intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiến thức, thực hành chăm sóc trong và sau sinh của các bà mẹ có con nhỏ dưới 2 tuổi tại tỉnh bo lị khăm xay, Lào 2010

Chia sẻ: Văng Thị Bảo Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

65
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Kiến thức, thực hành chăm sóc trong và sau sinh của các bà mẹ có con nhỏ dưới 2 tuổi tại tỉnh bo lị khăm xay, Lào 2010 trình bày kết quả cho thấy kiến thức chăm sóc trong và sau sinh còn thấp: tỷ lệ bà mẹ biết về các dấu hiệu nguy hiểm xảy ra trong và sau sinh thấp, khoảng 1/2 số bà mẹ không biết dấu hiệu nguy hiểm có thể xảy ra trong và sau sinh; 59,0% bà mẹ có kiến thức về cho trẻ bú lần đầu tiên trong vòng một giờ sau sinh,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiến thức, thực hành chăm sóc trong và sau sinh của các bà mẹ có con nhỏ dưới 2 tuổi tại tỉnh bo lị khăm xay, Lào 2010

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> Hanoi City from November, 2011 to April, 2012. Results: Our data showed that children of overweight parents had a greater risk of becoming obese than lean parents. School children having<br /> one overweight parents or both overweight parents were 3.5 and 6.7 times more likely to be<br /> overweight themselves than children with normal weight parents. We also identified that greedy,<br /> fast eating, over eating, and extra meals were some of the risk factors of these overweight school<br /> children. Over eating is the greatest risk factor that contributed to 6.0 times more risk of being<br /> overweight, followed by fast eating (3.8 times), extra meals (2.9 times), and greedy for food (2.5<br /> times). Extra consumption of high fat content food (2.2 times), sugary food (2.6 times), and less<br /> consumption of vegetables and fruit (2.0 time) also contributed to children obesity. Regular<br /> physical activity reduced the risk of overweight and obesity. School children with less physical activity had 2.1 time higher risk of overweight and obesity than children with regular physical activity.<br /> Keywords: Risk of overweight and obesity, school children, food intake and physical activity<br /> <br /> KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CHĂM SÓC TRONG VÀ SAU SINH<br /> CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON NHỎ DƯỚI 2 TUỔI<br /> TẠI TỈNH BO LỊ KHĂM XAY, LÀO 2010<br /> Khamphanh Prabouasone1, Ngô Văn Toàn2, Lê Anh Tuấn3, Bùi Văn Nhơn2<br /> 1<br /> <br /> Đại học Y Khoa Lào, 2 Trường Đại học Y Hà Nội, 3Bệnh viện Phụ sản Trung ương<br /> <br /> Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả kiến thức và thực hành chăm sóc trong và sau sinh của các bà<br /> mẹ có con nhỏ dưới 2 tuổi tại tỉnh Bo Lị Khăm Xay, Lào năm 2010. Kết quả cho thấy kiến thức chăm sóc<br /> trong và sau sinh còn thấp: tỷ lệ bà mẹ biết về các dấu hiệu nguy hiểm xảy ra trong và sau sinh thấp,<br /> khoảng 1/2 số bà mẹ không biết dấu hiệu nguy hiểm có thể xảy ra trong và sau sinh; 59,0% bà mẹ có kiến<br /> thức về cho trẻ bú lần đầu tiên trong vòng một giờ sau sinh. Thực hành chăm sóc trong và sau sinh chưa tốt:<br /> 54,7% bà mẹ sinh con tại cơ sở y tế; 56,3% bà mẹ được nhân viên y tế đỡ đẻ trong lần sinh vừa qua; 56,1%<br /> bà mẹ cho trẻ bú lần đầu tiên trong vòng 1 giờ đầu ngay sau sinh và chỉ có 25,3% bà mẹ đi khám lại trong<br /> vòng 42 ngày sau sinh. kiến thức và thực hành chăm sóc trong và sau sinh của các bà mẹ còn chưa tốt.<br /> Từ khóa: chăm sóc trong sinh, chăm sóc sau sinh, dấu hiệu nguy hiểm, khám lại sau sinh, bú lần<br /> đầu tiên<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Làm mẹ an toàn là tất cả phụ nữ đều được<br /> nhận sự chǎm sóc cần thiết để được hoàn<br /> Địa chỉ liên hệ: Khamphanh Prabouasone , Khoa Y tế<br /> công cộng, Đại học Y Khoa Lào<br /> Email: khamphanh2000@yahoo.com<br /> Ngày nhận: 25/11/2012<br /> Ngày được chấp thuận: 26/04/2013<br /> <br /> 166<br /> <br /> toàn khỏe mạnh trong suốt thời gian mang<br /> thai, trong khi sinh và sau sinh. Theo Tổ chức<br /> Y tế Thế giới, để đảm bảo an toàn cho mẹ và<br /> con trong quá trình mang thai, chuyển dạ và<br /> sau sinh, phụ nữ phải được cán bộ y tế có<br /> trình độ chuyên môn chăm sóc và theo dõi.<br /> Ước tính mỗi năm có khoảng 585.000 phụ nữ<br /> tử vong có liên quan đến thai nghén và sinh<br /> đẻ [1]. Tại Lào, tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới<br /> TCNCYH 82 (2) - 2013<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> một tuổi trong năm 2007 là 72/1000 trẻ đẻ<br /> sống cao hơn nhiều so với các nước trong<br /> khu vực Đông Nam Á và trên thế giới, tỷ lệ<br /> tử vong mẹ rất cao với 405/100.000 trẻ đẻ<br /> sống [2].<br /> Nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng sức<br /> khỏe bà mẹ kém trong quá trình mang thai và<br /> các biến chứng có liên quan đến thai nghén,<br /> sinh đẻ và sau sinh; đặc biệt là do các biến<br /> chứng, tai biến sản khoa xảy ra trong chuyển<br /> dạ và sau sinh. Hầu hết các trường hợp tử<br /> vong mẹ và con này đều có thể tránh được<br /> bằng cách chăm sóc sức khỏe toàn diện cho<br /> tất cả các bà mẹ trong quá trình thai nghén;<br /> đặc biệt là chăm sóc, theo dõi tốt cho các bà<br /> mẹ trong chuyển dạ và sau khi sinh [1]. Để<br /> thực hiện tốt điều này thì kiến thức và thực<br /> hành của các bà mẹ về chăm sóc trong sinh<br /> và sau sinh có một vai trò rất quan trọng.<br /> Chính vì những lý do trên nghiên cứu này<br /> được thực hiện nhằm mô tả kiến thức và thực<br /> hành chăm sóc trong và sau sinh của các bà<br /> mẹ có con nhỏ dưới 2 tuổi tại tỉnh Bo Lị Khăm<br /> Xay, Lào năm 2010.<br /> <br /> II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> 1. Địa điểm nghiên cứu<br /> Bo Lị Khăm Xay là một tỉnh thuộc vùng<br /> duyên hải Bắc Nam Bộ của Lào, có quốc lộ 13<br /> chạy qua. Tỉnh có 6 đơn vị hành chính với<br /> 64% diện tích là đồi núi và 34% là đồng bằng.<br /> Păk Xăn là một huyện đồng bằng và Khăm<br /> Kợt là một huyện miền núi; nằm giữa 2 huyện<br /> này là huyện Pakkading.<br /> 2. Đối tượng<br /> Những bà mẹ đang nuôi con nhỏ dưới 24<br /> tháng tuổi tại 2 huyện Păk Xăn và Khăm Kợt<br /> của tỉnh Bo Lị Khăm Xay, Lào năm 2010.<br /> 3. Phương pháp<br /> * Thiết kế nghiên cứu: Đây là một nghiên<br /> TCNCYH 82 (2) - 2013<br /> <br /> cứu mô tả cắt ngang nhằm mô tả kiến thức và<br /> thực hành chăm sóc trong và sau sinh của các<br /> bà mẹ tại tỉnh Bọ Lị Khăm Xay, Lào năm 2010.<br /> * Cỡ mẫu nghiên cứu:<br /> n = Z2 (1-α/2) x<br /> <br /> p.q<br /> d2<br /> <br /> Trong đó:<br /> n: cỡ mẫu tối thiểu; Z(1-α/2): hệ số tin cậy<br /> (với độ tin cậy 95% thì Z = 1,96); p: tỷ lệ bà<br /> mẹ đi khám lại sau sinh trong vòng 7 ngày ở<br /> cơ sở y tế tại Bangladesh = 10,0% [3]; d: độ<br /> chính xác mong muốn (chọn d = 2%).<br /> Cỡ mẫu tính được là n = 865, trong nghiên<br /> cứu này đã tiến hành phỏng vấn được 869<br /> bà mẹ.<br /> * Chọn mẫu nghiên cứu: Áp dụng kỹ<br /> thuật chọn mẫu nhiều bậc: bậc 1 chọn chủ<br /> đích 2 huyện Păk Xăn và Khăm Kợt thuộc tỉnh<br /> Bo Lị Khăm Xay, bậc 2: chọn 18 xã tại 2<br /> huyện, bậc 3: mỗi xã chọn ngẫu nhiên 5 thôn,<br /> bậc 4: chọn ngẫu nhiên đơn tại mỗi thôn theo<br /> danh sách đã được lập tùy thuộc vào số<br /> lượng các bà mẹ có con nhỏ dưới 2 tuổi trong<br /> mỗi thôn.<br /> * Công cụ nghiên cứu: Bộ công cụ<br /> nghiên cứu được thiết kế theo hướng dẫn<br /> chuẩn về làm mẹ an toàn của Quỹ Dân số<br /> Liên hợp quốc, Tổ chức Y tế Thế giới và đã<br /> được chuẩn hóa tại Lào.<br /> * Đạo đức nghiên cứu: nghiên cứu đã<br /> thông qua ủy ban đạo đức trong nghiên cứu<br /> quốc gia và Bộ Y tế Lào, số 313/NECHR.<br /> <br /> III. KẾT QUẢ<br /> 1. Một số đặc trưng cá nhân<br /> Đa số bà mẹ ở độ tuổi 20 - 29, chiếm<br /> 61,6%. Tuổi trung bình của các bà mẹ tham<br /> gia nghiên cứu là 27,1 ± 5,9 tuổi. Trong đó bà<br /> mẹ có tuổi thấp nhất là 16, tuổi cao nhất là 47.<br /> 167<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> Tỷ lệ bà mẹ người Lào Lùm chiếm đa số là<br /> 85,5%, còn lại là người dân tộc Mộng, Khạ Mụ<br /> và dân tộc khác chiếm tỷ lệ 14,5%. Kết quả<br /> cũng cho thấy có > 1/2 số bà mẹ sống ở vùng<br /> miền núi, chiếm tỷ lệ 51,3%, tỷ lệ bà mẹ sống<br /> vùng đồng bằng là 48,7%. Hầu hết các bà mẹ<br /> nói thành thạo tiếng Lào, chiếm tỷ lệ 89,6%,<br /> còn lại 10,4% bà mẹ người dân tộc nói khó<br /> khăn hoặc không nói được tiếng Lào.<br /> <br /> Phần lớn các bà mẹ mới học hết tiểu học<br /> và trung học cơ sở, chiếm tỷ lệ 79,1%. Có<br /> 8,5% bà mẹ có trình độ học vấn từ trung học<br /> phổ thông trở lên. Tỷ lệ mù chữ ở các bà mẹ<br /> là 12,4%. Đa số các bà mẹ tham gia nghiên<br /> cứu đều làm nông nghiệp, chiếm tỷ lệ 81,1%.<br /> Còn lại các bà mẹ làm nghề khác chiếm tỷ lệ<br /> 18,9%, bao gồm nội trợ, buôn bán, cán bộ và<br /> công nhân.<br /> <br /> 2. Kiến thức chăm sóc trong sinh và sau sinh của các bà mẹ<br /> Bảng 1. Kiến thức về dấu hiệu nguy hiểm khi chuyển dạ của bà mẹ<br /> <br /> Kiến thức về dấu hiệu nguy hiểm khi chuyển dạ<br /> <br /> Biết<br /> <br /> Không biết<br /> <br /> Tần số<br /> <br /> %<br /> <br /> Tần số<br /> <br /> %<br /> <br /> Ngôi thai bất thường<br /> <br /> 242<br /> <br /> 27,9<br /> <br /> 627<br /> <br /> 72,1<br /> <br /> Sa dây rau<br /> <br /> 111<br /> <br /> 12,8<br /> <br /> 758<br /> <br /> 87,2<br /> <br /> Rau không ra trong vòng 30 phút khi sinh<br /> <br /> 20<br /> <br /> 2,3<br /> <br /> 849<br /> <br /> 97,7<br /> <br /> Đau bụng dữ dội<br /> <br /> 31<br /> <br /> 3,6<br /> <br /> 838<br /> <br /> 96,4<br /> <br /> Chảy nhiều máu nhiều<br /> <br /> 154<br /> <br /> 17,7<br /> <br /> 715<br /> <br /> 82,3<br /> <br /> Sốt<br /> <br /> 34<br /> <br /> 3,9<br /> <br /> 835<br /> <br /> 96,1<br /> <br /> Đau đầu, mờ mắt, co giật<br /> <br /> 86<br /> <br /> 9,9<br /> <br /> 783<br /> <br /> 90,1<br /> <br /> Ngất xỉu<br /> <br /> 62<br /> <br /> 7,1<br /> <br /> 807<br /> <br /> 92,9<br /> <br /> Kết quả cho thấy các bà mẹ biết về dấu hiệu nguy hiểm khi chuyển dạ là ngôi thai bất thường<br /> chiếm tỷ lệ cao nhất (27,9%); tiếp đến là chảy máu nhiều (17,7%), sa dây rau (12,8%) và đau<br /> đầu, mờ mắt, co giật (9,9%). Các bà mẹ biết dấu hiệu nguy hiểm khác xảy ra khi chuyển dạ<br /> chiếm tỷ lệ thấp.<br /> Kết quả cũng cho thấy, 42,2% bà mẹ biết 1 - 2 dấu hiệu nguy hiểm và 9,3% bà mẹ biết từ 3<br /> dấu hiệu nguy hiểm trở lên xảy ra đối với sản phụ trong khi chuyển dạ. Tuy nhiên vẫn còn 48,5%<br /> bà mẹ không biết bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm nào xảy ra trong chuyển dạ.<br /> Ở bảng 2 cho thấy kết quả cho thấy bà mẹ biết về dấu hiệu nguy hiểm sau sinh là chảy máu<br /> nhiều chiếm tỷ lệ cao nhất (33,0%); tiếp đến là đau bụng kéo dài và tăng lên (10,7%), ngất/co giật<br /> (8,6%). Các bà mẹ biết về các dấu hiệu nguy hiểm khác chiếm tỷ lệ thấp.<br /> Kết quả cũng cho thấy tỷ lệ bà mẹ biết ít nhất 3 dấu hiệu nguy hiểm xảy ra sau sinh chiếm<br /> 8,1%. Các bà mẹ biết 1 - 2 dấu hiệu nguy hiểm xảy ra sau sinh chiếm tỷ lệ 35,6%. Tuy nhiên còn<br /> 56,3% bà mẹ không biết bất kỳ một dấu hiệu nguy hiểm nào có thể xảy ra sau khi sinh.<br /> <br /> 168<br /> <br /> TCNCYH 82 (2) - 2013<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> Bảng 2. Kiến thức về dấu hiệu nguy hiểm sau khi sinh của bà mẹ<br /> Kiến thức về dấu hiệu nguy hiểm sau<br /> khi sinh<br /> <br /> Biết<br /> <br /> Không biết<br /> <br /> Tần số<br /> <br /> %<br /> <br /> Tần số<br /> <br /> %<br /> <br /> 287<br /> <br /> 33,0<br /> <br /> 582<br /> <br /> 67,0<br /> <br /> Ra dịch âm đạo có mùi hôi<br /> <br /> 9<br /> <br /> 1,0<br /> <br /> 860<br /> <br /> 99,0<br /> <br /> Sốt cao kéo dài<br /> <br /> 27<br /> <br /> 3,1<br /> <br /> 842<br /> <br /> 96,9<br /> <br /> Đau bụng kéo dài, tăng lên<br /> <br /> 93<br /> <br /> 10,7<br /> <br /> 776<br /> <br /> 89,3<br /> <br /> Phù mặt, tay, chân<br /> <br /> 59<br /> <br /> 6,8<br /> <br /> 810<br /> <br /> 93,2<br /> <br /> Đau đầu<br /> <br /> 41<br /> <br /> 4,7<br /> <br /> 828<br /> <br /> 95,3<br /> <br /> Ngất/co giật<br /> <br /> 75<br /> <br /> 8,6<br /> <br /> 794<br /> <br /> 91,4<br /> <br /> Chảy nhiều máu<br /> <br /> Bảng 3. Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ<br /> Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ<br /> <br /> Tần số<br /> <br /> %<br /> <br /> Trẻ khỏe mạnh<br /> <br /> 640<br /> <br /> 73,7<br /> <br /> Tăng cường tình cảm gắn bó giữa mẹ và con<br /> <br /> 348<br /> <br /> 40,1<br /> <br /> Phòng chảy máu sau sinh cho bà mẹ<br /> <br /> 205<br /> <br /> 23,6<br /> <br /> Không biết<br /> <br /> 39<br /> <br /> 4,5<br /> <br /> Trong vòng 30 phút<br /> <br /> 175<br /> <br /> 20,1<br /> <br /> Từ 30 phút đến 1 giờ<br /> <br /> 338<br /> <br /> 38,9<br /> <br /> Trong vòng ngày đầu sau sinh<br /> <br /> 284<br /> <br /> 32,7<br /> <br /> Muộn hơn (> 1 ngày sau sinh)<br /> <br /> 67<br /> <br /> 7,7<br /> <br /> Không biết<br /> <br /> 5<br /> <br /> 0,6<br /> <br /> Ưu điểm của việc cho trẻ bú mẹ sớm sau sinh<br /> <br /> Kiến thức về thời gian cho trẻ bú lần đầu tiên sau sinh<br /> <br /> Phần lớn bà mẹ đều biết ưu điểm của việc cho trẻ bú mẹ sớm sau sinh sẽ giúp cho trẻ khỏe<br /> mạnh (73,7%). Tỷ lệ bà mẹ biết cho trẻ bú sớm sau sinh làm tăng cường tình cảm gắn bó giữa<br /> mẹ và con chiếm 40,1%. Có 23,6% bà mẹ cho rằng cho trẻ bú sớm sau sinh sẽ phòng được chảy<br /> máu sau sinh đối với các bà mẹ. Bên cạnh đó, vẫn còn 4,5% bà mẹ không biết về lợi ích của cho<br /> trẻ bú sớm.<br /> Kết quả cho thấy, tỷ lệ bà mẹ có kiến thức cho trẻ bú lần đầu tiên trong vòng ngày đầu sau<br /> sinh là 91,7%. Trong đó, có 59,0% bà mẹ có kiến thức về cho trẻ bú lần đầu tiên trong vòng một<br /> giờ sau sinh.<br /> TCNCYH 82 (2) - 2013<br /> <br /> 169<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> 3. Thực hành chăm sóc trong sinh và sau sinh của các bà mẹ<br /> Bảng 4. Thực hành về chọn nơi sinh và người đỡ đẻ cho các bà mẹ<br /> Thực hành<br /> <br /> Tần số<br /> <br /> %<br /> <br /> Tại nhà<br /> <br /> 394<br /> <br /> 45,3<br /> <br /> Cơ sở y tế nhà nước<br /> <br /> 473<br /> <br /> 54,5<br /> <br /> 2<br /> <br /> 0,2<br /> <br /> Nhân viên y tế<br /> <br /> 489<br /> <br /> 56,3<br /> <br /> Mụ vườn<br /> <br /> 118<br /> <br /> 13,6<br /> <br /> Người khác (mẹ, chồng, bạn bè…)<br /> <br /> 262<br /> <br /> 30,1<br /> <br /> Nơi sinh con của các bà mẹ<br /> <br /> Cơ sở y tế tư nhân<br /> Người đỡ đẻ cho bà mẹ trong lần sinh vừa qua<br /> <br /> Kết quả cho thấy đa số bà mẹ đã sinh con tại cơ sở y tế chiếm tỷ lệ 54,7%; trong đó hầu hết là<br /> sinh con tại cơ sở y tế nhà nước (54,5%), chỉ có 0,2% bà mẹ sinh con tại y tế tư nhân. Tỷ lệ bà<br /> mẹ sinh con tại nhà còn cao chiếm 45,3%.<br /> Đa số các bà mẹ đã được các nhân viên y tế đỡ đẻ trong lần sinh vừa qua chiếm tỷ lệ 56,3%.<br /> Tỷ lệ bà mẹ được mụ vườn đỡ đẻ là 13,6%. Tuy nhiên, còn tỷ lệ lớn bà mẹ được người khác đỡ<br /> đẻ (như mẹ, chồng, bạn bè…), chiếm 30,1%.<br /> Bảng 5. Thực hành cho trẻ bú lần đầu tiên của các bà mẹ<br /> Thực hành cho trẻ bú lần đầu tiên<br /> <br /> Tần số<br /> <br /> %<br /> <br /> Trong vòng 30 phút ngay sau sinh<br /> <br /> 195<br /> <br /> 22,4<br /> <br /> Từ 30 phút đến 1 giờ<br /> <br /> 293<br /> <br /> 33,7<br /> <br /> Trong ngày đầu (sau giờ đầu tiên)<br /> <br /> 287<br /> <br /> 33,0<br /> <br /> Trong ngày thứ 2 sau sinh<br /> <br /> 43<br /> <br /> 4,9<br /> <br /> Không cho trẻ bú lần đầu tiên ngay sau sinh<br /> <br /> 51<br /> <br /> 6,0<br /> <br /> Kết quả cho thấy hầu hết các bà mẹ đều cho trẻ bú lần đầu tiên trong vòng ngày đầu sau sinh,<br /> chiếm tỷ lệ 89,1%; trong đó tỷ lệ bà mẹ cho trẻ bú lần đầu tiên trong vòng 1 giờ đầu ngay sau<br /> sinh là 56,1%. Có 4,9% bà mẹ cho trẻ bú lần đầu tiên trong ngày thứ 2 sau sinh. Tuy nhiên, còn<br /> 6,0% bà mẹ không cho trẻ bú lần đầu tiên ngay sau sinh.<br /> Kết quả cho thấy tỷ lệ bà mẹ đi khám lại trong vòng 42 ngày sau sinh là 25,3%. Trong đó, đa<br /> số các bà mẹ đều được cán bộ y tế chăm sóc sau sinh chiếm tỷ lệ 82,7%, có 16,8% bà mẹ được<br /> bà mụ vườn chăm sóc sau sinh và 0,5% bà mẹ được nhân viên y tế thôn/bản chăm sóc. Trong số<br /> các bà mẹ đi khám lại sau sinh thì đa số bà mẹ đi khám trong vòng 7 ngày đầu sau sinh chiếm tỷ<br /> <br /> 170<br /> <br /> TCNCYH 82 (2) - 2013<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2