Kinh tế xây dựng - Chương 6
lượt xem 8
download
VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG I KHÁI NIỆM CHUNG VỀ VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG Vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ các loại tài sản cố định và tài sản lưu động của doanh nghiệp tồn tại dưới các hình thức khác nhau, được sử dụng vào mục đích sản xuất và kinh doanh để sinh lợi cho doanh nghiệp, nó gồm: nguồn nguyên vật liệu, tài sản cố định sản xuất, nhân lực, thông tin, uy tín. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kinh tế xây dựng - Chương 6
- Chương 6 VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG I KHÁI NIỆM CHUNG VỀ VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG Vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ các loại tài sản cố định và tài sản lưu động của doanh nghiệp tồn tại dưới các hình thức khác nhau, được sử dụng vào mục đích sản xuất và kinh doanh để sinh lợi cho doanh nghiệp, nó gồm: nguồn nguyên vật liệu, tài sản cố định sản xuất, nhân lực, thông tin, uy tín. Theo ý nghĩa của vốn, vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng gồm: - Vốn pháp định của doanh nghiệp Nhà nước là vốn tối thiểu phải có dể thành lập doanh nghiệp do pháp luật quy định cho từng loại nghề; - Vốn điều lệ của doanh nghiệp Nhà nước là số vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp Nhà nước; - Vốn huy động của doanh nghiệp Nhà nước là số vốn do doanh nghiệp Nhà nước huy động dưới các hình thức như: phát hành trái phiếu, nhận vốn liên kết, vay của các tổ chức và cá nhân để kinh doanh. Theo tính chất hoạt động thì vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng gồm: - Vốn cố định (tài sản cố dịnh); - Vốn lưu động. Theo hình thức tồn tại thì vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng gồm: - Vốn dưới dạng hiện vật như: tài sản cố định sản xuất và một bộ phận của vốn lưu động; - Vốn dưới dạng tiền; - Vốn dưới dạng khác: ngân phiếu, nhãn hiệu, thông tin. II VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG 1. Khái niệm và đặc điểm của vốn cố dịnh Vốn của doanh nghiệp bao gồm tất cả các yếu tố phục vu sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp như: vốn cố định, vốn lưu động, nhân lực, thông tin, các bí quyết công nghệ. Vốn trong doanh nghiệp được chia làm hai loại là vốn cố định và vốn lưu động. http://www.ebook.edu.vn 77
- Vốn cố định là một bộ phận của vốn sản xuất, bao gồm toàn bộ tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình. Vốn cố định là số vốn ứng trước đề mua sắm, xây dựng các tài sản cố định… Đặc điểm của tài sản cố định: - Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất - kinh doanh cho đến khi tài sản cố định hết niên hạn sử dụng; - Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. giá trị của vốn cố định dược chuyển dần vào trong giá thành sản phẩm mà chính vốn cố định đó sản xuất ra thông qua hình thức khấu hao mòn tài sản cố định, giá trị chuyển dần đó tương ứng với mức độ hao mòn thực tế của tài sản cố định. 2. Phân loại và cách nhận biết tài sản cố định a. Tài sản cố định hữu hình: Tài sản cố định hữu hình: là bộ phận tư liệu sản xuất giữ chức năng là tư liệu lao động có tính chất vật chất, chúng có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào quá trình sản xuất nhiều lần, nhưng vân giữ nguyên hình dáng hiện vật ban đầu và giá trị của chúng được chuyển dần vào gía trị của sản phẩm mà chính tài sản cố định đó sản xuất ra, do đó giá trị tài sản cố định bị giảm dần tuỳ theo mức độ hao mòn của chúng. Trong quá trình sản xuất tài sản cố định hữu hình gồm: - Đất; - Nhà cửa, vật kiến trúc; - Máy móc thiết bị; - Phương tiện vận tải, truyền dẫn cấp điện, nước, thông tin; - Thiết bị, dụng cụ quản lý; b. Tài sản cố định vô hình: Tài sản cố định vô hình: là tài sản không có hình dáng vật chất, chúng được thể hiện bằng một lượng tiền tệ nào đó được đầu tư, hoặc đó là lợi ích, các nguồn có tính kinh tế mà giá trị của chúng xuất phát từ các đặc quyền của doanh nghiệp, chúng có liên quan đến nhiều chu kỳ sản xuất và giá trị của chúng giảm dần do được chuyển vào giá trị của sản phẩm sản xuất ra. Trong quá trình sản xuất tài sản cố định vô hình gồm: - Chi phí thành lập doanh nghiệp: chi phí điều tra, khảo sát, lập dự án thành lập doanh nghiệp, chi phí hội họp, giao dịch; - Chuẩn bị sản xuất - kinh doanh; - Giá trị bằng phát minh - sáng chế http://www.ebook.edu.vn 78
- - Chi phí nghiên cứu và phát triển; - Chi phí mua bằng phát minh - sáng chế, bản quyền, bí quyết công nghệ, chuyển giao công nghệ; - Chi phí lợi thế thương mại về vị trí hay uy tín của doanh nghiệp. mà doanh nghiệp phải trả khi thành lập hay sát nhập; - Các tài sản cố định vô hình khác như quyền đặc nhượng, quyền thuê nhà, độc quyền sản xuất kinh doanh. c. Các tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định: Những tư liệu lao động có tính vật chất và những khoản đầu tư phải thoả mãn đồng thời hai tiêu chuẩn: - có giá trị đủ lớn từ > 10 triệu đồng Việt Nam, - có thời gian sử dụng đủ lớn > 1 năm; Những tư liệu lao động không đủ hai điều kiện trên gọi là vật rẻ tiền mau hỏng. 3. Đánh giá tài sản cố định theo chỉ tiêu giá trị a. Đánh giá theo nguyên giá của tài sản cố định Đánh giá tài sản cố định theo nguyên giá mua sắm ban đầu là toàn bộ chi phí thực tế bằng tiền bạc đã chi ra để có được tài sản cố định tại thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng. Công thức xác định : GB=G0 + CVC + CLĐ + CĐK + CSCHĐH Trong đó: G0 - Giá gốc nơi mua. Cv - Chi phí vận chuyển. CLĐ - Chi phí lắp đặt. CĐK - Chi phí đăng ký. C SCHĐH - Chi phí sữa chữa, hiện đại b. Đánh giá lại tài sản cố định theo nguyên giá đã trừ khấu hao: là giá trị còn lại của tài sản cố định trong sổ kế toán doanh nghiệp. M CB .n N GCL = G B − ∑ Ai = G B − .G B 100 i =1 Trong đó: N ∑A tổng số tiền đã khấu hao từ khi sử dụng; i i =1 Ai số tiền trích khấu hao năm thứ i; http://www.ebook.edu.vn 79
- MCB mức khấu hao cơ bản hàng năm,(%); n - số năm sử dụng tài sản cố định. c. Đánh giá tài sản cố định theo gía đánh giá lại Giá trị đánh giá lại là nguyên giá tài sản cố định được đem đánh giá lại theo mặt bằng giá hiện hành tại thời điểm đánh giá với cùng loại tài sản cố định ấy trạng thái mới nguyên. Do tiến bộ khoa học kỹ thuật giá đánh lại tài sản cố định thường thấp hơn giá trị ban đầu. Tuy nhiên trong trường hợp có biến động giá cả, tỷ giá hối đoái (với tài sản cố định mua bằng ngoại tệ) thì giá đánh lại có thể cao hơn giá trị ban đầu của tài sản cố định. d. Giá trị đánh giá lại đã khấu hao Giá trị đánh giá lại đã khấu hao là giá trị còn lại của tài sản cố định trong sổ kế toán doanh nghiệp sau khi đánh giá lại. 4. Hao mòn tài sản cố định Hao mòn là sự giảm dần giá trị của tài sản cố định. Có hai hình thức lao mòn là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. a. Hao mòn hữu hình: Hao mòn hữu hình là dạng hao mòn bề mặt vật chất dẫn đến sự giảm sút về chất lượng và tính năng kỹ thuật ban đầu của tài sản cố định. Tài sản cố định bị hao mòn hữu hình dẫn tới cuối cùng tài sản cố định không sử dụng được nữa. Nguyên nhân gây hao mòn hữu hình: - - Các yếu tố về chế tạo, xây lắp: chất lượng đồ án thiết kế, chất lượng nguyên vật liệu dùng để chế tạo, xây lắp; trình độ chế tạo, lắp ráp: - Các yếu tố thuộc về quá trình sử dụng: điều kiện làm việc của tài sản cố định là cố định hay di động, trong nhà hay ngoài trời; mức độ sử đụng; chế độ làm việc; trình độ sử dụng tài sản cố định của người công nhân; chất lượng nguyên, nhiên liệu mà tài sản cố định sử dụng; chế độ bảo quản, giữ gìn; - Các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên: môi trường sử dụng, nhiệt độ, đô ẩm, không khí, tác động của các yếu tố hoá học. b. Hao mòn vô hình Hao mòn vô hình là sự giảm giá của tài sản cố định theo thời gian, do hai nguyên nhân: - Do năng suất lao động xã hội ngày càng tăng nên giá trị tài sản cố định ngày càng rẻ đi, - Do tiến bộ khoa học - kỹ thuật phát triển, công cụ máy móc, thiết bị ngày càng hiện đại hơn Các biện pháp làm giảm tổn thất hao mòn tài sản cố định: http://www.ebook.edu.vn 80
- - Nâng cao trình độ sử dụng tài sản cố định về thời gian và cường độ trong giới hạn kỹ thuật cho phép. - Nâng cao chất lượng và hạ giá thành chế tạo, xây lắp tài sản cố định; - Tổ chức tốt công tác bảo quản và giữ gìn và sửa chữa tài sản cố định. Có ba hình thức tổ chức bảo quản, sửa chữa tài sản cố định: - Sửa chữa nhỏ (sửa chữa thường xuyên - tiểu tu) hình thức này chỉ là thay thế các chi tiết mau hỏng mà không phải ngừng sản xuất - Sửa chữa vừa (trung tu) là sửa chữa với khối lượng lớn hơn, sửa chữa những bộ phận và chi tiết mà kỳ hạn sử dụng của nó lớn hơn sửa chữa nhỏ; điều chỉnh lại độ chính xác, khôi phục lại tính năng kỹ thuật ban đầu của tài sản cố định. - Sửa chữa lớn tài sản cố định (đại tu là tu sửa, khôi phục lại tính năng kỹ thuật ban đầu của tài sản cố định. Thời gian này tài sản cố định phải ngừng sản xuất). 5. Khấu hao tài sản cố định a. Khái niệm và ý nghĩa của khấu hao tài sản cố định Khấu hao tài sản cố định là sự phân bố một cách có hệ thống từ nguyên giá tài sản cố định vào chi phí hoạt động sản xuất – kinh doanh nhằm bù đắp chi phí ban đầu để tạo ra tài sản cố định. Khấu hao tài sản cố định có hai loại là khấu hao cơ bản và khấu hao sữa chữa lớn. - Khấu hao cơ bản: nhằm tái sản xuất giản đơn tài sản cố định. - Khấu hao sửa chữa lớn: nhằm tái sản xuất bộ phận tài sản cố định, là quá trình tích luỹ tiền bạc nhằm khôi phục lại từng phần giá trị sử đụng của tài sản cố định sau môi lần sửa chữa lớn. K = GB +S+GT.D –GTL = (GB +GT.D –GTL)+S Trong đó: K - tổng số tiền cần khấu hao của mỗi tài sản cố định. GB - giá trị ban đầu của tài sản cố định (giá gốc dùng để tính toán). GT.D- giá trị của các công việc liên quan đến việc tháo dở, vận chuyển tài sản cố định. GTL - giá trị thanh lý của tài sản cố định (giá trị đào thải) là số tiền thu hồi được sau khi thanh lý tài sản cố định. S - tổng chi phí sửa chữa lớn trong suốt đời tài sản cố định (khấu hao sửa chữa lớn). S = (Chi phí sửa chữa một lần) x (số lần sữa chữa lớn). (GB + G T.D –GTT) - khấu hao cơ bản. 6. Tiền trích khấu hao: http://www.ebook.edu.vn 81
- Tiền trích khấu hao là số tiền được tính toán dựa vào tổng số tiền khấu hao và thời gian phục vụ của tài sản cố định. Tiền trích khấu hao được xác định bằng công thức: G B + GT . D − GTL S TK = + = TK + TKSCL CB N N Trong đó: TK B là tiền trích khấu hao cơ bản. C TKSCL là tiền trích khấu hao sửa chữa lớn. 7. Mức khấu hao Mức khấu hao là tỷ lệ % giữa tiền trích khấu hao và glá trị ban đầu của tài sản cố định. Mức khấu hao cũng có hai loại là mức khấu hao cơ bản (MCB) và mức khấu hao sửa chữa lớn (M SCL). - Mức khấu hao cơ bản: G B + GT . D − GTL M CB = N .GB - Mức khấu hao sửa chữa lớn: S M SCL = N .G B III VỐN LƯU ĐỘNG (VLĐ) CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG 1. Khái niệm VLĐ của doanh nghiệp xây dựng là toàn bộ số vốn mà doanh nghiệp phải ứng ra nhằm thoả mãn nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu, thoả mãn nhu cầu giai đoạn sản xuất và nhu cầu lưu thông. VLĐ = TÀI SẢN LƯU ĐỘNG + VỐN NGẮN HẠN Trong quá trình sản xuất - kinh doanh VLĐ luôn biến đổi hình thái tiền tệ sang hình thái hiện vật rồi lại trở lại hình thái tiền tệ để thực hiện một chu kỳ. Sự biến đổi của vốn có tính chất tuần hoàn theo chu kỳ gọi là chu chuyển của vốn. Vòng chu chuyển của VLĐ khớp với chu kỳ sản xuất của doanh nghiệp T-DT…SX… TP-T. VLĐ trong dự trữ sản xuất: - Nguyên vật liệu chính dùng cho thi công công trình: gạch, sắt thép, XM… http://www.ebook.edu.vn 82
- - Bán thành phẩm: cửa, lam… - Vật liệu phụ và nhiên liệu: xăng dầu, cọ chổi… - Vật rẻ tiền mau hỏng VLĐ trong sản xuất: - Giá trị các công trình dở dang nhưng chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao cho chủ đầu tư - Chi phí chờ phân bổ: là những chi phí bỏ ra một lần nhưng phải phân bổ vào chi phí sản xuất theo từng phần, vì các chi phí đó không chỉ liên quan đến sản xuất hiện tại mà còn liên quan đến sản xuất của các kỳ sau. VLĐ trong lưu thông: - Vốn trong thanh toán: giá trị các công trìng đã bàn giao nhưng chưa được thanh toán - Vốn tiền tệ: tiền mặt trong két, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu, các khoản ứng trước của khách hàng 2. Cơ cấu VLĐ Cơ cấu VLĐ là tỷ trọng của từng loại vốn so với tổng số VLĐ. Qua cơ cấu VLĐ thấy được tình hình phân bổ VLĐ và sử dụng mỗi khoản trong mỗi giai đoạn của chu kỳ quay của vốn, từ đó biết được trọng điểm quản lý VLĐ trong từng doanh nghiệp xây dựng Xu h ư ớng hiện nay là tăng tỷ trọng VLĐ trong sản xuất và giảm tỷ trọng VLĐ dự trữ và lưu thông . Cơ cấu VLĐ phụ thuộc vào các yếu tố sau: Những nhân tố về mặt sản xuất - Những nhân tố thuộc về tính chất sản xuất. Các doanh nghiệp xây dựng có vốn nguyên vật liệu kết cấu, bán thành phẩm chủ yếu lớn hơn nhiều so với những ngành khác; - Chu kỳ sản xuất: - Do điều kiện của sản xuất: Những nhân tố thuộc về mặt cung cấp - Công trình xây dựng đòi hỏi lượng nguyên vật liệu, bán thành phẩm lớn, thậm chí rất lớn do vậy kế hoạch cung cấp vật tư kỹ thuật kịp thời và đồng bộ theo tiến độ có ảnh hưởng lớn đến thời gian xây dựng do đó ảnh hưởng trực tiếp tới cơ cấu VLĐ. Những nhân tố thuộc về quá trình lưu thông - Khi công trình xây dựng xong thì tính chất, hình thức nghiệm thu, chế độ thanh quyết toán, nghệ thuật thu nợ đều quyết định tới VLĐ. http://www.ebook.edu.vn 83
- 3. Chu chuyển của VLĐ Tốc độ chu chuyển của VLĐ là chỉ tiêu tổng hợp, quan trọng biểu thị mức độ hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Tốc độ chu chuyển nhanh phản ánh tính chính xác, hợp lý việc xác định mức VLĐ và trình độ quản lý tổ chức sản xuất tốt. 4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ a. Hệ số 1uân chuyển VLĐ (số vòng quay hoặc chu kỳ của VLĐ): G N= V BQ Trong đó: G - giá trị sản lượng xây lắp hoàn thành, bàn giao và được thanh quyết toán. VBQ - số VLĐ sử dụng bình quân trong kỳ. Hệ số luân chuyển cho biết VLĐ quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng nhanh chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn sẽ góp phần giải quyết nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. b. Thời gian một vòng luân chuyển T tv = N Trong đó: Tv thời gian một vòng luân chuyển, (ngày). T - thời gian của kỳ phân tích. Để đơn giản tính toán, thời gian tháng là 30 ngày, quý là 90 ngày. năm là 360 ngày, c. Dung lượng của VLĐ Dung lượng VLĐ là lượng VLĐ cần thiết để hoàn thành bàn giao thanh toán một nghìn đồng giá trị sản lượng. VBQ DL = G 5. Hiệu quả của việc tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn Trong điều kiện vốn không đổi, nếu doanh nghiệp tăng dược hệ số luân chuyển vốn thì sẽ tăng được giá trị sản lượng xuất phát từ công thức sau. ∆G = VBQ (N1 –N2) Trong đó: ∆G - phần gia tăng giá trị sản lượng. N1, N2 - số vòng quay của VLĐ kỳ trước và kỳ sau. VBQ số VLĐ sử dụng bình quân trong kỳ. http://www.ebook.edu.vn 84
- Trong điều kiện giá trị sản lượng không đổi, nếu doanh nghiệp tăng tốc độ chu chuyển vốn thì sẽ tiết kiệm được VLĐ (tức giảm nhu cầu VLĐ), tính theo công thức sau: tv1 − tv 2 VL = T Trong đó: ∆VLĐ - lượng VLĐ tiết kiệm được. Tv1 ,t v2 - Độ dài một vòng lưu chuyển của kỳ trước và kỳ sau. T- thời gian của kỳ đang xét. http://www.ebook.edu.vn 85
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn