intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiến thức cần biết về thuốc: Không phải thuốc nào cũng dùng ngày 2 lần

Chia sẻ: Doremi Doremi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

100
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay, việc dùng thuốc nhiều khi thực hiện không theo đúng quy định về khoảng cách giữa các lần đưa thuốc. Cách dùng thuốc như thế đưa đến kết quả là có những khoảng thời gian trong cơ thể người bệnh nồng độ thuốc không còn đủ tác dụng điều trị hoặc ngược lại có những thuốc lại vượt quá ngưỡng cho phép. Nếu nồng độ thuốc không đủ hiệu lực điều trị thì đối với các bệnh nhiễm khuẩn, lúc đó là thời gian vi khuẩn có cơ hội hồi phục hoặc bùng phát trở lại. Với...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiến thức cần biết về thuốc: Không phải thuốc nào cũng dùng ngày 2 lần

  1. Kiến thức cần biết về thuốc: Không phải thuốc nào cũng dùng ngày 2 lần Hiện nay, việc dùng thuốc nhiều khi thực hiện không theo đúng quy định về khoảng cách giữa các lần đưa thuốc. Cách dùng thuốc như thế đưa đến kết quả là có những khoảng thời gian trong cơ thể người bệnh nồng độ thuốc không còn đủ tác dụng điều trị hoặc ngược lại có những thuốc lại vượt quá ngưỡng cho phép. Nếu nồng độ thuốc không đủ hiệu lực điều trị thì đối với các bệnh nhiễm khuẩn, lúc đó là thời gian vi khuẩn có cơ hội hồi phục hoặc bùng phát trở lại. Với các triệu chứng lâm sàng khác như sốt, đau, viêm... cũng không thuyên giảm với người bệnh khi nồng độ thuốc không nằm trong khoảng điều trị. Nếu nồng độ thuốc vượt quá giới hạn điều trị thì bệnh nhân dễ bị các tai biến như ngộ độc thuốc, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận. Chính thói quen dùng thuốc 2 lần/ngày nhiều khi đã làm cho bệnh điều trị lâu hơn, số lượng thuốc phải dùng nhiều hơn.
  2. Tất cả nhân viên y tế và mọi người trong cộng đồng cần biết rằng số lần đưa thuốc vào cơ thể phải đảm bảo sao cho nồng độ thuốc trong máu được duy trì gần như không đổi, tức là khi lượng thuốc đã qua 4 quá trình chuyển hoá dược động học và được đào thải ra ngoài hoặc không còn tác dụng điều trị thì lại phải có lượng thuốc khác bổ sung ngay vào cơ thể. Vì vậy công tác dược lâm sàng trong bệnh viện hiện nay nhấn mạnh việc dùng thuốc tuỳ theo thông số dược động học của từng loại mà đưa thuốc vào cơ thể với số lần cách nhau một số giờ nhất định. Chẳng hạn đối với thuốc giảm đau, hạ sốt paracetamol dùng cho trẻ em cứ cách mỗi 6 giờ nên dùng thuốc một lần với liều lượng tuỳ theo tuổi. Như vậy là mỗi ngày phải dùng thuốc 4 lần. Một số loại thuốc kháng sinh cần đưa thuốc cách 8 giờ 1 lần, như vậy mỗi ngày phải dùng 3 lần cách đều nhau chứ không phải là sáng và chiều. Đối với một số thuốc kháng sinh lại chỉ tiêm thuốc mỗi ngày 1 liều duy nhất, chứ không nên chia ra 2 lần sáng và chiều như thuốc gentamycin. Cũng có loại thuốc có thời gian bán thải dài (thời gian bán thải là thời gian cần thiết để lượng thuốc đã đưa vào cơ thể chỉ còn lại 1/2 so với liều lúc đầu) thì số lần đưa thuốc còn thưa hơn. Nếu cứ đưa thuốc vào cơ thể theo kiểu ngày 2 lần thì sẽ có nguy cơ bị quá liều hoặc thuốc tích tụ lại gây độc cho gan, thận.
  3. Thuốc trị thiểu năng tuần hoàn não Thiểu năng tuần hoàn não thường có các biểu hiện sau: Người bệnh thấy tê mỏi tay ở một bên. Có trường hợp thấy tê mỏi bại nửa người thậm chí không cử động được nửa bên người. Sau một thời gian ngắn (dưới 1 ngày) người bệnh lại thấy tay châm bên bại đó hoạt động trở lại bình thường. Người bệnh có thể có khó nói hoặc khó phát âm- rối loạn vận ngôn trong vài phút, vài giờ. Một số trường hợp người bệnh có các rối loạn tâm lý như hiện tượng quên, rối loạn cảm xúc. Thường gặp ở người bệnh có biểu hiện của tăng huyết áp, lượng mỡ, lượng đường trong máu cao hoặc thị lực giảm trong khi đáy mắt vẫn bình thường. Để phòng cơn thiểu năng tuần hoàn não không chuyển sang giai đoạn mất bù, phát triển thành rối loạn tuần hoàn não cấp tính (tai biến mạch máu não), cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời chứng suy nhược thần kinh do mạch máu, huyết áp, bệnh tim, bệnh thận hay đái tháo đường... Cần chú ý tới huyết áp (ở người cao tuổi) và bệnh tim mạch (ở người trẻ tuổi). Hiện nay thuốc điều trị cho bệnh này bao gồm: thuốc điều trị hỗ trợ cho tuần hoàn não (cavinton, piracetam, praxilen...), thuốc tăng cường xung động thần
  4. kinh (các vitamin nhóm B như vitamin B1, B6, B12) kết hợp với việc ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Phục hồi chức năng tâm lý cho người bệnh là rất quan trọng, giúp người bệnh yên tâm, tin tưởng, quyết tâm chữa bệnh và tự tập luyện một cách bền bỉ, kiên trì. Các hoạt động: tập thở, luyện trí nhớ, tĩnh tâm, tham gia hoạt động các câu lạc bộ... rất tốt cho người bệnh.
  5. Trả lời thắc mắc về thuốc – Kỳ 2: Chốc - Dùng thuốc gì? Năm nay tôi 23 tuổi. Tuần trước, trên mặt tôi có những mụn nhỏ, rất ngứa. Thỉnh thoảng có những nốt mọng nước... Tôi nên dùng thuốc gì để điều trị? Trịnh Bích Vân (Vĩnh Hồ-Hà Nội) Theo như chị tả trong thư thì chị đã bị chốc. Chốc là tình trạng nhiễm trùng ở rất nông trên bề mặt da với sự xuất hiện của các mụn mủ nhỏ và có khả năng lây lan mạnh. Chốc có 2 thể lâm sàng chính là thể có phỏng nước và thể không có phỏng nước. Vị trí thường gặp là ở mặt (đặc biệt quanh lỗ mũi) và chân tay (khi có vết rách hoặc xước da). Chốc có phỏng nước thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ lớn, chủ yếu gây ra do tụ cầu vàng, đặc trưng bởi sự tiến triển nhanh của các mụn nước hoặc mụn mủ thành bọng nước lớn. Chốc có thể lây lan rất mạnh và nếu không được điều trị, thường diễn biến dai dẳng nhưng cũng có thể tự khỏi. Các biến chứng nặng nề nhất của chốc là gây nhiễm trùng huyết và viêm cầu thận cấp (với các trường hợp chốc do liên cầu). Trong điều trị, hầu hết các trường hợp phải dùng các kháng sinh đường uống có tác dụng tốt với liên cầu nhóm A và tụ cầu vàng như dicloxacillin, erythromycin hoặc azithromycin. Thời gian điều trị với nhiễm tụ cầu là 5 - 7 ngày
  6. và nhiễm liên cầu là 10 ngày. Trong những trường hợp vi khuẩn gây bệnh kháng lại các thuốc trên (thường gặp ở trẻ em), có thể dùng amoxicillin + clavulanic acid, cephalexin, cefaclor, hoặc clindamycin trong 10 ngày. Liều dùng thuốc như thế nào do bác sĩ chỉ định sau khi thăm khám cụ thể. Với những trường hợp tổn thương khu trú, diện tổn thương nhỏ, có thể chỉ cần lấy bỏ lớp vảy bẩn và sử dụng các kháng sinh bôi tại chỗ như neomycin, fusidic acid, mupirocin hoặc bacitracin. Nhưng tốt nhất chị nên đi khám ở phòng khám chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và chỉ định dùng thuốc cụ thể.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2