Kiểm toán nội bộ các doanh nghiệp niêm yết trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
lượt xem 3
download
Bài viết trình bày một số vấn đề liên quan đến xu hướng, môi trường làm việc kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp niêm yết trong kỷ nguyên số, hướng đi nhằm phát triển tính cạnh tranh của các cá nhân, tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ. Các giải pháp nhằm cải thiện, chất lượng kiểm toán nội bộ, giúp các cá nhân, tổ chức nâng cao khả năng thích nghi, phát triển kiểm toán nội bộ trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp 4.0. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kiểm toán nội bộ các doanh nghiệp niêm yết trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
- KIỂM TOÁN NỘI BỘ CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Thái Thị Nho Khoa Kế Toán Tài chính Ngân hàng, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Đứng trước nghị định 05/2019/NĐ-CP ban hành 22/1/2019, quy định về kiểm toán nội bộ đối với các doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp niêm yết. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang làm thay đổi cuộc sống và mô hình kinh doanh, và các doanh nghiệp niêm yết đang phải đối mặt với những khó khăn phải kiểm toán nội bộ. Bài viết trình bày một số vấn đề liên quan đến xu hướng, môi trường làm việc kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp niêm yết trong kỷ nguyên số, hướng đi nhằm phát triển tính cạnh tranh của các cá nhân, tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ. Các giải pháp nhằm cải thiện, chất lượng kiểm toán nội bộ, giúp các cá nhân, tổ chức nâng cao khả năng thích nghi, phát triển kiểm toán nội bộ trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp 4.0. Từ khóa: Cách mạng Công nghiệp 4.0, DN niêm yết, giải pháp, hiệu quả, KTNB. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày 22/1/2019 Chính phủ đã ban hành Nghị định 5/2019/NĐ-CP quy định về công tác kiểm toán nội bộ trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các doanh nghiệp. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2019. Trong Nghị định các doanh nghiệp niêm yết bắt buộc phải thực hiện kiểm toán nội bộ. Do đó, các doanh nghiệp niêm yết phải đòi hỏi tăng cường ứng dụng CNTT vào các hoạt động của Kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp mình nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả, từng bước hiện đại hóa bộ phận kiểm toán nội bộ; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với các nguyên tắc, thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam”. Cách mạng Công nghiệp 4.0 cũng sẽ thúc đẩy cơ quan quản lý, DN niêm yết trong kiểm toán nội bộ phải đầu tư và ứng dụng công nghệ mạnh mẽ. Hiện nay, hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) đã được ứng dụng sâu, rộng vào hầu hết các hoạt động nghiệp vụ tài chính, trở thành mạch máu không thể thiếu trong quản lý điều hành ngân sách nhà nước; Quản lý thu - chi ngân sách nhà nước; Thanh toán điện tử và quản lý trái phiếu chính phủ; Triển khai thuế điện tử, hải quan điện tử, cơ chế một cửa; Quản lý nợ công, giá, quản lý tài sản công… Đây là điều kiện thuận lợi cho kiểm toán viên có thể khai thác nguồn dữ liệu, thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả. 2. NỘI DUNG 2.1. Khái niệm và Lợi ích từ cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 mang đến cho kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp niêm yết Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng về sản xuất thông minh, dựa trên việc sử dụng internet kết nối vạn vật để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số. Cuộc cách mạng này tác động mạnh mẽ và toàn diện đến kinh tế, xã hội, môi trường trên toàn thế giới và tác động đến tất cả các ngành, các lĩnh vực với tốc độ công nghệ đột phá chưa từng có trong lịch sử, trong đó có cả lĩnh vực kiểm 419
