intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ năng nghề nghiệp cần trang bị của người làm công tác kế toán tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Kỹ năng nghề nghiệp cần trang bị của người làm công tác kế toán tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập" nghiên cứu về kỹ năng nghề nghiệp cần trang bị của người làm công tác kế toán tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, từ đó đề xuất một số kiến nghị. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ năng nghề nghiệp cần trang bị của người làm công tác kế toán tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CẦN TRANG BỊ CỦA NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP PROFESSIONAL SKILLS NEED TO BE EQUIPPED BY ACCOUNTANTS IN VIET NAM IN THE CONTEXT OF INTEGRATION ThS. Phan Thị Nhật Linh, TS. Nguyễn Thị Bích Thủy Trường Kinh tế, Trường Đại học Vinh Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 diễn ra đã và đang tác động đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội nói chung và lĩnh vực kế toán, kiểm toán nói riêng. Những tác động này mang tính tích cực song cũng tạo ra nhiều thách thức đối với người làm công tác kế toán, kiểm toán. Đặc biệt, dịch vụ kế toán là một trong tám ngành nghề được mở cửa cho lao động tự do dịch chuyển trong khối Cộng đồng kinh tế ASEAN (“Hiệp định ASEAN về Di chuyển thể nhân và các Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MNP)”, 2016), đòi hỏi người làm công tác kế toán, kiểm toán tại Việt Nam cần trang bị cho mình kiến thức và kỹ năng đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế. Bài viết nghiên cứu về kỹ năng nghề nghiệp cần trang bị của người làm công tác kế toán tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, từ đó đề xuất một số kiến nghị. Từ khóa: Kỹ năng nghề nghiệp, tiêu chuẩn nghề nghiệp kế toán, kỹ năng ABSTRACT The 4.0 Technology Revolution have an important influence on social and life as well as the accounting and auditing field. These effects are both positive but also challenging for accountants and auditors. In particular, accounting services are one of eight professions opened to free movement in the Association of Southeast Asian Nations. As a result, accountants and auditors in Viet Nam need to equip themselves with knowledge and necessary skills to succeed in the international job market. The article focuses on professional skills that need to be equipped by accountants in Viet Nam the context of integration, thereby making a number of recommendations. Keywords: Accounting, career skills, international education standards, professional skills, skills for accountants. 1. Đặt vấn đề Kế toán là một trong những công cụ quản lý kinh tế quan trọng của doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế. Bên cạnh đó, kế toán cũng là một ngành dịch vụ đang phát triển và có xu thế hội nhập mạnh mẽ. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, bao gồm cả trí tuệ nhân tạo đã giúp doanh nghiệp xử lý rất nhiều vấn đề trong công tác kế toán, tiết kiệm được thời gian và giảm bớt khối lượng công việc cho nhân viên kế toán. Công nghệ đám mây và dữ liệu lớn lại mang đến những lợi ích to lớn cho lĩnh vực kế toán nhờ khả năng lưu trữ, đảm bảo an ninh mạng. Mặc dù trí 766
