intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh tế xanh ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Kinh tế xanh ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp" đánh giá thực trạng kinh tế xanh ở Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế xanh trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh tế xanh ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ XANH Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ths. Bùi Văn Bằng1 Ths. Ngọ Thị Thu Giang2 1 Trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh Email: bang.tcqtkd@gmail.com 2 Trường Đại học Lao động xã hội Email: ngothugiangkt@gmail.com Tóm tắt Kinh tế xanh đang là một xu hƣớng phát triển đƣợc nhiều quốc gia trên toàn cầu đang hƣớng đến, trong đó có Việt Nam, nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trƣởng kinh tế theo hƣớng bền vững. Thời gian qua, Việt Nam đã có những bƣớc đi đáng khích lệ trong việc phát triển kinh tế xanh. Các chính sách hỗ trợ, đầu tƣ vào năng lƣợng tái tạo, quản lý và sử dụng tài nguyên tự nhiên một cách hiệu quả đã đƣợc triển khai. Tuy nhiên, còn nhiều thách thức cần đƣợc vƣợt qua để đạt đƣợc mục tiêu này một cách toàn diện. Qua bài viết này, tác giả đánh giá thực trạng kinh tế xanh ở Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế xanh trong thời gian tới. Từ khóa: Kinh tế xanh, phát triển kinh tế xanh, phát triển bền vững, biến đổi khí hậu, phát thải carbon. Abstract Green economy is a development trend that many countries around the world are aiming for, including Vietnam, to ensure sustainable economic growth. Recently, Vietnam has taken encouraging steps in developing a green economy. Policies to support, invest in renewable energy, manage and use natural resources effectively have been implemented. However, there are still many challenges that need to be overcome to achieve this goal comprehensively. Through this article, the author evaluates the current status of the green economy in Vietnam, and on that basis proposes some solutions to promote green economic development in the coming time. Key words: Green economy, green economic development, sustainable development, climate change, carbon emissions. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một trong những quốc gia sớm tiếp cận với mô hình kinh tế xanh và đã nhanh chóng nhận thức và tiến hành triển khai mô hình kinh tế xanh theo đúng hƣớng dẫn của Chính phủ. Việc ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo ra một cơ sở pháp lý cho việc chuyển đổi sang mô hình kinh tế xanh đã phản ánh sự quyết tâm của Việt Nam trong việc thúc đẩy phát triển bền vững, phù hợp với các định hƣớng quan trọng nhƣ Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 – 2025), và Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (từ 2021 – 2030) [3,4]. Chính phủ đã đƣa ra các chiến lƣợc quốc gia về tăng trƣởng xanh, với tầm nhìn dài hạn đến năm 2050, nhằm định hƣớng và hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của đất nƣớc. Việc thực hiện các mục tiêu này đòi hỏi sự nỗ lực và triển khai mạnh mẽ các 204
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG giải pháp cụ thể, nhằm đảm bảo sự tăng trƣởng kinh tế, cải thiện điều kiện sống xã hội và bảo vệ môi trƣờng. Mặc dù đã có những bƣớc tiến vững chắc, nhƣng Việt Nam vẫn đối mặt với những thách thức lớn từ biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trƣờng. Theo Báo cáo về chỉ số rủi ro khí hậu dài hạn năm 2019, Việt Nam đứng thứ 6 trong số các quốc gia chịu tác động nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu, cùng với việc đứng thứ tƣ thế giới về lƣợng rác thải nhựa. Ƣớc tính từ Ngân hàng Thế giới cho thấy, biến đổi khí hậu có thể làm giảm 3,5% GDP của Việt Nam vào năm 2050 [5]. Đối diện với thực trạng hiện nay, Việt Nam cần tiếp tục tăng cƣờng nỗ lực, triển khai các biện pháp cụ thể để đối phó và giải quyết hiệu quả các thách thức môi trƣờng, từ đó đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn của đất nƣớc trong thời gian tới. 2. KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ XANH 2.1. Khái niệm kinh tế xanh Khái niệm kinh tế xanh lần đầu tiên đƣợc đề cập vào năm 1989 bởi một nhóm các nhà kinh tế môi trƣờng gồm David Piarce, Anil Markandya, Edward Barbier trong báo cáo gửi tới Chính phủ Liên hiệp Vƣơng quốc Anh [1]. Tuy nhiên, đến năm 2008, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chƣơng trình môi trƣờng của Liên hiệp Quốc đã đƣa ra các gói kích thích kinh tế xanh nhằm hƣớng tới xây dựng một nền kinh tế bền vững. Thuật ngữ "kinh tế xanh" đã trở nên phổ biến từ đó với nhiều định nghĩa khác nhau từ các tổ chức và nhóm nghiên cứu. Theo Liên minh Châu Âu (EU), kinh tế xanh là nền kinh tế tăng trƣởng thông minh, bền vững và công bằng. Trong khi đó, nhóm Liên minh kinh tế xanh thế giới định nghĩa nó là nền kinh tế tạo ra chất lƣợng cuộc sống tốt hơn cho tất cả mọi ngƣời trong giới hạn sinh thái của trái đất. Ngân hàng Thế giới đã đƣa ra định nghĩa rằng kinh tế xanh là phát triển kinh tế đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm và tác động đến môi trƣờng, và tăng cƣờng khả năng phục hồi trƣớc biến đổi tự nhiên. Chƣơng trình môi trƣờng Liên Hợp Quốc (UNEP) định nghĩa kinh tế xanh là nền kinh tế mang lại phúc lợi cho con ngƣời và công bằng xã hội, vừa giảm thiểu đáng kể các nguy cơ về môi trƣờng và suy giảm sinh thái [8]. Khái niệm "Kinh tế xanh" kết hợp ba yếu tố chính: kinh tế, môi trƣờng và xã hội. Kinh tế xanh đề cao việc xóa đói giảm nghèo, phát triển năng lƣợng sạch và thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Trong môi trƣờng, nó đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững, bảo vệ sinh thái và môi trƣờng, cũng nhƣ quản lý tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả và ứng phó với biến đổi khí hậu. Về mặt xã hội, kinh tế xanh nâng cao chất lƣợng giáo dục và chăm sóc sức khỏe, đáp ứng nhu cầu việc làm và giảm bất bình đ ng xã hội. Sự cân bằng giữa ba yếu tố này là chìa khóa để đảm bảo tính bền vững của một nền kinh tế xanh. 2.2. Lợi ích của kinh tế xanh - Tăng cƣờng năng suất và hiệu quả: Đây là một trong những lợi ích quan trọng nhất của kinh tế xanh. Khi áp dụng các biện pháp và công nghệ xanh, doanh nghiệp và tổ chức có khả năng sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả hơn, giảm thiểu lãng phí và tối ƣu hóa quá trình sản xuất 205
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG - Tạo ra việc làm mới và khích lệ sáng tạo: Việc đầu tƣ vào các ngành công nghiệp xanh tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới trong các lĩnh vực nhƣ năng lƣợng tái tạo, công nghệ xanh, và quản lý tài nguyên. Đồng thời, việc thúc đẩy sáng tạo trong các ngành này cũng giúp tăng cƣờng sức cạnh tranh của các quốc gia trong thị trƣờng toàn cầu. - Giảm thiểu rủi ro tài chính: Kinh tế xanh giúp giảm thiểu rủi ro tài chính do sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên không ổn định và biến đổi khí hậu. Các biện pháp tiết kiệm năng lƣợng và tăng cƣờng sử dụng nguồn năng lƣợng tái tạo cũng giúp giảm chi phí vận hành cho các doanh nghiệp và hộ gia đình. - Tăng cƣờng cạnh tranh và thị trƣờng mới: Các doanh nghiệp và quốc gia tiên phong trong việc áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trƣờng và tăng cƣờng sử dụng nguồn năng lƣợng tái tạo có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh trong thị trƣờng toàn cầu. Hơn nữa, kinh tế xanh cũng mở ra cơ hội thị trƣờng mới cho các sản phẩm và dịch vụ có ảnh hƣởng tích cực đến môi trƣờng. - Tăng cƣờng hệ thống hạ tầng và sự phát triển kinh tế địa phƣơng: Đầu tƣ vào các dự án hạ tầng xanh nhƣ giao thông công cộng, hệ thống xử lý nƣớc thải, và việc tái tạo các khu vực đô thị có thể tạo ra những khu vực sống mới, tăng cƣờng sự hấp dẫn của các khu vực này đối với ngƣời dân và doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phƣơng. 3. THỰC TRẠNG KINH TẾ XANH VIỆT NAM 3.1. Chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu ở Việt Nam đã thiết lập những kỷ lục mới về nhiệt độ, lƣợng mƣa, mực nƣớc biển và các hiện tƣợng thiên nhiên nhƣ siêu bão, lũ lụt, và áp thấp nhiệt đới. Đồng thời, chủ trƣơng phấn đấu của Việt Nam là trở thành một nƣớc công nghiệp hiện đại, với một số ngành công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, đã tăng cƣờng áp lực đối với môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên. Do đó, "phát triển kinh tế xanh" không chỉ là xu hƣớng mà còn là một yếu tố không thể thiếu để đạt đƣợc mục tiêu hiện đại hóa kinh tế, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững về môi trƣờng và khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu. Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã kh ng định chủ trƣơng "Phát triển bền vững" và "Phát triển kinh tế xanh". Theo đó, Chính phủ đã ban hành một loạt chƣơng trình, kế hoạch hành động nhằm thúc đẩy "Kinh tế xanh", "Tăng trƣởng bền vững" và "Bảo vệ môi trƣờng". Các quyết định quan trọng đã đƣợc ra đời nhƣ Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/02/2011 về chiến lƣợc quốc gia về biến đổi khí hậu [2], Quyết định số 1474/QĐ-TTg ngày 05/10/2012 về kế hoạch hành động về biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2020, và Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/05/2017 về kế hoạch hành động Quốc gia thực hiện chƣơng trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Đến nay, đã có 7 Bộ ban hành kế hoạch hành động tăng trƣởng xanh, và tất cả các tỉnh thành trực thuộc trung ƣơng đã xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động tăng trƣởng xanh cấp tỉnh thành. Các nội dung chính trong các kế hoạch hành động này tập trung vào xây dựng thể chế, nâng cao nhận thức và triển khai thực hiện, cũng nhƣ huy động nguồn lực nhà nƣớc và tƣ nhân để thúc đẩy phát triển "Kinh tế xanh". 206
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 3.2. Công nghiệp xanh Công nghiệp xanh tập trung vào hai mục tiêu chính là giảm phát thải khí CO2 và hóa chất độc hại từ các khu công nghiệp, cũng nhƣ nghiên cứu và phát triển các nguồn năng lƣợng mới và máy móc kỹ thuật mới thân thiện với môi trƣờng. Theo một nghiên cứu của PwC, Việt Nam đƣợc xếp vào nhóm các nền kinh tế có sự chuyển đổi chậm chạp hoặc tiêu cực trong việc giảm cƣờng độ phát thải carbon và vẫn phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch để duy