intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh nghiệm chỉ đạo và phát huy hiệu quả các nguồn lực xã hội để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới

Chia sẻ: Chauchaungayxua6 Chauchaungayxua6 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

43
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu trình bày tham luận của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về kinh nghiệm chỉ đạo và phát huy hiệu quả các nguồn lực xã hội để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh nghiệm chỉ đạo và phát huy hiệu quả các nguồn lực xã hội để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới

  1. UBND TỈNH ĐỒNG NAI KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO VÀ PHÁT HUY HIỆU QUẢ CÁC NGUỒN LỰC XÃ HỘI ĐỂ ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Đồng Nai có tổng diện tích tự nhiên hơn 5.900 km2; dân số trên 03 triệu người, trong đó hơn 60% dân cư sống vùng nông thôn; 11 đơn vị hành chính cấp huyện, 171 đơn vị hành chính cấp xã (có 133 xã xây dựng nông thôn mới). Tuy là tỉnh công nghiệp, cơ cấu ngành nông nghiệp chỉ chiếm tỉ trọng chưa tới 6%, nhưng Đồng Nai luôn đặt nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở vị trí chiến lược trong phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh. Đồng Nai xây dựng nông thôn mới với tinh thần “Chủ động, quyết tâm, quyết liệt” kể cả trước và trong thực hiện. Trước khi có Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tỉnh đã chủ động xây dựng nông thôn 4 có (có đời sống kinh tế được cải thiện; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ; có đời sống văn hóa tốt - an ninh, an toàn đảm bảo; có môi trường sinh thái phát triển bền vững), đã tạo được những tiền đề, điều kiện thuận lợi ban đầu cho thực hiện Chương trình. Sau khi Trung ương ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tỉnh kịp thời cụ thể hóa bằng Kế hoạch, Chương trình và Bộ tiêu chí nông thôn mới các giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020 của tỉnh để tổ chức thực hiện; sau đạt chuẩn, ngay năm 2013, sau khi có 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới, tỉnh đã chủ động chủ trương ban hành Bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao, để nông thôn mới được tiếp tục phát triển, tránh tình trạng bằng lòng, thỏa mãn sau đạt chuẩn. Vì nếu không kịp thời chỉ đạo đối với công tác này, thì nông thôn mới sẽ có nguy cơ chững lại và tụt hậu. Sau 08 năm thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh, đã đạt được những thành quả tích cực, rất đáng khích lệ, diện mạo nông thôn có sự chuyển biến rõ nét, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên một bước: thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2018 đạt 51,59 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 2,8 lần; tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 0,11%, giảm 6,51% so với năm 2011, năm đầu thực hiện Chươn trình. Đến nay, Đồng Nai đã hoàn thành 133/133 xã (100%) đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 31 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao theo bộ tiêu chí của tỉnh. 11/11 (100%) đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, về trước 2 năm so với mục tiêu ban đầu tỉnh xác định. Đồng thời, hiện tỉnh đang thực hiện theo chỉ đạo của Trung ương, thí điểm xây dựng huyện Xuân Lộc đạt nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững. Và trên cơ sở chỉ đạo của Trung ương, tỉnh đã ban hành 02 Bộ tiêu chí: xã nông thôn mới kiểu mẫu và khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu. Dự kiến, trong năm nay, tỉnh phấn đấu hoàn thành 01 xã nông thôn mới kiểu mẫu. Về huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Nguồn lực được tỉnh xác định có vị trí đặc biệt quan trọng, nhất là nguồn lực con người, trong thực hiện các nhiệm vụ đầu tư phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh nói chung và Chương trình xây dựng nông thôn mới nói riêng. Trong lãnh đạo, chỉ đạo, tỉnh đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về huy động nguồn lực cho đầu tư xây dựng nông thôn mới (Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 05/9/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa X)). Nghị quyết xác định rõ về quan điểm, nguyên tắc, mục tiêu, giải pháp huy động, bố trí sử dụng đối 111
  2. với 02 nguồn lực chủ yếu (nguồn tài lực, nguồn nhân lực) và tổ chức triển khai thực hiện với tinh thần quyết tâm, quyết liệt. Qua hơn 8 năm thực hiện Chương trình, công tác huy động nguồn lực đã đạt được thành quả tích cực, là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công của Chương trình. Tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình giai đoạn 2011-2018 là hơn 306,757 ngàn tỷ đồng. Trong đó: nguồn vốn ngân sách 34,329 ngàn tỷ đồng, chiếm 11,33%; nguồn vốn tín dụng hơn 182,498 ngàn tỷ đồng, chiếm 59,49%; vốn doanh nghiệp là hơn 46,621 ngàn tỷ đồng, chiếm 15,20%; vốn nhân dân đóng góp là hơn 42,887 ngàn tỷ đồng, chiếm 13,98%. Nguồn nhân lực: tỷ lệ lao động qua đào tạo được nâng cao rõ rệt, đến nay đạt 64,66%, tăng 17,66% so với năm 2011. Cán bộ, công chức các cấp đều được đạt chuẩn 100%. Trong đó có nhiều cán bộ, công chức được đào tạo có trình độ sau đại học. Từ những kết quả lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức huy động nguồn lực thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới 8 năm qua, tỉnh Đồng Nai rút ra một số bài học, trong đó 03 bài học có tính cốt lõi: Trước hết, công tác lãnh đạo, chỉ đạo phải chủ động, nhất là việc cụ thể hóa kịp thời các cơ chế, chính sách của Trung ương, phù hợp và sát thực tế của địa phương. Vừa qua, ngoài việc thực hiện cụ thể các chính sách huy động của Trung ương, tỉnh cũng kịp thời điều chỉnh các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền của tỉnh, theo hướng khuyến khích các địa phương, cơ sở, khai thác và huy động tốt các nguồn thu (điều chỉnh tỷ lệ điều tiết tiền thu sử dụng đất giữa tỉnh và huyện). Chú trọng công tác kiểm tra giám sát, để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc tại cơ sở. Hai là, phải làm tốt công tác tuyên truyền vận động, để mọi tầng lớp nhân dân thấy rõ vai trò, ý nghĩa của Chương trình, là cuộc cách mạng sâu sắc và toàn diện đối với vùng nông thôn; hiểu và nắm chắc các cơ chế chính sách huy động và sử dụng các nguồn lực; phát huy vai trò chủ thể của người dân, người dân thấy rõ được trách nhiệm và tự giác, tích cực đóng góp tiền, vật chất, ngày công để chung tay cùng Nhà nước xây dựng nông thôn mới. Nội dung tuyên truyền ngắn gọn, dễ hiểu, phương thức phải phong phú, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng, từng khu vực. Như, đối với khu vực đông đồng bào công giáo, cần tranh thủ tốt vai trò của các vị linh mục để tuyên truyền giáo dân. Với phương thức này, vừa qua Đồng Nai thực hiện đạt hiệu quả rất cao (Huyện Thống Nhất là huyện có tỷ lệ đông đồng bào công giáo (chiếm 72%), đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015). Tương tự một số khu vực khác, các công trình đồng bào công giáo tham gia xây dựng nông thôn mới, cũng với chất lượng tốt (Trường mẫu giáo Hoa Hồng – xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom được đoàn Trung ương đáng giá rất cao trong quá trình thẩm định đối với huyện Trảng Bom). Ba là, bố trí sử dụng hiệu quả đối với các nguồn lực, để vừa đáp ứng hiệu quả trước mắt, vừa kích thích trở lại, huy động đối với các nguồn lực tiếp theo. Thực tế trong thực hiện Chương trình, tỉnh Đồng Nai xác định rõ đối với từng nguồn lực: (1) Về tài lực: tỉnh xác định rõ yêu cầu mục đích sử dụng cho từng nguồn vốn, phù hợp với thực tế địa phương và yêu cầu đặt ra của Chương trình: Nguồn ngân sách là nguồn vốn dẫn dắt, kích thích huy động đối với nguồn vốn các thành phần kinh tế khác; nguồn vốn tín dụng là nguồn vốn lớn để tập trung phát triển sản xuất; nguồn vốn doanh nghiệp là nguồn vốn quan trọng cho đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội; nguồn huy động đóng góp của người dân thực hiện với vai trò, người dân vừa là chủ thể, vừa là người thụ hưởng Chương trình; việc đầu tư được tỉnh cân đối, bố trí chặt chẽ, phù hợp với khả năng huy động. Những năm qua, trong xây dựng nông thôn mới, 112
  3. tỉnh không có tình trạng huy động quá sức dân, không để xảy ra nợ đọng xây dựng cơ bản. (2) Về nguồn nhân lực: tỉnh xác định là nguyên nhân cuối cùng của sự thành công Chương trình. Ngoài thực hiện tốt các cơ chế, chính sách, khuyến khích, thu hút, phát huy nguồn nhân lực nói chung, tỉnh đặc biệt chú ý đến lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật, đến công tác cán bộ, nhất là phát huy vai trò người đứng đầu, đánh giá đúng mức đối với cán bộ làm tốt, cũng như kiên quyết, kịp thời, xử lý, bố trí, sắp xếp đối với những cán bộ không đủ khả năng đảm nhận nhiệm vụ. Huyện Xuân Lộc là huyện đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, trong 04 năm từ năm 2011-2014, huyện đã sắp xếp, thay thế 08 bí thư, chủ tịch xã, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới của huyện. Trên đây là tham luận của UBND tỉnh Đồng Nai về Kinh nghiệm chỉ đạo và phát huy hiệu quả các nguồn lực xã hội để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới. 113
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2