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 tuệ nhân tạo không thay thế được con người nhưng nó đang làm thay đổi môi trường, hoàn cảnh làm việc, đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với nhân viên kế toán. Lúc này người làm kế toán không phải là “người giữ sổ” (keep-booking) mà phải là các chuyên gia về kế toán. Ngoài tiêu chuẩn về kiến thức chuyên môn, trình độ công nghệ thông tin thì người làm kế toán cần trang bị thêm các kĩ năng khác. Việt Nam đang thúc đẩy thực hiện tham chiếu thành phần Khung trình độ quốc gia Việt Nam với Khung tham chiếu trình độ ASEAN để làm cơ sở nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cường năng lực cạnh tranh cho nguồn nhân lực Việt Nam. Các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở đào tạo, người dạy và người học đang từng bước chuyển mình để theo kịp xu hướng toàn cầu hóa và sự bùng nổ của cuộc cách mạng 4.0 này. Tuy nhiên, tốc độ thay đổi của chương trình đào tạo các ngành nghề nói chung và ngành kế toán nói riêng vẫn còn chậm hơn so với sự thay đổi chóng mặt của nhu cầu xã hội. Đó chính là nguyên nhân dẫn tới khoảng cách giữa đào tạo kế toán với thực tế công việc, Nói một cách khác, các chương trình kế toán vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Chương trình đào tạo kế toán cần hướng tới trang bị những kĩ năng cần thiết để kế toán giải quyết vấn đề, ra quyết định, có khả năng học tập suốt đời để tự trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, trở thành những công dân toàn cầu. Bên cạnh đó, trong thời đại của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, kế toán tương lai cần có những kiến thức, kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin. Vấn đề đặt ra là các tiêu chuẩn về kĩ năng nghề nghiệp cần trang bị cho kế toán chuyên nghiệp là gì? 2. Cơ sở lý thuyết Xu hướng toàn cầu hoá và quốc tế hoá cùng với phát triển nhanh chóng của lĩnh lực công nghệ đang tiếp tục làm thay đổi cách sống, cách làm việc và học tập của loài người, điều này tạo ra mối quan tâm lớn đối với nhiều quốc gia trên thế giới, không chỉ riêng Việt Nam. Những nghiên cứu về kỹ năng của thế kỷ 21, năng lực của thế kỷ 21 được chú trọng hơn bao giờ hết. Theo từ điển Oxford, kỹ năng (“Skill”, n.d.) là khả năng để làm tốt một công việc nào đó. Kỹ năng nghề nghiệp là khả năng ứng dụng thành thạo tri thức và kỹ thuật, công nghệ mới trong quá trình lao động sản xuất, đồng thời có khả năng ứng biến linh hoạt trong mọi hoàn cảnh, trong những biến đổi không ngừng của môi trường và điều kiện sống… để lao động sáng tạo. Kỹ năng nghề nghiệp bao gồm kỹ năng chung áp dụng vào nghề nghiệp (kỹ năng mềm) và kỹ năng đặc thù của nghề nghiệp (kỹ năng cứng). Như vậy, có thể coi kỹ năng nghề nghiệp là một loại kỹ năng hỗn hợp. Đối với kỹ năng nói chung, theo Dự án đánh giá và giảng dạy các kỹ năng của thế kỷ 21 (Scardamalia, 2012) được tạo ra bởi Cisco, Intel and Microsoft và ra mắt tại Diễn đàn Thế giới Học tập và Công nghệ 2009, các kỹ năng của thế kỷ 21 theo AT21CS bao gồm năng lực giải quyết vấn đề liên quan đến máy tính và các công cụ công nghệ; Khả năng sáng tạo và cải tiến; Kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định; Kỹ năng tìm kiếm thông tin và tự học suốt đời; Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng cộng tác, hợp tác làm việc theo nhóm; Kỹ năng sống (thích nghi) trong bối cảnh toàn cầu hóa (mối quan hệ công dân, trách nhiệm với xã hội, hiểu biết về các môi trường văn hóa, xã hội…). Kỹ năng của người làm nghề kế toán được hiểu là khả năng của người đó trong việc thực hiện công việc kế toán một cách có hiệu quả trong một thời gian thích hợp với các điều kiện nhất định dựa vào sự tích hợp nhuần nhuyễn các kiến thức, kỹ năng và thái độ của người làm nghề kế toán. Từ năm 2005 đến năm 2019, Uỷ ban chuẩn mực đào tạo kế toán quốc tế (International Accounting Education Standards Board - IAESB) thuộc Liên đoàn kế toán quốc tế (International 767
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Federation of Accountants - IFAC) đã ban hành và hiệu chỉnh khung chuẩn mực đào tạo quốc tế về kế toán (International Education Standards for Professional Accountants and Aspiring Professional Accountants). Mục tiêu của IAESB là phục vụ lợi ích cộng đồng bằng cách phát triển và thiết lập các tiêu chuẩn giáo dục quốc tế có trình độ cao nhằm nâng cao năng lực của những kế toán chuyên nghiệp, từ đó củng cố vị thế của nghề nghiệp kế toán trên toàn thế giới và góp phần củng cố niềm tin của công chúng đối với thông tin kế toán. Năm 2019, Liên đoàn kế toán quốc tế đã có cách tiếp cận mới mẻ về đào tạo kế toán ở cấp độ toàn cầu và thông qua các sửa đổi của Chuẩn mực kế toán quốc tế (International Education Standard - IES) số 02, 03, 04 và 08 (International Federation of Accountants, 2019). Trong đó, tiêu chuẩn đánh giá năng lực công nghệ thông tin được công bố tại Chuẩn mực giáo dục quốc tế số 02 (IES 2) – Năng lực về công nghệ (Technical Competence); tiêu chuẩn đánh giá năng lực nghề nghiệp được quy định trong Chuẩn mực giáo dục quốc tế số 03 (IES 3) - Kỹ năng nghề nghiệp (Professional skills); tiêu chuẩn đánh giá về đạo đức nghề nghiệp được quy định trong chuẩn mực giáo dục quốc tế số 04 (IES 4) – Giá trị nghề nghiệp, đạo đức và thái độ. Các chuẩn mực này đề cập tới các kỹ năng mà các kế toán chuyên nghiệp cần trau dồi để thực hiện tốt vai trò của mình với ở 3 mức độ đánh giá (Cơ bản; Khá; Cao). Các tổ chức thành viên của IFAC căn cứ vào khung năng lực để quy định và đánh giá các kỹ năng của các kế toán viên chuyên nghiệp. Kết quả học tập kỹ năng của kế toán chuyên nghiệp phải đạt được ở mức độ Khá trở lên, nghĩa là có thể mức độ vận dụng, so sánh, phân tích để giải quyết được vấn đề của mình. Bảng 1: Khung năng lực và chuẩn đầu ra của Chuẩn mực giáo dục quốc tế số 03 do Uỷ ban chuẩn mực đào tạo kế toán quốc tế ban hành Năng lực Chuẩn đầu ra - Đánh giá được dữ liệu và thông tin từ nhiều nguồn và quan điểm khác nhau thông qua nghiên cứu, tổng hợp và phân tích. Năng lực - Vận dụng được các kỹ năng tư duy phản biện để giải quyết vấn đề, đưa ra tư duy phán đoán, đưa ra quyết định và kết luận hợp lý. - Xác định được thời điểm thích hợp để tham khảo ý kiến các chuyên gia. - Đề xuất được các giải pháp cho các vấn đề phi cấu trúc, nhiều khía cạnh. - Phản ứng linh hoạt với các tình huống thay đổi hoặc thông tin mới để giải quyết vấn đề, đưa ra phán đoán, quyết định và kết luận hợp lý. - Thể hiện sự cộng tác, hợp tác và khả năng làm việc theo nhóm để đạt được các mục tiêu của tổ chức. - Trình bày rõ ràng và súc tích vấn đề khi thuyết trình, thảo luận và báo cáo trong các mọi tình huống. - Thể hiện nhận thức về sự khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ trong tất cả tình Năng lực huống giao tiếp. giao tiếp - Vận dụng được kỹ thuật lắng nghe tích cực và phỏng vấn hiệu quả. và cộng tác - Vận dụng được kỹ năng đàm phán để thực hiện các giải pháp và đạt được thỏa thuận. - Vận dụng kỹ năng tư vấn để giảm thiểu xung đột, giải quyết xung đột, giải quyết vấn đề và tối đa hóa cơ hội. - Có khả năng trình bày ý tưởng và tác động đối phương để được cung cấp sự hỗ trợ và cam kết. 768
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Năng lực Chuẩn đầu ra - Thể hiện khả năng học tập suốt đời. - Thiết lập các tiêu chuẩn cá nhân về năng suất cao và giám sát thông qua hoạt Năng lực động phản xạ và phản hồi từ người khác. cá nhân - Quản lý thời gian và nguồn lực để đạt được các cam kết chuyên nghiệp. - Dự đoán những thách thức và lên kế hoạch cho các giải pháp tiềm năng. - Áp dụng quan điểm cởi mở cho những cơ hội mới - Xác định tác động tiềm năng của sự thiên vị cá nhân và tổ chức. - Thực hiện các nhiệm vụ phù hợp với các nguyên tắc đã được thiết lập để đảm bảo thời hạn quy định. - Kiểm soát được công việc của chính mình và của những người khác để xác Năng lực định xem nó có tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng của tổ chức hay không. tổ chức - Áp dụng các kỹ năng quản trị nhân lực để thúc đẩy và phát triển người khác. - Áp dụng kỹ năng giao việc hiệu quả để phân công nhiệm vụ. - Áp dụng các kỹ năng lãnh đạo tác động đến người khác để thực hiện được các mục tiêu của tổ chức. Hiện nay, các tổ chức nghề nghiệp thuộc Liên đoàn kế toán quốc tế (International Federation of Accountants - IFAC) như Hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (American Institute of Certified Public Accountants - viết tắt AICPA); Hội Kế toán viên công chứng Australia (Certified Practising Accountants Australia – viết tắt CPA Astralia); Hội Kế toán viên công chứng Anh quốc (Association of Chartered Certified Accountants – viết tắt ACCA); Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (Institute of Chartered Accountant in England and Wales- ICAEW) … là những đơn vị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nghề nghiệp kế toán - kiểm toán trên toàn thế giới, được công nhận là những tổ chức kế toán chuyên nghiệp chất lượng cao trên toàn cầu ((Tổ chức nghề nghiệp, n.d.). Với xu hướng hội nhập hiện nay, các tổ chức kế toán chuyên nghiệp trên thế giới và các trường đại học đào tạo ngành kế toán tại Việt Nam đang dần có sự công nhận lẫn nhau về chương trình đào tạo (Hữu Ánh, 2017). Việc tham chiếu và công nhận trình độ lẫn nhau giữa các quốc gia, các tổ chức nghề nghiệp sẽ thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng, đồng thời tạo ra nhiều cơ hội dịch chuyển lao động có kỹ năng đến những thị trường việc làm chất lượng cao… . Bởi các yêu cầu về kỹ năng là yêu cầu bắt buộc đối với các ứng viên khi các đơn vị tuyển dụng nhân sự kế toán, và kỹ năng cũng là điều kiện cần để nhân viên kế toán có để thực hiện tốt công việc của mình. Vì vậy việc nghiên cứu kỹ năng nào người làm kế toán cần tích lũy trong bối cảnh hội nhập là cần thiết và tất yếu. 3. Phương pháp và kết quả nghiên cứu Để xác định các kỹ năng nghề nghiệp mà người làm kế toán cần có trong bối cảnh hội nhập, nhóm tác giả thực hiện phân tích và tổng hợp các kỹ năng trên hai góc độ: Góc độ thứ nhất, nhóm tác giả tổng hợp kỳ vọng của đối tượng sử dụng lao động về những kỹ năng nghề nghiệp mà nhân sự người làm kế toán cần có khi họ tuyển dụng và sử dụng lao động. Góc độ thứ hai, nhóm tác giả nghiên cứu nhận thức của sinh viên về các kỹ năng mình cần có sau khi tốt nghiệp. Trên cơ sở xác định sự tương thích và khác biệt giữa hai nhóm kỹ năng trên, tác giả sẽ kết hợp với cơ sở lý thuyết để đưa ra kiến nghị và đề xuất. 769
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Đối với doanh nghiệp, kỹ năng nghề nghiệp của kế toán là yếu tố thuộc năng lực nghề nghiệp có tác động thuận chiều đến hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin kế toán (Vũ Thị Thanh Bình & Đặng Thị Luận, 2016). Theo đó, khi đội ngũ kế toán có kỹ năng tốt thì sẽ giúp cải thiện chất lượng thông tin báo cáo tài chính, cung cấp thông tin kinh tế tài chính chính xác, giúp ban lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn và kịp thời. Bên cạnh đó hỗ trợ hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động hiệu quả hơn. Nếu người lao động, đặc biệt là kế toán, thiếu hụt kỹ năng nghề nghiệp thì sẽ gây ra khó khăn trong quá trình tìm kiếm việc làm và làm giảm hiệu quả công việc (Ngọc Hà, 2017). Vì vậy đứng ở góc độ nhà tuyển dụng cũng như nhà quản lý, họ kỳ vọng ở người làm công tác kế toán nhiều kỹ năng nghề nghiệp khác nhau. Sau đây là những kết quả nghiên cứu được trích dẫn bởi Derekoy (2020). Albrecht và Sack (2000) đã điều tra