trì tăng trƣởng kinh tế. Việt Nam thuộc top 5 quốc gia đạt ngƣỡng giảm phát thải carbon (hình 1). Hinh 1: CƢỜNG ĐỘ PHÁC THẢI CÁC BON (tCO2/GDP) Nguồn: [6] Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, kể từ cuối năm 2021, đã có một dịch chuyển đáng kể về chất lƣợng của các dự án, phù hợp với mục tiêu tăng trƣởng xanh của Việt Nam. Một số điển hình là việc xây dựng nhà máy trung hòa carbon đầu tiên của Lego và nhà máy sử dụng 100% năng lƣợng tái tạo của tập đoàn Pandora. Cƣờng độ năng lƣợng tiêu thụ trong các ngành sản xuất công nghiệp đang có xu hƣớng giảm dần. Trong giai đoạn từ 2011 đến 2015, ngành thép giảm 8,09%, ngành xi măng giảm 6,33%, và ngành dệt sợi giảm 7,32%. Các nguồn năng lƣợng sạch và tái tạo đƣợc đánh giá có tiềm năng phát triển lớn, và đƣợc xem là nguồn năng lƣợng quan trọng của Việt Nam đến năm 2050. Tuy nhiên, hiện tại, chúng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ và việc khai thác và sử dụng chúng vẫn còn hạn chế. Chính phủ đã thực hiện các biện pháp chính sách để tăng cƣờng môi trƣờng đầu tƣ vào lĩnh vực năng lƣợng tái tạo, bao gồm chiến lƣợc Phát triển năng lƣợng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030 và các chính sách ƣu đãi về giá mua điện cho các cơ sở sản xuất điện từ các nguồn năng lƣợng tái tạo. Đồng thời, việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật mới cũng đƣợc thúc đẩy để hỗ trợ việc thực hiện các hoạt động liên quan đến tăng trƣởng xanh. 207
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Với lợi thế về nguồn năng lƣợng mặt trời và gió, cùng với sự phát triển của ngành năng lƣợng tái tạo, Việt Nam có tiềm năng lớn để tham gia vào các chƣơng trình mục tiêu thiên niên kỷ nhằm xây dựng một nền kinh tế xanh phát triển bền vững. Cho đến cuối tháng 8/2020, cả nƣớc đã đƣa vào vận hành 102 dự án điện mặt trời với tổng công suất 6.314 MWp. Tính đến hết tháng 5/2021, đã có 130 dự án điện gió đã ký hợp đồng mua bán điện với EVN, trong đó 12 dự án đã đi vào vận hành thƣơng mại với tổng công suất là 581,93 MW. Đồng thời, trong năm 2021, dự kiến sẽ có 105 dự án điện vận hành thƣơng mại trƣớc ngày 01/11/2021 để hƣởng mức giá bán điện ƣu đãi. Tính đến cuối năm 2022, quy mô hệ thống điện Việt Nam đứng đầu khu vực ASEAN, với các nguồn sản xuất năng lƣợng chính bao gồm than đá (32,5%), thủy điện (29,0%) và năng lƣợng tái tạo (26,4%) [7]. 3.3. Nông nghiệp xanh Nông nghiệp xanh ở Việt Nam đang phát triển theo hƣớng áp dụng công nghệ sinh học, sử dụng phân bón sinh học và tiến bộ trong canh tác cùng nghiên cứu về giống cây mới để tăng năng suất cây trồng và vật nuôi, đồng thời đảm bảo các giá trị xanh về môi trƣờng và an toàn cho con ngƣời. Xu hƣớng sản xuất và xuất khẩu nông sản hữu cơ cũng đang trở nên phổ biến hơn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thế giới với những lợi ích tích cực mà sản phẩm hữu cơ mang lại cho sức khỏe con ngƣời và môi trƣờng. Mục tiêu cụ thể của Chiến lƣợc quốc gia về tăng trƣởng xanh giai đoạn 2021 – 2030 bao gồm tăng trƣởng GDP trong ngành nông nghiệp ở mức 2,5 - 3% mỗi năm, cải thiện hiệu quả sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất nƣớc, thủy sản và rừng, cũng nhƣ bảo tồn đa dạng sinh học. Ngoài ra, cần giảm thâm dụng đầu vào hóa chất nông nghiệp để tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực tự nhiên trong sản xuất nông nghiệp. Để đạt đƣợc những mục tiêu này, các biện pháp đã đƣợc đề ra, bao gồm tăng cƣờng sử dụng phân bón hữu cơ, thúc đẩy sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học và áp dụng phƣơng pháp tƣới tiên tiến tiết kiệm nƣớc. Đặc biệt, kế hoạch chuyển đổi 300 nghìn ha đất lúa sang trồng các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế và môi trƣờng cũng đã đƣợc xác định. Mặc dù đã có sự tăng lên của số tỉnh, thành phố triển khai nông nghiệp hữu cơ từ 40 lên 62 vào năm 2022, thị phần của nông sản hữu cơ Việt Nam trên thị trƣờng thế giới rất nhỏ [9]. Điều này cho thấy còn nhiều tiềm năng để phát triển và cần thiết phải triển khai các biện pháp đồng bộ để thúc đẩy sự phát triển của ngành nông sản hữu cơ Việt Nam. 3.4. Xanh hóa một số l nh vực trọng tâm khác 3.4.1. Lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng Trong kế hoạch hành động tăng trƣởng xanh của Việt Nam, xanh hóa sản xuất và xanh hóa lối sống, tiêu dùng bền vững đều là hai trong số bốn chủ đề chính. Các chủ đề này bao gồm: -Xây dựng thể chế và kế hoạch tăng trƣởng xanh tại địa phƣơng. -Giảm cƣờng độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lƣợng sạch, năng lƣợng tái tạo. -Thực hiện xanh hóa sản xuất. 208
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG -Thực hiện xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững. Ngoài ra, việc sử dụng công nghệ sạch cũng đƣợc nhấn mạnh trong kế hoạch này. Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt quyết định số 2612/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2013, theo đó đặc định rằng đến năm 2020, 100% các dự án đầu tƣ mới thuộc các ngành sử dụng nhiều năng lƣợng và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng phải tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công nghệ sạch. Các biện pháp pháp luật cũng đã đƣợc áp dụng để bảo vệ quyền lợi của ngƣời tiêu dùng và thúc đẩy tiêu dùng xanh. Các chƣơng trình nhƣ cấp nhãn sinh thái, nhãn tiết kiệm năng lƣợng, và nhãn sinh thái cho ngành du lịch cũng đã đƣợc triển khai. Tiêu dùng theo hƣớng xanh và bền vững đã trở thành một phần không thể thiếu của đƣờng lối phát triển của Việt Nam. Các chính sách và chƣơng trình hành động về tiêu dùng xanh đã thu hút sự tham gia của một lƣợng lớn ngƣời dân và nhà đầu tƣ. Ngƣời tiêu dùng đã dần chuyển sang sử dụng các kênh tiêu dùng "xanh" và ƣu tiên bảo vệ sức khỏe và tái tạo năng lƣợng. Điều này đã dẫn đến sự nở rộ của các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch (Sói Biển, Bác Tôm, Home Food, Hano Farm,… ) và các cửa hàng trà sữa, cà phê chuyển sang kinh doanh theo xu hƣớng xanh (sử dụng ống hút tre hoặc inox thay cho ống hút nhựa; hạn chế sử dụng các loại nƣớc đóng chai có bao bì khó phân hủy; chỉ sử dụng túi giấy thay vì sử dụng túi nylon…). Nhiều siêu thị lớn trên cả nƣớc nhƣ Co.opmart, Lotte mart thời gian qua cũng chung tay, nỗ lực giảm thiểu việc sử dụng túi nylon, rác thải nhựa bằng cách sử dụng lá chuối gói rau củ, thực phẩm thay túi nylon; sử dụng, phân phối các sản phẩm bao bì thân thiện môi trƣờng… 3.4.2. Lĩnh vực Xây dựng và giao thông Trong lĩnh vực Xây dựng và Giao thông, xu hƣớng công trình xanh đang tạo ra một cuộc cách mạng toàn cầu, nơi các dự án xây dựng đang chịu trách nhiệm cao hơn đối với tài nguyên tự nhiên, môi trƣờng và chất lƣợng cuộc sống. Các biện pháp nhƣ thiết kế, thi công, sản xuất thiết bị công nghệ, và vật liệu đều đƣợc tối ƣu hóa để đảm bảo sự bền vững và tƣơng thích với môi trƣờng. Việt Nam đã áp dụng nhiều chính sách và kế hoạch hành động nhằm giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực xây dựng, bao gồm cải thiện Đô thị quốc gia theo hƣớng xanh và quản lý chất thải rắn. Tính đến tháng 4/2020, Việt Nam đã công nhận khoảng 150 công trình xanh theo các tiêu chuẩn khác nhau nhƣ LEED, EDGE, LOTUS, và Green Mark. Trong số các tiêu chuẩn này, LOTUS là một bộ chứng chỉ do Việt Nam phát triển, phù hợp với điều kiện địa phƣơng. Trong lĩnh vực giao thông, ngành này đang chịu trách nhiệm lớn trong việc phát thải khí nhà kính. Cụ thể, trong năm 2020, lƣợng CO2 phát thải từ ngành giao thông ƣớc khoảng 47.680 nghìn tấn và dự báo sẽ tăng gấp đôi hoặc gấp 2.5 lần vào năm 2025 và 2030. Các biện pháp đƣợc đề xuất bao gồm phát triển hạ tầng giao thông bền vững, chuyển đổi sang các phƣơng tiện tiết kiệm nhiên liệu, và kiểm soát khí thải. Bộ Giao thông Vận tải đã triển khai các dự án nghiên cứu về việc sử dụng nhiên liệu nhƣ khí nén thiên nhiên (CNG) và năng lƣợng mặt trời để giảm phát thải khí nhà kính từ các phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ. 209
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 4. MỘT SỐ TỒN TẠI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH TẠI VIỆT NAM Thứ nhất, Nguồn lực tài chính lớn: Đầu tƣ vào phát triển xanh đòi hỏi một lƣợng tiền rất lớn. Theo ƣớc tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ cùng Ngân hàng Thế giới, Việt Nam cần khoảng 30 tỷ đô la Mỹ để thực hiện chiến lƣợc tăng trƣởng xanh đến năm 2030. Tuy nhiên, ngân sách nhà nƣớc chỉ đủ để đáp ứng khoảng 30% nguồn lực này, cần phải huy động tới 70% từ các nguồn tài chính khác, đặc biệt là khu vực tƣ nhân. Thứ hai, Hạn chế trong ứng dụng công nghệ: Chuyển đổi sang phát triển theo hƣớng xanh đòi hỏi sự áp dụng công nghệ và khoa học kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc áp dụng công nghệ cao vẫn còn hạn chế, với ít cơ hội tiếp cận các kiến thức, kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến từ nƣớc ngoài. Thứ ba, Rào cản thương mại quốc tế: Các quy định mới về môi trƣờng và khí hậu trong thƣơng mại quốc tế đang ngày càng đƣợc áp dụng rộng rãi trên toàn cầu. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, việc chậm trễ trong quá trình chuyển đổi xanh có thể dẫn đến mất cơ hội thị trƣờng. Các quốc gia nhƣ Liên minh Châu Âu đã áp dụng thuế carbon cho hàng hóa xuất khẩu, dựa trên lƣợng khí thải trong quy trình sản xuất. Những quy định nhƣ vậy có thể tạo ra rào cản lớn đối với hàng hóa Việt Nam khi tiếp cận các thị trƣờng khó tính. Thứ tư, Thiếu nhận thức về kinh tế xanh: Nhận thức của ngƣời dân và doanh nghiệp về kinh tế xanh tại Việt Nam còn hạn chế. Điều này gây ra sự thiếu đồng bộ và toàn diện trong quá trình phát triển, cũng nhƣ gặp phải những rào cản về nguồn vốn, nhân lực và công nghệ. Việc chuyển đổi cấu trúc nguồn nhân lực sang hƣớng tăng trƣởng xanh cũng diễn ra chậm chạp. 5. GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH TẠI VIỆT NAM THEO HƢỚNG BỀN VỮNG Với thực trạng kinh tế xanh ở Việt Nam, tác giả đề xuất giải pháp nhằm phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam theo hƣớng bền vững trong thời gian tới nhƣ sau: Thứ nhất, cải thiện môi trường đầu tư: Cần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc đầu tƣ, đặc biệt là từ nguồn vốn nƣớc ngoài. Điều này có thể giúp phát triển kinh tế xanh và cung cấp cơ hội học hỏi từ các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Tuy nhiên, cần có tiêu chí chặt chẽ để lựa chọn các dự án đầu tƣ có hiệu quả và bảo vệ môi trƣờng. Thứ hai, tăng cường đầu tư vào khoa học và công nghệ: Đầu tƣ vào nghiên cứu và chuyển giao công nghệ tiên tiến có thể giúp phát triển các ngành công nghiệp xanh nhƣ giảm thiểu phát thải carbon và phát triển năng lƣợng tái tạo. Cần có các chính sách khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ để tăng cƣờng năng suất và tiết kiệm nguyên liệu. Thứ ba, cải cách chính sách về môi trường: Cần tiến hành cải cách hệ thống thuế tài nguyên và thuế môi trƣờng để khuyến khích tiết kiệm năng lƣợng và tài nguyên, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng. Đánh giá đúng mức tác động của ô nhiễm môi trƣờng và khai thác tài nguyên cũng là một yếu tố quan trọng. Thứ tư, Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường: Cần tăng cƣờng công tác tuyên truyền và giáo dục về môi trƣờng, nhấn mạnh vào ý thức trách nhiệm và hành động thiết thực của mỗi cá nhân trong việc bảo vệ thiên nhiên và môi trƣờng. Điều này 210
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của các chiến lƣợc và chƣơng trình phát triển kinh tế xanh của Chính phủ. 6. KẾT LUẬN Dựa trên thực trạng và giải pháp đƣợc đề xuất, Việt Nam đang có hƣớng đi rõ ràng và mạnh mẽ trong cam kết xây dựng một kinh tế bền vững và thân thiện với môi trƣờng. Việt Nam không chỉ đề ra những mục tiêu cụ thể mà còn thực hiện các biện pháp hành động mạnh mẽ nhằm đạt đƣợc mục tiêu này. Việt Nam không ngừng cập nhật và hoàn thiện chính sách, đồng thời tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho việc đầu tƣ và phát triển kinh tế xanh. Với những nỗ lực không ngừng, Việt Nam sẽ tiếp tục là một tấm gƣơng sáng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xanh không chỉ trên cấp quốc gia mà còn trên phạm vi toàn thế giới. Việt Nam đang làm rõ vai trò quan trọng của mình trong việc bảo vệ môi trƣờng và xây dựng một tƣơng lai bền vững cho thế hệ sau. 7. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Barbier, E. B. (1989), ―Economics, natural resources scarcity and development conventional and alternative views‖. London: Earthscan Publications. [2] Thủ tƣớng Chính phủ (2011), ―Phê duyệt chiến lƣợc quốc gia về biến đổi khí‖, Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 [3] Thủ tƣớng Chính phủ (2012), ―Phê duyệt chiến lƣợc quốc gia về tăng trƣởng xanh giai đoạn 2011 - 2020, định hƣớng 2050‖, Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 [4] Thủ tƣớng Chính phủ (2021), ―Phê duyệt chiến lƣợc Quốc gia về tăng trƣởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, định hƣớng 2050‖. Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 [5] Tổ chức Germanwatch (2018), ―Báo cáo tại Hội nghị lần thứ 24 các bên tham gia Công ƣớc khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (COP 24) diễn ra tại Ba Lan‖. [6] Mạnh Hà (2024), ―Việt Nam thuộc top 5 nƣớc đạt ngƣỡng giảm phát thải carbon‖. https://vietnamnet.vn/viet-nam-thuoc-top-5-nuoc-dat-nguong-giam-phat-thai-carbon- 2242290.htm [7] https://tapchitaichinh.vn/thuc-trang-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-nganh-nang- luong-viet-nam.html. [8] Trích sách ―Hƣớng tới nền kinh tế xanh - Lộ trình cho phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo‖ dành cho các nhà hoạch định, xây dựng chính sách của Chƣơng trình Môi trƣờng Liên Hợp Quốc (UNEP). [9] Trungtamwto.vn/tin-tuc/21890-thenh-thang-co-hoi-xuat-khau-nong-san-huu-co 211
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2