Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
<br />
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT<br />
CỦA NGƯỜI DÂN SỐNG TẠI BÌNH DƯƠNG NĂM 2018<br />
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN<br />
Huỳnh Thanh Hà*, Nguyễn Bình Phương**, Nguyễn Văn Chinh*, Trần Tấn Tài*<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề Những nhận định về kiến thức, thái độ về phòng chống sốt xuất huyết và hành vi tự phòng<br />
bệnh của người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương còn mang tính chủ quan và chưa có số liệu định lượng chứng<br />
minh cụ thể.<br />
Mục tiêu Xác định tỷ lệ người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương có kiến thức, thái độ, hành vi đã thực<br />
hiện về phòng chống sốt xuất huyết năm 2018 và các yếu tố liên quan đến thói quen vệ sinh môi trường của<br />
người dân.<br />
Phương pháp Thiết kế cắt ngang mô tả được sử dụng trong việc phỏng vấn người dân; người thu thập dữ<br />
kiện là cán bộ phụ trách chương trình phòng chống sốt xuất huyết của Trạm Y tế, Trung tâm Y tế<br />
huyện/thị/thành phố thực hiện giám sát việc thu thập dữ liệu từ nhân viên các Trạm Y tế.<br />
Kết quả Chỉ 39,5% người dân tiếp nhận thông tin từ tờ gấp/tờ bướm; chỉ 1,3% người dân nhận thức rằng<br />
nhiệm vụ phòng chống sốt xuất huyết là nhiệm vụ của từng cá nhân; có 82,8% người dân duy trì hành vi ngủ<br />
màn, 66,6% thường loại bỏ dụng cụ phế thải quanh nhà, 48,8% gia đình đậy kín lu/chum/vại, 46,2% thường<br />
xuyên thay nước lọ hoa, khoảng 40% khai thông cống rãnh và 26,1% từng đề nghị hàng xóm phối hợp thực hiện<br />
các biện pháp vệ sinh môi trường,có 55,4% sử dụng hóa chất để diệt/xua muỗi. So với người 18-24 tuổi, các<br />
nhóm tuổi khác có tỷ lệ thực hiện vệ sinh môi trường cao hơn là có ý nghĩa thống kê (p