Kiến trúc công trình công cộng ở Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 3
download
Nội dung bài viết trình bày không gian công cộng hiện nay quyết định một phần không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của mọi người dân trong thành phố; vì những không gian này là một trong các thành phần chức năng thiết yếu, quan trọng để đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi thư giãn, vui chơi, giải trí, sinh hoạt cộng đồng và tương tác xã hội. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kiến trúc công trình công cộng ở Thành phố Hồ Chí Minh
- XU HƯỚNG KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Anh Huy, Mai Bá Nhật, Nguyễn Văn Thiệu, Ngô Ngọc Phương Khoa Kiến trúc Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. KTS. Nguyễn Quốc Trung TÓM TẮT Không gian công cộng hiện nay quyết định một phần không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của mọi người dân trong thành phố; vì những không gian này là một trong các thành phần chức năng thiết yếu, quan trọng để đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi thư giãn, vui chơi, giải trí, sinh hoạt cộng đồng và tương tác xã hội. 1 QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU VỀ KIẾN TRÚC CÔNG CỘNG Với việc đặt vấn đề từ những lúc đến trường, quan sát thành phố sau hai năm sống và học tập ở Sài Gòn. Vì vậy, tôi có một góc nhìn khách quan về thực trạng kiến trúc của thành phố và một số vấn đề mà Tp. HCM đang mắc phải. Nhờ thế tôi có thể: – Dùng một số kiến thức và kinh nghiệm hiện có. – Dễ dàng tiếp cận được với các bên liên quan. – Mang một góc nhìn thực tế cho người đọc. – Dễ thu thập thông tin. – Cách lập luận vấn đề. Thiết kế đô thị có khả năng định hình văn hóa cho người dân, vì thế xác định vai trò của không gian công cộng để có hướng phát triển hợp lý là vấn đề cần phải đưa ra bàn luận. Không gian cộng cộng từ xưa đến nay đã đóng một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội của chúng ta. Nó làm gắn bó một bộ phận cư dân khu phố, thành thị và cộng đồng địa phương, khuyến khích sự tương tác, hòa nhập xã hội. 2 NGUỒN GỐC, ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG Tìm hiểu phong cách kiến trúc của Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng. Theo dòng lịch sử, các (không gian công cộng) ở Việt Nam đã được hình thành, quan niệm và gán nghĩa như thế nào? Thời phong kiến: Vào thời kỳ phong kiến, chính quyền quyết định các vấn đề chung và có không gian quyền lực của nó. Cộng đồng như làng xã, phường hội, dòng tộc lại quyết định về những việc nội bộ của một nhóm người nên họ cũng có những không gian có chức năng hỗ trợ thể chế cộng 695
- đồng tương ứng. Vì thế nhu cầu tỏ ra mình là người cùng hội cùng thuyền, có quan tâm, đóng góp cho cộng đồng là cấp thiết. Vì vậy, những không gian cộng đồng truyền thống như bến nước, cây đa đầu làng, sân đình, cổng làng, chợ làng, đường làng, các đình đền đài, hội quán, nhà thờ tổ… đều được sử dụng rất hiệu quả và thường xuyên. Thành phố Hồ Chí Minh sở hữu quỹ di sản kiến trúc khá phong phú đa dạng, gồm các khu phố cũ; quỹ kiến trúc Pháp với nhiều phong cách được xây dựng trong thời kỳ thuộc địa; các công trình được xếp hạng là di tích lịch sử – văn hóa. Kiến trúc TP.HCM gồm 2 giai đoạn: 1. Kiến trúc giai đoạn những năm 60, 70 và đầu giải phóng: City Hall – Tòa Đô Chánh 1968 Sài Gòn, điểm giao thoa văn hóa giữa phương Đông – phương Tây, sớm tiếp cận nhiều công nghệ tân tiến nhất từ thế kỷ 20… cùng với vẻ đẹp trường tồn với thời gian của kiến trúc, đường phố, con người nơi đây vẫn luôn được báo giới nước ngoài ca ngợi với tên gọi mỹ miều: Hòn ngọc Viễn Đông. 2. Kiến trúc giai đoạn hiện nay: Kiến trúc hôm nay đang đứng trước ngã ba đường của sự phát triển kỹ thuật số, của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, của internet kết nối vạn vật và sự bất ổn ngày càng tăng bởi biến đổi khí hậu gây ra trên phạm vi toàn cầu. 696
- (Ảnh minh họa) Thành phố như một sinh vật sống, có sự phát triển, thay đổi, mở rộng, định hình lại và có cấu trúc tái sinh. Không gian công cộng, là thành phần quan trọng của cấu trúc này, là sản phẩm được giải thích bởi nhận thức của loài người dưới những hoàn cảnh khác nhau. Khái niệm về không gian công cộng có thể được định nghĩa là một ‚không gian mở, nơi tất cả mọi người có thể tiếp cận dễ dàng một cách miễn phí‛. 3 KHẢO SÁT THỰC TRẠNG KIẾN TRÚC ‚Đời sống xã hội‛ là phần quan trọng nhất của công trình công cộng, cho việc quy hoạch và thiết kế những không gian công cộng, không chỉ đơn giản là bảo đảm chỉ tiêu mà diện tích tạo hình cho không gian mà phải tạo ra một môi trường cho đời sống xã hội diễn ra. Công viên Tao Đàn Không gian công cộng tiếp cận từ góc độ xã hội được xem là các không gian cho phép thoả mãn nhu cầu tương tác, chia sẻ, gặp gỡ, giải trí, tìm kiếm sự thư giãn thoải mái của các cá thể trong sự hoà mình vào xã hội. 697
- 4 NHỮNG VẤN ĐỀ MẮC PHẢI Ở KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG Mặc dù phần công cộng trong các khu thương mại, khu dân cư cũng được tính nhưng tính tương tác không cao. Vấn đề thiếu hụt diện tích cho cây xanh, không gian cho người đi bộ, vỉa hè bị lấn chiếm làm chỗ để xe, kinh doanh, diện tích cho không gian công cộng bị bó hẹp thể hiện rõ nét nhất đầu tiên từ vấn đề quy hoạch thành phố. Tuy nhiên, so với những thành phần chức năng khác, trong lĩnh vực quy hoạch, thiết kế và quản lý đô thị thì (không gian công cộng) chưa được nghiên cứu, mổ sẻ thấu đáo, và cũng chưa có những quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, các hướng dẫn về phương pháp làm cơ sở cho công tác quy hoạch, thiết kế thực tiễn. Có lẽ (một phần) từ những nguyên nhân trên, mà các (Không gian công cộng) nói chung và không gian vui chơi giải trí trong các khu dân cư nói riêng ở các đô thị nước ta hiện đang thiếu thốn trầm trọng. Số lượng còn thiếu thốn như vậy thì khoan hãy bàn đến chất lượng của các (không gian công cộng). Các vườn hoa, sân chơi, nếu có, chỉ là những khoảng trống với vài sân cỏ trồng cây sơ sài, với vài chiếu ghế đã đúc sẵn gẫy chân hoặc mất chỗ tựa, hết sức nhạt nhẽo buồn tẻ thiếu sức sống. Công tác quản lý những (không gian công cộng) này cũng còn nhiều khó khăn và tồn tại, rất cần một hành động thiết thực và cụ thể trong công tác quy hoạch và quản lý (không gian cộng cộng) từ lý luận đến công tác triển khai thực hiện. 5 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG Có rất nhiều bài học có thể được rút để thu gọn những khoảng trống lớn giữa công tác lý luận về KGCC trên thế giới và ở Việt Nam, giữa công tác lý luận và công tác thực hành quy hoạch – thiết kế không gian, giữa sản phẩm không gian thực thể và sinh hoạt xã hội trong không gian. Ở phương Tây khi thiết kế các (không gian công cộng) người ta luôn tạo cơ hội cho người sử dụng chủ động bộc lộ mình: những không gian thách thức cho những người ưa mạo hiểm, những không gian tương tác với nước cho trẻ em, nhưng bề mặt được phép grafiti cho những người yêu hội họa đại chúng, các không gian cho phép các nghệ sĩ đường phố biểu diễn và cho phép mọi người thưởng thức… tất cả là nhằm tạo điều kiện cho người sử dụng ‚bộc lộ‛ mình, thỏa mãn nhu cầu cao nhất là được ‚thể hiện‛ bản thân và nhận được sự tán thưởng, ngưỡng vọng từ người khác. Trong cách thiết kế (không gian công cộng) ở phương Tây, việc tạo cơ hội và lôi kéo người sử dụng hoạt động (tham gia chủ động) và cơ hội quan sát, theo dõi (tham gia thụ động) được đặc biệt chú trọng. Do vậy, các giải pháp thiết kế thường là phức hợp, đa năng, linh hoạt: các bậc cấp vừa có thể là chỗ ngồi vừa có thể là lối đi lên xuống. Các không gian không bao giờ chỉ là đơn năng mà luôn được tính đến yếu tố đa năng. Về kinh tế: Vì không gian công cộng hầu hết được trích từ Ngân sách Nhà nước và hiệu quả kinh tế không cao nên: – Quyền sử dụng và ý thức sử dụng của người dân cũng không giữ gìn, tôn trọng ‚của chung‛. – Quản lý sẽ giúp phát triển lành mạnh các không gian công cộng, tạo nên hiệu quả thiết thực về mặt xã hội cộng đồng. 698
- Về môi trường: Sự hấp dẫn của các không gian công cộng gắn liền với môi trường và ý thức giữ gìn môi trường của người sử dụng. Tuy nhiên, sự hài hòa giữa không gian công cộng với môi trường tự nhiên cần có sự can thiệp của các ngành chuyên môn, tức là phải có đầu tư chất xám vào lĩnh vực này. Việc tiêu thụ các nguồn tài nguyên môi trường và những vấn đề tái sinh các nguồn tài nguyên để đảm bảo sự tiếp tục phát triển của các khu đô thị vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Về văn hóa xã hội: Có thành ngữ ‚Ðô thị có trật tự của nó và làng xã có truyền thống của mình‛. Hiện đại hóa có làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc của các không gian công cộng truyền thống hay không? Các KTS nên ngồi cùng những người sử dụng khi thiết kế các không gian công cộng, các toà nhà để biết chắc toà nhà đó phù hợp với người sử dụng và phù hợp truyền thống xã hội Việt Nam? Việt Nam cần có một đội ngũ KTS tài năng. Họ cần phải trau dồi, tiếp xúc thật nhiều với cộng đồng, đối tượng sử dụng, để biết phải thiết kế như thế nào để mọi người có thể tiếp cận và sử dụng các công trình của họ. 6 KẾT LUẬN Kiến trúc Việt Nam đã và đang thiếu một cơ sở lý luận làm nền tảng. Đứng giữa ngã ba đường cửa sự phát triển kỹ thuật số, của internet, toàn cầu hóa, quốc tế hóa đã xóa nhòa ranh giới mềm của mỗi quốc gia, và kiến trúc cũng vậy. Nhưng liệu có phải kiến trúc Việt Nam đang bị ảnh hưởng quá nhiều bởi những hình ảnh, những khuôn mẫu kiến trúc từ bạn bè quốc tế và trở nên hời hợt với kiến trúc bản địa? Kiến trúc Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ kiến trúc quốc tế? TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] KTS. Trần khánh Trung, Chủ nhiệm CLB Kiến trúc Xanh TP.HCM, KTS. Nguyễn Đình Hòa. [2] M. Francis, ‚Control as a dimension of public-space quality,‛ in Public Places and Spaces, I. Altman and E. Zube, Eds. New York: Plenum Press, pp. 147-172, 1989. [3] G. Jan, Life between Buildings, Island Press; 2006. [4] G. Jan, Cities for People, Island Press; 2010. [5] J. Jane, The Death and Life of Great American Cities, Vintage, 1992. [6] P.Patricia, S.Quentin, Public Space Design and Social Cohesion: An International Comparison, Routledge, 2019. [7] M. Carmona, Principles for public space design, planning to do better, Urban Des Int 24, 47– 59 (2019). 699
- [8] Nguyễn An Bình, Tiêu Khánh Long, Không gian công cộng trong đô thị theo quan điểm phát triển đầu tư, Trích tài liệu Hội thảo chuyên đề ‚Đô thị hóa và cuộc sống đô thị trong tương lai ở Việt Nam 9. – Bản về không gian công cộng trong đô thị‛ tháng 08/2005. [9] Where have Saigon’s green gone (Truy cập ngày 28/05/2020) [10] Hà Nội quy hoạch không gian công cộng để phát triển bền vững (Truy cập ngày 28/05/2020). [11] Phát triển không gian công cộng ngoài trời làm trung tâm, một phương pháp chức năng hiệu quả và có lợi cho sức khỏe cộng đồng (Truy cập ngày 28/05/2020). [12] Lessons from Copenhagen key Ingredients for a successful public space (Truy cập ngày 28/05/2020). 700
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Kỹ thuật thi công xây dựng và hoàn thiện nội thất kiến trúc công trình - KS. Trần Bích Tuyền
433 p | 1814 | 827
-
Hệ thống Thiết bị kỹ thuật trong kiến trúc công trình
198 p | 465 | 145
-
Giáo trình Kỹ thuật thi công xây dựng và hoàn thiện nội thất kiến trúc công trình: Phần 2
196 p | 44 | 15
-
Giáo trình Kỹ thuật thi công xây dựng và hoàn thiện nội thất kiến trúc công trình: Phần 1
237 p | 51 | 12
-
Thiết kế kiến trúc công trình công nghiệp: Phần 1
132 p | 23 | 10
-
Thiết kế kiến trúc công trình công nghiệp: Phần 2
105 p | 15 | 10
-
Ứng dụng vật liệu tiên tiến (UHPC) cho kiến trúc công trình
3 p | 22 | 7
-
Sử dụng các điều khiển nâng cao Excel để xây dựng chương trình ứng dụng trong xây dựng
4 p | 70 | 4
-
Khai thác yếu tố hình học không gian trong kiến trúc công trình
6 p | 12 | 4
-
Vẻ đẹp kỹ thuật, kết cấu trong kiến trúc công trình thủy lợi - thủy điện
5 p | 92 | 4
-
Thông tin Xây dựng cơ bản và khoa học công nghệ xây dựng – Số 3/2018
46 p | 15 | 3
-
Giáo trình Kiến trúc công trình dân dụng (Ngành: Họa viên kiến trúc - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
62 p | 7 | 3
-
Sử dụng phương pháp ma trận chuyển cải tiến để phân tích thanh cong elip có gối tựa đàn hồi chịu tải trọng tĩnh tổng quát
5 p | 43 | 2
-
Thiết kế dầm công xôn ngắn bằng mô hình chống - giằng theo tiêu chuẩn ACI318-11
6 p | 84 | 2
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sự hình thành các điểm dân cư ở Việt Nam
7 p | 59 | 1
-
Kinh nghiệm phát triển kiến trúc công trình chợ - ứng dụng cho Thị trấn Tiên Yên mở rộng (Quảng Ninh)
4 p | 3 | 1
-
Giáo trình Kiến trúc công trình dân dụng (Ngành: Công nghệ kỹ thuật kiến trúc - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
72 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn