intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh nghiệm trồng chè Shan núi cao

Chia sẻ: Lotus_9 Lotus_9 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

69
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1.1. Điều kiện đất đai, địa hình: Đất trồng chè có độ cao 600m, độ dốc từ 15 – 25o. Đối với đất trồng chè, điều kiện đất đai để giúp cây chè phát triển lâu bền phải đảm bảo: - Độ chua (pHKCL) thích hợp nhất là 4,5 – 5,5. - Tính chất vật lý của đất: Tầng dày đất tối thiểu là 50cm. Thành phần cơ giới đất thích hợp từ thịt nhẹ đến thịt nặng. - Hoá tính đất chè: Hàm lượng mùn trong đất phải trên 2,5%, dinh dưỡng trong đất ở mức độ cho phép....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh nghiệm trồng chè Shan núi cao

  1. Kỹ thuật trồng chè Shan núi cao 1.1. Điều kiện đất đai, địa hình: Đất trồng chè có độ cao >600m, độ dốc từ 15 – 25o. Đối với đất trồng chè, điều kiện đất đai để giúp cây chè phát triển lâu bền phải đảm bảo: - Độ chua (pHKCL) thích hợp nhất là 4,5 – 5,5. - Tính chất vật lý của đất: Tầng dày đất tối thiểu là 50cm. Thành phần cơ giới đất thích hợp từ thịt nhẹ đến thịt nặng. - Hoá tính đất chè: Hàm lượng mùn trong đất phải trên 2,5%, dinh dưỡng trong đất ở mức độ cho phép. 1.2. Thiết kế nương chè: Đối với vùng núi cao, thiết kế trồng chè cần đảm bảo: - Thuận lợi cho đi lại chăm sóc, chống xói mòn bảo vệ môi trường. - Với những vùng đất trống, trọc có thể thiết kế khu chè, lô chè, băng chè. - Với vùng đất tốt có nhiều cây thứ sinh mọc như tế, guột, sim, mua tuyệt đối không được phá nương đốt rẫy mà cần phát băng theo đường đồng mức để bảo vệ đất chống xói mòn.
  2. Thiết kế nương chè hoàn chỉnh giúp vận chuyển giống, phân bón, sản phẩ m thu hoạch dễ dàng, giảm nhẹ cường độ lao động. Thiết kế hợp lý còn giảm rửa trôi, xói mòn góp phần bảo vệ đất trồng chè. Thiết kế nương chè gồm các nộ i dung: - Thiết kế đường xá (đường trục, đường liên khu, đường khu). - Thiết kế hàng rạch, lô. - Thiết kế hệ thống chống xói mòn, thuỷ lợi (thiết kế hệ thống rãnh ngang, rãnh cách ly để chống xói mòn). a) Thiết kế nương chè: Thiết kế nương chè là căn cứ để bố trí hàng chè, tận dụng được đất đai đến mức tối đa, giữ nước, giữ ẩm, chống xói mòn. Do đặc điểm có nhiều núi cao, để tiện công tác quản lý địa giới cần dựa vào địa hình tự nhiên như suối, ngòi, đường phân thuỷ để chia diện tích khu chè, nên đặt tên, số hiệu cho khu chè, nương chè để dễ quản lý. b) Thiết kế lô chè: Lô chè là đơn vị nhỏ trên đồi chè, có đường ra vào lô. Nếu đồi chè có độ dốc từ 15-250 thì diện tích mỗi lô khoảng 2000-4000m2, nếu độ dốc thấp có thể để diện tích mỗi lô 5000-7000m2. Không nên để lô quá to, bất tiện trong chăm sóc, nhưng nếu lô quá nhỏ mất hàng chè vào đường đi. c) Hàng chè:
  3. Hàng chè có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và tuổi thọ của nương chè, phương pháp bố trí hàng chè tuỳ thuộc vào độ dốc của đồi chè. - Dưới 5o bố trí hàng chè thẳng. - Từ 6-25o bố trí hàng chè theo đường đồng mức. - Trên 25o muốn trồng chè phải làm bậc thang. (Xác định đường đồng mức trên đồi chè có thể dùng phương pháp thước chữ A) hoặc phương pháp bình thông nhau qua ống nhựa trong. Đường trục nối liền các khu chè với nhau, chiều rộng 5-6m đảm bảo xe cơ giới đi lại được. d) Đường liên đồi: Đường liên đồi nối liền các đồi chè với nhau để đi lại và vận chuyển. Chiề u rộng 4-5m, nên bố trí đường vào khoảng 1/2 sườn đồi kể từ chân đồi, giả m dòng chảy bố trí từ trên xuống chống xói mòn cho chân của đồi, vận chuyển lên hay xuống thuận tiện. e) Đường trong đồi: Đường trong đồi nên bố trí đường đồng mức, khép kín chiều rộng 3-4m, đồ i nhỏ thấp đánh một đường, đồi to cao đánh hai đường trên dưới cách nhau 30- 50m. f) Đường lô:
  4. Đường thường cắt ngang hàng chè theo đường thẳng góc, cứ 50-100m nên có một đường để tiện đi lại, đường lô không nên đánh thành đường riêng biệt, chỉ cần chừa lại không trồng chè. Hệ thống đường không nên quá ít hay quá nhiều, diện tích đường không nên vượt quá 2% tổng diện tích trồng chè. g) Thiết kế mương rãnh tiêu nước: - Rãnh dọc sườn đồi: Khu vực hợp thuỷ giữa hai đồi chè hoặc chỗ thấp nên có rãnh dọc, khu thoát nước tránh xói mòn diện tích rộng. - Rãnh ngang sườn đồi: Rãnh này ở mép trong các con đường được thiết kế nghiêng vào phía trong đồi chè, mục đích dẫn nước vào rãnh dọc hoặc hợp thuỷ. - Rãnh cách ly: Rãnh ngăn không cho nước phía trên chảy xuống nương chè (nếu trên có rừng,…) và ngăn không cho nước tràn trực tiếp xuống ruộng. Tuỳ lưu lượng mức nước để kích thước to nhỏ khác nhau, tuy nhiên độ sâu không quá 30cm. h) Thiết kế hệ thống thuỷ lợi: Chú ý hệ thống ao, hồ, đập dưới chân đồi để cải thiện môi sinh, có điều kiện để tưới chè. 1.3. Làm đất: Làm đất chè ở vùng núi cao có những đặc điể m khác với việc làm đất ở vùng đồi trung du: không nên cuốc lật toàn bộ đất mà sau khi đã thiết kế đường
  5. liên đồi, đường lô, đường quanh đồi sẽ tiến hành cắm tiêu bám theo đường quanh đồi với khoảng cách trồng tuỳ từng độ dốc để cuốc hố trồng chè. Nếu dốc trên 25o cắm tiêu cuốc hố với mật độ dày 2m x1,8m hoặc 2,5m x1,5 m, nếu đất tốt có thể cắ m tiêu cuốc hố thưa hơn với mật độ 2,0m x 1,0m hoặc 1,5m x 1m. Làm đất đúng kỹ thuật sẽ có ảnh hưởng lâu dài cho sinh trưởng và phát triển của cây chè là khâu quyết định đầu tiên đến cấu trúc đất của cây chè. Làm đất tốt sẽ cải thiện lý, hoá tính của tầng canh tác, có tác dụng trừ cỏ dại, chống xói mòn giữ nước, giữ màu. Yêu cầu kỹ thuật làm đất: - Làm đất kịp thời vụ, thực hiện đất chờ cây, thời vụ làm đất tốt nhất đối vớ i vùng núi là sau khi thu hoạch vụ mùa (tháng10- 11). - Đất phải được làm sạch cỏ dại, gốc cây, đá ngầm để thuận lợi cho quá trình canh tác sau này. - Đất chè phải được làm sâu để rễ chè ăn sâu, phát triển mạnh, hút được nhiều nước và dinh dưỡng, chống hạn. - Ở những vùng có điều kiện sau khi làm đất, cuốc hố gieo một vụ cây phân xanh để cải tạo đất là tốt nhất. 1.4. Cây phân xanh cải tạo đất:
  6. Đất đai trồng chè thường là đất dốc rửa trôi xói mòn lớn, hàm lượng dinh dưỡng nghèo, đặc biệt là hàm lượng mùn. Do vậy phải bổ xung chất hữu cơ cho đồi chè bằng phân chuồng là tốt nhất. Tuy nhiên, có nhiều hạn chế khi sử dụng phân chuồng (thu gom, vận chuyển). Vì vậy nên làm phân xanh bằng cách thu các chất xanh tại chỗ, tốt nhất là gieo cây cốt khí (Tepbrosia candida) để thu chất xanh. Ngoài ra cây cốt khí còn có vai trò là cây che bóng tạm thời cho cây chè con, nếu không có cây che bóng tạm thời chè con trồng cành có tỷ lệ chết cao. Kỹ thuật gieo cây phân xanh: - Làm đất đầu mùa khô, đầu xuân tiến hành gieo cây phân xanh. Thời vụ 1/3 đến 15/4. Giống chủ yếu là cây cốt khí và cây muồng lá nhọn. Lượng giống: Cốt khí 10kg/ha; Muồng lá nhọn 5-7kg/ha. - Phương thức trồng: Khi gặp thời tiết thuận lợi (đất ẩm), cuốc hố sâu 3-5cm, khoảng cách 75cm x 40 cm gieo từ 3-5 hạt một hố rồi lấp đất, phá váng làm cỏ kịp thời khi cây cao dưới 20cm. - Chăm sóc: Với phương thức đổi lân lấy đạm, có thể bón bổ xung 100kg supe lân 30kg ure cho cốt khí, lượng phân xanh thu được ở mật độ trên có thể 15-18 tấn/ha bổ xung đáng kể chất hữu cơ cho đồi chè, chú ý phòng trừ cỏ và trâu bò phá hoại.
  7. - Thu hoạch cây phân xanh: Cây cốt khí cao 70-80cm tiến hành cắt chất xanh, phần gốc cao 30-40cm, chất xanh thu được cho vào rạch chè. Cốt khí năm thứ hai có thể cắt tỉa vào tháng 4, tháng 7, tháng 10 khi chè chuyển sang kinh doanh có cây che bóng tràm lá nhọn thay thế, lúc này có thể loại bỏ cốt khí. 1.5. Cây che bóng cho chè: Biện pháp trồng xen một số loại cây che bóng thuộc họ đậu có tác dụng: - Tán của cây che bóng kết hợp với tán của cây chè tạo thành một thảm thực vật ngăn cản quá trình bốc hơi nước, từ đó làm giảm lượng bốc hơi nước đồng thời ngăn cản gió, mưa là những tác nhân trực tiếp gây nên tình trạng xói mòn rửa trôi đất. Mặt khác, cây che bóng là cây bộ đậu còn cung cấp một lượng đáng kể chất hữu cơ cho đồi chè và các chất dinh dưỡng khác, nhất là đạm cộng sinh, cải thiện lý, hoá tính của đất. - Cây che bóng còn có tác dụng tốt đến tập đoàn sâu hại trên chè. Nếu cây che bóng đả m bảo thì bọ cánh tơ, rầy xanh, nhện đỏ bị hạn chế rất nhiều. - Cây che bóng trên chè có nhiều nhưng phổ biến nhất hiện nay là cây muồng lá nhọn. Mật độ trồng 200-250 cây/ha; Thời vụ trồng; trồng cây vụ xuân, trồng cành vào vụ mưa. 1.6. Kỹ thuật trồng chè cành: a) Tiêu chuẩn cây chè bầu: Chè ươm bằng hạt hay bằng cành phải đủ các tiêu chuẩn sau:
  8. - Cây chè sinh trưởng trong vườn ươm 8-12 tháng. - Cây cao >30cm. Đường kính thân sát gốc 3 – 5mm trở lên, vỏ phía gốc có mầu đỏ nâu, lá chè xanh đậm không sâu bệnh hại. Được bấm ngọn trước khi trồng 2 tuần. b) Thời vụ trồng: Tuỳ điều kiện mỗi vùng để lựa chọn thời vụ, nhìn chung có hai thời vụ: tháng 8-9 và tháng 1-3 hàng năm. c) Khoảng cách và mật độ trồng: Mật độ trồng chè phụ thuộc vào hai điều kiện sau: - Độ dốc của nơi trồng. - Mức độ che phủ của thả m thực vật tự nhiên. Độ dốc cao, độ che phủ đạt yêu cầu: Trồng mật độ 2500 - 3000cây/ha khoảng cách 2m x 1,8m hoặc 2,5m x 1,6m. Độ dốc vừa phải, thảm thực vật thưa thớt hơn, trồng chè mật độ dày hơn 5000 – 6000 cây/ha, khoảng cách 1,5m x 1m hoặc 2m x 1m. Với hai mật độ trên, để ít làm ảnh hưởng tới lớp che phủ, khi xác định xong vị trí đào hố, chỉ phát quang quanh hố kích thước 1,2m x 1,2m (vẫn giữ nguyên các phần che phủ xung quanh). Khi phát quang xong tiến hành đào hố kích thước 50cm x 50cm x 50cm. Khi đào, đất mặt để riêng phía trên sườn dốc, tầng
  9. đất dưới để phía dưới sườn dốc (nếu có điều kiện bón lót phân vi sinh hoặc phân ủ 1 – 2kg/gốc). Độ dốc thấp, thảm thực vật nghèo kiệt do đốt nương rẫy có thể trồng mật độ 8000 cây/ha, khoảng cách 2m x 0,6m, hoặc 1,5 m x 0,8m. Kỹ thuật trồng: - Xăm xỉa thành và đáy hố, lấp đất sâu khoảng 20cm, sau đó đặt bầu chè. - Cách đặt bầu: Cần thao tác cẩn thận không để vỡ bầu tổn thương đến bộ rễ chè. Sau khi đã bỏ túi bầu, đặt bầu vào hố, để mầm cây theo một hướng xuôi theo chiều gió chính, lấp đất nhỏ nén đất đều, không để khoảng trống xung quanh bầu. Đất lấp kín mặt bầu sao cho còn cách mặt đất 5 – 7cm để khi có rửa trôi phần dinh dưỡng có thể đọng được ở đây. Sau cùng phủ một lớp đất tơi trên mặt 1 – 2cm. Trồng xong có thể tủ cỏ rác dày 8-10cm giữ ẩm (loại cỏ rác không có khả năng tái sinh), nếu gặp nắng to có thể tưới cho mỗi gốc chè mới trồng 2 lít nước và rào xung quanh khu vực trồng tránh trâu bò phá. 1.7. Kỹ thuật chăm sóc: a) Dặm cây con: Đây là công việc rất quan trọng để đảm bảo mật độ của nương chè. Sau trồng 1-2tháng cần kiểm tra ngay xem cây nào chết cần tiến hành trồng dặ m lượng bầu dự phòng khoảng 10%. Cây chè trồng dặ m phải có cùng tuổi chè trên nương.
  10. Khi trồng dặm bón thêm mỗi cây 0,5-1kg phân chuồng, chọn ngày râm mát, mưa nhỏ hay sau mưa to. Thời vụ trồng dặm tốt nhất vào vụ xuân sớm (tháng 1-2), có mưa nhỏ,đất đ ủ ẩm. b) Làm cỏ: Xung quanh gốc cây phải thường xuyên sạch cỏ và xăm đất để cây chè mớ i trồng không bị cỏ dại lấn át và cạnh tranh dinh dưỡng, hàng năm dùng tay nhổ cỏ 3- 4 lần. Phát sạch các băng cỏ xung quanh gốc chè 2-3lần/năm. 1.8. Đốn chè: Đốn chè là biện pháp cắt bỏ một phần sinh khối ngọn, cành, kích thích các mầ m nách phát triển, tăng số lượng và trọng lượng búp tạo nên năng suất chè. a) Đốn kiến thiết cơ bản: Đốn chè kiến thiết cơ bản là biện pháp rất quan trọng, tạo cho cây chè bộ khung tán hợp lý khi bước vào giai đoạn kinh doanh. Cây chè sau khi trồng 2 - 3năm khi có chiều cao 1,2m thì bấm ngọn (trường hợp thân to cần dùng dao hoặc cưa), kỹ thuật này coi như đốn lần đầu ức chế sinh trưởng đỉnh để cây chè phát triển cành ngang, tán xoè rộng và tập trung dinh dưỡng vào các cành này. Những năm về sau nâng dần chiều cao bằng kỹ thuật hái và đốn nhẹ. Khống chế chiều cao ổn định từ 2,5 – 3m.
  11. Thời vụ đốn tốt nhất là tháng 12 và tháng 1 hàng năm đây là thời kỳ chè ngừng sinh trưởng. b) Đốn chè sản xuất kinh doanh: Biện pháp đốn hàng năm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất chè, do vậy phải chỉ đạo một cách chặt chẽ. Tuỳ theo độ cao, mức độ đốn và sinh trưởng của nương chè mà quyết định kỹ thuật đốn: - Đối với những cây chè quá cao nhiều cành yếu, đốn trẻ lại đưa về độ cao 2,5 – 3m để tạo lại bộ tán (ở độ cao có diện tích mặt tán lớn nhất). - Đối với những cây chè bị đốn quá đau, hái sát, tầng tán lá mỏng cần nuôi chừa tán lávụ xuân từ 5-7 lá, sau đó hái bình thường. - Đối với những cây chè còn sung sức thực hiện đốn phớt hoặc sửa bằng cách vết đốn cũ 5 – 7cm. 1.9. Hái chè: Hái chè là khâu cuối cùng của sản xuất búp chè vì vậy có ý nghĩa không chỉ về phẩm cấp búp mà còn ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây chè. Đối với cây chè kiến thiết cơ bản cùng với kỹ thuật đốn tạo hình, kỹ thuật hái sẽ tạo tiền đề cho cây chè bước vào giai đoạn kinh doanh được tốt. - Hái tạo hình chè KTCB: Chè tuổi một từ tháng 10 bấm những ngọn cao 120 cm trở lên; chè tuổi hai hái đọt trên những cây chè to khoẻ cách mặt đất 150 cm trở lên.
  12. - Hái tạo hình sau đốn: Với chè đốn lần 1, đợt đầu hái cách mặt đất ở độ cao120 - 150cm, những năm về sau nâng dần chiều cao bằng kỹ thuật hái và đốn nhẹ khống chế chiều cao ổn định 1,5m – 2,5m. - Hái chè kinh doanh: Cần áp dụng giải pháp hái san chật để làm tăng lứa hái trong năm. Chỉ tiến hành hái những búp đủ tiêu chuẩn và chừa lại hợp lý(vụ xuân chừa 3 - 4 lá, vụ hè thu chừa 1-2 lá).Những búp ở đỉnh trục cành chính, thân chính có thể hái sát lá cá. Những nương chè yếu mới đốn trẻ lại, không hái vụ xuân nuôi chừa để đến tháng 5 bắt đầu hái, thực hiện hái chừa lại 5 – 6 lá, bấm ngọn mù xoè, thời gian sau hái bình thường. Để tăng chất lượng cần phải hái non 1 tôm 2 lá vì chè Shan búp rất to, không nên hái dài nhiều lá sẽ làm ngoại hình chè thô. Khi hái xong tốt nhất là đưa ngay về nơi chế biến, nếu chưa kịp đưa về chế biến cần để chè chỗ thoáng mát bằng cách rải chè mỏng 10cm trên nền sạch. 1.10. Bón phân cho chè trồng mới (KTCB): Nguyên tắc bón phân: a) - Bón theo tuổi và năng suất cây trồng, cây chè con bón ít, cây chè lớn năng suất cao bón nhiều. - Bón cân đối các yếu tố NPK. - Bón đúng cách và đúng lúc, đúng đối tượng, bón lót, bón thúc kịp thời. - Tuỳ điều kiện thời tiết, khí hậu quy định liều lượng, tỷ lệ bón các yếu tố.
