 3 khốI gỗ rồi đó. Con chồng thêm một khối nữa đi, cẩn thận không thì đổ hết đấy”. Khi lên kế hoạch cho công việc trong ngày, đừng quên sắp xếp thời gian bạn dành cho bé khi bé ngồi chơi một mình. Chìa khóa dẫn đến thành công trong việc tập cho bé ngồI chơi một mình là làm cho bé quen với hoạt động đó như một công việc hàng ngày. Trong những lần đầu, chỉ thoáng
  5. không thấy bố mẹ ở bên cạnh là bé đã lên tiếng gọi, đừng vội trả lời, để cho bé có thờI gian loay hoay và khám phá đồ chơi. Thời gian thích hợp nhất để bé chơi một mình là sau khi bé mới tắm mát thoải mái hoặc sau bữa trưa. Không nên cho bé chơi 1 mình khi bản thân bạn cảm thấy mệt mỏI vì sự căng thẳng của bạn sẽ ảnh hưởng đến thái độ của bé. Quá trình này diễn ra khá thất thường. Có khi bé chơi một mình rất ngoan nhưng cũng có ngày bé nhất định không chịu làm như vậy. Hãy cho bé cơ hội, tạo niềm vui mới cho bé vì bé đã quá chán món đồ chơi đó hoặc bé muốn thay đổi không khí, bé có điều muốn hỏi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2