- toán nội bộ. Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, tất nhiên sẽ không nằm ngoài cuộc cách mạng mang tính toàn cầu này. Về mặt tổng thể, việc tiếp cận thành tựu cách mạng sản xuất mới sẽ tạo ra công cụ đắc lực giúp Việt Nam tham gia hiệu quả chuỗi giá trị toàn cầu, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giai đoạn khởi phát của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra cấu trúc mới cho nền kinh tế, đó là dựa trên ứng dụng công nghệ cao, mạng lưới internet kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo, robot thông minh, công nghệ blockchain, điện toán đám mây... Điều này sẽ ảnh hưởng khá lớn đến chu trình và phương pháp kiểm toán nội bộ. Bên cạnh đó, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 còn dựa trên nền tảng công nghệ số, tích hợp các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình sản xuất, quy trình kinh doanh, quy trình nghiệp vụ, phương thức sản xuất, trong đó có quy trình xử lý, cung cấp thông tin cho bộ phận kiểm toán nội bộ. Do đó, cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ thay đổi cơ bản phương thức thực hiện các công việc kiểm toán nội bộ hiện nay bằng việc áp dụng các phần mềm tổng hợp, xử lý dữ liệu, phân tích dữ liệu cũng như cho phép thực hiện các phương thức kiểm toán nội bộ trong môi trường tin học hóa. Kiểm toán viên sẽ không còn mất quá nhiều công sức trong việc phân tích dữ liệu và các ứng dụng để quản lý việc phân tích nguyên nhân và xu hướng giúp các nhà quản trị được rủi ro. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ mạnh mẽ của công nghệ giúp kiểm toán nội bộ sử dụng nguồn lực của mình hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian, nhân lực, tiếp cận gần hơn với hệ thống kiểm toán quốc tế. Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mang lại cho kiểm toán nội bộ và cơ quan kiểm toán có điều kiện làm việc thuận lợi hơn. Chẳng hạn, thông qua việc sử dụng các trang thiết bị, các chương trình, công nghệ số hiện đại, kiểm toán có thể thu thập các thông tin mà trước đây họ khó thu thập được; Có thể chiết xuất dữ liệu từ những kho dữ liệu khổng lồ, phục vụ cho tất cả các loại quyết định, các cấp lãnh đạo, tất cả các loại trạm kiểm soát thông tin ra quyết định và tất cả những người có lợi ích liên quan; Nâng cao độ tin cậy và hợp lý của việc báo cáo thông qua việc tự kiểm soát hoặc các hệ thống tự kiểm… 2.2. Xu hƣớng mới cho kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp niêm yết KTNB là việc kiểm tra, đánh giá, giám sát tính đầy đủ, thích hợp và tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ. (Điều 39 Luật kế toán). Mục tiêu của kiểm toán nội bộ là thông qua các hoạt động kiểm tra, đánh giá và tư vấn, KTNB đưa ra các đảm bảo mang tính độc lập, khách quan và các khuyến nghị về các nội dung sau đây: – Hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị đã được thiết lập và vận hành một cách phù hợp nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý các rủi ro của đơn vị. – Các quy trình quản trị và quy trình quản lý rủi ro của đơn vị đảm bảo tính hiệu quả và có hiệu suất cao. – Các mục tiêu hoạt động và các mục tiêu chiến lược, kế hoạch và nhiệm vụ công tác mà đơn vị đạt được. Sứ mệnh của Kiểm toán nội bộ là tăng cường và bảo vệ giá trị của tổ chức bằng cách cung cấp sự đảm bảo, đề xuất khách quan và các kiến thức nội bộ theo định hướng rủi ro. Đứng trước sứ mệnh đó trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đi kèm với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT và trí tuệ nhân tạo, đòi hỏi kiểm toán nội bộ cũng trở nên “cao cấp” hơn. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp niêm yết và các kiểm toán viên phải tự đổi mới, nâng cấp để đáp ứng được những yêu cầu mới trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. 420
- Tại Việt Nam hiện nay, Kiểm toán chủ yếu kiểm toán trên hồ sơ, giấy tờ. Tuy nhiên, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ làm cho hồ sơ, giấy tờ, tài liệu giấy không còn nữa, thay vào đó là các dữ liệu thông tin điện tử, vừa đa dạng vừa khó nắm bắt. Nếu không am hiểu, các kiểm toán viên sẽ không thể thực hiện kiểm toán. Rủi ro mất thông tin, dữ liệu thông qua việc kết nối internet cũng là một vấn đề quan trọng mà cơ quan quản lý và DN cần quan tâm. Thông tin, kết quả kiểm toán có thể bị rò rỉ từ việc gửi thư điện tử tới đơn vị trong doanh nghiệp hoặc các tổ chức, cá nhân bên ngoài, trao đổi qua mạng dùng chung. Các phần tử xấu có thể lợi dụng các thông tin, kết quả kiểm toán chưa chính thức để thực hiện các mục đích phá hoại, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của cơ qua kiểm toán. Trong khi đó, chất lượng hạ tầng CNTT nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra và đòi hỏi cần phải chuẩn bị cơ sở hạ tầng CNTT tốt hơn nữa, đặc biệt về vấn đề bảo mật an ninh mạng. Kiến thức, hiểu biết, trình độ ứng dụng CNTT của các kiểm toán viên, cán bộ, công chức vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đồng đều. Trong khi đó, công tác đào tạo hiện mới chỉ là truyền thụ kiến thức nền, cơ bản theo ngành nghề chuyên môn của kiểm toán mà chưa đào tạo chuyên sâu, đa ngành, nhất là đối với những kiến thức mang tính đặc thù công nghệ và trí tuệ nhân tạo. 2.3. Giải pháp và khuyến nghị Về phía cơ quan quản lý Thứ nhất, thực hiện đúng chủ trương đề ra theo Nghị định 5/2019/NĐ-CP quy định về công tác kiểm toán nội bộ trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp niêm yết. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2019. Cần tập trung đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin một cách đồng bộ, kịp thời đáp ứng xu thế phát triển của hệ thống số toàn cầu. Đặc biệt, chú trọng xây dựng hệ thống an ninh mạng, đảm bảo thông tin dữ liệu kế toán, kiểm toán, kiểm toán nội bộ được bảo mật cao. Ngoài ra, cần nghiên cứu và vận dụng một cách hiệu quả, phù hợp các phương pháp kiểm toán, kiểm toán nội bộ kể cả phương pháp cơ bản và phương pháp kỹ thuật trong bối cảnh tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Đặc biệt là các phương pháp thu thập, đánh giá bằng chứng kiểm toán, các phương pháp phân tích kỹ thuật trong bối cảnh nghề kế toán sử dụng chứng từ điện tử, công nghệ blockchain, điện toán đám mây,… Thứ hai, cần có các quy định để hỗ trợ doanh nghiệp niêm yết trong các chính sách đào tạo nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán, kiểm toán nội bộ cũng như xây dựng các hướng dẫn về định hướng và khuyến khích chuyển dịch lao động trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN nói riêng và cộng đồng kinh tế trên toàn thế giới nói chung. Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế, không ngừng phát triển các thị trường dịch vụ kiểm toán lành mạnh, bền vững. Phát triển các hoạt động dịch vụ kiểm toán theo xu hướng phát triển của các nước trong khu vực và quốc tế, tạo dựng và mở rộng giao lưu nghề nghiệp. Đồng thời, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm ứng phó với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Về phía doanh nghiệp Thứ nhất, Cần thống nhất về nhận thức, quan điểm về vai trò và ý nghĩa của KTNB. Đây là yếu tố quan trọng, tác động trực tiếp đến việc tổ chức, vận hành KTNB trong DN. Thời đại công nghiệp 4.0, máy móc là trí tuệ nhân tạo có thể làm điều mà con người khó có thể làm. Tuy nhiên, chúng chỉ là công cụ hỗ trợ công việc trong kế toán - kiểm toán, kiểm toán nội bộ hoạt động theo lập trình vốn có, chúng khó có thể đưa ra những nhận định, lời tư vấn trong một số tình huống đặc biệt, mang tính mới mẻ chưa từng xảy ra. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp phải ý thức được tầm quan trọng của công nghệ để ứng dụng nó cho phù hợp xu thế, tiết kiệm nguồn lực và gia tăng hiệu quả công việc. 421
