intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiến thức về Bệnh viêm gan B

Chia sẻ: Nguyễn Thị T | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

126
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mỗi năm, có hơn 1,25 triệu người Mỹ nhiễm virus mạn tính và 5.000 ca tử vong do bệnh có liên quan tới viêm gan B. Mặc dù không chữa khỏi viêm gan B, vaccin có thể phòng tránh được bệnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiến thức về Bệnh viêm gan B

  1. Bệnh viêm gan B
  2. Viêm gan B là một nhiễm trùng gan nghiêm trọng do virus viêm gan B (HBV). Với một số người, bệnh có thể mạn tính, gây suy gan, ung thư gan hoặc xơ gan là bệnh để lại sẹo vĩnh viễn ở gan. Virus viêm gan B được truyền qua máu và các dịch của cơ thể người bị bệnh theo con đường tương tự như virus HIV (là virus có thể gây AIDS). Viêm gan B lây nhiễm gấp gần 100 lần HIV. Bạn đặc biệt có nguy cơ nếu bạn tiêm chích ma túy dùng chung kim tiêm hoặc đồ dùng cá nhân khác, có quan hệ tình dục không an toàn với người bị nhiễm, hoặc được sinh ra hay đi du lịch tới những vùng đang lan rộng viêm gan B trên thế giới. Ngoài ra, phụ nữ có HBV có thể truyền bệnh cho con trong khi sinh. Phần lớn người nhiễm bệnh là người lớn đều hồi phục hoàn toàn viêm gan B, ngay cả khi các dấu hiệu và triệu chứng của họ rất nặng. Trẻ nhỏ và trẻ em dễ tiến triển bệnh mạn tính hơn. Mỗi năm, có hơn 1,25 triệu người Mỹ nhiễm virus mạn tính và 5.000 ca tử vong do bệnh có liên quan tới viêm gan B. Mặc dù không chữa khỏi viêm gan B, vaccin có thể phòng tránh được bệnh. Nếu bạn đã nhiễm bệnh, dùng các biện pháp phòng ngừa có thể ngăn ngừa lây lan HBV sang người khác. Dấu hiệu và triệu chứng Đa số trẻ nhỏ và trẻ em bị viêm gan B không bao giờ có dấu hiệu và triệu chứng. Giống như khoảng 1/3 số người lớn. Các dấu hiệu và triệu chứng thường xuất hiện 4-6 tuần sau khi bạn bị nhiễm và có thể ở mức độ từ nhẹ
  3. tới nặng. Có thể gồm một vài hoặc tất cả các dấu hiệu và triệu chứng dưới đây: Ăn không ngon  Buồn nôn và nôn  Yếu và mệt mỏi  Đau bụng, nhất là vùng gan  Vàng da hoặc trắng mắt. Điều này xuất hiện khi gan của bạn không  thể loại bỏ chất cặn bã của tế bào hồng cầu già (được biết là bilirubin) ra khỏi máu. Cuối cùng, bilirubin tích lại và lắng đọng ở da, gây vàng da. Đau khớp  Viêm gan B có thể tổn thương gan và lây lan sang người khác ngay cả khi không có dấu hiệu và triệu chứng. Đó là lý do tại sao xét nghiệm nếu có biểu hiện viêm gan B hoặc bạn có những hành vi có nguy cơ là rất quan trọng. Nguyên nhân Gan ở vị trí bên phải bụng, chỉ dưới mạng sườn và trên dạ dày, có trọng lượng từ 1,4-1,8 kg. Là nội tạng lớn nhất của cơ thể, nó thực hiện hơn 500 chức năng, bao gồm quy trình của phần lớn các chất dinh dưỡng được hấp thu từ ruột, loại bỏ thuốc, rượu và các chất có hại khác khỏi máu, và sản sinh mật – chất dịch màu xanh được chứa trong túi mật giúp tiêu hóa chất béo. Gan cũng sản sinh cholesterol, vitamin A, các yếu tố đông máu và protein.
  4. Vì tính phức tạp của gan và sự tiếp xúc của nó với quá nhiều chất độc, nó rất dễ bị bệnh. Nhưng gan có khả năng tái sinh đến kinh ngạc, nó có thể tự lành bằng cách thay thế hoặc hồi phục mô bị tổn thương. Ngoài ra, các tế bào khỏe mạnh tiếp quản chức năng của tế bào bị tổn thương, vô hạn hoặc cho tới khi tổn thương đã hồi phục. Mặc dù vậy, gan dễ bị nhiều bệnh có thể gây tổn thương nặng hoặc không thể thay đổi được, bao gồm viêm gan B. Viêm gan B có thể cấp tính (kéo dài dưới 6 tháng) hoặc mạn tính (kéo dài từ 6 tháng trở lên). Nếu bệnh là cấp tính, hệ miễn dịch có thể loại bỏ hoàn toàn virus ra khỏi cơ thể và bạn sẽ hồi phục hoàn toàn trong vài tháng. Khi hệ miễn dịch không thể chống lại virus, nhiễm HBV có thể suốt đời, gây các bệnh nặng như xơ gan và ung thư gan. Phần lớn người viêm gan B mắc phải là người lớn bị bệnh cấp tính. Nhưng kết quả gần như có hy vọng ở trẻ nhỏ và trẻ em. Gần 90% số trẻ nhỏ nhiễm HBV trong những năm đầu đời và tới một nửa số trẻ bị nhiễm từ 1-5 tuổi trở nên mạn tính. Bệnh mạn tính có thể không phát hiện được trong 20-40 năm cho tới khi người đó bị bệnh nặng do bệnh gan. Viêm gan B là 1 trong 6 chủng viêm gan virus mới được phát hiện, những chủng khác là A, C, D, E và G. Mỗi chủng đều duy nhất, khác với các chủng khác về mức độ nặng của bệnh và đường lây. Ở các nước công nghiệp như Mỹ, bạn thường nhiễm HBV theo các con đường sau: Lây truyền qua đường tình dục. Bạn có thể bị nhiễm nếu quan hệ tình  dục không an toàn bằng đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với bạn tình bị nhiễm; máu, nước bọt, tinh dịch và dịch tiết âm đạo sẽ vào cơ thể bạn. Bạn
  5. cũng có thể bị nhiễm khi dùng chung dụng cụ quan hệ tình dục nếu chúng không được rửa hoặc được đeo bao cao su. Virus có trong dịch tiết của người bị nhiễm và đi vào cơ thể bạn qua các vết xước nhỏ có thể ở trực tràng hoặc âm đạo trong khi giao hợp. Lây truyền qua dùng chung kim tiêm. HBV lây truyền dễ dàng qua  kim tiêm và ống tiêm có máu bị nhiễm. Đó là lý do tại sao dùng chung đồ tiêm chích ma túy sẽ có nguy cơ cao viêm gan B. Nguy cơ tăng nếu bạn thường xuyên tiêm chích ma túy hoặc cũng có hành vi tình dục nguy cơ cao. Mặc dù tránh dùng thuốc tiêm là cách tốt nhất ngăn ngừa nhiễm bệnh, bạn không thể lựa chọn được điều này. Nếu như vậy, một cách làm giảm nguy cơ cho bạn là tham dự chương trình đổi kim tiêm trong cộng đồng. Các chương trình này cho phép bạn đổi kim tiêm và bơm tiêm đã dùng lấy dụng cụ vô trùng. Ngoài ra, cân nhắc việc tìm những hướng dẫn và cách điều trị cai nghiện. Lây truyền qua vết chọc kim tiêm vô tình. Viêm gan B là mối lo ngại  đối với nhân viên y tế và bất cứ người nào thường tiếp xúc với máu người. Nếu bạn là một trong những nhóm người này, hãy tiêm phòng viêm gan B và theo dõi các cách phòng ngừa thông thường khi sờ vào kim tiêm và các dụng cụ nhọn khác. Lây truyền từ mẹ sang con. Phụ nữ mang thai nhiễm viêm gan B có  thể truyền virus sang con. Nếu bạn bị viêm gan B, nên tiêm cho con bạn một mũi globulin miễn dịch viêm gan B lúc mới sinh, cùng với 3 lần tiêm vaccin viêm gan B, sẽ giảm rất nhiều nguy cơ nhiễm virus ở con bạn.
  6. Nếu bạn nhiễm HBV, máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo hoặc nước bọt bị nhiễm phải vào trong cơ thể bạn. Bạn không thể nhiễm bệnh qua tiếp xúc bình thường, ôm, nhảy hoặc bắt tay với người bị viêm gan B. Bạn cũng không thể bị nhiễm theo các cách dưới đây: Tiếp xúc với mồ hôi hoặc nước mắt của người có HBV  Dùng chung bể bơi, điện thoại hoặc bệ xí với người có virus  Cho máu  Các yếu tố nguy cơ Người ở bất cứ lứa tuổi, chủng tộc, dân tộc, giới tính hoặc xu hướng tình dục nào đều có thể bị nhiễm HBV. Nhưng bạn có nguy cơ cao nhất nếu bạn: Có quan hệ tình dục không an toàn với nhiều người. Bạn có nguy cơ  dù quan hệ tình dục khác giới, đồng giới hoặc lưỡng giới. Tình dục không an toàn nghĩa là quan hệ tình dục không dùng bao cao su. Có quan hệ tình dục không an toàn với người có HBV.  Được chẩn đoán bị bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu hoặc  nhiễm chlamydia. Dùng chung kim tiêm khi tiêm chích ma túy.  Ở chung với người bị nhiễm HBV mạn tính.  Công việc tiếp xúc với máu người. 
  7. Được truyền máu hoặc các sản phẩm máu trước năm 1970 – là thời  điểm mà máu cung cấp bắt đầu được xét nghiệm HBV. Hiện nay, nguy cơ nhiễm HBV trong mỗi đơn vị máu được cho xấp xỉ 1/250.000. Hơn nữa, các phương pháp sàng lọc máu mới đảm bảo máu cung cấp an toàn hơn. Các xét nghiệm trước đây sàng lọc kháng thể của máu cho là chất được hệ miễn dịch sinh ra trong đáp ứng với sự xâm nhập của các vi sinh vật như virus. Mặc khác, xét nghiệm acid nucleic tự sàng lọc virus. Điều này có nghĩa một lượng nhỏ virus có thể được phát hiện trước khi đáp ứng kháng thể xuất hiện trong hệ miễn dịch của người cho. Thẩm tách máu đối với bệnh thận giai đoạn cuối.  Du lịch tới vùng có tỷ lệ nhiễm HBV cao, như châu Phi cận Sahara,  Đông Nam Á, lòng chảo Amazon, đảo Thái Bình và Trung Đông. Là thanh thiếu niên hoặc thanh niên sống trong điều kiện bị Mỹ trừng  phạt. Trẻ được sinh từ mẹ nhiễm HBV cũng có nguy cơ cao. Giống với trẻ nhỏ và trẻ em có cha mẹ được sinh tại những vùng lan tràn nhiễm HBV. Ở nhiều nước đang phát triển, cách lây truyền virus phổ biến nhất là từ mẹ sang con hoặc những trẻ sống cùng nhà. Ở một phần của châu Phi cận Sahara, châu Á và Thái Bình, gần như toàn bộ trẻ em đều bị nhiễm. Đôi khi có thể nhiễm HBV ngay cả khi bạn không có các yếu tố nguy cơ được biết về bệnh này. Khi nào cần khám bệnh
  8. Hãy khám bệnh nếu bạn có các dấu hiệu hoặc triệu chứng của viêm gan B hoặc có nguy cơ bị bệnh và không được tiêm phòng hoặc không biết bạn đã được tiêm phòng chưa. Hiện tại, phần lớn trẻ em ở Mỹ được tiêm phòng HBV cùng với các mũi tiêm phòng khác. Nhưng một số trẻ, đặc biệt là những trẻ không được chăm sóc y tế thường xuyên hoặc cha mẹ chúng di cư từ những nước có tỷ lệ nhiễm cao có thể bị bỏ qua. Nếu con bạn không được tiêm chủng, hãy đến khám bác sĩ, phòng chăm sóc sức khỏe của bang hoặc phòng y tế công cộng. Nhiều bang có vaccin giá thấp hoặc miễn phí cho những người có nhu cầu tiêm chủng. Kiểm soát suốt đời về chức năng gan và sàng lọc ung thư gan là rất quan trọng đối với người lớn và trẻ em bị nhiễm HBV mạn tính. Nếu bạn hoặc con bạn có các dấu hiệu của bệnh gan, bác sĩ sẽ chuyển bạn tới bác sĩ chuyên khoa đều điều trị thêm. Sàng lọc và chẩn đoán Nếu bạn có thai, kiểm tra HBV sớm trong thời kỳ mang thai là rất quan trọng. Ngoài ra, làm xét nghiệm nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn với nhiều người, dùng chung kim tiêm khi tiêm chích ma túy hoặc di cư từ những vùng lan rộng viêm gan B. Những người nhận con nuôi từ các vùng phổ biến viêm gan B cần cho trẻ xét nghiệm ngay khi chúng tới Mỹ. Xét nghiệm làm ở các nước khác có thể không tin cậy. Để thoải mái nhất về nhu cầu đặc biệt của trẻ được nhận làm con nuôi, bác sĩ thường xét nghiệm HBV như một phần trong đánh giá sức khỏe toàn thân.
  9. Bạn và con bạn có thể được xét nghiệm tại phòng khám của bác sĩ, bệnh viện hoặc phòng y tế công cộng. Nhiều phòng y tế công cộng xét nghiệm HBV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác miễn phí. Xét nghiệm là rất quan trọng để bảo vệ bạn và con bạn và ngăn ngừa sự lây truyền virus sang người khác. Vì nhiều người viêm gan B không có dấu hiệu và triệu chứng, bác sĩ chẩn đoán bệnh dựa vào một hoặc nhiều xét nghiệm máu. Các xét nghiệm này gồm: Kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HBsAg). Kháng nguyên bề mặt  viêm gan B là bề mặt bên ngoài của virus. Xét nghiệm dương tính đối với kháng nguyên này có nghĩa bạn có thể dễ dàng truyền virus sang người khác. Xét nghiệm âm tính có nghĩa hiện tại bạn không nhiễm bệnh. Kháng thể với kháng nguyên bề mặt viêm gan B (kháng HBs). Kết quả  xét nghiệm này dương tính có nghĩa bạn có kháng thể với HBV. Đây có thể là do nhiễm HBV từ trước và bạn đã hồi phục. Hoặc, bạn có thể đã tiêm phòng. Trong trường hợp khác, bạn không thể nhiễm cho người khác hoặc tự bị nhiễm vì bạn đã được bảo vệ bởi vaccin hoặc miễn dịch tự nhiên của bạn. Kháng thể với kháng nguyên nhân viêm gan B (kháng HBc). Mặc dù  xét nghiệm này phát hiện những người bị bệnh mạn tính, đôi khi kết quả rất mập mờ. Nếu bạn xét nghiệm dương tính với kháng thể nhân viêm gan B, bạn có thể bị bệnh mạn tính và bạn có thể lây truyền sang người khác. Nhưng bạn cũng có thể hồi phục từ bệnh cấp tính hoặc miễn dịch nhẹ với HBV không thể phát hiện bằng cách khác. Xét nghiệm này được giải thích
  10. tùy thuộc vào kết quả của 2 xét nghiệm khác như thế nào. Khi kết quả không chắc chắn, bạn có thể cần làm lại cả 3 xét nghiệm. Xét nghiệm bổ sung Nếu bạn được chẩn đoán viêm gan B, bác sĩ có thể làm các xét nghiệm để kiểm tra mức độ nặng của nhiễm HBV cũng như sức khỏe của gan. Các xét nghiệm này bao gồm: Xét nghiệm kháng nguyên E. Xét nghiệm máu này tìm sự có mặt của  một protein được tế bào nhiễm HBV bài tiết ra. Kết quả dương tính có nghĩa bạn có nồng độ virus cao trong máu và có thể dễ nhiễm sang người khác. Nếu xét nghiệm âm tính, bạn có nồng độ HBV trong máu thấp và ít có khả năng lây lan bệnh. Xét nghiệm gan. Các xét nghiệm máu này kiểm tra việc tăng nồng độ  các enzym gan như alamin aminotransferase và aspartat aminotransferase, thoát vào máu khi tế bào gan bị tổn thương. Xét nghiệm alpha-fetoprotein (AFP). Nồng độ protein này cao trong  máu đôi khi có thể là dấu hiệu của ung thư gan. Sinh thiết gan. Trong thủ thuật này, một mẫu mô gan nhỏ được lấy để  phân tích dưới kính hiển vi. Sinh thiết có thể chắc chắn về phạm vi tổn thương gan và có thể giúp xác định cách điều trị tốt nhất đối với bạn. Biến chứng
  11. Cuối cùng nhiễm HBV mạn tính có thể gây các bệnh gan nặng như xơ gan, suy gan và ung thư gan. Bị nhiễm HBV khi còn nhỏ làm cho bạn có nguy cơ cao bị các bệnh này khi trưởng thành. Xơ gan để lại sẹo vĩnh viễn ở gan. Nó cũng có thể gây nhiều biến chứng khác, bao gồm xuất huyết thực quản và ứ dịch nhiều ở bụng (cổ trướng). Các độc chất tích tụ trong máu có thể ảnh hưởng tới chức năng tâm thần, gây lẫn lộn và thậm chí hôn mê (bệnh não gan). Ở Mỹ, hằng năm xơ gan ảnh hưởng tới cuộc sống của 25.000 người. Ngoài ra, mỗi năm khoảng 200 người Mỹ chết do suy gan cấp có liên quan tới viêm gan B là bệnh mà tất cả các chức năng sống của gan đều không còn. Khi xảy ra điều này, cần ghép gan để duy trì sự sống. Nguy cơ bị bệnh mạn tính và tử vong do xơ gan, suy gan và ung thư gan thay đổi theo tuổi nhiễm HBV. Người nhiễm bệnh mạn tính vào giai đoạn cuối đời có 15% nguy cơ chết vì bệnh gan, trong khi những người nhiễm bệnh mạn tính khi còn nhỏ có 25% nguy cơ chết vì xơ gan hoặc ung thư gan. Bất cứ người nào nhiễm HBV mạn tính cũng dễ bị nhiễm chủng viêm gan virus khác viêm gan D. Trước đây biết về virus delta, virus viêm gan D cần lớp vỏ ngoài của HBV để nhiễm vào tế bào. Bạn không thể nhiễm viêm gan D trừ khi bạn đã nhiễm HBV. Người tiêm chích ma tuý bị viêm gan B có nguy cơ cao nhất, nhưng cũng có thể nhiễm viêm gan D nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn với người bị bệnh hoặc sống với người nhiễm viêm gan D. Nhiễm cả viêm gan B và viêm gan D làm cho bệnh dễ tiến triển thành xơ gan hoặc ung thư gan.
  12. Điều trị Nếu biết bạn đã tiếp xúc với HBV, hãy gọi ngay cho bác sĩ. Tiêm globulin miễn dịch viêm gan B trong 24 giờ ngay sau khi tiếp xúc với virus này có thể bảo vệ bạn khỏi viêm gan B. Bạn cũng nên tiêm 3 mũi vaccin viêm gan B. Khi bạn bị viêm gan B mạn tính, có một vài sự lựa chọn điều trị. Ở một số trường hợp nhất là khi bạn không có dấu hiệu và triệu chứng hoặc tổn thương gan – bác sĩ có thể gợi ý kiểm soát, hơn là điều trị bệnh của bạn. Trong những trường hợp khác, bác sĩ có thể khuyên điều trị các thuốc kháng virus. Khi tổn thương gan nặng, ghép gan có thể là sự lựa chọn duy nhất. Điều trị thuốc Bác sĩ dùng 3 thuốc để điều trị nhiễm HBV mạn tính: Interferon. Cơ thể bạn sản sinh tự nhiên interferon để bảo vệ cơ thể  chống lại sự xâm nhập của các vi sinh vật như virus. Bổ sung interferon được tạo ra trong phòng thí nghiệm có thể kích thích đáp ứng miễn dịch của cơ thể bạn với HBV và giúp ngăn ngừa virus tái sinh trong tế bào của bạn. Không có ai là ứng cử viên đối với điều trị interferon. Ở một vài trường hợp, interferon loại bỏ hoàn toàn virus, mặc dù bệnh có thể tái phát sau đó. Interferon có nhiều tác dụng phụ nhiều triệu chứng giống với viêm gan B. Các tác dụng phụ này gồm trầm cảm, mệt mỏi, đau cơ, đau người, sốt và buồn nôn. Các triệu chứng này thường nặng trong 2 tuần điều trị đầu tiên và trong 4-6 giờ đầu sau khi tiêm interferon. Bạn thường được nhận 3 mũi interferon/1 tuần trong 4-6 tháng. Tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào là giảm sản sinh hồng cầu. Thuốc khác, interferon
  13. pegylat, chỉ được dùng 1 lần/tuần và có hiệu quả hơn nhiều so với điều trị interferon chuẩn. Interferon pegylat làm tăng miễn dịch và ngăn ngừa sự phát triển của virus. Lamivudin (Epivir). Thuốc kháng virus này giúp ngăn ngừa HBV tái  sinh trong tế bào. Thuốc thường được dùng dưới dạng viên, 1 lần/ngày trong 12 tháng. Tác dụng phụ hay gặp gồm ho, ỉa chảy, buồn nôn hoặc nôn, và rụng tóc. Nếu bạn bị vàng da nặng hoặc các vết thâm không thường xuyên, xuất huyết hoặc mệt, hãy gọi ngay cho bác sĩ. Adefovir dipivoxil (Hepsera). Thuốc này, được cấp phép năm 2002,  cũng giúp ngăn ngừa HBV tái sinh trong tế bào. Lợi ích thêm là hiệu quả của thuốc ở những người đã kháng với lamivudin. Adefovir dipivoxil không có tác dụng phụ. Trong các thử nghiệm lâm sàng, khoảng 1/4 số người dùng Hepsera có các triệu chứng nặng hơn khi họ ngừng dùng thuốc và Hepsera có thể gây độc cho thận ở người có bệnh thận ở dưới. Ghép gan Khi gan bị tổn thương nặng, ghép gan có thể là một lựa chọn. Những thông tin về ghép gan ngày càng thành công. Hiện nay, hơn 90% số người làm thủ thuật này đã sống thêm 1 năm. Đáng tiếc là không đủ gan hiến có thể dùng được cho những người có nhu cầu ghép. Phòng tránh Vaccin viêm gan B (Engerix-B) được dùng từ năm 1981. Nó được dùng 3 mũi tiêm chủng và đạt được hơn 90% sự bảo vệ ở cả người lớn và trẻ em. Các nghiên cứu cho thấy sự bảo vệ này kéo dài nhiều năm và thậm chí có
  14. thể suốt đời. Trong thập kỷ trước, vaccin này được sản xuất tại Mỹ bằng công nghệ ADN tái tổ hợp. Điều đó có nghĩa là kháng nguyên HBV dùng trong vaccin được sản xuất trong phòng thí nghiệm và không có nguồn gốc từ máu người nhiễm virus này. Hầu hết mọi người có thể được tiêm phòng, bao gồm trẻ nhỏ, người già và những người có hệ miễn dịch bị tổn thương. Trẻ nhỏ thường được tiêm phòng trong năm đầu đời nhất là lúc 2, 4 hoặc 9 tháng tuổi. Các tác dụng phụ thường nhẹ và có thể gồm yếu, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn và đau hoặc sưng tại vị trí tiêm. Trong những năm gần đây, mối quan tâm ngày càng tăng là vaccin này có thể gây các bệnh tự miễn nghiêm trọng, nhất là đa xơ cứng (MS) là bệnh làm suy yếu tác động tới não và tủy sống. Lo ngại này có từ những năm 1990 khi một vài người bị MS thời gian ngắn sau khi tiêm vaccin viêm gan B. Vào tháng 2/2001, kết quả của một nghiên cứu dài ngày đầu tiên về vaccin viêm gan B và MS được đăng trên Tạp chí New England Journal of Medicine. Theo nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc Trường Y tế Cộng đồng Harvard thấy không có mối liên quan giữa việc dùng Engerix-B và MS. Nhiều người cũng quá lo ngại rằng dùng vaccin viêm gan B cho trẻ nhỏ có thể gây hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ (SIDS). Từ năm 1991-1998, 18 trẻ sơ sinh đã chết sau khi tiêm vaccin viêm gan B, nhưng các nhà nghiên cứu không thể thiết lập được mối liên quan trực tiếp giữa những ca tử vong này với vaccin.
  15. Mặc dù tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ bạn và những ngườfi khác khỏi viêm gan B, những cách dưới đây cũng có thể giúp cho bạn an toàn hơn: Nếu bạn không bị nhiễm HBV Các cách dưới đây có thể giúp bạn không bị nhiễm HBV: Giáo dục bạn và những người khác. Chắc chắn bạn hiểu HBV là gì và  cách lây truyền virus này. Biết về tình trạng HBV của các bạn tình. Không quan hệ tình dục  không an toàn trừ khi bạn hoàn toàn chắc chắc bạn tình không bị nhiễm HBV, HIV hoặc bất cứ bệnh lây truyền qua đường tình dục nào. Dùng bao cao su nhựa hoặc polyurethan mới mỗi lần quan hệ tình  dục. Nếu bạn không biết về tình trạng sức khỏe của bạn tình, dùng bao cao su mới mỗi lần bạn quan hệ tình dục đường hậu môn hoặc âm đạo. Nếu bạn dị ứng với nhựa, dùng bao cao su bằng chất dẻo (polyurethan). Tránh dùng bao cao su bằng da cừu non vì chúng không bảo vệ bạn khỏi các virus lây truyền qua đường tình dục. Nếu bạn không có bao cao su nam, dùng bao cao su nữ. Chỉ dùng chất bôi trơn có nước, không dùng mỡ dầu, kem lạnh hoặc dầu. Chất bôi trơn có dầu có thể làm yếu bao cao su và gây vỡ. Trong quan hệ tình dục bằng đường miệng dùng bao cao su, ngăn răng (một mẩu nhựa y tế) hoặc phủ chất dẻo. Nhớ rằng mặc dù bao cao su có thể làm giảm nguy cơ nhiễm HBV, chúng không thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ này. Bao cao su có thể vỡ hoặc rách nhỏ và người ta thường không hoàn toàn dùng chúng.
  16. Dùng kim tiêm vô trùng. Nếu bạn dùng kim tiêm để tiêm chích ma  túy, phải đảm bảo chúng vô trùng, và không dùng chung kim tiêm. Thấy được lợi ích của chương trình đổi kim tiêm trong cộng đồng và cân nhắc tìm sự giúp đỡ đối với việc dùng ma túy của bạn. Báo cho bác sĩ nếu bạn sẽ đi du lịch thế giới. Nếu bạn dự định đi du  lịch tới vùng có dịch viêm gan B, hãy hỏi bác sĩ về việc tiêm phòng trước vaccin viêm gan B. Thường dùng 3 mũi trong thời gian 6 tháng. Thận trọng về sản phẩm máu ở một số nước nào đó. Mặc dù việc cung  cấp máu hiện nay đã được sàng lọc tốt ở Mỹ, đây thường không phải là tình cảnh của các nước khác. Nếu cần cấp cứu và bạn được truyền máu hoặc các sản phẩm máu ở nước khác, hãy làm xét nghiện HBV ngay sau khi bạn trở về nhà. Nếu bạn mang thai, hãy làm xét nghiệm. Biết được liệu bạn có bị  nhiễm HBV không có thể cho phép bạn và bác sĩ thực hiện từng bước để phòng tránh cho con bạn. Nếu bạn bị nhiễm HBV Nếu bạn được chẩn đoán HBV, các hướng dẫn dưới đây có thể giúp bảo vệ những người khác. Quan hệ tình dục an toàn hơn. Cách rất dễ duy nhất để phòng tránh  cho bạn tình hoặc bạn đời của bạn khỏi nhiễm HBV là tránh quan hệ tình dục mà để họ tiếp xúc với máu, nước bọt, tinh dịch và dịch tiết âm đạo. Các hướng dẫn tỉ mỉ dưới đây về tình dục an toàn hơn, bao gồm dùng bao cao su nhựa mới mỗi lần bạn quan hệ tình dục đường âm đạo hoặc đường hậu môn
  17. và dùng ngăn răng, bao cao su hoặc miếng phủ chất dẻo khi quan hệ tình dục bằng miệng. Nếu bạn dùng thiết bị tình dục, không dùng chung chúng. Nói với bạn tình là bạn có HBV. Hãy nói với người có quan hệ tình  dục với bạn rằng bạn có HBV. Bạn tình của bạn cần được xét nghiệm và được chăm sóc y tế nếu họ có virus này. Họ cũng cần biết về tình trạng HBV của họ để họ không lây nhiễm cho người khác. Không dùng chung kim hoặc bơm tiêm. Nếu bạn tiêm chích ma túy,  không bao giờ dùng chung kim và bơm tiêm với người khác. Không cho máu hoặc nội tạng. Việc cho máu hoặc nội tạng nhiễm  bệnh sẽ làm lây lan virus.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2