intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiến trúc xây dựng - Thành phố và ngôi nhà: Phần 2

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:121

72
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dưới đây là Tài liệu Thành phố và ngôi nhà: Phần 2 của PGS.TS. Hoàng Đạo Cung. Mời các bạn tham khảo Tài liệu để nắm bắt được những nội dung về kiến trúc, thành phố và ngôi nhà; kiến trúc và truyền thống. Tài liệu hữu ích với các bạn chuyên ngành Xây dựng và những ngành có liên quan.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiến trúc xây dựng - Thành phố và ngôi nhà: Phần 2

  1. Phần II KIẾN TRÚC, THÀNH PHÔ UÀ NGÔI NHÀ eha tò i
  2. Thành phố là một phương thức cư trú đặc hiệt của loai người. Nó đặc biệt trén mọi phương diện, từ quy hoạch, xử lý khôns gian, cảnh quan, kiến trúc, giao thông, quán lý. cung úng. văn hóa. y tế, mỏi trường, cho tới tâm lý. cách ứng xử. giao tiếp xã hội. Nó đòi hỏi tất cả mọi người tham gia vào cuộc sống trong đó, nhất là những người quản lý. những người thiết kê nên nó, một cách nhìn nhận và ứng xử hoàn loàn khác hiệt. Thành phô có các công dân của thành phô. và, trên một góc nhìn nào đó, người công dân số một là ông thị trưởng. Ông Thị trưởng Trong hệ thống Nhà nước và các địa phương của ta, dưới Chính phủ có úy ban nhân dân các cấp: - Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận. - Xã, phường, thị trấn. Đứng đầu các cấp ủy ban nhân dân là các Chủ tịch. Phải chăng các vị Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố, thị xã, quận, phường cũng làm việc giống như Chủ tịch Uy ban nhân dân tỉnh, huyện, xã ?. Vâng, trước hết các vị là Chủ tịch ủy ban nhân dân, phải có trách nhiệm quản lý mọi mặt như mọi Chủ tịch úy ban nhân dân. Nhưng không chỉ thế. Là Chủ tịch ủỹ ban nhím dân, các vị còn là Thị trưởng. Thị trưởng còn phải quan tâm đến nhiều việc, ví như: - Quy hoạch thành phố. Thực chất quy hoạch là thiết kế sơ đồ của một bộ máy. Bộ máy này phải được vận hành thông suốt trong nhiều chục năm, trong hàng thế kỷ. 34
  3. - Xứ ly không gian. Khôna gian thành phố phải được xử lý tới từng mét vuông, từng méi cao. từng mét khối. Khống có mội mót nào bỏ trống không xử lý, không có một mét nào đế tự nhiên, "mặc kệ nó". - Xi'f lý cành quan. Khác với đồng quê, khác với danh thắng thiên nhiên, cảnh quan của thành phố hoàn toàn do bàn tay con người dựa vào địa hình địa mạo và hoàn cảnh thiên nhiên sẵn có mà tạo nên. Thành phố đẹp hay xấu là phụ thuộc vào con người, mà người chịu trách nhiệm trước tiên là ông Thị trưởng. - Kiến trúc. Kiến trúc trong thành phố, do mật độ, tầng cao, điều kiện, nhu cầu, lịch sử... hoàn toàn khác kiến trúc ở các nơi khác. Do đó mới cần một Kiến trúc sư trưởng. Giống như ta có một khoảnh đất, ta cần một kiến trúc sư để chỉ ra chỗ nào làm đường xe vào, chỗ nào làm vườn, chỗ nào làm hổ nước, chỗ nào trồng cây gì, chỗ nào làm nhà, làm nhà thế nào, cao mấy tầng, kiểu nhà gì, có phải giữ cái miếu cổ ở góc vườn không..., ông Thị trưởng cần một Kiến trúc sư trưởng để chỉ ra các việc đó, ở quy mô thành phố. Vì vậy, Kiến trúc sư trưởng phải tự chủ trì quy hoạch các bước từ lớn đến chi tiết, tự chủ trì thiết kế đô thị các khu trung tâm, các đường phố chính, các quảng trường chính và quán xuyến hình thái kiến trúc toàn thành phố, như ông Pashokhin ở Moskva ngày trước. (Nhớ một lần, trong bữa cơm, một vị lãnh đạo đầy uy tín của ngành, nói vui: "Tớ bảo cậu X, cậu là Đất sư trưởng chứ Kiến trúc sư trưởng gì!")- - Giao thông. Giao thông thành phố là một hình thái giao thông đặc biệt. Đặc biệt vì rất nhiều xe các loại, các 35
  4. xe cần đi và cũng lai cần đỗ luón luỏn. rất nhiều người tham gia giao thông, rất nhiều người đi bộ, rất nhiều giao lộ. Nếu không được xử lý tốt thì tất nhiên xảy ra ùn tắc. rối loạn, tai nạn. - Cung ứnẹ. Các nhu cầu thường nhật như gạo đậu, thịt cá, rau dưa., ở nông thổn được đáp ứng khá đơn giản, rất gần với phương thức tự sản tự tiêu. Trong khi đó, ở thành phố không thể chấp nhận hàng ngàn xe thồ chở rau quả, cam chuối, xu hào cải bắp, hàng đoàn xe máy chở lợn mổ trắng lốp, gà vịt kêu quang quác.. Phương thức tự phát đó là điều kiện chắc chắn đế sớm muộn gì cũng xảy ra mọi tai họa về giao thông, an ninh, y tế. Phải cố phương thức cutiẹ ứng đặc biệt để mỗi ngày hàng vạn tấn lương thực, thực phẩm đến tay người tiêu dùng còn tươi tốt, đủ lượng, đủ chất và an toàn. - Môi trường và y tế. về y tế, ở thành phố chỉ có mỗi một thuận lợi là gọi xe cấp cứu nhanh. Còn tất cả đều chống lại sức khỏe con người. Khói xăng dầu của hàng triệu xe cộ, hơi khí độc hại của cống rãnh. Hàng triệu bể phốt đều có ống thoát hơi ra... không khí, ngay trên nóc nhà hàng ngày 24/24 giờ. Bụi bậm, xác súc vật chết. Bệnh dịch thường xuyên đe dọa. Nếu ở nông thôn, vi trùng, siêu vi trùng phần lớn bị tiêu diệt khi di chuyển vài ba cây số, dưới nắng gió từ làng này sang làng khác, thì ở thành phố, với mật độ dân cư cao, tiếp xúc nhiều, phòng ốc thiếu ánh sáng, cửa sổ nhà nọ dòm sang cửa sổ nhà kia, cống rãnh chảy tứ tung thì con đường hành quân của đoàn vi trùng, vi khuẩn là rộng thênh thang và an toàn lý tưởng cho nó. 36
  5. - Văn hóa xã hội. Không cần nói gì thì ai cũng biết là vãn hóa. xã hôi ớ thành phố rấl phong phú, đồng thời cũng rất phức tạp. Có thế nói, một trong những đặc trưng của thành phố là sự vó cùng, vô cùng về không gian (không bao giờ có ai đi hết được hàng trăm, hàng ngàn ngõ, hẻm, ngách, ngóc), vô cùng về xã hội, vô cùng và bất ngờ có thể ớ moi nơi, mọi lúc. Xã hội thành phố nói chung là tốt đẹp nhưng cũng đan xen kiểu da báo vô số cái xấu. Bơi vậy, ông Thị trưởng phải quán xuyến tất cả. Bộ máy các cơ quan dưới quyền ông phải lo cho được mọi việc để thành phố được phát triển, được bình an. Có thể nói, giao thông bế tắc, bệnh dịch phát sinh, môi trường ô nhiễm, phố xá xấu bẩn, mọi thứ đều do ông Thị trưởng trả lời. trước tiên và cuối cùng. Hồ Tây, vưu vật của Hà Nội Như mọi người Hà Nội, đời tôi gắn liền với những kỷ niệm về Hồ Tây. Lúc nhỏ được Mẹ hát ru: "Gió đưa cành trúc ìa đà Tiếng chuông Trấn Quốc, canh gà Thọ 'Xương Mịt mùng khói tỏa ngàn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây H ồ..." L5fi thơ lục bát, ý thơ đơn sơ, dường như câu tả cảnh, mà nó Sỉ thắt lòng tôi từ khi mới tập nói. Lớn lên một chút, tôi thường được cha tôi đưa đi chơi ngàv chủ nhật. Buộc một cái chăn đơn lên gióng xe đạp, Ông chở tôi đi hết một vòng hồ. "Vòng quanh hồ là 16km", 37
  6. Ồng bảo. Bãi đầu từ đường cố Ngư. thăm đền Quán Thánh, đền thờ Huyén Thiên đại đế. vì sao trấn phương Bắc. Đáng chú ý là pho tượng đồng đen khống lồ nặng tới 4 tấn, cao 3,75m, nhưng cũng đáng chú ý nữa là bên cạnh có bức tượng nghệ nhân tác giả của pho tượng đó, cũng khói hương nghi ngút. Các cụ ngày xưa tổn trọng nghệ thuật, tôn trọng tác giả, tôn trọng người tài như thế. Đường cổ Ngư, lúc đó còn hẹp, đi giữa hai bên hồ nước. Đến chùa Trấn Quốc đã thấy như đi về một ngôi chùa thanh vắng ở làng quê xa xôi, yên bình. Đứng trên đường cổ Ngư, Ông bảo: Cái rặng xanh xanh kia mới là hơn phân nửa hồ. Rặng mờ mịt mãi xa mới là cuối hồ. Thăm đình Yên Phụ, Rồi chùa Kim Liên, ông bảo: Một bà công chúa chán cảnh cung đình, ra đây ở, dạy dân trồng dâu nuôi tằm, nên đây trở thành làng Nghi Tàm. Rồi đền thờ bà chúa Liễu Hạnh. Qua rặng ổi Quảng Bá, vườn đào Nhật Tân... Đến làng Bưởi xem làm giấy dó, xem cối giã vỏ dó, lò nấu dó với vôi cho dừ nhuyễn. Những người phụ nữ ngồi xeo giấy. Hai tay cầm mành lạng xuống thứ nưóc trắng như sữa, lựa lấy một lớp mỏng, nhấc lên là cận váng thành một tờ giấy. Ân tượng nhất là hai tay người xeo giấy, do tì vào thành bể và do chất nước vôi ăn, lõm hẳn thành hai ngấn sâu, đỏ hoét. Qua Quán La Sở, Trích Sài, ông bảo: Ngày xưa đây là nơi giữ tù binh người Chiêm Thành, bây giờ còn những người mang họ Phương Đình, là con cháu của người Chiêm. Về hết đường Thụy Khuê, một bên là vườn ươm cây um tùm xanh, liền sang Bách thảo, một bên là trường Bưởi, những tòa nhà trang nghiêm dưới vòm cây cổ thụ. 38
  7. Lớn lén hơn. tỏi học trường Chu Vãn An. Bài học có câu iướng Tầu mô tá hồ Lãng Bạc: "Sáng sớm ngủ dậy, sương giăng mù mịt. nhìn ra thấy một khoảng muôn tầm sóng bạc, con phi điêu bay là là trên mặt nước, rợn cả người.." Đất nước mình hiền lương xinh đẹp là thế, đối với kẻ xâm lăng thì hóa ra nơi ghê rợn. Những ngày mưa, nhìn mặt hồ thấy mênh mông như vô bờ. Khi giông gió, đứng sau trường nhìn ra, quả là hàng ngàn con sóng bạc đầu thật. Mùa đông, trong sương mờ. nhìn xa xa thấy từng đàn sâm cầm hàng ngàn con lấm tấm đen, nhớ câu "Cá rô đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây”. Như mọi học sinh, thanh niên Hà Nội, chúng tôi đẩy xe đất đắp đường cổ Ngư cho rộng hơn. Để kỷ niệm công lao của thanh niên Hà Nội, đường cổ Ngư đổi tên thành đường Thanh Niên. Rồi Mỹ ném bom. Trận địa pháo đặt ở hồ Trúc Bạch để bảo vệ nhà máy điện Yên Phụ. Phải chặt một số cây phượng vĩ để khỏi vướng tầm ngắm. Cũng tiếc thật. Nhưng báo đã viết:" Phải chặt một số cây, để bảo vệ đất nước. Thắng lợi rồi, đất nước của ta, cây cối ta trồng lại...". Hồi đó, báo chí không ngôn luận, mà lúc nào cũng chính luận. Những kỷ niệm Tây Hồ, tôi nhắc lại không phải vì nó là kỷ niệm của riêng tôi, mà là những kỷ niệm trong muôn vàn kỷ niệm, nhớ thương của mọi người Hà Nội. Bây giờ, thành phố phát triển nhanh, vòng quanh Hồ Tây, vành đai xanh, trở thành vành đai ... vàng. Vì mỗi tấc đất ven hồ là một tấc vàng. Có hiện tượng lấn hồ thật, mỗi phía mấy chục mét. Cũng tiếc. Nhưng việc đã rồi, cô' bảo vệ để đừng bị lấn nữa và làm 39
  8. cho hồ đẹp lên, thì lốt hơn là nuối tiếc mãi. Nhìn qua hồ. nay có thấy hẹp hơn xưa, đó khóng phải vì mấy chục mét bị lâín. mà v ì nhà và ánh đèn làm cho gẩn lại, không còn cám giác xanh mờ xa xôi... Xin thử góp lời bàn làm sao cho mặt hồ thiêng liêng và yêu mến này của Hà Nội đừng xấu đi, tốt nhất là đẹp lên. Trước hết là hồ Trúc Bạch, như một bộ phận của hồ Tây. Vì hồ nhỏ, lại nằm giữa bao nhiêu phố đông dân. lại có cả các lò nấu đồng, nấu nhôm ở Ngũ Xã nên từ trước đã bị ô nhiễm. Ai cũng biết hiện tượng "cá úi", tức là cá ngợp thở, phải ngoi lên quanh bờ, có thể dùng chĩa xiên được. Về sau, khi nhà máy điện Yên Phụ tăng công suất, nước nóng xả ra hồ, làm nóng cả nước hồ, phả làn hơi nóng ngòm ngợp lên đường Thanh Niên. Nay nước hồ đã mát lại rồi vì bỏ nhà máy điện, nhưng ô nhiễm trầm trọng. Mấy cống lưu thông nước qua hồ Tây cũng không đủ làm nhạt bớt ô nhiễm, lại làm hại cả bên hồ Tây. Vậy thì phương án nào giành lại nước sạch cho hồ Tây cũng phải tính đến hồ Trúc Bạch. Hòn đảo nhỏ ngày xưa có cái miếu. Năm nào thành phố phá đi. Dân kêu quá, phải làm lại một cái gì đó. Kiến trúc sư trùng tu hỏi ông cụ nên làm gì ở đó, ông bảo: Đó là đền thờ thần cẩu Nhi, ngày xưa người ta làm để thờ mấy mẹ con con chó. Để đấy thì cũng không sao, nhưng đã phá đi rồi mà lại làm lại đền thờ mấy con chó thì cũng không ra gì. Nên làm một cái đình bốn mái, giản dị, bình thường thôi như một cái nhà hóng gió. Đó là ý kiến của một bậc thức giả. 40
  9. Năm tiước. thành phố làm được một việc đáng hoan nghênh: Con đường vòng quanh hồ Trúc Bạch. Con đường đáng giá (uá, tạo nên tiền đề cho nhiều cảnh đep. Chỉ còn việc trồng cây quanh hồ sao cho có một ý tưởng chủ đạo, ví dụ đaphầi là liễu, có một ít vòm phượng vĩ, thì hồ Trúc Bạch thật sáng ịiá, đáng là một phần của danh thắng Tây Hồ. Nhà ngiiên cứu nói rằng: Có thể cả một chuỗi hồ Tây - hồ Trúc Bạcl, hồ cổ Ngựa, qua cống chéo Hàng Lược, qua Hàng Cá, Chả Cá, xuống tới Cầu Gỗ, tới Hồ Gươm, xưa chính là l«ng sông Hồng, sau đó sông đổi dòng, để lại chuỗi hồ ở đó. )o đắp đê đã hàng ngàn năm, phù sa cứ bồi lắng dưới đáy ông, nay sông cao hơn hồ, cao hơn cả thành phố. Nuớc lồ Tây thủa nào trong xanh. Đến thời chúng tôi học irườig Chu Văn An không còn trong leo lẻo nữa, nhưng niớc vẫn còn rất trong. Cá tôm hồ Tây rất ngon, nổi tiếng bám tôm hồ Tây mà. Bây giờ nước hồ bẩn lắm rồi. Đứng ở nép nước cuối hồ, phía Võng Thị, thấy gió thổi lên mùi nước tanh tanh. Tôm cá ăn nước ô nhiễm, thì thịt tôm cá cũng bi. Bàn vé việc làm sao nước hổ Tây trở lại trong sạch như ngày xưa có mấy cách. Tníớc iên, và quan trọng nhất là ngăn chặn toàn bộ nước thải của làng ngàn hộ dân, hàng trăm con cống lâu nay chảy vàohồ, cả hồ Tây và hồ Trúc Bạch. Nếu cứ nhận một lượng niức thải khổng lồ và uế tạp vừa chất thải đời sống, vừa các lóa chất tẩy rửa, vừa các loại dầu mỡ thì có bỏ hàng trăn triệu đô la cũng không cứu được hồ. Việc này 41
  10. trông đợi ớ con đường vòng quanh hồ. nó sẽ làm hổ đẹp hẳn lén. tạo điều kiện du ngoạn vòng quanh, chống lấn chiếm mặt hồ, mớ một cơ hội kinh doanh cho hàng ngàn người dân quanh hồ. Đổng thời, đường kèm theo một vòng cống thoát, làm bức thành trì ngăn mọi nguồn nước thái, không cho chảy vào hồ. Quá lắm chỉ cho nhận nước mưa thôi. Như vậy, chắc chắn một thời gian nước sẽ sạch dần. Việc cấy thêm nước sông vào cho hổ có lẽ không khó lắm, có thể giải quyết, kế cả bằng tự chảy, vì cốt mặt sông rõ ràng cao hơn cốt mặt hổ. Mà không cần thay nước ồ ạt, làm biến đổi môi sinh. Cứ mở dần dần, lựa lúc nước ít phù sa cho chảy vào, không cần lọc. Một ít phù sa lắng xuống đáy hồ chỉ cải thiện chất lượng bùn dưới đáy hồ, không hại gì. Bèo lục bình và sen là hai bộ lọc nước thiên nhiên số một, rễ bèo, rễ sen còn lọc được cả các chất dầu nữa. Nếu hồ Gươm kiêng bèo và sen (để giữ lại mặt gương không lớn lắm, là một mảng thoáng giữa phố xá chật chội, một nhịp khoan giữa nhịp nhặt) thì hồ Tây không ngại sen, súng, bèo. Miễn là phải chăm sóc, khoanh vùng đừng để tràn lan quá một tỷ lệ nhất định khoảng 3 - 5% diện tích là được. Đường Thanh Niên quả là đẹp. Chỉ tiếc rằng ngành giao thông công chính lại thêm mấy dải phân cách bằng con lươn bê tông, như xa lộ. Giá mà nhấc bê tông đi, thay bằng một dải cỏ hoặc chậu hoa, chậu cây thì sẽ đẹp hơn nhiều. Nhớ ngày còn đi học, được tiết nghỉ là học sinh rủ nhau lên Tiểu Đồ Sơn bơi thuyền. Tiểu Đồ Sơn - nhà thuyền - nằm 42
  11. ép ớ một ịỏe hổ, chỗ chân dốc. có duvên lắm. Nay dọc một quãng đưòng có tới mấy hàng nhà nổi. mấy nhà du thuyền, mấy nhà huyền, thiên nga, dù bay.., không hợp với cánh sắc, nhất là mấy con du thuyền kiểu cách chắp nhặt, cải lương, rất "phán mỹ thuật". Mong đừng mọc thêm nữa, mà txrt đi đưạ thì tốt hơn. (Giờ này lại đang mọc thêm). Khi làn đường vòng quanh hổ, nên có dự án trồng cây, nghiên CÚI kỳ lưỡng. Làm sao có chủ đề cho từng đoạn, nôn dùngcác loai câv sà xuống nước như cây xi, cây sanh, hoặc rủ >uống nước như cây liễu. Không nên dùng cây vươn cao lắm, để giữ một nét xanh mờ và mảnh ở xa xa. Cây càng:ao, ta càng thấy hồ hẹp đi... Ngày hai buổi sớm, chiều đi làm qua hồ Tây. Mưa cũng đẹp. Nắnị cũng đẹp. Sương mù cũng đẹp. Mỗi một thời tiết một cách ỉẹp khác nhau, không có lúc nào không đẹp. Nhất 1. ngày trong trời, phía Tây hiện lên dãy Ba Vì, phía Tây Bắc hiện lên dãy Tam Đảo, hai dãy núi hùng vĩ tương đưmg nhau, mở về hai phía như hổ phục. Ớ giữa là sỏng Hồig Hà cuộn sóng đỏ. Thủ đô mênh mang bóng nước. Đấ Thăng Long thiêng liêng là thế, đắc địa là thế. Đức Lý Tiái Tổ, một ngàn năm trước, chỉ đi ngựa với ngồi kiệu, mà hỉ ra được chỗ này. Kính liy Cụ, anh minh thông tuệ tuyệt vời, ra một bản Nghị địnl Thiên đô, để con cháu muôn đời được hưởng lộc. Vừa đi tên phô Hà Nội, vừa suy nghĩ Một lá, hai kiến trúc sư hầu chuyện một bậc cao niên. "Thưa cụ chúng con sắp làm trên mặt chính tòa sứ quán ta 43
  12. ở một nước ngoài mội con rồng. Các anh ấy thích lắm..". Im lặng một giây, ông cụ thong thá nói:" Một con rồng à? Tôi tưởng là một cái đẩu rồng thôi chứ, nhìn từ đằng trước lại.." Hai kiến trúc sư im bặt nhìn nhau. Bậc cao niên ấy không iàm kiến trúc, suy ngẫm một đời, biết rộng, hiểu sâu, nhận thức cái đẹp một cách thuổn khiết, cao sang. Nói một lời là đúng bài bản ngay. Ây là bậc thức giả. Minh làm kiến trúc, đôi khi sợ tác phẩm của mình nó nghèo, nó thô, cứ thêm cái này cái khác cho nó vui mắt, còn chiều theo ý "ông chủ" nữa. Ông chủ lại hay thích có nhiều "kiến trúc", khối nọ ngoàm vào khối kia, chỗ này chờm lên một ít, chỗ khác tồ điểm mấy cái vạch, mảng tường này phải đắp thêm một cái huy hiệu; khung bê tông thì đúc thêm một đoạn đầu thừa giống như dầm gỗ, "cho nó vui mắt". Có thế mới dễ được duyệt. Lâu nay có mốt "tân cổ điển" nhìn cũng thấy ưng mắt. Anh em trong ngành bàn luận nhiều vấn đề: Nhà mới, kỹ thuật mới, đường nét cũ. Thiết nghĩ không nên phản đối hay kỳ thị cách này. Vấn đề là làm thế nào, ở đâu và liều lượng bao nhiêu ? Có công trình ở ngay đầu một phô' lớn, ngay bờ Hồ Gươm dùng nhiều kiểu làm đẹp trên ban công, ô văng, cửa đi, cửa sổ, lan can, diềm mái., chỗ nào cũng được tô điểm. Lúc đầu nhìn thấy khéo, nhiều lời khen, ít lâu sau, định thần lại, thấy rườm rà quá. Mình ham làm quà cho con mắt, quên mất rằng kiến trúc không phải là triển lãm , rằng kiến trúc phải thuần phác. Triển lãm thì cốt phô 44
  13. cho được nhiều thứ, vì người ta chí xem một lần. Còn cái nhà thì cứ đứng mãi ở góc phố, con mắt cứ ngắm nghía mãi. Con mắt cần có chỗ nghỉ. Cứ nhìn xem kiến trúc ngày xưa, dù Âu hay Á, bao giờ cũng có chỗ nghỉ cả đấy. Ngay cái đình của ta đâu phải chỗ nào cũng phô trương kiểu cách. Chỗ nghi là những gian gần như trống không giữa những thân cột khổng lồ, là tường đầu hồi trắng im lặng, là vầng mái rộng mênh mang... Giả tưởng trên mái lại có mấy mắi con quay ngang ra để tạo thành những những ô cửa con, hình ví ruồi, còn đầu hổi cũng được tô điểm, trạm trổ như cửa võng... thì sẽ ra sao ? Ngay trong từng thân gỗ câu đầu, dầm, xà, bẩy, kẻ các cụ cũng áp dụng luật làm đầy và bó trống một cách hài hòa lấm. Chỗ này thì chạm trổ công phu, cầu kỳ, tiếp theo lại chỉ có một đường duỗi đơn sơ như một nét phác. Xem ra như vậy thì kiến trúc càng quá cầu kỳ, càng thêm thất chi tiết càng chóng bị chán, chóng thấy lố bịch, chóng lạc hậu. Khổ một nỗi, làm kiến trúc đơn sơ mà đẹp lại là một việc khó. Kiến trúc ngày trước làm tường gạch, tường đá. Gạch đá không chịu uốn được nên thường làm vòm cuốn. Lại vì tường đặc nhiều, trông nặng nên từ mặt đất trở lên hay chia thành những vạch ngang như kiểu nhà ga Hà Nội, trụ sở Tổng công đoàn... Bây giờ muốn nhắc lại một số nét kiến trúc cổ như làm vòm, chạy phào chỉ, trông cũng đẹp, gờ chỉ lại có tác dụng che đỡ cho mặt tường, mặt cửa sổ, có lý, 45
  14. nhưng lại iàm các kiêu phân vị như tường nặng cho cái tường nhẹ đua ra trên hàng con sơn. không có chân trên mặt đất thì thật là trái mál và sai bài bán. Nhớ có một lần họp duyệt đồ án ớ thành phô. VỊ đại diện kiến trúc sư trưởng ở quận Hoàn Kiếm chí ra ngay lỗi đó. Ay là ý kiến của người tinh thông nghé nghiệp. Sau một cơn bão, vài đoạn phô có cây đổ, phải cưa đi. Đi qua đó thấy bàng hoàng ngơ ngác. Một hồi phá dỡ cửa hàng Bách hóa tổng hợp cũ để xây siêu thị. Đi đến đáu Hàng Bài, con mắt thấy ngờm ngợp, thấy hoang mang. Ây là vấn đề tầm nhìn. Càng thấy rõ, trong kiến trúc, tầm nhìn là hết sức quan trọng. Điều này được quyết định trước hết bởi Kiến trúc sư trưởng - người quy định chiều rộng con đường, chiều cao dãy phố. Sau đó là người kiến trúc sư thực hiện công trình. Liên quan đến hồ Hoàn Kiếm, sự tĩnh lặng nằm giữa phố cổ đông đúc, mặt gương xanh hài hòa với một ngàn "mái ngói xô nghiêng", là chỗ "nghỉ" của mắt, chỗ thư thái cho hồn người Hà Nội. Không phải vô cớ mà những công trình cao như Nhà thờ lớn, Nhà hát lớn, Ngân hàng quốc gia, khách sạn Metropole đều phải lùi xa bờ hồ vài ba trăm mét. Đề xuất một góc kéo từ mép hồ lẽn để giới hạn độ cao nhà ven hồ là một đóng góp tốt, nhưng dường như chưa đủ. Độ cao của cái nhà không ảnh hưởng nhiều tới người đi dưới chân nhà đó, mà ảnh hưởng tới người đi bên kia hồ nhìn sang. Muốn thử điều này, ta hãy đứng dưới chân nhà Bưu điện và ủy ban nhân dân nhìn sang phía Phú Gia - Bốn 46
  15. Mùa rồi lại sang bên Phú Gia - Bốn Mùa nhìn về nhà Bưu điện. Trường hợp thứ nhất, ta thấy hồ vẫn có vẻ rộng như xưa. Trường hợp thứ hai, ta thấy hồ có vẻ hẹp đi nhiều lắm. Tầm nhìn quan trọng như thế. Nên chăng quy định một góc hep kéo ĩừ bên này hồ cho dãy phố bên kia và kéo từ bên kía hồ cho dãy phố bên này. Tầm nhìn cũng hết sức quan trọng đối với tượng và tượng đài. Lâu nay hay thấy kêu ca: Điêu khắc trưng bày trong phòng của ta thì đẹp, nhưng tượng ngoài trời thì ít cái được. Có lẽ ngoài những nguyên nhân về tạo hình, về chất liệu, thì một nguyên nhân quan trọng là ta chưa giải quyết tốt tầm nhìn, góc nhìn. Đó là tương quan của tượng với bệ, của cả tượng và bệ với không gian xung quanh, với dãy nhà và rặng cây đằng sau và hai bên, với quảng trường phía trước, với con đường và độ xa con đường dẫn tới. Đó là cả một nghệ thuật. Thiết nghĩ, có một trường hợp giải quyết hết sức hài hòa mối quan hệ đó: Tượng Lênin ở vườn hoa Chi Lăng trước cột cờ Hà Nội. Ai nhìn thấy cũng vừa mắt. Nhiều người nói: Đúng là bàn tay bố cục của maitre (bậc thày). Nhân nói về bố cục và khoảng nghỉ của mắt, lại nghĩ đến mặt đất, không gian còn lại ngoài nhà. Một trong những điều đô thị khác với nông thôn là ở đô thị mặt đất phải được xử lý tới từng mét vuông. Không có một mét vuông nào để "mặc kệ nó". Trước cơ quan, có một khoảng sân. Trưởng phòng hành chính liền bố trí hồ cảnh, các kiểu giả sơn, các loại cỏ hoa .47
  16. cây cánh, vài chuc chậu hoa. vài chục chậu cây thế, Bon- sai... đúng là hoa thơm cỏ lạ. Thế là đem bố cục của cái vườn ớ sân trong hay gác sán nhà phô áp dụng cho một sân rộng, đem cái chí thú tỉa tót của ông cụ nghi hưu đế bố trí cho một công sớ. Người kiến trúc sư thì khác. Anh ta biết ràng không gian này cần có một giãi pháp màng lớn. Anh sẽ cho trổng một mảng cỏ đều tắp và xanh rì, với một hàng muồng muồng hoặc cau tây, cau ta, cao và thưa. Như vậy chắc sẽ làm cho cơ quan thêm trang nghiêm và mát mẻ. Sân dường như cũng rộng ra. Đấy cũng là đê con mắt có chỗ nghỉ. Bởi vậy, kiến trúc - Với tư cách là một văn hóa - từ quy hoạch, đến cái nhà, cái phòng, lối đi, mảnh sân, tường rào... đều nên do người làm kiến trúc thiết kế. Người làm kiến trúc thường học ở trường ra đã biết nghề, đã thiết kế ngay nhiều công trình. Nhưng rồi cùng với nãm tháng, cũng phải lùi xa một chút, nhìn kiến trúc một cách bình tĩnh, suy tư, theo con mắt của thức giả. Và anh em kiến trúc mình, cũng cầu giời cho được gập ông chủ thức giả. * * * Vì suy cho cùng, kiến trúc sư mình chỉ là người tư vấn, người làm thuê cho ông chủ, ông ấy là người quyết định. Kiến trúc sư chỉ cố thuyết phục thôi, chứ làm sao có được quyền quyết định. 48
  17. Hòn non bộ và "sinh vật cảnh" Trong 108 câu "nhàn tướng" của cụ Tản Đà có câu này: ''Chim 1011%, cá chậu, núi non bộ, đó không phải tà thú chơi của người phong lưu quân tử". Chúng tôi không dám lạm bàn về câu này vì trong mười mấy chữ mà có nhiều khái niệm và nhiều ý nghĩa lắm. Chơi cây cảnh, nhấi định là một thú chơi thanh lịch. Trong cái nhà ống của Hà Nội xưa, sâu tới dăm bảy chục mét, rộng lòng có ba bốn mét. để một khoảng sân trong vuông vuông. Để lấy một chút nắng, một chút gió, một chút thiên nhiên giữa chốn đô hội. Ông chủ nhà, người "quân tử" còn bận dạy chữ, viết văn, điều khiển kinh doanh nên mấy khi có thì giờ mà ngao du nơi núi cao, biển rộng, cây ngàn, với chim trời, cá nước. Vậy thì đem một ít mầu xanh về nhà, quy cái tình yêu giang sơn về tình yêu cái mô hình của sông núi. Giữa sân đặt một bể cạn, có một hòn đá giả sơn làm trung tâm cho vũ trụ thu nhỏ. Có nhà sàn chênh vênh, ngôi chùa lưng núi, chú tiều hái củi, cơn trâu gặm cỏ. Dưới nước cá lội tung tăng. Quanh sân đặt mấy chậu hoa. Mấy cây cổ thụ trong chậu, mượn dáng cây để nói chí mình. Ngày ngày ông chủ tưới tắm mấy giò phong ỉan, dùng chiếc bút nho cũ phẩy bụi trên lá. Khóm trúc ngụ ý lòng người thẳng ngay. Chậu cúc vàng hàm ý thanh cao. Hoa cúc nở không sợ sương sa gió rét, lá cúc chết khô không lìa cành. Mấy lồng chim, buổi sớm tiếng chim hót nhẹ nhàng đánh thức. Mười hai mét vuông sân trong, mười lăm mét vuông sân gác cũng giúp cho đầu óc thư thái, lòng yên tĩnh. 49
  18. Thế nhưng kiến trúc phong cảnh lại là một việc khác, về mặt tạo hình, kiến trúc trước hết là đường nét, mảng, khối. Thiên nhiên, hay riói hẹp hơn, không gian xung quanh công trình, phải hoà với kiến trúc, phải phụ hoạ với kiến trúc. Ngay từ bản vẽ mặt bằng, mặt đứng, phối cảnh, người làm kiến trúc đã tạo hàng cây, thảm cỏ để tôn kiến trúc lên. Cây cỏ cũng là kiến trúc, cũng phải tạo không gian, tạo đường hướng, tạo mảng, khối. Bởi vậy, những diện tích còn lại, ngoài nhà, đường, sân thì trước hết phải là mầu xanh mịn và đều của cỏ. cỏ làm cho mát mất, mát không khí, tạo cho cảm giác rộng rãi, thoáng đãng. Rồi đến hàng câv cao tạo bóng mát và cũng tạo dáng cùng với nhà. Nếu không đủ chỏ trồng cây to thì cũng làm giàn dây leo hoặc trồng hàng cây thanh mảnh. Kết hợp lối đi, mật nước, không gian xung quanh cùng với công trình tạo nên một tổng thể hài hoà, trong đó công trình là chủ thể. Mỗi một nét cây phải tương ứng với một nét nhà. Ví dụ hai cây thiên tuế phải tương ứng với hai trụ sảnh, hàng cau tương ứng với lối đi, cây hoàng lan chiếm lĩnh góc vườn. Ai cũng thích những biệt thự nằm sau một vùng cỏ xanh rì. Nhiều công trình xử lý vườn giật cấp dốc, nét gẫy được tô bằng màu xanh của cỏ. Ta luy đưa thảm cỏ xanh lên ôm cả thân nhà, thật ngoạn mục. Ngay cả những nhà kiểu căn phô' hẹp, nếu phía trước chừa lại được một khoảnh vườn, thì khoảnh đó cũng chỉ nên trồng cỏ mịn với mấy khóm hồng hoặc một cây bách tán, cây cau mảnh và cao. Chỗ đó dường như được rộng ra hơn. Ta sẽ có cảm giác bối rối, không yên tĩnh nếu như chỗ đó loằng ngoằng cây thế, nhấp nhô giả sơn. 50
  19. Bản thân cáy thế, giá sơn mang tính chất mô hình, thu nhỏ tỉ xích, cho nên có nó chỉ có thể thích hợp với những không gian hạn chế, với tí xích ước lệ, nhằm vào mục đích khác chứ không phải đê phụ hoạ công trình. Một số vật nhỏ cũng có thể được sử dụng, nhưng chỉ để điểm xuyết một cách có cân nhắc, có liều lượng trong những tiểu cảnh kiến trúc, phần nhiều là ở nội thất. Vậy mà mấy năm nay, dường như ta bị lẫn lộn giữa hai khái niệm "Kiến trúc phong cảnh" và "sinh vật cảnh". Khắp nơi triển khai ồ ạt những vườn được gọi là "Kiến trúc phong cảnh", với mấy lối nhỏ vòng vèo, cầu kiều mini qua rãnh nước mini, và bể cạn, chậu cá và giả sơn, cây thế, kinh nhất là cây tạo hình thú, cây tạo hình người. Đến' nỗi qua vùng đá vôi thấy bầy đầy nhũ và đá đập được từ hang và núi đem bán ven quốc lộ. Lối "Kiến trúc phong cảnh" đó được áp vào khắp nơi, dù là trước một cơ quan nhà nước hay một báo tàng có tầm cỡ. Hàng trăm chi tiết làm mất sự hài hoà, cân đối cần thiết của không gian quanh công trình, làm mất sự trang nghiêm của công sở. Nhiều khi ta tưởng như đứng trong vườn bán cây hay trong mảnh sân của ông cụ chơi cíiy thế. Ta đã làm mất chủ thể là công trình. Người ta đến là đến với công trình, với công việc, đến để xem bảo tàng... chứ không phải đến để lững thững, chắp tay sau lưng như ôog cụ, ngắm cây thế, cây hình thú. Cụ Tản Đà cũng nói: "Chim lồng, cá chậu, núi non bộ, những thứ đó có thề ảnh hưởng tới cái tư tưởng lớn". Giả sơn, bể cá, cây tạo hình thú... đẹp đấy nhưng đó không phải là kiến trúc phong cảnh. Phải chăng đã có một 51
  20. sự ngộ nhận, hiểu lầm (mal comprendre misunderstanding) khái niệm kiến trúc sư phong cảnh (architecte - paysagiste). Có hai quan niệm vể quan hệ kiến trúc - cảnh quan (của Frank Lloyd Wright và Le Corbusier): 1. Kiến trúc phải hài hoà với thiên nhiên, như đứa con do cảnh quan đẻ ra. 2. Thiên nhiên như tấm thảm nhung để đặt công trình kiến trúc lên. Hai quan niệm đó có phần khác nhau, nhưng cùng gặp nhau ở một chỗ: Với kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên là một sự quan trọng lắm, là sự sống chết của kiến trúc. Các cụ ta ngày xưa đã làm việc này thật tài giỏi, như những bậc thầy kiến trúc phong cảnh, nhất là ở đền chùa. Như sau: - Đi từ xa tới gần, thấy ngôi chùa hiện ra, bao giờ cũng xinh đẹp và hài hoà với cảnh quan. - Đứng sân đền, cổng chùa mà nhìn ra, bao giờ cũng thấy một phong cảnh đẹp, một cảnh quan hữu tình. Không tin thì xin cứ đi thăm các đền chùa cổ mà xem. Ánh sáng đô thành Thứ nhất, xin bàn về chiếu sáng bên ngoài công trình. Ta đã mất nhiều năm làm kiểu giăng đèn kết hoa theo đường nét viền công trình. Cách đó rất không hay, vì: 1. Công trình vốn không được tạo hình bởi nét viền mà bởi mảng, khối. Các chuỗi đèn chỉ thể hiện nét viền, cồn ở giữa là những mảng tối thui. 52
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2