Kinh doanh và nguyên tắc "Nhập gia tùy tục"
lượt xem 43
download
Tại văn phòng làm việc của công ty hay trong các buổi gặp mặt, thăm hỏi kinh doanh xã giao ở Trung Đông, ba tách trà hoặc ba tách cà phê có thể bị xem như một biểu hiện …bất lịch sự. Chỉ một sự vô ý nhỏ thôi cũng có thể khiến bạn “mất điểm” trước các đối tác kinh doanh Hồi giáo này. Vì thế, bạn đừng bao giờ mạo hiểm mong đợi sự thành công quá sớm ở một thị trường mà bạn chưa hiểu gì về tập quán sinh hoạt và phong tục kinh doanh.......
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kinh doanh và nguyên tắc "Nhập gia tùy tục"
- Kinh doanh và nguyên tắc "Nhập gia tùy tục" Tại văn phòng làm việc của công ty hay trong các buổi gặp mặt, thăm hỏi kinh doanh xã giao ở Trung Đông, ba tách trà hoặc ba tách cà phê có thể bị xem như một biểu hiện …bất lịch sự. Chỉ một sự vô ý nhỏ thôi cũng có thể khiến bạn “mất điểm” trước các đối tác ảnh minh họa kinh doanh Hồi giáo này. Vì thế, bạn đừng bao giờ mạo hiểm mong đợi sự thành công quá sớm ở một thị trường mà bạn chưa hiểu gì về tập quán sinh hoạt và phong tục kinh doanh. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có một bản sắc cũng như những quy định riêng mà bạn, những người nước ngoài, phải hiểu biết khi muốn hợp tác hay xâm nhập vào thị trường của họ. Đây là yêu cầu quan trọng quyết định phần lớn sự thành công của bạn và là một phần trong chiến lược xúc tiến kinh doanh mở rộng thị trường ra nước ngoài. Mặc dù hoạt động này không tạo ra sản phẩm hay dịch vụ cụ thể, nhưng sự cần thiết của nó thể hiện ở việc cung cấp những tin tức để giúp bạn đề ra được những chiến lược kinh doanh đúng đắn. Thông tin kinh doanh hiện đại là một loại thông tin xuyên văn hóa, giữa những khách hàng, đối tác kinh doanh ở một nền văn hóa này và những nhà cung cấp ở một nền văn hóa khác. Thông thường, tại những thị trường khác nhau, nền văn hóa cũng sẽ khác nhau, và đôi khi trong một nước cũng có sự khác biệt với nhau về văn hóa, ví dụ như Ấn Ðộ hay Trung Quốc. Xúc tiến kinh doanh quốc tế là việc làm thế nào để chuyển được các thông tin từ thị trường nước ngoài đến với bộ phận hoạch định chiến lược của công ty, để từ đó bộ phận này sẽ đề ra những kế hoạch thích hợp nhằm vượt qua các rào cản kinh doanh do sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ, quy định của chính phủ, phương tiện truyền thông đại chúng, phong tục tập quán.... Điển hình trong hoạt động bán hàng, phát triển sản phẩm, định giá cả và phân phối, mỗi thị trường đều được điều chỉnh bằng những quy định riêng biệt. Tiền hoa hồng (premium) luôn được các công ty áp dụng như một phần khuyến mãi, nhưng chính nó lại có thể gây ra các vấn đề rắc rối. Ví dụ như tiền thưởng của các công ty ở Thuỵ Sỹ có tác dụng chào mời khách mua hàng sẽ chịu sự chi phối của luật chiết khấu ở nước này. Thuỵ Sỹ cấm bất kỳ việc giảm giá thành sản phẩm nào có tính ưu đãi đối với các nhóm khách hàng khác nhau. Người ta cho rằng làm như thế sẽ dẫn đến việc phân biệt đối xử đối với người mua. Tiền hoa hồng ở Thuỵ Điển và Pháp thông dụng hơn và nó được phép áp dụng trong một giới hạn nhất định. Nếu một công ty dùng tiền hoa hồng mời chào khách thì không được phép, hay nếu khi bán sản phẩm nào đó thấp hơn giá vốn, hoặc chào một khách hàng với một quà tặng hay tiền thưởng kèm theo điều kiện là họ phải mua một sản phẩm khác… đều là bất hợp pháp. Hơn nữa, một công ty hoặc nhà bán lẻ không thể chào khách những sản phẩm khác biệt so với những mặt hàng họ vẫn thường kinh doanh. Ví dụ, theo quy định thì các công ty sản xuất và kinh doanh bột giặt tại Pháp không được chào khách bằng quần áo hay các dụng cụ nhà bếp và các quà tặng là ngũ cốc. Hoạt động quảng cáo khuyến mãi ở Đức còn bị thắt chặt hơn. Nếu bạn quảng cáo qua các biên giới quốc gia thì quảng cáo đó sẽ bị quy định về so sánh sản phẩm điều chỉnh. Ở Đức, những so sánh sản phẩm của mình với sản phẩm của các công ty khác trong quảng cáo luôn luôn chịu sức ép của đối thủ cạnh tranh, như gọi đến toà án và được yêu cầu chứng minh tính hơn hẳn về sản phẩm của họ so với sản phẩm tương tự. Ngoài ra còn có các quy tắc khắt khe hơn, ví dụ như tất cả những điều khẳng định về tính chất ưu điểm của sản phẩm (mà chưa chứng minh được sự thật) và tuyên bố trong quảng cáo đều phải được kiểm tra để đảm bảo rằng việc trình bày ra trước công chúng là không giả dối và lừa đảo. Quy định này được áp dụng dưới mọi hình thức, từ dán nhãn sản phẩm đến nội dung những bức thư chào hàng. Toà án luôn xử các vụ này đúng theo luật, tập trung chú ý vào việc xác định liệu một quảng cáo có sai sự thật hay lừa đảo không. Tây Ban Nha lại đặc biệt quan tâm việc nhận diện sản phẩm. Vì thế, nước này đề ra một số các điều luật riêng, theo đó bắt buộc các sản phẩm nước ngoài phải sử dụng tiếng Tây Ban
- Nha trên tất cả các nhãn sản phẩm, trong quảng cáo, hướng dẫn hay các thông tin khác về sản phẩm. Tài liệu gốc không bị cấm, nhưng phải kèm theo bản dịch ra tiếng Tây Ban Nha. Bên cạnh những quy định pháp luật, mỗi thị trường còn duy trì vô vàn những tập tục kinh doanh khác nhau. Chất cafein bị hạn chế ở các nước Trung Đông. Ba tách trà hoặc cà phê thường được xem như một “hạn chế lịch sự” ở các văn phòng cũng như trong các buổi gặp mặt, thăm hỏi kinh doanh xã giao. Nếu vẫn muốn tiếp tục duy trì buổi gặp mặt, bạn có thể dùng thêm một tách nhưng phải nhấp từng chút để không phải uống thêm một tách nữa khi buổi gặp mặt chưa kết thúc. Hoặc trong trường hợp bạn không muốn dùng thêm nữa thì hãy xoay chiếc tách không của bạn lại khi đang cầm nó từ phía sau. Cử chỉ đó có nghĩa là: “Cám ơn, tôi nghĩ là tôi đã uống quá nhiều”. Khi bạn đến Ả rập Xê út, đừng ngạc nhiên nếu bỗng nhiên có một người xông thẳng vào văn phòng làm gián đoạn cuộc nói chuyện của bạn với một ai đó trong phòng. Đây là một tục lệ của người Ả rập truyền thống nhằm thể hiện đấy là “cuộc gặp gỡ công khai”. Tuy nhiên, ở Mỹ hay nhiều quốc gia châu Âu, hành động đó lại bị xem là một hành động khiếm nhã khi làm gián đoạn câu chuyện của người khác, thậm chí cả sau khi việc hợp tác đã được ký kết. Trong thế giới của các nước Hồi giáo, trước khi nhận một lời mời nào đó, từ “không” phải được nói ba lần trước khi bạn chấp nhận lời mời đó. Các doanh nhân gốc Ả rập quan niệm rằng việc bạn cố gắng hết sức để nhận một cuộc hẹn là hoàn toàn vô tư, không có toan tính trước và nó thể hiện sự công khai của cuộc hẹn. Doanh nhân Tây Ban Nha lại có sự quan tâm đặc biệt đến thời gian. Các văn phòng và đại lý ở Tây Ban Nha thường đóng cửa từ 1 giờ và trễ nhất là 4 giờ 30 phút chiều. Về ăn mặc, theo quan niệm của người Tây Ban Nha, giày đen biểu thị cho các cơ hội kinh doanh. Người Tây Ban Nha rất thích màu đen và các màu tối. Nghi thức xã giao kinh doanh ở lại đòi hỏi các doanh nhân phải trao đổi danh thiếp ngay khi gặp mặt. Nếu bạn không đưa ngay danh thiếp, công việc của bạn sẽ phải trì hoãn lâu đấy; hay nghi thức gặp mặt ở Pháp đòi hỏi bạn phải đưa chứng minh thư kèm theo danh thiếp; còn ở Nhật Bản, bạn phải chuẩn bị ít nhất là 40 tấm danh thiếp để mang theo mỗi ngày. Theo một thống kê mới nhất, trung bình tại Nhật Bản một doanh nhân sử dụng khoảng 20 tấm danh thiếp/ngày, đồng thời người Nhật Bản trao tay nhau khoảng 45 triệu danh thiếp/ngày. Những con số trên chứng tỏ Nhật Bản là một trong những quốc gia sử dụng nhiều danh thiếp nhất thế giới. Người Nhật cũng quen xưng hô theo danh vị cao nhất của đối tác ghi trong danh thiếp. Nếu bạn có cơ hội hợp tác với doanh nhân Nhật Bản, hãy tôn trọng thói quen này mà xưng hô với họ. Chẳng hạn như giám đốc thì thường gọi là “giám đốc” chứ không xưng hô theo kiểu “ông” hay “anh”. Trong làm ăn, người Mỹ thích sự chính xác, cụ thể. Họ thích cách nói “5 hoặc 6”, chứ không thích nói “khoảng 5 hoặc 6”. Việc nói chuyện vòng vo bị coi là mất thời gian. Người Mỹ có thể bàn việc làm ăn thường xuyên trong các bữa tiệc, bữa ăn, họp mặt... Đối với những doanh nhân làm ăn tại Mỹ, ăn mặc phải được chú ý nhiều hơn một chút, bởi vì có nhiều ông chủ tư bản nhìn đôi giày của đối tác để quyết định làm ăn. Không ít các doanh nhân Mỹ thường thuê xe Limousine khi đến gặp đối tác đã để tạo “uy tín” làm ăn. Ở Scandinavia và Phần Lan, khách đến bàn bạc kinh doanh thường được mời đi tắm hơi cùng với chủ công ty. Đó là tín hiệu của một cuộc hợp tác tốt đẹp. Ở Đan Mạch, nếu bạn được mời tới dự tiệc tại tư gia của đối tác, bạn nên mang theo hoa và một vài món ăn đặc biệt. Còn ở Pháp, khi đến dự tiệc tại nhà, bạn nên tặng hoa trước bữa tối. Nên nhớ không được tặng hoa cúc vàng, vì loại hoa này thường chỉ dùng trong các dịp …tang lễ. Hơn cả hoa và quà tặng, doanh nhân Pháp thích khách hẹn lại vào một dịp đặc biệt nào đó sau đợt hợp tác lần này. Ở Đức, tặng hoa cho phu nhân của đối tác kinh doanh là một món quà mang ý nghĩa tôn trọng, lịch sự. Đây là khởi đầu cho một cuộc hợp tác tốt đẹp, nhưng đừng bao giờ tặng hoa hồng vì loài hoa này tượng trưng cho tình yêu. Còn ở Thuỵ Sỹ, tặng bao nhiêu hoa hồng cũng được nhưng chỉ được tặng 2 bông hoặc 20 bông, đừng tặng 3 bông vì số 3 chỉ dành riêng để tặng người yêu. Nếu tổ chức những buổi dạ tiệc tại Hàn Quốc, bạn nên mời cả phu nhân của các vị khách, vì các doanh nhân Hàn Quốc thường thích vợ mình tháp tùng trong những buổi dạ tiệc. Điều đặc
- biệt ở Hàn Quốc là khách mời danh dự (những người lớn tuổi, những người có vị trí cao trong xã hội…) phải được ưu tiên phục vụ trước trong các buổi gặp mặt. Ở Trung Quốc, tặng quà cho đối tác kinh doanh là điều không được chấp nhận. Hành động này không được xem là một sự xúc phạm và bạn có thể sẽ bị từ chối các cơ hội hợp tác. Nghi thức thể hiện tình hữu nghị và sự đón tiếp nồng nhiệt ở Trung Quốc là … vỗ tay. Bạn sẽ được đón tiếp nồng nhiệt tại các công ty, nhà máy bằng những tràng vỗ tay thật lớn. Vì vậy trong trường hợp này, bạn cũng phải vỗ tay với họ cho dù làm điều này giống như là bạn đang vỗ tay cho chính mình. Trên đây là những thực tế phong tung tập quán khác nhau tại từng thị trường mà bạn không thể bỏ qua trong những chiến lược phát triển kinh doanh, không chỉ trong quảng cáo, khuyến mãi, mà còn cả trong cung cách kinh doanh, ứng xử với khách hàng, đối tác kinh doanh và nhiều hoạt động liên quan khác. Sự khác biệt về tập quán kinh doanh giữa các thị trường một phần cũng vì các thị trường có những phong tục văn hoá xã hội hoặc các sở thích không giống nhau. Thị trường toàn cầu là một bức tranh đẹp về sự đa dạng văn hoá. Nhưng cũng chính sự đa dạng này đã khiến không ít công ty lâm vào tình trạng dở khóc dở cười chỉ vì không có sự tìm hiểu, chuẩn bị kỹ lưỡng về thông tin thị trường cũng như về những đặc điểm văn hóa. Dường như có những quy tắc bất thành văn mà bạn cần nắm vững trong mỗi chiến lược xúc tiến kinh doanh và thâm nhập thị trường mới, đó là “Nhập giang tùy khúc, nhập gia tuỳ tục”. Nguồn : bwportal
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hợp tác trong kinh doanh ... thành công cho doanh nghiệp
5 p | 283 | 83
-
Sự thật về marketing
2 p | 223 | 72
-
Kinh doanh và nguyên tắc kinh doanh 'Nhập gia tùy tục'
7 p | 195 | 54
-
Sự khác biệt giữa 2 miền Nam- Bắc trong tổ chức sự kiện
4 p | 166 | 38
-
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm – 5
9 p | 131 | 36
-
NGUYÊN LÝ CỦA M&A (SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI)
9 p | 161 | 35
-
Giáo trình quản trị học căn bản 16
9 p | 155 | 32
-
Nhập gia tuỳ tục - Nguyên tắc kinh doanh của Sega
5 p | 195 | 32
-
Xu hướng truyền thông 2012
6 p | 130 | 32
-
MARKETING PHẢI "NHẬP GIA TUỲ TỤC"
2 p | 96 | 23
-
Bài học thành công từ ông trùm "kim cương xanh"
10 p | 124 | 18
-
Khác biệt giữa 2 miền Nam Bắc trong tổ chức sự kiện
2 p | 115 | 16
-
Doanh nghiệp chuộng xuất khẩu online
5 p | 120 | 15
-
Tiềm năng lớn với quảng cáo từ khóa
3 p | 75 | 8
-
M&A
5 p | 72 | 5
-
Kinh doanh quốc tế:Tổ chức và kiểm soát các hoạt đông kinh doanh quốc tế
17 p | 90 | 4
-
Chính sách giá : giá bán lẻ và ảnh hưởng của lạm phát giá hàng hóa
7 p | 80 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn