intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh nghiệm thâm canh cây vụ đông

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

103
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vụ đông có rất nhiều loại cây trồng như ngô, khoai tây, khoai lang, cà chua, cà rốt, đậu tương, đậu cô ve, rau các loại, hành, tỏi… Tuy cùng với việc mở rộng diện tích cây vụ đông ở nhiều nơi thì giống và kỹ thuật canh tác cũng được cải tiến rõ rệt. Giống lai đã trở thành bộ giống chủ lực như ngô lai chiếm trên 95% diện tích ngô, tiếp đến là các giống rau, cà chua lai F1, dưa chuột Nhật, dưa hấu Hắc Mỹ Nhân đang được bà con đón nhận. Kỹ thuật canh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh nghiệm thâm canh cây vụ đông

  1. Kinh nghiệm thâm canh cây vụ đông Vụ đông có rất nhiều loại cây trồng như ngô, khoai tây, khoai lang, cà chua, cà rốt, đậu tương, đậu cô ve, rau các loại, hành, tỏi… Tuy cùng với việc mở rộng diện tích cây vụ đông ở nhiều nơi thì giống và kỹ thuật canh tác cũng được cải tiến rõ rệt. Giống lai đã trở thành bộ giống chủ lực như ngô lai chiếm trên 95% diện tích ngô, tiếp đến là các giống rau, cà chua lai F1, dưa chuột Nhật, dưa hấu Hắc Mỹ Nhân đang được bà con đón nhận. Kỹ thuật canh tác cũng được mở rộng như làm bầu cho cây giống, che phủ nilon, kỹ thuật làm đất tối thiểu đã áp dụng một cách phổ biến với hầu hết cây trồng cạn ngô, đậu tương, rau, dưa… Kỹ thuật gieo vãi đậu tương trên đất lúa bắt đầu được áp dụng… đã góp phần tăng vụ, gối vụ, giảm sức lao động, tăng diện tích. Để thâm canh cây vụ đông có hiệu quả, đạt năng suất cao thì việc áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật là rất quan trọng. Mỗi loại cây trồng có một quy trình thâm canh riêng, nhưng đều có yêu cầu chung là đất phải có thành phần cơ giới nhẹ, đất cát pha, thịt nhẹ là tốt nhất. Ruộng chủ động tưới tiêu, đất ít chua và cần nhiều phân bón nhất là phân chuồng hoai mục. Vụ đông cây trồng sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ thấp, ánh sáng yếu, nên rất cần đủ nước và kali để tăng khả năng quang hợp tạo cây trồng khoẻ, chịu rét tốt. Ngoài ra trong vụ đông có nhiều loại sâu bệnh gây hại từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch như: Sâu xám phá thời kỳ cây con, sâu khoang, sâu xanh, rệp … bệnh lở cổ rễ, bệnh
  2. thán thư, bệnh mốc sương, gỉ sắt, đốm nâu… Trong thâm canh cây vụ đông ngoài những biện pháp thâm canh riêng cho từng cây cần chú ý: - Đất trồng vụ đông cần gần nguồn nước tưới và dễ thoát nước khi gặp mưa bất thường. Cần làm đất kỹ và thường xuyên xới xáo để tạo điều kiện cho bộ rễ được thông thoáng tăng khả năng hút chất dinh dưỡng. Bón vôi khử chua để nhanh chóng phân giải tồn dư cây trồng vụ trước, tăng hiệu suất sử dụng các loại phân bón nói chung, đặc biệt là phân lân, hạn chế một phần nấm bệnh trong đất. Trước khi trồng nên dùng Basudin, Kayazinon, Padan với lượng 1-1,5kg/sào rắc vào hàng hoặc hốc để trừ sâu xám và các loại sâu khác sống trong đất. - Cung cấp sớm đủ lân, kali cho cây. Trước đây cho rằng, thời kỳ cây con chỉ cần đầu tư phân lân và phân đạm. Qua thực tế cho thấy thời kỳ cây con, cây rất cần kali, nhất là trong điều kiện rét và hạn khi cây có đầy đủ kali mới hấp thu được đạm và lân, tăng khả năng quang hợp, chịu được rét và chịu hạn. Hiện nay có loại phân bón qua lá K- Humate, K-H rất giàu kali và lân. Phun phân qua lá, lân và kali được cây trồng hấp thu và sử dụng ngay, cây sử dụng gần như triệt để. Cần lưu ý phun phân qua lá lúc trời mát, không mưa tránh bị bay hơi và rửa trôi. Phun tốt nhất vào giai đoạn trước ra hoa và sau đậu quả (đối với cây thu quả) hoặc giai đoạn cây con và giai đoạn trước thu hoạch 15 - 20 ngày (đối với các loại rau ăn lá). Thường xuyên tưới đủ ẩm cho cây làm cho cây quang hợp tốt tận dụng được phân bón, cây phát triển nhanh, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh. Hiện nay phương pháp trồng có che phủ
  3. mặt luống đang được coi là giải pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời giảm được chi phí ban đầu do nông dân có thể tận dụng được nhiều nguồn phụ phẩm rẻ tiền sẵn có như rơm, rạ, trấu hoặc che phủ nilon. Che phủ mặt luống có tác dụng giữ ẩm cho đất, giữ ẩm và ngăn cản sự bốc hơi nước của đất. Hạn chế cỏ dại, sâu bệnh đặc biệt trong điều kiện nhiệt độ thấp và hiếm nước tưới như ở vụ đông. Biện pháp này cần được áp dụng rộng rãi. Khi cây bắt đầu ra nụ, hoa, làm củ… đến thu hoạch ở giai đoạn này cây rất dễ bị sâu bệnh tấn công. Nhiều cây mắc bệnh héo rũ, héo vàng, mốc sương… gây thiệt hại lớn có khi không cho thu hoạch nếu không phòng trừ tốt. Cần lưu ý thăm đồng ruộng thường xuyên, xử lý sâu bệnh kịp thời khi đến ngưỡng phòng trừ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2