- Thứ hai, phương tiện không thể thiếu giúp kế toán – kiểm toán, kiểm toán nội bộ hiện tại và tương lai vươn xa phạm vi hoạt động của mình đó là ngôn ngữ quốc tế. Riêng đối với lĩnh vực kế toán kiểm toán nói chung, kiểm toán nội bộ nói riêng ngôn ngữ đem lại giá trị lợi ích tăng thêm không chỉ dừng lại ở ngôn ngữ giao tiếp mà còn cả kiến thức chuyên môn mang tầm quốc tế. Do vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp niêm yết phải không ngừng nâng cao trình độ đào tạo nhân viên của mình để đáp ứng với ứng dụng công nghệ 4.0. 3. KẾT LUẬN Tóm lại, việc ứng dụng công nghệ 4.0 trong kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp niêm yết là điều rất quan trọng, nó là điều kiện tiên quyết, là cách tối ưu nhất giúp các doanh nghiệp lĩnh hội tri thức cũng như đảm bảo cho sự thành công cho doanh nghiệp mình. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết cho hoạt động kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp niêm yết là phải tổ chức kiểm toán nội bộ như thế nào để doanh nghiệp mình hoạt động hiệu quả. Muốn vậy cần phải triển khai đồng bộ các giải pháp và cần có sự chung tay giúp sức của Nhà nước, các cơ sở giáo dục đào tạo kiến thức kiểm toán nội bộ và các doanh nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] The Association of Chartered Certified Accountants (8/2017), Professional accountant – the future(Generation next): Ethics and trust in a digital age; [2] 2.The Association of Chartered Certified Accountants (3/2017), Professional accountant – the future(Generation next): Managing talent in finance shared services; [3] Bộ Tài chính, Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc (ACCA).(2016).Xu hướng toàn cầu của ngành kế toán, kiểm toán và tài chính&Chiến lược của Việt Nam đến 2020. Tài liệu hội thảo Hội thảo quốc tế (6/2016). [4] Các trang web: [5] http://www.thesaigontimes.vn/159968/Cach-mang-40-va-bai-toan-lao-dong.html [6] http://www.hpu.edu.vn/qt/QTtintuc-3394-266-0-1-Chuan-Muc-Bao-Cao-Tai-Chinh-Quoc-Te-Ifrs- Va-Doi-Hoi-Doi-Moi-Chuong-Trinh-Dao-Tao-Chuyen-Nganh-Ke-Toan-Kiem-Toan-Tai-Cac- Truong-Dhcd-Viet-Nam.html [7] http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tai-chinh-doanh-nghiep/ke-toan-kiem-toan-va-cuoc- cach-mang-cong-nghiep-40-136982.html 422
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình kiểm toán nội bộ
172 p | 3497 | 1369
-
Đánh giá rủi ro trong kiểm toán nội bộ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu
5 p | 296 | 67
-
Bài giảng Kiểm toán nội bộ: Chương 5 - ĐH Thương Mại
0 p | 82 | 13
-
Bàn về kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp Việt Nam
4 p | 113 | 11
-
Phát triển bộ phận kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp Việt Nam
9 p | 81 | 7
-
Vai trò của kiểm toán nội bộ đối với quản trị doanh nghiệp
11 p | 60 | 6
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam
19 p | 18 | 6
-
Phát huy vai trò của kiểm toán nội bộ trong quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp
3 p | 76 | 5
-
Chức năng tư vấn trong hoạt động kiểm toán nội bộ
4 p | 74 | 5
-
Tính hữu hiệu của kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
11 p | 11 | 4
-
Vận dụng quy trình kiểm toán nội bộ vào các doanh nghiệp khai thác, chế biến và kinh doanh đá xây dựng
14 p | 30 | 4
-
Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ kinh nghiệm từ các nước trên thế giới và giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam
5 p | 36 | 4
-
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp
5 p | 8 | 3
-
Một số giải pháp nâng cao vai trò kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp
6 p | 6 | 2
-
Khả năng hiện hữu cùa kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam - Mô hình nghiên cứu đề xuất
11 p | 6 | 2
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp thương mại dược phẩm tại Việt Nam
5 p | 7 | 2
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số
10 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn