Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về KSON khí thải bằng công cụ chính sách
lượt xem 12
download
Tài liệu "Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về KSON khí thải bằng công cụ chính sách" tập trung phân tích một số văn bản luật, chính sách nổi bật của các nước trên thế giới về kiểm soát ô nhiễm khí thải và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về KSON khí thải bằng công cụ chính sách
- KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM KHÍ THẢI BẰNG CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT Mở đầu Ô nhiễm môi trường không khí là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm suy thoái chất lượng môi trường trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Các nguồn ô nhiễm không khí rất đa dạng, có thể kể đến một số nguồn gây ô nhiễm chính như từ hoạt động của các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, từ hoạt động giao thông vận tải, từ hoạt động xây dựng và sinh hoạt của người dân và xử lý chất thải... Trên thế giới, các nghiên cứu về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí đã có từ rất lâu, điển hình tại các nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật,…. Chiến l ược kiểm soát ô nhiễm phụ thuộc vào từng khu vực, quốc gia và địa phương bằng những văn bản luật và chính sách rõ ràng cụ thể Nội bài báo này tập trung phân tích một số văn bản luật, chính sách nổi b ật c ủa các nước trên thế giới về kiểm soát ô nhiễm khí thải và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Nội dung Kinh nghiệm một số nước về kiểm soát ô nhiễm không khí bằng chính sách và pháp luật 1 Anh Những năm gần đây chất lượng không khí ở Anh nói chung là tốt, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Ô nhiễm không khí ở Anh đã giảm đáng kể trong những thập kỷ gần đây thông qua luật và chính sách siết chặt giảm thiểu ô nhiễm không khí từ giao thông, các nguồn từ công nghiệp và nông nghiệp. a. Chiến lược quốc gia về chất lượng không khí Là một nước có nền kinh tế phát triển lâu đời và thuộc khối liên minh Châu Âu (EU) nên việc kiểm soát ô nhiễm không khí ở Anh luôn được chính phủ đặt mối quan tâm hàng đầu và hoạt động quản lý cũng như cải thiện chất lượng không khí chủ yếu thực hiện theo pháp luật EU. Chính phủ Anh và chính quyền phân cấp thiết lập các mục tiêu Chiến lược về chất lượng không khí để phản ánh tầm quan trọng gắn với s ức khỏe cộng đồng và môi trường. Mục tiêu môi trường luôn gắn cùng với các hoạt động xã hội và mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu chính sách kiểm soát ô nhiễm không khí Anh thể hiện một cách chi tiết rõ ràng trong chiến lược quốc gia về không khí lần đầu tiên xuất hiện năm 1997. Vương quốc Anh đã thiết lập một khuôn khổ mạnh mẽ để giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí, đặt ra tiêu chuẩn chất lượng không khí và mục tiêu để giảm mức độ ô nhiễm đe dọa sức khỏe, đặc biệt quy định rõ nồng độ cho một số chất độc hại gồm
- benzen, 1,3-butadien, carbon monoxide, chì, nitơ dioxide, bụi, sulfur dioxide, nồng độ ozone mặt đất, và polyaromatic hydrocarbon( PAH). Chiến lược xác định các hành động ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế đ ể cải thiện chất lượng không khí. Chính sách cho chiến lược này được thể hiện trong các tập báo cáo quốc gia: - Chiến lược chất lượng không khí quốc gia, tháng 3 năm 1997 (The United Kingdom National Air Quality Strategy, March 1997 (Cm 3587)) - Chiến lược chất lượng không khí của Anh, Scotland, xứ Wales và Bắc Ireland, hợp tác làm việc vì không khí