intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh tế nông thôn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Chia sẻ: Pham Quang Hai | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

148
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kinh tế nông thôn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam gồm có các nội dung chính: Kinh tế nông thôn và vai trò của nó trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xó hội ở Việt Nam; Phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh tế nông thôn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

  1. Kinh tế nông thôn trong thời kỳ quá độ  lờn chủ nghĩa xó hội ở Việt Nam I. Kinh tế nông thôn và vai trò của nó trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở  Việt Nam 1. Khái niệm và nội dung của kinh tế nông thôn Kinh tế  nông thôn là một hệ  thống những nhân tố  cấu thành của lực lượng sản  xuất và quan hệ sản xuất trong tất cả những ngành nghề trên địa bàn nông thôn và giữa  chúng có quan hệ hữu cơ với nhau. Kinh tế nông thôn có nội dung rộng hơn kinh tế nông nghiệp, bao gồm: Thứ nhất, về cơ cấu ngành nghề Kinh tế  nông thôn trước hết có các ngành sản xuất cơ  bản, đó là: nông nghiệp,  lâm nghiệp, ngư  nghiệp và diêm nghiệp. Các ngành này sẽ  cung cấp l ương thực, thực  phẩm đáp ứng yêu cầu của xó hội; đảm bảo nguyên liệu cho công nghiệp chế  biến và  sản xuất ra những sản phẩm nông nghiệp hàng hóa cho thị trường trong và ngoài nước. Trong tiến trỡnh cụng nghiệp húa, hiện đại hóa, kinh tế  nông thôn cũn có công  nghiệp gắn với sự  phát triển của nông, lâm, ngư  nghiệp và trước hết là công nghiệp  chế  biến. Sự  phát triển công nghiệp  ở  nông thôn không chỉ  dừng lại  ở  ngành công  nghiệp chế biến mà cũn phỏt triển những ngành cụng nghiệp phục vụ đầu vào của sản   xuất nông nghiệp như: cơ khí máy móc nông nghiệp, thủy lợi...      Công nghiệp ở nông   thôn cũn bao gồm cỏc ngành tiểu thủ  cụng nghiệp tham gia sản xuất những hàng húa   đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu. Như vậy, sự phát triển công nghiệp ở nông  thôn là cấp thiết gắn với sự chuyển dịch cơ cấu ngành trên địa bàn nông thôn. Ngoài những ngành trờn, kinh tế  nụng thụn cũn cú sự  phỏt triển của cỏc loại   hỡnh thương nghiệp, dịch vụ về khoa học ­ công nghệ, tín dụng, tư vấn... và các loại  hỡnh dịch vụ  khỏc. Sự phát triển đa dạng các ngành nghề  và loại hỡnh dịch vụ... gắn   với kết cấu hạ  tầng kinh tế  ­ xó hội nụng thụn là những bộ  phận hợp thành kinh tế  nụng thụn và chớnh sự phỏt triển của chỳng phản  ỏnh trỡnh độ  phát triển của kinh tế  nông thôn và trạng thái phân công lao động trên địa bàn. Thứ hai, về cơ cấu thành phần kinh tế Kinh tế  nông thôn là cơ  cấu kinh tế  nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế  này có đặc điểm riêng, phản ánh nét đặc thù của kinh tế nụng thụn. Thành phần kinh tế  ở kinh tế nụng thụn bao gồm: Kinh tế nhà nước: Thành phần kinh tế này ở kinh tế nông thôn bao gồm các nông,   lâm, trường quốc doanh; các trang trại kỹ thuật và các cơ sở hạ tầng nông thôn. Kinh tế  nhà nước cũng đảm nhiệm vai trũ chủ  đạo trong cơ  cấu kinh tế  nhiều thành phần  ở  nông thôn. Cùng với sự phát triển của kinh tế nông thôn, những bộ  phận đại diện của  kinh tế  nhà nước phát triển và mở  rộng ra nhiều ngành nghề  và lĩnh vực cơ  bản như:  trong nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, tín dụng, ngân hàng, dịch vụ khoa học  ­ công nghệ... Những bộ  phận đại diện này gắn bó chặt chẽ  với những bộ  phận hợp   thành kinh tế nông thôn, cùng tác động qua lại và cùng nhau phát triển. Kinh tế  tập thể:  Kinh tế  tập thể  trong kinh tế  nụng thụn phỏt triển  ở  nhiều   ngành nghề với nhiều hỡnh thức hợp tác đa dạng như: hợp tác nông ­ công ­ thương –  tín, hợp tác xó cổ phần. Cỏc hỡnh thức kinh tế này phỏt triển từ thấp đến cao từ tổ hợp 
  2. tác đến hợp tác xó và tiến tới liờn hiệp cỏc hợp tỏc xó kinh doanh  ở  nhiều lĩnh vực  khỏc nhau đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường trên địa bàn nông thôn. Kinh tế  tập thể với nhiều hỡnh thức hợp tỏc đa dạng là con đường để đưa nông dân vào làm ăn  tập thể; chuyển dần nền sản xuất nhỏ, tự  cung, tự  cấp sang sản xu ất hàng hóa lớn  định hướng xó hội chủ  nghĩa. Và cựng với kinh tế  nhà nước trong kinh tế  nông thôn  hợp thành nền tảng của nền kinh tế trên địa bàn nông thôn. Kinh tế tư nhân: Gắn với sự phát triển của kinh tế nông thôn, căn cứ vào trỡnh độ  phát triển của lực lượng sản xuất, kinh tế t ư nhân trong kinh tế nông thụn cũng thể hiện  rừ qua hai hỡnh thức: kinh tế cỏ thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân. Kinh tế cá thể, tiểu chủ trong kinh tế nông thôn chủ yếu là các hộ gia đỡnh nụng   nghiệp chưa vào hợp tác xó. Cựng với sự phỏt triển của kinh tế thị trường trên địa bàn   nông thôn, kinh tế  cá thể, tiểu chủ  mở  rộng sản xuất kinh doanh trên nhiều ngành   nghề: nông­ lâm­ ngư  nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ... Trong kinh tế  nông thôn, kinh tế  cá thể  tiểu chủ  đang cũn chiếm vị  trớ  quan trọng trong giải quyết   việc làm tại chỗ, nâng cao đời sống và giữ  gỡn trật tự xó hội trờn địa bàn nông thôn.   Do vậy, Đảng và Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ sự phát triển của loại hỡnh  kinh tế này. Cựng với sự phát triển của các thành phần kinh tế trong cơ cấu kinh tế nhiều thành  phần ở nông thôn, kinh tế tư bản tư nhân trong kinh tế nông thôn phát triển mạnh ở những   ngành nghề và các lĩnh vực đem lại nhiều lợi nhuận. Sự phát triển của thành phần kinh tế  này làm cho sự phân hóa và xu hướng tự phát tư bản chủ nghĩa ngày càng được thể hiện rừ.   Để định hướng xó hội chủ nghĩa đối với sự phát triển kinh tế nông thôn cần có những hỡnh  thức, bước đi phù hợp để chuyển dần kinh tế tư bản tư  nhân trong nông thôn phát triển  lên kinh tế tư bản nhà nước. Kinh tế tư bản nhà nước: Kinh tế tư bản nhà nước trong kinh tế nông thôn ở giai   đoạn đầu phát triển nền kinh tế thị trường chủ yếu là sự  hợp tác liên doanh giữa kinh   tế nhà nước với tư bản tư nhân trong nước hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn   nông thôn. Đảng và Nhà nước ta chủ trương khuyến khích phát triển rộng rói và lừu dài   cỏc hỡnh thức kinh tế tư bản nhà nước để phát triển lực lượng sản xuất phục vụ quá   trỡnh cụng nghiệp húa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; từng bước xây dựng nông   thôn mới xó hội chủ nghĩa. Thứ ba, về trỡnh độ công nghệ Trỡnh độ công nghệ kinh tế nông thôn phản ánh rừ nột mức phỏt triển lực lượng   sản xuất cũn hết sức thấp kộm tồn tại trờn địa bàn. Công nghệ  sử  dụng trên địa bàn  nông thôn là sự kết hợp, sử dụng nhiều trỡnh độ công nghệ, từ công nghệ truyền thống  lạc hậu đến công nghệ  nửa hiện đại và hiện đại bám sát sự  phát triển của cách mạng  khoa học công nghệ trên thế giới. Việc sử dụng công nghệ nhiều trỡnh độ phù hợp với  định hướng chiến lược công nghệ của Đảng và Nhà nước, phù hợp thực lực tài chớnh   và trỡnh độ  nhận thức sử  dụng của người dân. Hiện tại, sự  phát triển công nghiệp  ở  nông thôn chủ yếu gắn với nông nghiệp, với quy mô vừa và nhỏ, do vậy phải sử dụng   công nghệ truyền thống, kết hợp ứng dụng nhanh các thành tựu công nghệ hiện đại  để  tạo ra những sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của thị trường   trong nước và cho xuất khẩu. Để kinh tế nông thôn tăng trưởng nhanh, bền vững, cần đầu  tư phát triển công nghiệp chế biến sử dụng công nghệ hiện đại, gắn với quy hoạch phát 
  3. triển vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa, vùng nguyên liệu đáp ứng kịp thời và đảm bảo  hiệu quả cho sự phát triển kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại. Đồng thời, phát triển  công nghiệp nông thôn phải chú ý đến việc thực hiện công nghệ  sạch phù hợp với điều   kiện về vốn, đảm bảo hiệu quả kinh tế và giải pháp tối  ưu trong việc đảm bảo môi trư­ ờng sinh thái ở nông thôn. Thứ tư, về cơ cấu xó hội giai cấp Dưới tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đặc   biệt là sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu các thành phần kinh tế tác  động làm  biến đổi cơ cấu xó hội ­ giai cấp và do sự phỏt triển khụng đều về trỡnh độ  phát triển,   nên sự  thay đổi đó diễn ra giữa các vùng, từng làng xó, từng gia đỡnh là khỏc nhau. Và   cựng với sự phỏt triển của các trung tâm thị trấn, thị tứ... làm thay đổi đời sống vật chất,   văn hóa, tinh thần... vùng nông thôn. Sự thay đổi cơ cấu xó hội ­ giai cấp ở nụng thụn là   tất yếu; nếu buụng lỏng quản lý vĩ mụ của nhà nước với phát triển kinh tế nông thôn thỡ  khuynh hướng tự phát theo hướng tư bản chủ nghĩa là không thể tránh khỏi. Đảng và Nhà   nước cần có những thể chế  định hướng cho sự phát triển này hướng tới xây dựng nông  thôn mới xó hội chủ nghĩa. 2. Vai trũ của kinh tế nụng thụn Kinh tế nụng thụn là một vựng kinh tế lónh thổ cú vai trớ và vai trũ quan trọng đối  với sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xó hội của một đất nước. Khi bàn về vấn đề  này, trong Bộ “Tư bản”, C.Mác đó nờu rừ, nụng thụn là nơi dự trữ, đổi mới nguồn sinh lực  của các dân tộc. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xó hội ở nước ta, vai trũ của kinh tế  nụng thụn thể hiện trờn những nội dung chủ yếu sau: ­ Kinh tế nông thôn cung cấp lương thực, thực phẩm đáp ứng yêu cầu xó hội và  nền kinh tế quốc dừn. Phát triển kinh tế  nông thôn trước hết là phát triển các ngành sản xuất lương   thực, thực phẩm... Đây là những ngành truyền thống, có vị trí cơ  bản đối với đời sống  và là lợi thế so sánh của kinh tế nông thôn. Trong tiến trỡnh cụng nghiệp húa, hiện đại   hóa nông nghiệp, nông thôn, tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ  trong nông thôn  sẽ  tăng, tỷ  trọng lao động nông nghiệp giảm xuống, đây là xu thế  khách quan.   Tuy  nhiên, dù có biến đổi thế  nào, nông nghiệp vẫn là một ngành sản xuất vật chất cơ  bản   không thể thiếu được và bao giờ cũng giữ một vai trũ quan trọng hàng đầu trong nền kinh   tế quốc dân vỡ nú đáp ứng nhu cầu ăn, nhu cầu sinh tồn của con người, đảm bảo an ninh  lương thực quốc gia, sự tồn tại và phát triển của dân tộc. ­ Gúp phần tạo tiền đề quan trọng để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất   nước. Việt Nam là một nước nông nghiệp. Nông nghiệp, nông thôn chiếm phần lớn tỷ  lệ  dân số  và lực lượng lao động của cả  nước, là nơi chứa đựng tiềm năng to lớn về  nông, lâm, ngư... và các ngành nghề truyền thống mang bản sắc dân tộc Việt Nam. Do   vậy, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển mạnh mẽ toàn diện ngành nghề kinh  tế nông thôn sẽ tạo ra một số lượng sản phẩm hàng hóa đa dạng hướng về xuất khẩu   có giá trị  cao, tạo cơ  sở  cho việc tích lũy vốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất  nước. Sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện kinh tế nông thôn sẽ  góp phần phân công lại   lao động trên địa bàn, khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh tại chỗ, cung ứng lao   động, nguyên liệu, thị trường cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 
  4. Sự  phỏt triển mạnh mẽ, toàn diện kinh tế  nụng thụn cũn gúp phần tăng cường   mối liên kết giữa công nghiệp với nông nghiệp, dịch vụ trên địa bàn; mở rộng việc làm  tại chỗ, giảm sức ép đô thị hoá, tạo điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa  trên địa bàn nông thụn. ­ Phát triển kinh tế  nông thôn là nguồn cung cấp nguyên liệu chủ  yếu để  phát  triển công nghiệp nhẹ  và giải quyết việc làm, nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa  ở  nông thôn. Sản xuất lỳa gạo, ngô, sắn, hoa quả, tiêu, điều, chè, gỗ... là những sản phẩm đặc  thù của kinh tế nông thôn. Sự phát triển của các ngành đó là nguồn cung cấp nhiên liệu   cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm; chế biến hoa quả; công nghiệp dệt,  giấy, đường, chè... Đồng thời nó quyết định quy mô, tốc độ tăng trư ởng, mức đóng góp  ngân sách của những ngành đó đối với nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển của kinh tế  nông thôn dưới tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo nên sự chuyển dịch cơ  cấu kinh tế ngành theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng nông  nghiệp. Điều này, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ, tăng thu nhập, từng bước nâng   cao đời sống kinh tế và văn hóa ở nông thôn, giảm dần sự chênh lệch về trỡnh độ kinh   tế, chính trị, văn húa... với cỏc vựng lúnh thổ khỏc trong nền kinh tế. ­ Địa bàn kinh tế nông thôn là thị trường quan trọng của các ngành công nghiệp và  dịch vụ. Nông nghiệp, nông thôn chiếm trên 2/3 dân số  của cả  nước, là vùng có nhiều   ngành nghề  sản xuất hàng hóa đa dạng, do vậy đây chính là thị  trường chủ  yếu của   ngành công nghiệp và dịch vụ. Kinh tế  nông thôn phát triển, nhu cầu về  hàng hóa tư  liệu sản xuất (máy móc nông nghiệp, điện, phân bón) và dịch vụ  cho sản xuất nông  nghiệp (vốn, thông tin, vận chuyển, thương mại...) ngày càng tăng. Điều này làm cho  kinh tế nông thôn phát triển mạnh, thu nhập dân cư được nâng lên, nhu cầu của họ về  các hàng hóa công nghiệp (xe máy, tivi, điện thoại, vải vóc...) và các loại dịch vụ  văn   hóa, y tế, thể  thao, du lịch, giáo dục... cũng tăng dần lên và với  khối lượng, chất   lượng... ngày càng lớn và đa dạng. Đây là cơ sở thúc đẩy sự phát triển của ngành công   nghiệp và dịch vụ của nền kinh tế. ­ Kinh tế nông thôn phát triển là cơ sở đảm bảo ổn định kinh tế, chính trị, xó hội  và quốc phũng ­ an ninh. Sự  phát triển của kinh tế  nông thôn tạo cơ  sở  xây dựng cuộc sống  ấm no; đời  sống vật chất, văn hóa, tinh thần được nâng cao là nhân tố quan trọng để xây dựng thế  trận lũng dừn, giữ vững  ổn định về  chính trị, xó hội. Kinh tế  nụng thụn phỏt triển sẽ  gắn kết cụng nghiệp và nụng nghiệp, tạo cơ  sở  kinh tế  để  củng cố  khối liên minh   công­ nông­ trí thức, tăng cường sức mạnh của chuyên chính vô sản. Như  vậy, phát  triển kinh tế  nông thôn theo định hướng xó hội chủ  nghĩa là cơ  sở  quyết định sự   ổn   định chính trị, xó hội và củng cố quốc phũng ­ an ninh trờn địa bàn nông thôn nói riêng  và cả nước nói chung. II. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong thời  kỳ  quá độ  lên chủ nghĩa xó hội ở Việt Nam 1.   Tớnh   tất   yếu   khỏch   quan   của   cụng   nghiệp   húa,   hiện   đại   hóa   nông  nghiệp, nông thôn Theo tinh thần Đại hội Đại biểu lần thứ  VIII, IX, X của Đảng Cộng sản Việt  
  5. Nam, mục tiêu đến năm 2020 về  cơ  bản nước ta trở  thành một nước công nghiệp.  Nước công nghiệp là một nước có nền kinh tế  mà trong đó lao động công nghiệp trở  thành phổ biến trong các ngành và lĩnh vực của nền kinh tế. Tỷ trọng công nghiệp trong  nền kinh tế  cả  về  GDP và về  lực lượng lao động đều vượt trội hơn so với nông  nghiệp. Nông thôn nước ta là một địa bàn rộng lớn, chiếm lực lượng dân cư  đông đảo  trong xó hội, cú nhiều tiềm năng và lợi thế so sánh, nhưng hiện tại, vẫn là vùng nghèo   nàn, lạc hậu nhất so với các vùng khác trong cả  nước. Do vậy, công nghiệp hóa, hiện  đại hóa nông nghiệp, nông thôn là cấp bách và là nội dung trọng yếu của quá trỡnh  cụng nghiệp húa, hiện đại hóa đất nước, bởi vỡ: ­ Nụng nghiệp, nông thôn có vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, xó hội và an ninh,   quốc phũng. Nụng nghiệp, nụng thụn là cỏi nụi và căn cứ của cách mạng Việt Nam. Đây   là vùng lónh thổ cú nhiều dừn tộc sinh sống với sự đa dạng về văn hóa và bản sắc văn hoá   dân tộc; là địa bàn chiếm phần lớn lực lượng liên minh công­ nông­ trí thức; có nhiều  nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đặc biệt, nông nghiệp, nông thôn có nhiều vị trí chiến lược  trọng yếu về chính trị và quốc phũng an ninh của đất nước. ­ Kinh tế nụng nghiệp, nụng thụn cú vai trũ quan trọng với tăng trưởng và phát triển  kinh tế đất nước. Hiện nay, kinh tế nông nghiệp, nông thôn vẫn ở trỡnh độ phát triển thấp,  sản xuất cũn mang nặng tớnh tự cung, tự cấp, đời sống của  nông dân cũn nhiều khú khăn,  ảnh hưởng lớn đến tiến trỡnh xừy dựng chủ nghĩa xú hội. Do đó, thực hiện công nghiệp   hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn sẽ có tác dụng: + Gúp phần chuyển nền kinh tế nụng nghiệp lạc hậu thành nền kinh tế sản xuất   hàng hóa lớn với cơ  cấu kinh tế  hợp lý gắn với phừn cụng và hợp tỏc quốc tế  ngày  càng sừu rộng. + Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn sẽ  tạo điều kiện để  giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thi ện đời sống của dân cư trên địa bàn,  là cơ  sở  vững chắc để  tiếp tục giải quyết các vấn đề  kinh tế, chớnh trị, xó hộ i  ở  nụng   thụn. +   Công   nghiệp   hóa,   hiện   đại   hóa   nông   nghiệp   nông   thôn   là   cơ   sở   để   tăng  cường củng cố  khối liên minh công­ nông­ trí thức, khối đại đoàn kết các dân tộc,  góp phần củng cố  quốc phũng, an ninh trờn cỏc địa bàn chiến lược vùng sừu, vựng   xa... 2. Nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ứng dụng khoa học ­ công nghệ  gắn với sự  chuyển dịch cơ  cấu kinh tế  bám sát   yêu cầu của nền kinh tế thị trường là nội dung chủ yếu của quá trỡnh cụng nghiệp húa,  hiện đại hóa đất nước. Nhưng do vị trí, vai trũ, đặc điểm và thực trạng của nông nghiệp,   nông thôn nên nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn cũn  được thể hiện cụ thể trên những vấn đề sau: ­ Chuyển nền nông nghiệp thuần nông, lao động thủ  công là chủ yếu, năng suất   lao động thấp sang nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng;  ứng dụng nhanh chóng các  thành tựu của khoa học ­ công nghệ tạo ra năng suất lao động cao. Chú trọng xây dựng   các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa có quy mô lớn, khai thác được lợi thế so sánh,  hướng mạnh về xuất khẩu. Tiếp tục đầu tư một số ngành chủ lực, truyền thống nh ư:  cây lương thực (chủ  yếu là lúa), cây công nghiệp (cao su, cà phê, chè, mía, lạc, tiêu,   điều...), các sản phẩm chăn nuôi và nuôi trồng thủy, hải sản (bũ, lợn, tụm, cua...).
  6. ­ Từng bước thực hiện quá trỡnh hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp và kinh tế  nông thôn phù hợp với thực lực tài chính của từng vùng. Quá trỡnh hiện đại hóa sản   xuất nông nghiệp và kinh tế  nông thôn tập trung vào các nội dung: điện khí hóa, thủy  lợi hóa, cơ giới hóa, hóa học và sinh học hóa, chú trọng phát triển giao thông, thông tin   liên lạc nông thôn; tập trung đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo, văn hóa, y tế, trung tâm  chuyển giao và ứng dụng các thành tựu khoa học ­ công nghệ vào thực tiễn sản xuất và  đời sống. ­ Thúc đẩy sự  phát triển của ngành công nghiệp, tiểu thủ  công nghiệp và các   ngành nghề truyền thống  ở nông thôn như: công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản;  công nghiệp dệt may, giầy dép, thủy tinh, sành sứ...; các sản phẩm gỗ, tre, đan lát,  tranh, lụa... thuộc các làng nghề truyền thống. ­ Phỏt triển cỏc loại hỡnh dịch vụ đáp ứng yêu cầu của sản xuất và đời sống ở  nông nghiệp, nông thôn, đó là: dịch vụ thủy nông, thú y, bảo vệ thực vật; dịch vụ cung   ứng vật tư, máy móc thiết bị nông nghiệp và chuyển giao kỹ thuật ­ công nghệ; dịch vụ  tín dụng, tư vấn và tiêu thụ sản phẩm của kinh tế nông thôn. ­ Xây dựng nông thôn mới có đời sống vật chất, văn hóa tinh thần từng bước   được nâng lên; khoảng cách về  kinh tế, văn hóa, xó hội... ngày càng đượ c thu hẹp  với các trung tâm kinh tế  ­ xó hội lớn của đất nước. Nông thôn trở  thành nông thôn  xanh, sạch, đẹp, sinh thái, tiến tới giàu có, công bằng, dân chủ và văn minh. III. phỏt triển kinh tế  nụng thụn và xừy dựng nụng thụn mới theo Định hướng   xó hội chủ nghĩa   1. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế  nông thôn theo yêu cầu của  kinh tế  thị  trường định hướng xó hội chủ  nghĩa và cụng nghiệp hoỏ, hiện đại  hoá Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là một nội dung cơ bản của công nghiệp hóa,  hiện đại hóa. Cơ  cấu ngành nghề  kinh tế   ở  nông thôn có những đặc điểm riêng mang  tính đặc thù của lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Những năm đổi mới vừa qua cơ cấu   ngành nghề kinh tế nông thôn đó cú những bước biến đổi nhất định, nhưng sự chuyển  dịch đó vẫn cũn chậm so với yờu cầu của quỏ  trỡnh cụng nghiệp húa, hiện đại hóa.   Hiện trạng cơ cấu ngành nghề kinh tế nông thôn được thể hiện: ­ Nụng nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu; tiểu thủ cụng nghiệp và các ngành nghề,  dịch vụ  khác chiếm tỷ  trọng rất nhỏ; cơ cấu nông nghiệp chưa thoát khỏi tỡnh trạng   độc canh; tự cấp, tự túc; manh mún, phân tán. ­ Ba ngành sản xuất cơ bản, truyền thống là nông, lâm, ngư nghiệp có bước phát triển,  nhưng chưa thực sự gắn kết với nhau, nên hiệu quả của sự phát triển chưa cao. ­ Trong kinh tế nông thôn, cơ cấu nông nghiệp chưa thực sự gắn với công nghiệp hóa,   hiện đại hóa; công nghiệp chế biến, ngành nghề, dịch vụ chưa phát triển, do vậy thiếu sự đồng   thuận thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nghề kinh tế nông thôn. Để  chuyển dịch cơ  cấu ngành nghề  kinh tế  nông thôn theo hướng công nghiệp   hóa, hiện đại hóa và yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xó hội chủ  nghĩa   cần tập trung thực hiện những vấn đề sau: ­ Thực hiện đa dạng hóa sản xuất hàng hóa nông nghiệp, xây dựng những vùng  chuyên canh sản xuất có quy mô lớn đáp  ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu. Sự  hỡnh thành cỏc vựng chuyờn canh lớn gắn với việc khai thỏc cỏc lợi thế so sỏnh cho  
  7. phộp  ứng dụng những thành tựu khoa học cụng nghệ  tiờn tiến, hiện đại, thực hiện  thâm canh nâng cao năng suất, tăng khả năng cạnh tranh và hiệu quả của hàng hóa nông  nghiệp trên thị trường. ­ Chuyển dịch cơ  cấu ngành nghề  kinh tế  nông thôn theo hướng giảm dần tỷ  trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ  trọng công nghiệp chế  biến, tiểu thủ  công nghiệp và   dịch vụ. Thực hiện chuyển dịch theo tính quy luật này tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế  nông thôn, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động, tăng thu nhập và  mức sống dân cư nông thôn. ­ Tập trung phỏt triển cỏc làng nghề  truyền thống. Sự phỏt triển các làng nghề  truyền thống  ở các địa phương thuộc các vùng lónh thổ  khỏc nhau cho phộp khai thỏc  được những lợi thế  so sánh, cung cấp những sản phẩm hàng hóa mang đậm bản sắc  văn hóa và tinh hoa của dân tộc Việt Nam. Đây là cơ  sở  quan trọng để  nâng cao hiệu   quả kinh tế và nâng cao được sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế  giới. ­ Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, dịch vụ kinh tế nông thôn bám sát nhu cầu của   thị trường. Trong nền kinh tế các chủ thể đầu tư đều chịu sự chi phối của các quy luật  kinh tế, do vậy quỏ  trỡnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải trên cơ  sở  nhận thức vận  dụng các quy luật, nhất là việc vận dụng các quy luật cung ­ cầu, cạnh tranh và giá cả.   Quá trỡnh đó sẽ  góp phần hạn chế  được tổn thất về  kinh tế  và tăng hiệu quả  của sự  chuyển dịch, hiệu quả của quỏ trỡnh sản xuất kinh doanh. 2. Củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới Đặc trưng quan hệ sản xuất xó hội chủ nghĩa là chế độ công hữu về tư liệu sản   xuất chủ yếu. Xây dựng chế  độ  công hữu là đũi hỏi khỏch quan của sự phát triển lực  lượng sản xuất. Do vậy, không thể nôn nóng xóa bỏ các hỡnh thức tư hữu đang tồn tại  khách quan, mà phải từng bước xây dựng quan hệ  sản xuất mới từ thấp đến cao, dần  dần làm cho quan hệ  sản xuất xó hội chủ  nghĩa giữ  vị  trớ  chủ  đạo, chi phối thống trị  trong nền kinh tế quốc dân. Đối với kinh tế nông thôn cũng vậy, việc xây dựng và hoàn   thiện quan hệ sản xuất mới phải tuân thủ theo tính quy luật trên và được thể hiện ở sự  phát triển của cỏc thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước Kinh tế nhà nước trong kinh tế nông thôn sau khi đổi mới sắp xếp lại đó chuyển   dần sang sản xuất kinh doanh tổng hợp, mở rộng phạm vi  ở m ọi ngành nghề. Thực tế  vai trũ tỏc động của kinh tế nhà nước trong kinh tế nông thôn đối với sự phát triển kinh  tế  xó hội trờn địa bàn cũn mờ  nhạt, chưa được thể  hiện rừ. Để  kinh tế  nhà nước  ở  nông thôn phát huy được vai trũ chủ đạo cần tập trung thực hiện tốt các giải pháp: Tiếp tục hoàn thiện việc đổi mới sắp xếp và tăng tính độc lập, tự chủ của các nông,   lâm trường quốc doanh, các loại hỡnh dịch vụ thuộc kinh tế nhà nước ở nông thôn. Xóa bỏ  bao cấp từ ngân sách nhà nước, bảo đảm quyền tự chủ và kinh doanh theo đúng pháp luật. Đảm bảo cho người lao động thực sự làm chủ về tư liệu sản xuất. Để thực hiện cần  giải quyết tốt quan hệ ruộng đất theo luật định và xác định nhanh chóng quyền sở hữu các   tư liệu sản xuất khác cho người lao động. Đây là cơ sở để người lao động có động lực và  thực sự quan tâm đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Xác định quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho người lao động, yêu cầu này tạo   điều kiện cho người lao động toàn quyền quyết định việc sản xuất cái gỡ; sản xuất bao  
  8. nhiờu; sản xuất như  thế nào? và bán cho ai? trên cơ sở nghiên cứu nắm bắt nhu cầu thị  trường. Đồng thời, luôn chú trọng giải quyết tốt mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người  lao động trên cơ sở giải quyết hài hũa lợi ớch xó hội, lợi ớch tập thể và lợi ớch cỏ nhừn  người lao động, tạo động lực cho sự phát triển chung. Kinh tế tập thể Kinh tế tập thể trong nụng thụn với nhiều hỡnh thức hợp tỏc đa dạng, mà nũng  cốt là cỏc hợp tỏc xó dựa trờn sở hữu của cỏc thành viờn và sở hữu tập thể. Kinh tế tập thể  lấy lợi ớch kinh tế làm động lực, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm,   bỡnh đẳng, tự nguyện và cùng có lợi, phát triển từ thấp đến cao theo yờu cầu quy luật quan   hệ sản xuất phự hợp với tớnh chất và trỡnh độ phát triển của lực lượng sản xuất, phù hợp   với đặc điểm, đặc thù của kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Kinh tế tập thể được khuyến khích phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh với   nhiều ngành nghề, nhất là với các ngành tiểu thủ  công nghiệp, dịch vụ  và các ngành  nghề truyền thống, được sự định hướng, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước. Phát triển kinh  tế tập thể trong kinh tế nông thôn phải gắn liền với tiến trỡnh cụng nghiệp húa, hiện   đại hóa nông nghiệp, yêu cầu của nền kinh tế thị trường và xây dựng nông thôn mới xó  hội chủ nghĩa. Kinh tế tư nhân và kinh tế tư bản nhà nước Kinh tế tư nhân trong kinh tế nông thôn chủ yếu vẫn là các hộ kinh doanh cá thể  và một số  doanh nghiệp tư  nhân đang có xu thế  phát triển cả  về  số  lượng và quy mô  sản xuất. Trong kinh tế nông thôn, kinh tế tư nhân ngày càng chiếm vị trí quan trọng và  là lực lượng năng động trong cơ chế thị trường. Loại hỡnh kinh tế này được nhà nước  khuyến khích phát triển không giới hạn về  quy mô trong mọi ngành nghề, lĩnh vực mà  pháp luật không cấm nhằm khai thác mọi tiềm năng thế  mạnh, phát triển sản xuất và  nâng cao đời sống. Đảng và Nhà nước cần th ường xuyên có chính sách hỗ  trợ, định  hướng xó hội chủ nghĩa đối với sự phát triển của kinh tế t ư nhân. Định hướng phát triển  với kinh tế tư  nhân ở nông thôn là phát triển lên chủ  nghĩa tư bản nhà nước với những   hỡnh thức đa dạng từ thấp đến cao, đây là con đường có hiệu quả nhất để chuyển dần   sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xó hội chủ nghĩa. 3. Tăng cường và khuyến khích cải tiến kỹ  thuật,  ứng dụng tiến bộ khoa   học ­ công nghệ trong kinh tế nông thôn Để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả..., thúc đẩy kinh tế nông thôn tăng tr­ ưởng nhanh và bền vững cần tăng cường và khuyến khích cải tiến kỹ thuật, ứng dụng  tiến bộ khoa học ­ cụng nghệ vào quỏ trỡnh sản xuất kinh doanh và cỏc lĩnh vực khỏc   của đời sống kinh tế ­ xó hội. Sự phát triển của kinh tế thị trường đó tạo động lực cho  cỏc chủ  thể  sản xuất kinh doanh nghiờn cứu, tỡm tũi, cải tiến kỹ  thuật có giá trị  thực   tiễn rất cao. Nhà nước cần có chính sách định hướng, hỗ trợ và khuyến khích đối với quá   trỡnh trờn.   ứng dụng tiến bộ cụng nghệ vào thực tiễn sản xuất và cỏc lĩnh vực khác của đời  sống xó hội là yờu cầu cấp thiết. Để  phát triển kinh tế  nông thôn cần tập trung vào  những nội dung cơ bản: ­ Cơ giới hóa: Đây là quá trỡnh thay thế lao động thủ công bằng lao động máy móc để  nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất. Quá trỡnh cơ giới hóa phải chú ý những   đặc điểm riờng của nụng nghiệp, nông thôn; tập trung trước hết vào những khâu lao động 
  9. nặng, những khâu ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. ­ Thủy lợi hỳa: Là quỏ trỡnh nhằm khắc phục những tỏc động của tự nhiên ảnh   hưởng tới sự phát triển kinh tế nông thôn, tạo ra sự chủ động về tưới, tiêu nhằm thực  hiện thâm canh tăng năng suất nhất là đối với sản xuất nông nghiệp. ­ Điện khí hóa nông thôn góp phần thay thế  lao động nặng nhọc của người lao  động, tăng năng suất và hiệu quả  kinh tế, đồng thời điện khí hóa là điều kiện quan   trọng để xây dựng nông thôn mới, giàu có và văn minh. ­ Phát triển công nghệ sinh học: Công nghệ sinh học là "mọi kỹ thuật sử dụng cơ  chế  hay quá trỡnh sống để  tạo ra hay thay đổi sản phẩm, để  tăng chất lượng cây hay  con, hay phát triển những vi sinh vật cho những  ứng dụng đặc biệt" (1). Như  vậy, công  nghệ sinh học là quá trỡnh tỏc động nâng cao năng suất và chất lượng cây, con, đồng thời   là quá trỡnh tiết kiệm cỏc nguồn lực khan hiếm và bảo vệ mụi tr ường sinh thái. Do vậy,  phát triển công nghệ sinh học cũng là một đũi hỏi tất yếu, cấp bỏch của nền nụng nghiệp   sản xuất lớn. 4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phát triển kinh tế nông thôn Con người là nhân tố  quyết định mọi sự  phát triển, nhất là đối với sự  phát   triển  kinh  tế.  Hiện  tại,  l ực  l ượng  lao   động  trong  nông  thôn  rất  lớn,  nhưng  chất  lượng lại rất thấp. Đây chính là mâu thuẫn và là nguyên nhân cơ bản cản trở sự phát   triển kinh tế nông thôn,  ảnh hưởng tới quá trỡnh cụng nghiệp húa, hiện đại hóa. Do  vậy, vấn đề  nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công nghiệp hóa, hiện   đại hóa là một giải pháp quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn. Trong cơ chế thị tr ường, v ới kh ả năng nhận thức và tài chính có hạn phải thực  hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Trước hết, nhân dân phải nhận  thức được vai trũ của kiến thức trong sản xuất và đời sống, chủ  động học tập dướ i   mọi hỡnh thức,  đồng thời  Đảng và Nhà nước  có chủ  trư ơng, chính sách đào tạo  riêng đối với vùng nông nghiệp, nông thôn, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, vùng  dân tộc ít người. Chính sách đào tạo phải tính đến yêu cầu về  số  lượng và chất  lượng ngày càng cao của quá trỡnh cụng nghiệp húa, hiện đại hóa và yêu cầu của  nền kinh tế thị tr ường trong n ụng nghi ệp, n ụng th ụn. 5. Xừy dựng và nừng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế ­ xú hội ở nụng thụn Kết   cấu   hạ   tầng   kinh   t ế   ­   xó   hội   của   kinh   tế   nụng   thụn   bao   g ồm:   điệ n,  đường, trường, trạm... là điều kiện quan trọng để  phát triển kinh tế  nông thôn. Đầu  tư  xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ  tầng kinh tế ­ xó hội  ở  địa bàn nông thôn rộng  lớn đũi hỏi một lượng vốn rất lớn, điều này vượt quá khả  năng của kinh tế  nông   thôn, vỡ vậy cần có sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước và từ các nguồn lực bên ngoài. 6. Ngăn chặn sự  chệch hướng xã hội chủ  nghĩa trong phát triển kinh tế  nông thôn Phát triển kinh tế  hàng hóa nhiều thành phần trong kinh tế  nông thôn xuất hiện   sự phân hóa giàu nghèo và làm biến đổi cơ cấu giai cấp và khuynh hướng phát triển tư  bản chủ nghĩa là điều không thể tránh khỏi. Để  phát triển kinh tế  nông thôn theo định   hướng xó hội chủ  nghĩa cần khuyến khích mọi người làm giàu chính đáng, đúng pháp  luật, đồng thời có những chính sách hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy sản xuất phát   triển. Thực hiện và hoàn thiện chính sách phân phối, phân phối lại nhằm thực hiện sự  (
  10. công bằng trong thu nhập và tạo điều kiện cho mọi người đều được hưởng thành quả  chung. 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0