intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh hoàng thực phẩm nhiễm độc!

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

66
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trước tình hình giá lương thực thế giới đang ở thế cao ngất ngưởng và gần chạm đỉnh, an ninh lương thực đã trở thành vấn đề cấp thiết cho mỗi quốc gia. Chính lợi nhuận to lớn mà nó đem lại đã làm mờ mắt những người sản xuất lương thực, họ đã bất chấp tất cả để … “đầu độc” người tiêu dùng bằng những thực phẩm không an toàn… Từ thực tế giật mình Theo nghiên cứu mới công bố của Đại học Nông nghiệp Nam Kinh, 10% số gạo trên thị trường Trung Quốc nhiễm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh hoàng thực phẩm nhiễm độc!

  1. Kinh hoàng thực phẩm nhiễm độc! Trước tình hình giá lương thực thế giới đang ở thế cao ngất ngưởng và gần chạm đỉnh, an ninh lương thực đã trở thành vấn đề cấp thiết cho mỗi quốc gia. Chính lợi nhuận to lớn mà nó đem lại đã làm mờ mắt những người sản xuất lương thực, họ đã bất chấp tất cả để … “đầu độc” người tiêu dùng bằng những thực phẩm không an toàn… Từ thực tế giật mình Theo nghiên cứu mới công bố của Đại học Nông nghiệp Nam Kinh, 10% số gạo trên thị trường Trung Quốc nhiễm cadmium, loại hóa chất độc hại có thể gây bệnh suy thận và mềm hóa xương. Các chuyên gia đã tiến hành thử nghiệm trên 100 mẫu gạo thì có đến 10% trong số đó nhiễm kim loại nặng cadmium vượt tiêu chuẩn. Đặc biệt, gạo tại các tỉnh như Giang Tây, Hồ Nam và Quảng Đông có tỷ lệ nhiễm độc lên tới 60%. Các mẫu thử đều cho thấy mức độ nhiễm độc ở khu vực phía Nam Trung Quốc nghiêm trọng hơn khu vực phía Bắc. Nguyên nhân của việc nhiễm độc được cho là do lượng nước thải công nghiệp nhiễm kim loại nặng được xả ra môi trường làm đất ở các khu vực này có cadmium cao hơn bình thường. Cadmium là một trong ba kim loại được coi là nguy hiểm nhất đối với cơ thể con người (hai thứ còn lại là chì và thủy ngân), nó thâm nhập vào cơ thể con người chủ yếu qua đường ăn uống. Chưa ai biết thực hư câu chuyện ra sao song theo một điều tra của tờ Caixin, có hàng chục nông dân ở ngôi làng Sidi, phía Nam Trung Quốc gặp vấn đề về chân, họ cho biết chân đã bị yếu đi rất nhiều chỉ trong vòng 10 năm trở lại đây. Vấn đề này đã không trở thành cá biệt khi tại tỉnh Chiết Giang, rất nhiều nông dân, những người thường xuyên sử dụng gạo sản xuất tại địa
  2. phương có mức độ nhiễm độc cao, cho biết họ cũng bị các vấn đề tương tự ở xương chân. Mặc dù chưa có một bệnh viện ở Trung Quốc nào công nhận có một cộng đồng người ở một khu vực cùng bị các chứng bệnh về xương chân song điều hiển nhiên là đã có thực tế đó. Vậy là quốc gia đông dân nhất thế giới với 65% dân số sử dụng gạo làm lương thực chính và sản lượng lúa gạo mỗi năm lên tới 200 triệu tấn lại có tới 10% gạo bị nhiễm hóa chất độc hại. Và người ta đặt ra câu hỏi liệu trong 10% đất bị nhiễm độc tại Trung Quốc đã sản xuất ra bao nhiêu gạo được tiêu thụ trong nước và bao nhiêu gạo đã xuất khẩu. Kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm tại siêu thị ở Trung Quốc. Ðến những vụ “đầu độc” người tiêu dùng Không phải tất cả các vụ nhiễm độc thực phẩm đều do “yếu tố thứ ba” – tức là do người sản xuất không chủ ý, tác thành, mà đa phần lại bắt nguồn từ hành động cố tình “đầu độc” người tiêu dùng để thu lợi nhuận. Những người sản xuất và buôn bán thực phẩm đã cho những loại hóa chất độc hại nhằm bảo quản thực phẩm được tươi ngon lâu hơn so với bình thường. Đơn cử
  3. như chất clenbuterol, người Trung Quốc gọi là “bột thịt nạc” vào thức ăn chăn nuôi gia súc để tăng việc đốt cháy mỡ, tăng lượng thịt nạc ở lợn và có thể xuất chuồng gia súc được sớm hơn, thịt cũng tươi lâu hơn. Chất này thường được lưu lại trên nội tạng động vật, tuy nhiên nếu con người sử dụng quá nhiều sẽ gây bệnh đau bụng, loạn nhịp tim, ảnh hưởng tới hệ thần kinh và tuần hoàn, thậm chí có thể gây chết người. Trong những năm trước, tại Trung Quốc cũng có hàng trăm ca nhiễm độc phải nhập viện do ăn nội tạng động vật nhiễm hóa chất clenbuterol. Vậy mà Trung Quốc vẫn chưa có một cuộc điều tra nào liên quan đến việc sử dụng hóa chất bị cấm clenbuterol, nhưng thực tế theo điều tra của AP tại các vùng nông thôn người chăn nuôi đang sử dụng tràn lan hóa chất độc hại này và không có bất kỳ sự kiểm soát nào. Một bằng chứng nữa cho vụ đầu độc người tiêu dùng phải kể đến vụ cho hóa chất melamine vào sữa trẻ em để tăng hàm lượng đạm hồi năm 2008 đã làm 6 trẻ em thiệt mạng và 300.000 em bị bệnh sạn thận. Hay như người ta đã sử dụng chất axit boric, một hóa chất được dùng như thuốc trừ sâu cho vào mỳ hay bánh mỳ làm tăng độ dẻo, cho sudan công nghiệp có thể gây ung thư vào thức ăn chăn nuôi làm tăng màu đỏ của lòng trứng, chất tẩy rửa formaldehyde được tẩm vào hải sản phơi khô để tăng độ sáng bóng… Và cảnh báo tòan cầu về an toàn thực phẩm Trước những tác động nằm ngoài kiểm soát của người tiêu dùng thì mỗi người chỉ có cách duy nhất để bảo vệ mình là trở thành những nhà tiêu dùng thông thái. Song mỗi người tiêu dùng khó trở nên “thông thái” được khi nguồn gốc của các loại hóa chất trên thực phẩm lại bắt nguồn từ môi trường. Theo nhà nghiên cứu Chen Tongbin thuộc Học viện nghiên cứu ô nhiễm đất Trung Quốc cho biết, khoảng 10% diện tích đất ở Trung Quốc đã bị nhiễm
  4. kim loại nặng trong đó bao gồm nhiều chất độc như cadmium và thạch tín. Bài học mà ai cũng biết chính là sự mất niềm tin của người tiêu dùng vào các sản phẩm hàng hóa, đây là cái giá phải trả cho những toan lính vụ lợi của một số người sản xuất. Theo một cuộc điều tra về an toàn thực phẩm được tiến hành đầu năm 2011, có gần 70% người dân Trung Quốc không yên tâm về vấn đề an toàn thực phẩm. Kết quả khảo sát cho thấy, các sản phẩm thịt bị nhiễm bẩn, dư lượng thuốc trừ sâu quá mức và lạm dụng phụ gia thực phẩm đang là những lo ngại hàng đầu của người tiêu dùng. Người Trung Quốc cảm thấy lo ngại nhất về vấn đề rau quả, thịt, đồ hộp, đồ ăn liền và các sản phẩm sữa. Các vụ nhiễm độc thực phẩm không chỉ thu hẹp ở Trung Quốc mà ngay cả châu Âu, khu vực được cho là kiểm soát gắt gao vấn đề an toàn thực phẩm cũng xảy ra tình trạng trứng và gia cầm nhiễm dioxin khiến hàng nghìn trang trại phải đóng cửa, hàng triệu quả trứng bị tiêu hủy… Như vụ nhiễm dioxin trên trứng, gà ở Đức, Italia, nhiễm dioxin trên thịt lợn tại Ireland hay vụ nhiễm vi khuẩn salmonella sau khi ăn trứng tại Mỹ làm hàng trăm người phải nhập viện. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ cho biết chỉ riêng tại Mỹ đã có 48 triệu người bị nhiễm các bệnh liên quan đến ngộ độc thực phẩm và làm 3.000 người chết mỗi năm. Trong đó, có tới 80% số trường hợp ngộ độc thực phẩm không xác định được mầm bệnh. Vấn đề an toàn thực phẩm đang dóng lên hồi chuông cảnh báo tất cả các quốc gia nhằm bảo vệ công dân của mình khỏi hiểm họa từ việc sử dụng thực phẩm nhiễm hóa chất, không an toàn. Tại London, Anh từ ngày 16-18/2 diễn ra Hội thảo về an toàn thực phẩm toàn cầu với sự tham gia của 600 chuyên gia từ 40 nước trên thế giới để đưa ra những sáng kiến và kinh
  5. nghiệm thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm. Chủ đề năm nay là “tạo dựng một nền văn hóa an toàn thực phẩm toàn cầu” chính là tia hy vọng cho mỗi người tiêu dùng được sử dụng thực phẩm sạch, an toàn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2