intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của người dân tại Kiến Thiết và Kiền Bái - Hải Phòng năm 2015

Chia sẻ: Bình Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

29
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nhằm mục tiêu mô tả kiến thức, thái độ của người dân về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và thực hành của bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở xã Kiến Thiết - Tiên Lãng và Kiền Bái - Thủy Nguyên - Hải Phòng năm 2015.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của người dân tại Kiến Thiết và Kiền Bái - Hải Phòng năm 2015

  1. CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020 KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH CỦA NGƯỜI DÂN TẠI KIẾN THIẾT VÀ KIỀN BÁI - HẢI PHÒNG NĂM 2015 Nguyễn Đức Thọ1, Phạm Minh Khuê1, Trần Quang Phục1 Mạc Huy Tuấn2, Nguyễn Thị Khánh Ninh2, Phạm Thành Thái2 1 Trường Đại học Y Dược Hải Phòng 2 BV Phổi Hải Phòng TÓM TẮT Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) có tỷ lệ mắc và tử vong hàng đầu trên thế giới. Việc phát hiện và ngăn chặn bệnh sớm có liên quan chặt chẽ tới kiến thức của người dân. Nghiên cứu nhằm mục tiêu mô tả kiến thức, thái độ của người dân về BPTNMT và thực hành của bệnh nhân mắc BPTNMT ở xã Kiến Thiết - Tiên Lãng và Kiền Bái - Thủy Nguyên - Hải Phòng năm 2015. Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu thông qua khám sàng lọc và phỏng vấn kiến thức, thái độ của 5220 người dân (trong đó 310 bệnh nhân được phỏng vấn về thực hành) về BPTNMT tại xã Kiến Thiết - Tiên Lãng và Kiền Bái - Thủy Nguyên - Thành phố Hải Phòng. Kết quả cho thấy kiến thức tốt về bệnh chiếm 4,7%; chỉ 13,2% kể được đủ 3 triệu chứng; 43,7% biết nguyên nhân là do hút thuốc; 43,3% biết phòng bệnh là không hút thuốc. Thái độ tốt về bệnh chiếm 16,4%; cai thuốc khi mắc bệnh chiếm 39,3%. Hầu hết bệnh nhân không biết sử dụng thuốc giãn phế quản, cách ho và thở đúng. Cần thiết kế một chương trình truyền thông cải thiện kiến thức cho người dân về BPTNMT. Từ khóa: KAP, BPTNMT, Kiến Thiết, Tiên Lãng, Kiền Bái, Thủy Nguyên, Hải Phòng. ABSTRACT Chronic obstructive pulmonary disease (COPD) is a leading cause of morbidity  and mortality in the world. Early detection and prevention of this disease are closely related to people’s knowledge. The objectives of the study are to describe the knowledge and attitudes of people about COPD and the practice of patients with COPD in Kien Thiet, Tien Lang and Kien Bai communes, Thuy Nguyen district, Hai Phong city in 2015. Our methodology is descriptive cross-sectional and prospective studies through screening and interviewing knowledge and attitudes of 5220 people (of which 310 patients were interviewed for practice) on COPD in Kien Thiet, Tien Lang and Kien Bai communes, Thuy Nguyen district, Hai Phong city. The results have shown that study subjects who have good knowledge about the disease accounts for 4.7%; only 13.2% of them knew 3 symptoms of COPD; 43.7% of subjects knew the cause of COPD is smoking; 43.3% of them knew that prevention was non-smoking. Good attitude to disease accounts for 16.4%; quitting smoking accounted for 39.3%. Most patients do not know how to use bronchodilators, how to cough and breathe properly. It is necessary to design a communication program to improve people’s knowledge about COPD. Keywords: KAP, COPD, Kien Thiet, Tien Lang, Kien Bai, Thuy Nguyen, Hai Phong. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là bệnh thường gặp [1], trên toàn cầu số người từ 30 tuổi trở lên mắc BPTNMT trong năm 1990 khoảng 227,3 triệu người, năm 2010 đã tăng lên 284 triệu người chiếm 11,7% [2]. Hiện nay trên toàn cầu hơn 3 triệu người chết mỗi năm do BPTNMT, chiếm khoảng 6% trong tất cả các nguyên nhân gây chết [3]. Kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) về BPTNMT còn rất hạn chế [4]. Hải Phòng có tỷ lệ mắc BPTNMT ở người trên 40 tuổi là 6,65% [5]. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có tính chất diễn biến nặng dần, có 41
  2. HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII thể dự phòng và điều trị được vì vậy để nâng cao kiến thức cho người dân để họ có thái độ đúng và có biện pháp phòng và chữa bệnh rất quan trọng vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích mô tả kiến thức, thái độ của người dân về BPTNMT và thực hành của bệnh nhân mắc BPTNMT ở xã Kiến Thiết - Tiên Lãng và Kiền Bái - Thủy Nguyên - Hải Phòng năm 2015. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) gồm 5220 người dân từ 40 tuổi trở lên trong đó có 4910 người không mắc bệnh và 310 mắc BPTNMT sống tại xã Kiến Thiết và Kiền Bái Thành phố Hải Phòng tự nguyện tham gia nghiên cứu từ tháng 10/2014 đến tháng 4/2015. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu. 2.2.2. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu: toàn bộ 5220 người ≥ 40 tuổi tại 2 xã được phỏng vấn theo phương pháp cổng liền cổng. 2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu: phỏng vấn người dân theo bộ câu hỏi dựa trên bộ KAP của Đinh Ngọc Sỹ [4], đánh giá thực hành BPTNMT và đo chức năng thông khí cho người bệnh. 2.3. Các tiêu chí đánh giá Kiến thức gồm 15 câu (tổng điểm 25 cho các ý trả lời đúng) về tên bệnh, nguyên nhân, triệu chứng, bệnh có lây không, có phòng được không, có chữa được không, có thuốc dạng hít, dạng xịt không, thuốc chữa giai đoạn ổn định là gì, có cần phải chữa khi bệnh ổn định không... Đánh giá mức độ kiến thức tốt khi trả lời đúng ≥ 18 điểm. Thái độ gồm 5 câu hỏi về thái độ khi biết mình mắc bệnh, nơi đi khám, người thân mắc bệnh, người khác hút thuốc và có chung sống với mọi người được không, có 11 ý đúng, trả lời được từ 8 ý trở lên là có thái độ tốt. Thực hành về BPTNMT bao gồm cách sử dụng thuốc dạng xịt, dạng hít, cách thở, cách ho đúng, vỗ rung lồng ngực và cai thuốc. Đánh giá thực hành của người bệnh ngay sau khi khám và chẩn đoán xác định BPTNMT tại hai xã. 2.4. Xử lý và phân tích số liệu: nhập liệu, phân tích trên phần mềm SPSS 21.0. Thuật toán sử dụng tính tỷ lệ %, test 2, tính OR. 2.5. Đạo đức nghiên cứu: Nghiên cứu được thông qua hội đồng khoa học và đạo đức trường Đại học Y Dược Hải Phòng, sự đồng thuận của chính quyền và y tế địa phương và người dân tại hai xã, thành phố Hải Phòng. III. KẾT QUẢ Tuổi của người tham gia nghiên cứu (n=5220), từ 40 đến 49 tuổi chiếm 28,4%; 50 - 59 tuổi chiếm 36%; 60 - 69 tuổi chiếm 18,9%; từ 70 tuổi trở lên là 16,7%, trung bình 57,49 ± 12,11 tuổi. Tỷ lệ nam 44,6% và nữ 55,4%. Nghề nghiệp 79,2% là nông dân; 8% công nhân; 2,3% viên chức, 5,1% đã nghỉ hưu và 5,4% buôn bán và lao động tự do. 1. Kiến thức về BPTNMT: kiến thức tốt 247/5220 người chiếm 4,7% (người dân 4,7% và bệnh nhân 4,5%, p > 0,05; chỉ có 15,1% đã từng nghe tên bệnh này. 42
  3. CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020 Bảng 1. Kiến thức về nguyên nhân gây BPTNMT của ĐTNC ĐTNC Chung Không mắc bệnh BPTNMT (n = 5220) (n = 4910) (n = 310) p Nguyên nhân n % n % n % Hút thuốc 2280 43,7 2144 43,7 136 43,9 0,944 Ô nhiễm MT 1861 35,7 1746 35,6 115 37,1 0,584 Khói bụi NN 787 15,1 746 15,2 41 13,2 0,348 Di truyền 608 11,6 585 11,9 23 7,4 0,017 (Viết tắt: MT = môi trường; NN = nghề nghiệp) Nhận xét: 47,3% không biết nguyên nhân gây bệnh. Bảng 2. Kiến thức về biểu hiện triệu chứng cơ năng BPTNMT của ĐTNC ĐTNC Chung Không mắc bệnh BPTNMT (n = 5220) (n = 4910) (n = 310) p Triệu chứng n % n % n % Ho 2075 39,8 1954 39,8 121 39,0 0,79 Khó thở 1883 36,1 1763 35,9 120 38,7 0,319 Khạc đờm 1093 21,2 1041 21,2 52 16,8 0,063 Cả 3 triệu chứng 689 13,2 659 13,4 30 9,7 0,059 Nhận xét: Rất ít người kể đủ 3 triệu chứng cơ năng BPTNMT, có tới 50,1% không biết biểu hiện triệu chứng nào. - Đặc điểm và diễn biến của bệnh: 14,8% cho là bệnh cấp tính, 27,7% cho là bệnh mạn tính, 11,2% cho là bệnh mạn có đợt cấp; 30,1% cho là bệnh có lây và 62% cho là có thể phòng được, 61,2% cho là bệnh chữa được. Phòng bệnh: 43,3% không hút thuốc, 27,4% cho là phải cai thuốc. - Thuốc giai đoạn ổn định: 15,3% cho là phải sử dụng kháng sinh; 6,0% dùng thuốc GPQ dạng hít; 4,4% thuốc phê quản dạng uống; 1,7% corticoide và 81,4% không biết. Không có sự khác biệt giữa nhóm mắc và không mắc bệnh. 2. Thái độ của người dân về BPTNMT (n=5220): Thái độ đúng của người dân với BPTNMT có 855 người chiếm 16,4%; không có sự khác biệt giữa người mắc bệnh và không mắc bệnh. Bảng 3. Thái độ khi biết bản thân mình mắc BPTNMT ĐTNC Chung Không mắc bệnh BPTNMT p (n = 5220) (n = 4910) (n = 310) Thái độ n % n % n % Cai thuốc 2052 39,3 1927 39,2 125 40,3 0,707 Tránh bụi, HC 1241 23,8 1187 24,2 54 17,4 0,007 Tập thở, VĐ 785 15,0 740 15,1 45 14,5 0,791 Tránh lạnh 1190 22,8 1125 22,9 65 21,0 0,429 Chỉ dẫn BS 3066 58,7 2879 58,6 187 60,3 0,558 43
  4. HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII - Thái độ khi người thân mắc BPTNMT thì 95% khuyên đi khám bệnh; 34,6% khuyên cai thuốc; 49,3% cho là BPTNMT có thể chung sống với người bình thường. Trong số 247 người có kiến thức tốt thì có 210 người có thái độ tốt chiếm 85%, p < 0,001, OR = 38,1 (95%CI: 26,6-54,5). - Thực hành của bệnh nhân về BPTNMT: 8,7% sử dụng đúng bình xịt định liều, 0,3% sử dụng đúng dụng cụ accuhaler, không ai biết sử dụng dụng cụ tubuhaler. Không ai biết thở chúm môi; 0,3% thực hành ho đúng; 9,4% thực hành vỗ rung lồng ngực. 115/310 người vẫn đang hút thuốc chiếm 37,1%. IV. BÀN LUẬN Nghiên cứu được thực hiện trên 5220 người dân ≥ 40 tuổi trong đó người không mắc BPTNMT có 4910 người và người mắc BPTNMT có 310 người, tỷ lệ nam giới chiếm 44,6%, nữ giới chiếm 55,4%; trung bình chung là 57,49 ± 12,11 tuổi. BPTNMT là bệnh mạn tính, phát hiện càng sớm thì biện pháp phòng và chữa càng có hiệu quả, do vậy việc kiến thức về bệnh, nhất là các yếu tố nguy cơ, biểu hiện triệu chứng... để người dân chủ động đi khám bệnh mới là vấn đề quan trọng. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chỉ 4,7% người có kiến thức tốt về bệnh. Tỷ lệ người biết BPTNMT có ho chiếm 39,8%; khó thở 36,1%; khạc đờm 21,2%; chỉ 13,2% số người trả lời đủ cả 3 triệu chứng trên. Ho, khó thở, khạc đờm là triệu chứng của nhiều bệnh hô hấp, tuy nhiên người dân có nghĩ đến BPTNMT mới đi khám và khám đúng cơ sở y tế có đo chức năng thông khí phổi để chẩn đoán đúng. Về nguyên nhân gây bệnh 43,7% số người cho là do hút thuốc; 35,7% người cho là do ô nhiễm môi trường, ít người nghĩ đến di truyền, khói bụi nghề nghiệp. Những người đã biết về nguyên nhân gây bệnh trong nghiên cứu của Đinh Ngọc Sỹ 61,3% do hút thuốc 52,8% do ô nhiễm môi trường, kết quả có cao hơn của chúng tôi là vì Đinh Ngọc Sỹ nghiên cứu ở những người đã biết bệnh này [4]. Khói thuốc là nguyên nhân quan trọng nhất gây nên BPTNMT, không hút thuốc sẽ giảm được tỷ lệ mắc bệnh, ngăn chặn tình trạng nặng lên của bệnh, giảm gánh nặng bệnh tật. Tuy bệnh mạn tính, không lây nhưng 14,8% số người vẫn cho đó là bệnh cấp tính; 30,1% cho rằng đây là bệnh có lây. Biện pháp phòng bệnh chủ yếu là tránh khói thuốc, khí độc, nâng cao sức khỏe, trong nghiên cứu của chúng tôi 43,3% số người cho rằng biệp pháp phòng bệnh là không hút thuốc; 27,4% cai thuốc. Đây là bệnh điều trị suốt đời, thuốc chủ đạo là giãn phế quản, tuy nhiên ngay cả người bệnh còn rất hạn chế kiến thức về vấn đề này. Wong SS (2014) nghiên cứu ở Malysia cho thấy hiểu biết của người bệnh về BPTNMT rất kém, họ thường biết rất ít về BPTNMT và nhầm lẫn với hen phế quản. Một số trường hợp không nghĩ thuốc lá là nguy cơ của BPTNMT, thuật ngữ BPTNMT quá dài và khó nhớ và cho đây là bệnh truyền nhiễm [6]. Sayiner A(2012) cho biết 81% số người được hỏi tin rằng hút thuốc lá là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp BPTNMT, tuy nhiên chỉ có 51% chấp nhận rằng đó là nguyên nhân của các vấn đề hô hấp của mình [7]. Yıldız F (2013) nghiên cứu người > 15 tuổi ở Thổ Nhĩ Kỳ có 49,6% đối tượng biết rằng BPTNMT là một bệnh phổi, 51,1% cho rằng hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với BPTNMT và 48% xác định bỏ hút thuốc là biện pháp phòng ngừa quan trọng nhất [8]. Lou P(2012) thấy 96,4% chưa từng nghe tên bệnh; 32,1% không biết hút thuốc là yếu tố nguy cơ BPTNMT [9]. Asai M (2015) nghiên cứu 1.472 người ở Nhật Bản cho thấy nhận thức được về BPTNMT là 11% [10]. Thái độ tốt nói chung của người dân với BPTNMT đạt 16,4% không có sự khác biệt giữa nhóm mắc và không mắc bệnh, điều này cũng phù hợp với sự kiến thức của người dân còn hạn chế về bệnh. Một số người dân nghĩ rằng cần phải cách ly có lẽ người dân còn nhầm lẫn 44
  5. CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020 BPTNMT với bệnh lao. Hút thuốc là thói quen xấu, hầu như ai cũng không thích ngửi mùi khói thuốc cho nên khi được hỏi là thấy người thân hút thuốc thì hầu như ai cũng khuyên bỏ thuốc hoặc giảm hút thuốc bởi vì hút thuốc rất có hại cho sức khỏe và gây nên nhiều bệnh hiểm nghèo, đây cũng là thành công của tuyên truyền tác hại của hút thuốc. Người dân ở nông thôn sống trong môi trường ít khói và khí độc nên việc phòng bệnh chủ yếu là cai thuốc, tránh lạnh, tập vận động, trong nghiên cứu khi biết mình mắc bệnh thì 39,3% số người sẽ cai thuốc; 23,8% tránh bụi, hóa chất; 15% sẽ tập thở, tập vận động; 22,8% số người cho là phải tránh lạnh và 58,7% số người cho là phải theo chỉ dẫn của bác sĩ. Theo Đinh Ngọc Sỹ thì 60.8% sẽ bỏ thuốc; 17.6% tập thở; 12,6% tránh lạnh [4]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, thường những người có kiến thức tốt sẽ có thái độ tốt về bệnh. Trong nghiên cứu của chúng tôi, thực hành của bệnh nhân về BPTNMT còn rất kém chỉ 8,7% sử dụng đúng bình xịt định liều; 0,3% sử dụng đúng dụng cụ hít accuhaler, không ai biết sử dụng dụng cụ hít tubuhaler. Không ai biết thở chúm môi; 0,3% thực hành ho đúng; 9,4% thực hành vỗ rung lồng ngực. 37,1% bệnh nhân vẫn đang hút thuốc. Điều này cho thấy việc hướng dẫn sử dụng thuốc, tư vấn và hướng dẫn các biện pháp thực hành còn rất hạn chế, cần phải truyền thông trực tiếp, hướng dẫn cụ thể người bệnh để họ biết cách tự chăm sóc và điều trị BPTNMT tại cộng đồng. V. KẾT LUẬN Nghiên cứu cắt ngang 5220 người dân ≥ 40 tuổi tại Kiến Thiết và Kiền Bái cho thấy kiến thức tốt về BPTNMT chỉ đạt 4,7%; chỉ 13,9% biết đầy đủ về triệu chứng. Đa số biết hút thuốc có hại tuy nhiên chỉ 43,7% cho là nguyên nhân gây bệnh là do hút thuốc và 43,3% biết cai hút thuốc là biện pháp phòng bệnh. Thái độ tốt của người dân với BPTNMT đạt 16,4%; khi mắc bệnh 39,3% người sẽ cai thuốc. Không có sự khác biệt đáng kể về kiến thức và thái độ với BPTNMT của người mắc bệnh và người không mắc bệnh. Người có kiến thức tốt về BPTNMT có thái độ tốt về bệnh. Hầu hết người bệnh không biết sử dụng thuốc giãn phế quản dạng xịt, dạng hít, không biết ho, tập thở đúng, 37,1% số bệnh nhân vẫn hút thuốc. Cần có chương trình truyền thông cải thiện kiến thức về BPTNMT cho người dân tại các địa phương có nguy cơ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease (2015),“Pocket Guide to COPD Diagnosis, Management and Prevention”, Updated 2015. 2. Davies Adeloye, Stephen Chua, Chinwei Lee, Catriona Basquill, et al (2015), “Global and regional estimates of COPD prevalence: Systematic review and meta–analysis”, J Glob Health. 2015 Dec; 5(2): 020415. 3. World Health Organization (2015), Chronic Obstructive Pulmonary Disease (COPD). Factsheet No. 315, updated January 2015. Geneva. 4. Đinh Ngọc Sỹ và cộng sự. Dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) ở Việt Nam và các biện pháp dự phòng điều trị, Bộ khoa học và công nghệ, Bộ Y tế, Hà Nội - 2009. 5. Ngô Quý Châu, Phan Thu Phương và CS (2006) “Nghiên cứu dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong dân cư Thành phố Hải Phòng”, Tạp chí Y học thực hành số 2/2006, tr 44 - 48. 6. Wong SS, Abdullah N, Abdullah A, et al (2014), “Unmet needs of patients with chronic obstructive pulmonary disease (COPD): a qualitative study on patients and doctors” BMC Fam Pract. 2014 Apr 16;15:67. 7. Sayiner A, Alzaabi A, Obeidat NM, et al (2012), “Attitudes and beliefs about COPD: data from the BREATHE study”Respir Med. 2012 Dec;106 Suppl 2:S60-74. 45
  6. HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII 8. Yıldız F, Bingöl Karakoç G, Ersu Hamutçu R, et al (2013), “The evaluation of asthma and COPD awareness in Turkey (GARD Turkey Project-National Control Program of Chronic Airway Diseases)”Tuberk Toraks. 2013;61(3):175-82. 9. Lou P, Zhu Y, Chen P, Zhang P, Yu J, (2012), “Vulnerability, beliefs, treatments and economic burden of chronic obstructive pulmonary disease in rural areas in China: a cross-sectional study”C Public Health. 2012 Apr 20;12:287. 10. Asai M, Tanaka T, Kozu R, et al (2015), “Effect of a chronic obstructive pulmonary disease (COPD) intervention on COPD awareness in a regional city in Japan”Intern Med. 2015;54(2):163-9. KNOWLEDGE, ATTITUDE AND PRACTICE TOWARD CHRONIC OBSTRUCTIVE PULMONARY DISEASE AMONG PEOPLE AT KIENTHIET AND KIEN BAI IN HAI PHONG, 2015. Nguyen Duc Tho, Pham Minh Khue, Tran Quang Phuc Haiphong University of Medicine and Pharmacy Chronic Obstructive Pulmonary Disease (COPD) is a leading cause of morbidity and mortality in worldwide. The detection and prevention of disease depend very closely on the knowledge of the popullation. The reaseach aims at describing the knowledge, attitude of people and practice of the COPD patients toward COPD in Kien Thiet,Tien Lang and Kien Bai, Thuy Nguyen in Hai Phong in 2015. We carried out a prospective cross-sectional study to screen for COPD and interview 5220 people about knowledge, attitude (of which 310 patients were interviewed for practice) in Kien Thiet,Tien Lang and Kien Bai, Thuy Nguyen in Hai Phong City. Results shown that the good knowledge of the disease accounting for 4,7%, just 13,2% known enough 3 symptions, 43,7% said the cause was due to smoking, and 43,3% said prevention was no smoking. Good attitude about the disease accounted for 16,4%. Quit smoking when disease itself accounted for 39,3%. Almost patients unknown how to use bronchodilators, coughing and breathing properly. A specific communication program is needed to improve knowledge for people about COPD. Keywords: KAP, COPD, Kien Thiet, Tien Lang, Kien Bai, Thuy Nguyen, Hai Phong. 46
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0