sạch, tháng 1 năm 2000 (The Air Quality Strategy for England, Scotland, Wales and Northern Ireland – Working Together for Clean Air, January 2000 (Cm 4548, SE2000/3, NIA 7)). - Chiến lược chất lượng không khí của Anh, Scotland, xứ Wales và Bắc Ireland, phụ lục, tháng 2 năm 2003 (The Air Quality Strategy for England, Scotland, Wales and Northern Ireland: Addendum, February 2003). b. Chính sách quản lý chất lượng không khí tại địa phương Hành động được thực hiện từ cấp địa phương là một cách hiệu quả của việc giải quyết vấn đề chất lượng không khí bản địa hóa, dẫn đến một sự cải thiện tổng thể chất lượng không khí trên khắp nước Anh. Luật Môi trường 1995 của Anh yêu cầu tất cả các chính quyền địa phương đánh giá chất lượng không khí trong khu vực. Nếu bất kỳ tiêu chuẩn nào vượt quá hoặc không được đáp ứng yêu cầu môi tr ường c ủa chính quyền địa phương phải xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động nhằm làm giảm hàm lượng chất gây ô nhiễm. Đây là một chính sách tích cực nhất được cồng đồng Anh hưởng ứng và đem lại kết quả cao trong quản lý chất lượng không khí. c. Luật và Chính sách kiểm soát ô nhiễm khí thải từ Công nghiệp Theo cơ quan môi trường Châu Âu, hàng năm Anh phải chi phí khoảng 18 tỉ Bảng cho y tế và thiệt hại về môi trường, trong đó chi cho ô nhiễm không khí t ừ ngành công nghiệp Anh khoảng 3,4-9,5 tỉ Bảng một năm . Luật Bảo vệ môi trường 1990 (EPA 1990), được thành lập trong đó có các cơ chế chính để giảm thiểu ô nhiễm không khí từ các nguồn công nghiệp đã giúp cải thiện chất lượng không khí đáng kể. Những cơ chế này hiện nay đang được thay thế bởi các hệ thống dưới Luật phòng chống ô nhiễm và kiểm soát ô nhiễm không khí năm 1999, kết hợp thực hiện quy định phòng chống ô nhiễm tích hợp và kiểm soát (IPPC). Chính phủ Anh và chính quyền phân cấp đã cam kết để cung cấp không khí sạch hơn xung quanh các khu công nghiệp thông qua việc điều chỉnh lượng khí thải từ các quá trình công nghiệp. Luật Môi trường năm 1995 của Chính phủ Anh yêu cầu chất lượng không khí sạch và trong chính sách sản xuất không khí sạch hơn năm 2000 cũng quy định rõ nồng độ các chất gây ô nhiễm không khí. Chính phủ Anh và các cấp chính quyền địa phương đảm bảo tất cả các công dân khu vực xung quanh và công nhân trong các khu công nghiệp đều được hít thở không khí sạch đảm bảo sức khỏe.
- Do ô nhiễm không khí từ công nghiệp tác động trực tiếp và tiềm tàng đ ến s ức khỏe con người, phúc lợi và môi trường tự nhiên, nồng độ môi trường xung quanh một loạt các chất gây ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến tầng ozone bao gồm các oxit nitơ, lưu huỳnh điôxit, carbon monoxide, các hạt, hydrocarbon và các chất gây ô nhiễm kim loại - được xác định bằng hệ thống kỹ thuật đo lường tự động và không tự động được trên khắp nước Anh . Ngoài ra, Chính phủ Anh và chính quyền phân cấp đã khéo léo trong vấn đề kiểm soát ô nhiễm không khí xuyên quốc gia bằng các chính sách khuyến khích chính quy ền địa phương đã, đang và tiếp tục làm việc trong quan hệ đối tác với các nước láng giềng thông qua các diễn đàn trao đổi về cải thiện chất lượng không khí trong khu vực, khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân đóng góp các sáng kiến và công ngh ệ phát sinh lượng khí thải thấp. Ví dụ, một số của chính quyền địa phương ở Anh đã thành lập nhóm "chiến lược phát thải thấp", để giúp mở rộng phạm vi và phát triển kiến thức thực tế về việc thực hiện các biện pháp phát thải thấp. Những nhóm như vậy đóng vai trò quan trọng để chia sẻ thông tin, nguồn lực và