nhận thức của các chuyên gia kế toán và những người hành nghề kế toán liên quan đến phát triển kỹ năng. Các chuyên gia xếp hạng các kỹ năng theo thứ tự mà họ tin là quan trọng nhất, đó là: giao tiếp bằng văn bản, tư duy phân tích-phản biện, giao tiếp bằng miệng và công nghệ máy tính. Tương tự như vậy, Uyar và Güngörmüş (2011) đã cố gắng xác định các kỹ năng kế toán được kiểm toán viên bên ngoài coi là quan trọng đối với sinh viên tốt nghiệp kế toán có ý định trở thành kiểm toán viên. Kết quả tìm kiếm cho thấy tất cả các kỹ năng ngoại trừ phần mềm kế toán, đều được coi là quan trọng đối với nghề kiểm toán. Các kỹ năng quan trọng nhất được coi trọng là đạo đức, làm việc theo nhóm và trung thực. Trong nghiên cứu được thực hiện bởi Arsoy và cộng sự (2014), ý kiến của các chuyên gia và học giả được so sánh về kiến thức, kỹ năng và kỹ thuật đào tạo cần có được trong giáo dục kế toán. Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng các học giả và các nhà chuyên môn có ý kiến khác nhau về nội dung và phương pháp giáo dục kế toán. Paratama (2015) đã thực hiện một cuộc khảo sát để so sánh kiến thức và kỹ năng tích lũy và phân tích khoảng cách giữa quan điểm của các học giả và chuyên gia. Kết quả nghiên cứu cho rằng các chuyên gia coi báo cáo và kế toán tài chính là kiến thức quan trọng nhất, trong khi luật kinh doanh và thương mại là kiến thức kém quan trọng nhất. Hơn nữa, các học giả và chuyên gia đồng ý rằng khả năng điều tra và kiểm tra, tư duy logic, phân tích nguyên nhân - kết quả, phân tích phê bình và làm việc theo nhóm là những kỹ năng quan trọng. Tuy nhiên nhận thức của sinh viên về các kỹ năng mình cần có sau khi tốt nghiệp so với kỳ vọng của nhà tuyển dụng có thể có một số điểm khác nhau. Jackling và De Lange (2009) đã nghiên cứu tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng chung đạt được trong quá trình đào tạo kế toán từ quan điểm của cả sinh viên và nhà tuyển dụng. Sinh viên nhận thấy rằng các kỹ năng kỹ thuật quan trọng hơn các kỹ năng chung chung. Theo các sinh viên, các kỹ năng quan trọng nhất là phân tích vấn đề kế toán, các kỹ năng kế toán chính. Tương tự, Gnai và Mc Fadden (2001) đã điều tra nhận thức của sinh viên và người sử dụng lao động về các kỹ năng kế toán. Theo kết quả nghiên cứu, sinh viên coi giao tiếp bằng lời nói, giải quyết vấn đề và kỹ năng lắng nghe là những kỹ năng chung quan trọng nhất. Ngoài ta, sinh viên nhận thức rằng thành thạo tin học, khả năng điều hành (lãnh đạo) và kiến thức xử lý văn bản là ba kỹ năng kỹ thuật hàng đầu. Kavanagh và Drennan (2008) đã tiến hành một nghiên cứu nhằm kiểm tra nhận thức và kỳ vọng của sinh viên và người hành nghề kế toán. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng có sự đồng thuận giữa sinh viên và người hành nghề kế toán về các kỹ năng học tập suốt đời như kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp bằng miệng, viết và học liên tục. Theo kết quả nghiên cứu, sinh viên tập trung vào các kỹ năng cá nhân phát triển liên tục trong khi các người hành nghề kế toán tập trung vào kiến thức nền tảng, kinh nghiệm sống và các kỹ năng liên quan đến công việc. Lin, Xiong và Liu (2005) đã sử dụng 770
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 một cuộc khảo sát để phân tích tầm quan trọng nhận thức của kiến thức và kỹ năng của sinh viên, các chuyên gia và học giả đối với giáo dục kế toán. Các kỹ năng về tư duy phân tích-phản biện, ra quyết định và giao tiếp bằng văn bản và bằng miệng mà các chuyên gia kế toán nhấn mạnh, chưa được sinh viên nhận thức đầy đủ. Ngoài ra, có sự khác biệt lớn giữa tầm quan trọng được nhận thức của kiến thức và kỹ năng như tài chính, luật kinh doanh, dịch vụ kiểm toán, hệ thống thông tin, đạo đức và trách nhiệm xã hội, kinh doanh toàn cầu và Thương mại điện tử. Như vậy kết hợp giữa kỳ vọng của người sử dụng lao động và tổng kết từ thực tế yêu cầu công việc của các tổ chức nghề nghiệp thì sinh viên kế toán, kiểm toán cần có sự thay đổi trong nhận thức và định hướng rèn luyện của mình. Tổng hợp từ các nghiên cứu trên cho thấy, nhà tuyển dụng và người hành nghề kế toán, kiểm toán kỳ vọng sinh viên ngoài việc trau dồi kiến thức chuyên ngành, rèn luyện kỹ năng cá nhân thì cần tích lũy kỹ năng tư duy logic, rèn luyện kỹ năng giao tiếp và cộng tác (làm việc nhóm) và khả năng tổ chức. Để sinh viên có thể đáp ứng được kỳ vọng đó và sẵn sàng trong bối cảnh hội nhập thì các cơ sở đào tạo cần hỗ trợ sinh viên trong học tập và rèn luyện để đạt được những kỹ năng cần thiết. Nhiều nhà nghiên cứu và các tổ chức nghề nghiệp trên thế giới cho rằng chương trình đào tạo kế toán cần tập trung phát triển các kỹ năng cần thiết để hành nghề kế toán và phát triển nghề nghiệp kế toán. Có thể chia các kỹ năng đó thành 3 nhóm như sau: - Nhóm kỹ năng chung: Bao gồm bộ kỹ năng tư duy, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng cộng tác để giải quyết các vấn đề và khả năng học tập suốt đời; - Nhóm kỹ năng chuyên môn: Bao gồm khả năng lập dự toán, lập và phân tích báo cáo tài chính, phân tích kiểm toán, kỹ năng thiết kế và cải tiến hệ thống thông tin kế toán… - Nhóm kỹ năng liên quan đến công nghệ thông tin: Bao gồm khả năng sử dụng các phần mềm, ứng dụng liên quan đến lĩnh vực kế toán; khả năng thiết kế và quản lý những phầm mềm đó…. 4. Kết luận và kiến nghị Để đạt được các kỹ năng theo tiêu chuẩn quốc tế, người học kế toán cần được trang bị các kỹ năng và kiến thức ngay từ khi đang ngồi trên ghế Nhà trường. Do đó các chương trình đào tạo cần đưa các kỹ năng nghề nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế vào chuẩn đầu ra của Chương trình đào tạo để đảm bảo người học đạt được yêu cầu thực tiễn. Hiện nay Bộ Giáo dục và đào tạo đang yêu cầu các Chương trình đào tạo phải được kiểm định chất lượng giáo dục, do đó các Trung tâm kiểm định chất lượng có thể đưa thêm tiêu chí về sự hội nhập về kiến thức và kỹ năng khi thực hiện đánh giá. Thực tế cho thấy, để đảm bảo được chuẩn đầu ra về hội nhập quốc tế, một số trường học tại Việt Nam đã và đang liên kết với các Tổ chức nghề nghiệp này nhằm tích hợp các môn học thuộc chương trình đào tạo kế toán quốc tế vào chương trình đào tạo ngành Kế toán chất lượng cao, kế toán tài năng… Mục đích của hoạt động liên kết này là một trong những giải pháp giúp sinh viên trang bị kiến thức chuyên ngành nền tảng, tăng năng lực ngoại ngữ cho sinh viên để sẵn sàng hội nhập. Tuy nhiên, với từng nội dung giảng dạy của chương trình đào tạo, các cơ sở đào tạo cần đổi mới phương pháp giảng dạy để sinh viên rèn luyện các kỹ năng cần thiết ngay trong quá trình học tập. Phương pháp giảng dạy đảo ngược theo hướng tiếp cận năng lực (CDIO) là một lựa chọn đáng nghiên cứu. Theo đó, giảng viên quay bài giảng và đưa lên hệ thống Elearning để sinh viên có thể chủ động vào nghe bài giảng bắt cứ thời gian nào và ở đâu. Tại các buổi học trực tiếp trên lớp, giảng viên đóng vai trò là người điều hành để sinh viên mở rộng vấn đề, phản biện, trao đổi nhóm. Từ đó, rèn luyện cho sinh viên kỹ năng học tập ở bất cứ lúc nào và học tập suốt đời. Dạy học theo 771
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 CDIO sẽ rèn luyện cho sinh viên năng lực tư duy logic, năng lực tổ chức, đưa ra các giải pháp để cải tiến hoạt động kế toán, kiểm toán. Bên cạnh đó, sinh viên cần chủ động tham gia vào các hoạt động thực hành thực tế để học hỏi và rèn luyện kỹ năng, thay đổi tư duy, chủ động tích lũy những kỹ năng phù hợp với bối cảnh hội nhập. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hiệp định ASEAN về Di chuyển thể nhân và các Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MNP). (2016). Truy xuất từ: https://aecvcci.vn/tin-tuc-n1637/hiep-dinh-asean-ve-di-chuyen-the- nhan-va-cac-thoa-thuan-thua-nhan-lan-nhau-mnp.htm. [2] Skill. (n.d). Truy xuất từ: https://www.oxfordlearnersdictionaries.com/definition/english/skill?q=skill [3] Scardamalia M., Bransford J., Kozma B., Quellmalz E. (2012) New Assessments and Environments for Knowledge Building. In: Griffin P., McGaw B., Care E. (eds) Assessment and Teaching of 21st Century Skills. 15-17. https://doi.org/10.1007/978-94- 007-2324-5_5 [4] https://www.researchgate.net/publication/242705214_Assessment_and_Teaching_of_21s t_Century_Skills [5] International Federation of Accountants. (2019). Handbook of International Education Pronouncements. USA. Truy xuất từ: https://www.ifac.org/system/files/publications/files/Handbook-of-International- Education-Standards-2019.pdf [6] Các tổ chức nghề nghiệp. Truy xuất từ: https://sites.google.com/site/nlktvhd/chuong-1/cac- to-chuc-nghe-nghiep [7] Nguyễn Hữu Ánh. (2017, ngày 24 tháng 07). Đổi mới đào tạo ngành Kế toán của các trường Đại học ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu xã hội trong xu thế hội nhập. Truy xuất từ: http://ifrsvietnam.vn/tin-tuc/hoi-nghi-hoi-thao-1/doi-moi-dao-tao-nganh-ke-toan-cua-cac- truong-dai-hoc-o-viet-nam-dap-ung-yeu-cau-xa-hoi-trong-xu-the-hoi-nhap-226.html [8] Derekoy, F. (2020). What skills accounting students need: evidence from students’perceptions and professionals’expectations. Journal of Economics Finance and Accounting, 6(4), 184-191. [9] Tan, L. M., & Fawzi, L. (2017). Employability skills required of accountants. In SHS Web of Conferences (Vol. 34). [10] Lin, Z. Jun, Xiong, Xiaoyan and Lui, Min. (2005). Knowledge Base and Skill Development in Accounting Education: Evidence from China, Journal of Accounting Education, 23, 149- 169. [11] Vũ Thanh Bình (2017), Kỹ năng nghề nghiệp kế toán: Thực trạng và nguyên nhân của sự thiếu hụt, nghiên cứu tại trường đại học công nghiệp Hà Nội, Tạp chí khoa học và công nghệ, số 42, tr. 111-116. [12] Appendix 3: Professional competency areas and learning outcomes (detailed). Truy xuất từ: https://www.cpaaustralia.com.au/become-a-cpa/academic-institution- support/international-accreditation-guidelines/appendix-3-professional-competency- areas-and-learning-outcomes 772
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 [13] Mai Văn Tỉnh. (2008, ngày 15 tháng 10). Năng lực khung thế kỷ 21 và chính sách cho chương trình đào tạo quốc gia (Bài 1). Truy xuất từ: https://giaoduc.net.vn/giao-duc- 24h/nang-luc-khung-the-ky-21-va-chinh-sach-cho-chuong-trinh-dao-tao-quoc-gia-bai-1- post162592.gd [14] Mai Văn Tỉnh. (2008, ngày 20 tháng 10). Năng lực khung thế kỷ 21 và chính sách cho chương trình đào tạo quốc gia (Bài 2). Truy xuất từ: https://giaoduc.net.vn/giao-duc- 24h/nang-luc-khung-the-ky-21-va-chinh-sach-chuong-trinh-dao-tao-quoc-gia-bai-2- post162627.gd [15] Vũ Thị Thanh Bình, Đặng Thị Luân (2016). Ảnh hưởng của năng lực đội ngũ kế toán đến hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Kế toán, kiểm toán Việt Nam trong điều kiện hội nhập, tham gia vào các hiệp định thương mại thế hệ mới, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, 25-36. Truy xuất từ: https://www.researchgate.net/publication/351067349_Anh_huong_cua_nang_luc_doi_ng u_ke_toan_den_hieu_qua_cua_he_thong_thong_tin_ke_toan_tai_cac_doanh_nghiep 773
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2