  13. b) Bón lót: Phân hữu cơ có vai trò quan trọng trong cải tạo lý, hoá tính đất chè, nó là nguồn cung cấp dinh dưỡng cân đối, làm thông thoáng tơi xốp đất. Với chè con đòi hỏi phát triển nhanh rễ, thân, cành, lá. Rễ sớm phát triển để xuống được tầng sâu hút được nước chống được hạn, cành phát triển để tạo khung tán. Do vậy phân hữu cơ là không thể thiếu với cây chè con, với vùng cao lượng phân chuồng khó gom nên cần làm phân xanh (phân ủ). Bón lót: 3 - 5 kg phân ủ/hố. 0,3 - 0,5 kg phân vi sinh/hố. c) Bón thúc: - Tuổi 1: Bón 1,5 tấn vi sinh/ha. Bón làm 2 lần: tháng 3: 40%, tháng 7: 60%. Phương pháp bón: Bón xung quanh tán, cách gốc 20cm theo rạch sâu 6 - 8cm. - Tuổi 2: Bón 2 tấn vi sinh/ha. Bón làm 2 lần: tháng 3: 40%, tháng 7: 60%. Phương pháp bón: Bón xung quanh tán, cách gốc 20cm theo rạch sâu 6 - 8cm. 1.11 Bón phân cho chè kinh doanh:
  14. Sản phẩm thu hoạch của cây chè là búp, vì vậy hàng năm cần được bổ xung một lượng dinh dưỡng nhất định để đảm bảo cho cây chè sinh trưởng tốt, lượng phân như sau: Bổ xung phân hữu cơ bón theo chu kỳ 3 năm 1 lần, mỗi cây chè bón 4 – 5kg phân ủ hoặc 2kg phân vi sinh. Cách bón: bón xung quanh tán, cách gốc 20cm theo rạch sâu 6 – 8cm, bỏ phân, lấp đất. 1.12. Phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại: Phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại tốt có tác dụng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của nương chè và chất lượng của búp chè. Cần chú ý coi trọng biện pháp phòng trừ tổng hợp theo nguyên tắc IPM, trên cơ sở thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, sạch cỏ dại. Đối với chè vùng cao phải đặc biệt lưu ý xới cỏ dại quanh gốc, phát băng cỏ dại để không bị trâu bò dẫm phá. Cách nhận biết và phòng trừ một số sâu hại chính: - Rầy xanh: Là loại sâu hại búp quan trọng, phổ biến ở Việt Nam. Rầy xanh phát sinh và gây hại hầu như quanh năm. Tác hại: Dùng vòi chọc hút nhựa ở búp non theo đường gân chính và các gân phụ của lá gây nên những vết nhỏ ly ti như kim châm, làm cho lá non bị khô. Gặp trời khô nắng hạn, lá khô dần từ đầu đến mép lá, cong queo cằn cỗi, sản lượng và chất lượng búp chè giả m sụt nghiêm trọng.
  15. Tập quán: thích ánh sáng đèn và ánh sáng tán xạ, phá hoại cả ngày và đêm, nắng to quá nằm dưới mặt lá. Vòng đời: 16 – 17 ngày trong mùa xuân, 14 – 15 ngày trong mùa hè, 34 ngày trong mùa đông. Rầy gây tác hại lớn trong 2 thời kỳ: Tháng 3 – 5 và tháng 9 – 11. Phòng trừ: Làm sạch cỏ dại, đốn chè đúng thời vụ, không đốn sớm quá dễ bị sâu tập trung phá hoại. Trồng cây bóng mát hợp lý. Đầu tư thâm canh, chăm sóc cây chè khoẻ. - Bọ cánh tơ (bọ trĩ): Bọ cánh tơ thường bám mặt dưới của lá non để hút nhựa, đặc biệt sâu còn gây hại lá còn non khép kín (tôm). Mặt dưới lá bị hại nổi lên hai đường sần sùi song song với gân chính và có nhiều vết nứt ngang màu xám, trên cọng búp cũng có đường sần sùi dọc theo chiều dài cọng, búp cứng còi cọc phát triể n không bình thường, chè con bị hại hơn chè lớn. Khi sâu hại nặng các lá chè non, lá bánh tẻ bị biến dạng, khô và rụng, chỉ còn lại tôm ở ngọn. Vòng đời: từ 7 – 10 ngày mùa hè. Phát sinh rải rác quanh năm, tập trung vào tháng 3 – 4, và tháng 7 – 8. Phòng trừ: làm sạch cỏ, bón phân đầy đủ, hái chạy. - Bọ xít muỗi:
  16. Trưởng thành hơi giống muỗi lớn, sâu trưởng thành và sâu non dùng vòi châm búp chè hút nhựa gây nên vết châm tròn hoặc nhiều cạnh. Búp chè bị châm nhiều lá quăn queo, thui đen. Hoạt động chủ yếu vào sáng sớm và chiều tối, sau cơn mưa trời âm u sâu hoạt động suốt cả ngày. Phòng trừ: Vườn chè quang sạch cỏ, phát tỉa kịp thời cây che bóng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0