KINH NGHIỆM KHỞI NGHIỆP: HOÀN THIỆN PHẦN <br />
TÀI CHÍNH TRONG KẾ HOẠCH KINH DOANH<br />
<br />
Một kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính vững chắc sẽ giúp các nhà đầu tư nắm được <br />
tầm nhìn của nhà khởi nghiệp rõ ràng hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Khi nhà khởi nghiệp bắt đầu mở doanh nghiệp mới, một trong những bước đầu tiên cần làm <br />
là tạo ra một kế hoạch kinh doanh. Nó không chỉ là nền tảng cho những thành công tương lai, <br />
mà trong trường hợp muốn gọi vốn, một kế hoạch kinh doanh vững chắc cũng sẽ giúp các <br />
nhà đầu tư nắm được tầm nhìn của nhà khởi nghiệp rõ ràng hơn.<br />
Jennifer Spaziano – Phó chủ tịch phát triển kinh doanh của Accion (công ty phi lợi nhuận, <br />
chuyên cung cấp mạng lưới vay vốn cho doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ) nhấn mạnh t ầm quan <br />
trọng của yếu tố tài chính trong kế hoạch kinh doanh: “Yếu tố tài chính rất quan trọng nếu <br />
bạn muốn trình bày kế hoạch của mình với những nhà đầu tư hoặc bên cho vay tiềm năng. <br />
Nhưng nó cũng quan trọng đối với nội bộ công ty, vì đóng vai trò như một lộ trình cụ thể để <br />
công ty bạn bắt đầu hoạt động theo và tiếp tục phát triển”.<br />
Theo bà, nhà khởi nghiệp có thể có những ý tưởng “tốt nhất thế giới”, nhưng họ sẽ không <br />
biết rằng nó có khả thi hay không nếu chưa ngồi xuống và viết ra những con số.<br />
“Bí kíp” viết phần tài chính<br />
Jennifer Spaziano chia sẻ 4 “bí kíp” đơn giản để trình bày phần tài chính trong kế hoạch kinh <br />
doanh:<br />
Tuân thủ theo những chuẩn mực kế toán chung<br />
Tận dụng các nền tảng, phần mềm chuyên về kế toán được chấp nhận rộng rãi<br />
Tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người có chuyên môn về hoạch định tài chính hoặc kế toán. <br />
Ghi chú lại trong kế hoạch nếu có sử dụng những thông tin tài chính đã qua kiểm toán<br />
Nếu muốn tự thực hiện phần thông tin tài chính, nhà khởi nghiệp có thể tham khảo một số <br />
nguồn uy tín để lấy các mẫu trình bày thông dụng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Không bỏ sót các thông tin cần thiết<br />
Mỗi phần trong kế hoạch kinh doanh đều có những thông tin bắt buộc phải có, phần tài <br />
chính cũng không ngoại lệ.<br />
Các dữ liệu trong quá khứ bao gồm các yếu tố như bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển <br />
tiền tệ, các tờ khai thuế, vốn. Còn các dữ liệu trong tương lai bao gồm các thông tin như báo <br />
cáo thu nhập dự kiến để các nhà đầu tư, nhà cho vay hiểu được cách bạn sẽ dùng tiền của <br />
họ để đầu tư.<br />
“Phần tài chính của một kế hoạch kinh doanh có 2 thành tố: dữ liệu trong quá khứ và dữ liệu <br />
trong tương lai. Nếu là một nhà khởi nghiệp, công ty bạn sẽ không có những dữ liệu về <br />
thông tin tài chính trong quá khứ, vì vậy thay vào đó, những nhà đầu tư hoặc người cho vay <br />
có thể sẽ muốn xem thông tin tài chính cá nhân của bạn”, theo Spaziano.<br />
Cho biết rõ con số cụ thể về nhu cầu tài chính<br />
Tài chính là xương sống của một doanh nghiệp, vì vậy khi viết phần này trong kế hoạch kinh <br />
doanh, nhà khởi nghiệp cần phải thật kỹ lưỡng.<br />
“Hãy cẩn thận và đảm bảo rằng những dự báo của bạn phù hợp với những con số mà bạn đã <br />
đề ra để gọi vốn cho kế hoạch kinh doanh của mình. Bất kỳ sự thiếu nhất quán nào ở đây <br />
cũng đều có khả năng làm trì hoãn quá trình gọi vốn của bạn. Trường hợp tệ nhất, chúng có <br />
thể là dấu hiệu cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp và đánh bật bạn ra khỏi danh sách tiềm <br />
năng của các nhà đầu tư”, Spaziano nói.<br />
Bên cạnh những thông tin về công ty, như đã nói ở trên, nhiều khả năng nhà khởi nghiệp sẽ <br />
bị hỏi về vấn đề tài chính cá nhân. Chuyên gia Spaziano khuyên người khởi nghiệp nên đề <br />
cập đến vấn đề này trong kế hoạch kinh doanh, và chuẩn bị sẵn thông tin về lịch sử tín dụng <br />
của mình cũng như những thông tin tài chính cá nhân khác, phòng khi nhà đầu tư hoặc người <br />
cho vay yêu cầu.<br />
“Hãy suy nghĩ dưới góc độ của nhà đầu tư. Nghĩ về những thông tin bạn có thể sẽ muốn biết <br />
về người đang gọi vốn và những vấn đề tài chính đặc biệt mà bạn muốn biết trước khi đầu <br />
tư tiền của mình vào một doanh nghiệp… Phần tài chính trong kế hoạch kinh doanh là nơi <br />
bạn biến những thông tin sản phẩm, kế hoạch kinh doanh, marketing… thành những con số, <br />
và chứng minh tại sao công ty bạn lại là một khoản đầu tư thông minh”, Spaziano cho biết.<br />
Không tư duy cảm tính về tài chính<br />
Tại cuộc thi khởi nghiệp thường niên Giải thưởng Tài năng Lương Văn Can do <br />
báo Doanh Nhân Sài Gòn tổ chức, các giám khảo đồng thời cũng là những doanh nhân, nhà <br />
đầu tư cũng thường lưu ý, một nhược điểm chung của các đề án khởi nghiệp ở cuộc thi là <br />
các thí sinh chưa hiểu kỹ về các chỉ số tài chính, dẫn tới việc tính toán không hợp lý (đưa ra <br />
con số quá cao hoặc quá thấp). Nhiều thí sinh chưa phân biệt rõ giá thành và giá bán sản <br />
phẩm, đưa ra chỉ số IRR (tỷ lệ hoàn vốn nội bộ), NPV (giá trị hiện tại thuần) quá cao khiến <br />
dự án không có tính khả thi. Nhiều chủ dự án còn tính toán dòng tiền chưa đúng…<br />
Ngoài ra, việc hoạch định con số doanh thu kỳ vọng cũng như ước lượng số vốn đầu tư chưa <br />
sát với thực tế cũng là một trong nhiều nguyên nhân khiến đề án kinh doanh của các nhà khởi <br />
nghiệp trẻ trở nên thiếu tính khả thi.<br />
“Phải tính ra được giá thành cụ thể của từng đơn vị sản phẩm, ví dụ như 100ml rượu sẽ có <br />
giá bao nhiêu. Chỉ có như thế mới có thể thuyết phục được nhà đầu tư, để họ không nghĩ <br />
rằng yếu tố tài chính trong đề án được đưa ra một cách cảm tính”, bà Đinh Hà Duy Trinh <br />
Phó chủ tịch HĐQT Công ty CP Dịch vụ Công nghệ tin học HPT lưu ý.<br />
Nói về tầm quan trọng của phần tài chính trong kế hoạch kinh doanh, TS. Huỳnh Thanh Điền <br />
cho rằng, kế hoạch tài chính không phải là những “con số vô hồn” mà là những con số biết <br />
nói, có kế hoạch tài chính rõ ràng sẽ giúp công ty khởi nghiệp giảm bớt những khoản chi phát <br />
sinh ngoài dự kiến, chủ động trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh”.<br />