thực hành tốt giữa chính quyền đ ịa phương để hỗ trợ nhiệm vụ cải thiện chất lượng không khí của họ. Nhiều địa phương cũng đã thiết lập quan hệ đối tác về quản lý chất lượng không khí với các bên liên quan nhằm cung cấp một cơ chế hữu ích để tham gia và làm việc với các cơ quan khác, chẳng hạn như Cơ quan Môi trường, SEPA, Cơ quan đường cao tốc, các nhóm kinh doanh và cộng đồng địa phương góp phần làm không khí sạch hơn. 2. Hoa Kỳ Hoa Kỳ là một nước thuộc khối kinh tế Châu Âu nên Luật về bảo vệ môi trường của Hoa Kỳ có nhiều đặc điểm khác với các nước khác. Cùng nhu cầu cuộc sống hiện đại, việc yêu cầu được sử dụng không khí sạch cũng là một nhu cầu thiết yếu của người dân Hoa Kỳ. Trong thực tế, chính sách và pháp luật về ô nhiễm không khí từ các nguồn khác nhau đã tồn tại ít nhất một thế kỷ qua tại Hoa Kỳ. Từ những năm 1940, Chính phủ liên bang đã thực hiện kiểm soát ô nhiễm không khí và phổ biến với công chúng về mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng do ô nhiễm không khí. California đã thông qua pháp luật về ô nhiễm không khí nhà nước đầu tiên vào năm 1947, và Hội nghị chuyên đ ề quốc gia đầu tiên về ô nhiễm không khí ở Hoa Kỳ đã được tổ chức vào năm 1949. Ban đầu, chính phủ, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm cho việc thông qua và thực thi pháp luật. Sau đó, các luật về KSON không khí dần hoàn chỉnh và vào năm 1970, Tổng thống Nixon đã thành lập Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA). Sự hình thành của EPA đánh dấu một sự thay đổi đáng kể trong chính sách quốc gia về ki ểm soát ô nhiễm không khí. EPA nhấn mạnh việc thực thi nghiêm ngặt theo pháp luật ô nhiễm không khí. Sau đó Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua sửa đổi Luật không khí sạch (CAA). Luật không khí sạch sửa đổi năm 1970 là nguồn gốc của thẩm quyền theo luật định cho việc kiểm soát ô nhiễm không khí và thiết lập cơ bản chương trình kiểm soát ô nhiễm không khí. Để điều chỉnh các chất gây ô nhiễm không khí độc hại, nguy hiểm, Tiêu chuẩn khí
- thải quốc gia đối với các chất gây ô nhiễm không khí nguy hại đ ược hình thành. Chính sách này cũng thiết lập các tiêu chuẩn đối với khí thải xe cơ giới liên bang. Luật không khí sạch năm 1970 sau đó đã được sửa đổi vào năm 1977. Đến năm 1990, Quốc hội một lần nữa sửa đổi Luật này. Luật sửa đổi năm 1990 đánh dấu một sự thay đổi tổng thể trong cách tiếp cận liên bang để kiểm soát ô nhiễm không khí. Pháp luật mới nhấn mạnh việc đổi mới về kiểm soát phát thải của chất gây ô nhiễm không khí nguy hiểm và giới thiệu các nỗ lực nhằm kiểm soát mưa axit và sự suy giảm ozone trong khí quyển. Năm mục tiêu chính để bảo vệ và nâng cao sức khỏe con người và phúc lợi công cộng được xác định trong CAA sửa đổi (Air Quality Management in the United States, Report of The National Research Council, 2004): • Giảm khả năng gây hại đối với con người và ảnh hưởng đối với hệ sinh thái của tiêu chuẩn sáu chất gây ô nhiễm; • Hạn chế nguồn và rủi ro từ việc tiếp xúc với HAPS, còn được gọi là chất độc không khí; • Bảo vệ và cải thiện môi trường trong khu vực hoang dã và công viên quốc gia; • Giảm lượng khí thải của các loài gây ra mưa axit, đặc biệt là SO2 và NOx; • Hạn chế việc sử dụng các hóa chất có khả năng làm suy giảm các lớp O3 tầng bình lưu. Những tác động của các luật này đã rất tích cực. Tại Hoa Kỳ giữa năm 1970 và 2006, người dân tích cực giảm lượng khí thải ô nhiễm hàng năm như sau: • lượng khí thải carbon monoxide đã giảm từ 197 triệu tấn đến 89 triệu tấn • phát thải oxit nitơ giảm từ 27 triệu tấn đến 19 triệu tấn • khí thải sulfur dioxide giảm từ 31 triệu tấn lên 15 triệu tấn • phát thải hạt giảm 80% • phát thải chì giảm hơn 98% EPA cũng đã ban hành Tiêu chuẩn chất lượng môi trường Quốc gia đối với không khí, trong đó có sáu chất gây ô nhiễm không khí thông thường, được gọi là tiêu chuẩn chất gây ô nhiễm. Các chất ô nhiễm trong tiêu chí đó là: carbon monoxide (CO), nitơ đioxit (NO2), sulfur dioxide (SO2), chì (Pb), hạt (PM), và ozone (O3)... Tiêu chuẩn được quy định bằng cách thiết lập nồng độ không khí xung quanh và thời gian để đạt được các tiêu chuẩn này. Các chất gây ô nhiễm được quy định có hai giới hạn. Một giới hạn, tiêu chuẩn "chính", bảo vệ tất cả mọi người bao gồm cả trẻ em, người bị bệnh hen suyễn, và người già từ nguy cơ sức khỏe. Giới hạn khác, tiêu chuẩn "thứ cấp", ngăn ngừa những tác động không thể chấp nhận được trên các công trình phúc lợi công cộng,
- ví dụ như không thể chấp nhận được thiệt hại cho cây trồng và thảm thực vật, các tòa nhà và tài sản, và hệ sinh thái. Hoa Kỳ bằng những công cụ chính sách và pháp luật đã kiểm soát được mức ô nhiễm không khí từ các nguồn ô nhiễm trong nước và khu vực. 3 Trung Quốc Trung Quốc những năm gần đây rơi vào tình trạng cảnh báo về ô nhiễm không khí, nhất là các thành phố trung tâm. Trung Quốc đã điều khiển và kiểm soát mức phát thải và cả mức năng lượng. Chiến lược kiểm soát ô nhiễm khí thải quốc gia * Mục tiêu chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường không khí đ ến năm 2050 là bảo vệ sức khỏe cộng đồng và an toàn sinh thái. Tất cả mọi nơi phải đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí quốc gia bằng cách thực hiện hành đ ộng quốc gia về không khí sạch và hầu hết mọi khu vực cơ bản đạt được giá trị về chất l ượng không khí xunh quanh của WHO. * Cách thức để đạt được mục tiêu kiểm soát ô nhiễm khí thải Để đạt được mục tiêu chiến lược về bảo vệ môi trường không khí, một loạt các giải pháp được đề xuất: - Áp dụng công nghệ than sạch, tối ưu hóa cơ cấu năng l ượng, cải thi ện hi ệu quả năng lượng. Theo đó, cần phải kiểm soát tổng lượng phát thải năng lượng, giới hạn tổng lượng phát thải than ở những khu vực bị ô nhiễm khí thải, thúc đẩy và phát triển công nghệ than sạch, điều chỉnh cấu trúc năng lượng và tăng tỷ lệ năng l ượng sạch... - Tăng cường kiểm soát ô nhiễm giao thông. Theo chiến lược, cần phải xây dựng hệ thống giao thông xanh, đưa ra những ưu tiên đối với việc phát triển phương tiện giao thông, nâng cao tiêu chuẩn phát thải đối với các phương tiện giao thông mới, giảm hàm lượng lưu huỳnh và cải thiện chất lượng nhiên liệu, nghiên cứu và phát triển các phương tiện sạch. - Đối với SO2 hay NOx là các loại khí gây ô nhiễm không khí lớn, chiến lược đã đưa ra một nội dung riêng để kiểm soát các loại khí thải này, cơ bản gồm việc thực thi kiểm soát tổng lượng phát thải ở các khu vực điển hình và các tác nhân quan trọng gây ô nhiễm; tiếp tục thực thi việc khử lưu huỳnh trong khí đốt nhiên liệu. Với Nox thì thi ết lập các quy tắc kiểm soát, thực thi các chính sách kiểm soát phát thải ở các khu vực công nghiệp ô nhiễm nặng. - Tiếp tục hoàn thiện luật kiểm soát ô nhiễm không khí và hệ thống tiêu chuẩn, bao gồm: Bổ sung luật ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm khí thải, tăng cường và xác định mục tiêu xây dựng pháp luật, tiêu chuẩn hành vi, thủ tục thực thi pháp luật và trách nhiệm pháp lý. Thiết lập hệ thống chất lượng không khí và tiêu chuẩn phát thải, tăng cường việc ứng dụng, phát hành, phê duyệt và giám sát giấy phép phát thải ô nhiễm.
- Luật ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm khí quyển Luật này có 7 chương và 66 điều. Luật được hình thành với mục đích ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm khí quyển, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh sống của con người và môi trường sinh thái, bảo vệ sức khỏe con người và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội bền vững. Luật có chương riêng quy định về ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm khí quyển từ việc đốt than. Chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước có trách nhiệm áp dụng các biện pháp để phổ biến sản xuất và sử dụng năng lượng sạch. Các cơ sở xả thải SO 2 vượt quá tiêu chuẩn quy định thì phải có biện pháp để kiểm soát. Nhà nước khuy ến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến để khử lưu huỳnh và loại bỏ bụi. Chương ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm khí thải do các phương tiện giao thông. Nhà nước khuyến khích sản xuất và tiêu thụ các loại phương tiện chạy bằng mô tơ và sử dụng năng lượng sạch. Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ dầu nhiên liệu tốt hơn, có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường khí quyển bởi các chất độc hại trong dầu nhiên liệu, ngăn chặn việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ của xăng pha chì. Chương ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm khí thải do khí, bụi và mùi hôi. Khí thải nảy sinh trong quá trình sản xuất công nghiệp được thu hồi để sử dụng, nếu khí đó thải vào khí quyển thì phải qua hệ thống kiểm soát. Các thành phố trực thuộc Trung ương phải có các biện pháp để trồng rừng, tăng cường quản lý hoạt động xây dựng, mở rộng diện tích mặt đất trải nhựa, kiểm soát chất thải và sử dụng các biện pháp giao thông sạch để giảm lượng bụi bẩn, ngăn chặn và kiếm soát ô nhiễm tại các khu vực đô thị. Các đơn vị hoạt động xây dựng hoặc hoạt động tạo ra bụi phải có biện pháp ngăn ngừa phù hợp với quy định của địa phương về bảo vệ môi trường. Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ việc sản xuất và sử dụng sản phẩm thay thế cho các chất làm suy giảm tầng ozon. 4. Hàn Quốc Những năm gần đây, chính sách quản lý chất lượng không khí đã chuyển dịch theo hướng sử dụng các công cụ kinh tế. Luật hình thành nền tảng cho chính sách b ảo vệ không khí ở Hàn Quốc là Luật bảo vệ không khí sạch, Luật kiểm soát tiếng ồn và độ rung, Luật kiểm soát chất lượng không khí trong nhà tại các cơ sở công cộng..., đặc biệt là Luật cải thiện chất lượng không khí tại các đô thị đặc biệt và Luật ngăn ngừa mùi hôi. Luật bảo vệ không khí sạch quy định lượng khí thải từ các nơi làm việc, các phương tiện giao thông, cơ bản nhất là chính sách về chất lượng không khí. Được thiết lập vào tháng 8 năm 1990, nó đã được sửa đổi nhiều lần để phù hợp với thực tế. Luật kiểm soát tiếng ồn và độ rung ban hành đã đưa ra các nguyên tắc về tiếng ồn và độ rung tại các nơi công cộng, các hộ gia đình và các phương tiện giao thông nhưng sau khi Luật được đưa vào thực thi, chất lượng không khí trong nhà tại Hàn Quốc lại cực kỳ nghiêm trọng và để cải thiện điều này, năm 2003, Chính phủ Hàn Quốc sửa đổi thành
- Luật kiểm soát chất lượng không khí tại khu vực ngầm, mở rộng và sửa đổi Luật kiểm soát chất lượng không khí trong nhà tại các khu vực công cộng…Qua đó có thể thấy rằng, Chính phủ Hàn Quốc rất quan tâm đến ô nhiễm không khí, vấn đề mà sự đa dạng và mối quan tâm về nó đang gia tăng từng ngày. Các chính sách chính Tăng cường việc quản lý hóa chất độc hại Gần đây, việc sử dụng hóa chất trong các ngành công nghiệp và xây dựng gia tăng cùng với sự phát triển của khoa học và thu nhập cao, đối lập lại là môi trường ngày càng bị hủy hoại, bệnh tật gia tăng điển hình là hen suyễn, viêm da dị ứng. Trong bối cảnh này, Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra một số biện pháp để tăng cường quản lý hóa chất độc hại. Tháng 5 năm 2003, các cơ sở y tế, thư viện và các địa điểm di chuyển tới tàu điện ngầm, trung tâm mua sắm dưới lòng đất là nơi chịu sự quản lý chất lượng không khí trong nhà. 5 chất là NO2, Rn, TVOC, O3 và amiang cần phải được kiểm soát. Nếu vượt quá mức tiêu chuẩn, bắt buộc phải lắp đặt các thiết bị thông gió, hơn nữa, các khu vực công cộng được yêu cầu phải là nơi không khí sạch, có thiết bị thông gió, việc sử dụng vật liệu xây dựng gây ô nhiễm cũng được hạn chế hơn. Chính phủ Hàn Quốc sẽ kiểm tra mức độ ô nhiễm không khí trong nhà trong phạm vi cả nước. CÁc giải pháp đặc biệt để cải thiện chất lượng không khí đô thị Mức độ ô nhiễm không khí tại thủ đô Seoul của Hàn Quốc rất lớn do tại đó tập trung đông dân số và các phương tiện giao thông. Chất lượng không khí đã bị suy giảm trầm trọng qua từng giai đoạn tăng việc sử dụng năng lượng và các phương tiện giao thông. Do đó, các chính sách cải thiện chất lượng không khí cũng ngày càng được chú trọng hơn. Kết quả là Bộ Môi trường Hàn Quốc đã ban hành Luật đặc biệt về cải thiện chất lượng không khí đô thị tại Seoul vào tháng 12 năm 2003. Dựa vào đó, các giải pháp đặc biệt để cải thiện chất lượng không khí đô thị trong vòng 10 năm từ 2005 đến 2014 được thực thi. Các giải pháp đặc biệt bao gồm: trước tiên, các khu vực bị ô nhiễm nghiêm trọng trong đô thị và những khu vực phát thải không khí ảnh hưởng trầm trọng tới chất lượng môi trường tại Seoul sẽ được thiết kế để quản lý chất lượng không khí và có mục tiêu quản lý đặc biệt. Tiếp đó, Bộ Môi trường Hàn Quốc có trách nhiệm đề xuất kế hoạch cải thiện chất lượng không khí trong 10 năm, đưa ra hạn ngạch phát thải cho t ừng lĩnh vực và tổng lượng phát thải của từng khu vực. Lãnh đạo địa phương phải chịu trách nhiệm với việc xây dựng nội dung công việc theo kế hoạch. Thứ ba, những khu vực làm việc thải ra lượng lớn NOx, SOx và bụi phải đưa ra hạn ngạch tổng lượng thải cho phép trong mỗi năm. Khi vượt quá hạn ngạch cho phép, hệ thống quản lý tổng lượng khí thải được giới thiệu, sẽ có một lượng phí phải chi trả. Thứ tư, các nguyên tắc quản lý khí thải cũng được mở rộng, người bán xe mô tô được yêu cầu phải cung c ấp các phương tiện có động cơ phát thải thấp (low-emission vehicle LEV), các tổ chức hành chính và cá nhân được yêu cầu chỉ mua một lượng nhất định LEV.
- Năm 2005, Bộ Môi trường Hàn Quốc đưa ra kế hoạch cải thiện chất lượng không khí giai đoạn 2005-2014, trong đó có các mục tiêu cải thiện, tiêu chuẩn phát th ải và kế hoạch cung cấp LEV. Chính sách giảm ô nhiễm khí thải do các phương tiện giao thông Để thay thế việc sử dụng dầu diesel bằng khí gas tự nhiên cho xe buýt, Chính phủ Hàn Quốc đã cung cấp giải pháp như hỗ trợ phí xe buýt, các khoản vay để tiếp nhiên liệu, các khoản tín dụng. Ngoài ra, các văn bản khác được ban hành như Luật xây dựng, Luật sử dụng đất đai, Luật kiểm soát gas an toàn. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Việt Nam là một trong những nước phải đối mặt với thực trạng ô nhiễm không khí nếu không sớm giải quyết sẽ gặp những hậu quả về môi trường sinh thái và sức khỏe con người. Nền kinh tế có phát triển nhưng nếu xét đến vấn đề môi tr ường thì chưa gọi là phát triển bền vững. Theo phân tích trên đây, từ kinh nghiệm các quốc gia phát triển như Anh, Mỹ hay các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc, Hàn Quốc là những nước đã giải quyết được vấn đề ô nhiễm không khí thì sự quyết tâm thống nhất của Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước, sự thực hiện cứng rắn, nghiêm ngặt các biện pháp và sự tham gia của cộng đồng là những yếu tố góp phần cải thiện chất lượng môi trường không khí. Việt Nam trong thời gian qua đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở cho việc quản lý môi trường không khí như Luật bảo vệ môi trường 2005, Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010 hay các tiêu chuẩn, quy chuẩn khí thải như Bộ QCVN về khí thải và tiếng ồn như: QCVN 19:2009/BTNMT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và chất vô cơ”... nhưng chính do tình trạng quản lý lỏng lẻo và nhận thức chưa sâu sắc về vấn đề môi trường nên chúng ta chưa xây dựng được một quốc gia bền vững.( đoạn này e nghĩ ko nên đưa vào vì mình đang đưa ra bài học kinh nghiệm chứ không ph VN đã làm những gì ) Thực tế trong thời gian qua, kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, hướng tới một nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng do quá chú trọng đến mục tiêu kinh tế mà môi trường ngày càng bị suy thoái hơn, đặc biệt là ô nhiễm không khí. Như trên đã phân tích, ở các quốc gia phát triển cũng như một số quốc gia đang phát triển, để đối phó với thực trạng ô nhiễm môi trường, vai trò quản lý nhà nước của các Bộ, ngành, quan trọng là hệ thống pháp luật đặc biệt được nhấn mạnh và đề cao. Luật môi trường nói chung và các Luật riêng về bảo vệ môi trường không khí đều được thực thi nghiêm chỉnh. Tùy vào đặc trưng ô nhiễm của từng quốc gia và theo từng thời kỳ phát triển, các văn bản chính sách được ban hành phù hợp. Có quốc gia ban hành luật về ô nhiễm không khí theo từng nguồn thải như từ giao thông hay từ công nghiệp, nhưng nhìn chung kinh nghiệm thực tế cho thấy với những biện pháp cứng rắn, xử phạt nghiêm minh mới có thể ngăn chặn và hạn chế tình trạng ô nhiễm.
- Các quốc gia cũng thường xuyên xây dựng, lên kế hoạch thực hiện các chương trình cải thiện môi trường không khí quốc gia, trong đó có mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể từng giai đoạn, sau đó đưa ra các biện pháp để thực hiện như áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở, kiểm soát các phương tiện giao thông, đưa ra hạn ngạch phát thải đối với các loại khí ...|( Đoạn này lại nhắc lại về kinh nghiệm của các nước- thừa) Qua nghiên cứu kinh nghiệm về kiểm soát ô nhiễm không khí của một số nước ở phần trên bài học kinh nghiệm rút ra đầu tiên là : Trong việc ban hành chỉnh sửa bổ sung các chính sách mới cần phải công khai minh bạch. Các chính sách cần thiết có s ự tham gia đông đảo của người dân, trao quyền cho cộng đồng quản lý kiểm soát ô nhiễm sẽ mang tính khách quan hơn. Qua chính sách kiểm soát ô nhiễm không khí từ khu công nghiệp ở Anh, tại Việt Nam nền kinh tế và công nghệ còn ở trình độ thấp chưa thể hệ thống hóa lắp đặt đồng bộ các thiết bị theo dõi mức độ ô nhiễm không khí trên toàn quốc được. Tuy nhiên tại các điểm nóng ô nhiễm đã xảy và có nguy cơ xảy ra ô nhiễm không khí nghiêm trọng như tại các khu công nghiệp, các thành phố nên lắp đặt những thiết bị theo dõi tự động hay có cơ quan quản lý thường xuyên theo dõi để tránh xảy ra nối tiếp các thiệt hại hàng tỉ đồng về kinh tế. Chiến lược công bố thông tin gây ô nhiễm môi trường tại Indonesia bằng cách tích hợp nh ững nỗ l ực c ủa các nhóm cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ, các ph ương tiện truy ền thông cũng là chính sách Việt Nam nên nghiên cứu áp dụng tạo áp lực cho các bên liên quan chủ động cải thiện môi trường. …C xem cái đoạn nước nào áp dụng cái dải màu đó nhé Việt Nam cũng nên đẩy mạnh các công cụ kinh tế trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí, đưa nhiều hơn các chính sách không chỉ khuyến khích mà tác động trực tiếp đến lợi ích kinh tế qua các hoạt động tham gia kiểm soát ô nhiễm, phát triển sạch . TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Indonesia Country Profile: Focus on Smaller Cities – Asean – German Technical Cooperation, July 2009 2. Environmental Policy & Vehicles Inspection in Indonesia – Martin Steckdaub and Restiti Sekartini, Clean Air Project-Swisscontact, December 2001 3. National reporting guidelines for CSD-14/15 thematic areas – Lee Jae Hyun, Air Quality Policy Office, Ministry of Environment 4. Air pollution control strategy in China – Hao Jiming, Tsinghua University, September 2008 5. Amending China’s Air pollution prevention and control law: Recommendations from the international experience – The energy foundation, China sustainable energy program, July 2009
- 6. Air Quality Pollutant Inventories for England, Scotland, Wales and Northern Ireland: 1990 – 2010 - J MacCarthy, G Thistlethwaite, E Salisbury, Y Pang, T Misslbrook – September 2012 7. The Air Quality Strategy for England, Scotland, Wales and Northern Ireland – Jonathan Shaw – July 2007 8. http://chinagate.cn/english/reports/48287.htm 9. http://www.epa.gov/apti/course422/apc2.html 10.vea.gov.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thông tin chuyên đề giữ gìn môi trường trong phát triển kinh tế - xã hội
55 p | 101 | 13
-
Sự cố môi trường nổi cộm trong năm 2016 và một số bài học kinh nghiệm
14 p | 91 | 11
-
Kinh nghiệm của Trung Quốc trong xã hội hóa công tác nước sạch và vệ sinh nông thôn - TS. Lê Thị Kim Cúc
3 p | 95 | 9
-
Giữ gìn môi trường trong phát triển kinh tế - xã hội
55 p | 90 | 9
-
Một số yếu tố tác động đến tiếp cận và sử dụng nước sạch của người dân các nước đang phát triển hiện nay
8 p | 69 | 6
-
Kinh nghiệm quy hoạch sử dụng đất của một số nước trên thế giới
5 p | 13 | 4
-
Bài học quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường hướng tới nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0
11 p | 9 | 4
-
Sử dụng xỉ gang, xỉ thép trên thế giới - bài học kinh nghiệm về bảo vệ môi trường cho ngành thép Việt Nam
4 p | 61 | 4
-
Khai thác dữ liệu giao dịch để biên soạn chỉ số giá tiêu dùng - Kinh nghiệm của Cơ quan Thống kê quốc gia Úc
9 p | 42 | 3
-
Giải pháp gắn kết phục hồi môi trường với du lịch cảnh quan của một số nước trên thế giới - bài học cho ngành mỏ Việt Nam
6 p | 16 | 3
-
Áp dụng các giải pháp dựa vào tự nhiên (NbS) trong quản lý nước tại khu vực đô thị: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
4 p | 11 | 3
-
Tài nguyên nước thải và lợi ích khi tái sử dụng nước thải
3 p | 14 | 3
-
Giới thiệu kinh nghiệm thiết kễ mẫu điều tra kinh tế của Indonesia và một vài suy nghĩ về mẫu trong tổng điều tra các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp của Việt Nam năm 2007
3 p | 30 | 2
-
Kinh nghiệm về phát triển dịch vụ chi trả môi trường rừng (C-PFES) của một số nước và đề xuất cho Việt Nam
4 p | 15 | 2
-
Chính sách tín dụng ứng phó với biến đổi khí hậu tại một số nước
3 p | 2 | 1
-
Nghiên cứu giải pháp tổng thể khắc phục tồn tại của gối cầu cao su sử dụng cho các kết cấu cầu dầm
4 p | 4 | 1
-
Thông tin chuyên đề: Giữ gìn môi trường trong phát triển kinh tế - xã hội (Environmental protechtion in socio-economic development)
55 p | 57 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn