Kỹ năng viết bản tin
lượt xem 275
download
Viết tin là một kỹ năng quan trọng của người làm công tác khuyến nông. Bởi vì tin tức có tác dụng là truyền đạt nhanh, cô đọng về một sự kiện gì đó. Nâng cao kỹ năng viết tin sẽ giúp người viết nâng cao kỹ năng viết. Bất cứ ai cũng có thể học và viết tin được, nhưng yêu cầu một bản tin phải mạch lạc, chọn cách viết phù hợp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỹ năng viết bản tin
- 1. Làm thế nào để viết được một bản tin 2. Cấu trúc của một bản tin 3. Lập kế hoạch viết một bản tin 1
- 2
- I. Tầm quan trọng của viết tin Viết tin là một kỹ năng quan trọng của người làm công tác khuyến nông. Bởi vì tin tức có tác dụng là truyền đạt nhanh, cô đọng về một sự kiện gì đó. Nâng cao kỹ năng viết tin sẽ giúp người viết nâng cao kỹ năng viết. Bất cứ ai cũng có thể học và viết tin được. Yêu cầu một bản tin phải: Mạch lạc; Quan tâm chọn cách viết phù hợp. 3
- II. Thực hiện 7 bước sau để có 1 bản tin hay: 1. Xem xét bài báo sẽ nói về cái gì. 2. Tìm tiêu đề (tên bản tin) thích hợp cho bản tin 3. Bản tin cần phải đầu đủ và đáp ứng các yêu cầu sau: Phần lời dẫn: Phải trả lời 5 câu hỏi sau: Ai? (Who) Cái gì? (What) Khi nào? (When) Ở đâu? (Where) Tại sao? (Why) 4
- Gây sự chú ý của người đọc bằng cách sử dụng tình huống mở, như nêu 1 câu hỏi hay một vài sự kiện mà người đọc sẽ bị bất ngờ! Phần thân bài: Ở phần này bắt đầu đưa ra chi tiết của sự kiện. Nêu ý tưởng hay trích dẫn đôi ba dẫn chứng từ người được bạn phỏng vấn (người chứng kiến). Lời nói của người chứng kiến phải đạt vào ngôi thứ ba trong bài viết (ông ấy, bà ấy, nó hoặc chúng nó). Sử dụng thể chủ động, để cho người đọc cảm thấy nó thực sự đang xảy ra! Phần cuối của Bản tin: Cố gắng kết thúc bằng một trích dẫn hoặc câu đáng nhớ! 5
- 1. Chọn vị trí thích hợp để trình bày hình ảnh. 2. Tại điểm cuối cùng của bản tin, đặt tên của tác giả. 3. Đọc lại và chỉnh sửa những chỗ cần thiết. 4. Kiểm tra lỗi chính tả! 6
- II. Cấu trúc của một bản tin Bản tin cũng có cấu trúc. Nó được gọi là cấu trúc tam giác ngược (hay còn gọi là cấu trúc kim tự tháp ngược). Cấu trúc tam giác ngược, nghĩa là chúng ta phải sắp xếp các thông tin trong bài sao cho hợp lý. Thông tin nào quan trọng nhất thì phải đưa lên đầu, rồi lần lượt đưa những thông tin ít quan trọng hơn. Trong mỗi đoạn văn cũng bắt đầu với thông tin quan trọng nhất, rồi đến thông tin kém quan trọng hơn. 7
- Giai thoại về tam giác ngược Có một giai thoại thú vị về cấu trúc tam giác ngược như sau. Ngày xưa, khi chưa có máy in kỹ thuật số và công nghệ in ấn, tin tức chủ yếu viết ra giấy rồi truyền bằng tay. Một lát lại có một mẫu tin được truyền đến và thế là ông biên tập đòi phải có cái phòng để ông ta sắp xếp tin theo trật tự thông tin nào quan trọng nhất ông ta đưa lên trên. Vì thế người đọc khi vào phòng tin để đọc thì luôn luôn lấy được phần thông tin ở bên trên đó là thông tin thiết yếu, quan trọng nhất của sự kiện. 8
- Phải viết đầy đủ 5W và 1H Như phần trên đã nói nếu xem bản tin như hình ảnh của 1 tam giác ngược. Tức là, người viết phải sắp xếp nêu ra ý chính rồi sau đó bù đắp thêm thông tin phụ. Nhưng vấn đề là bạn phải biết cái nào là những thông tin phụ cần phải thêm vào? Bạn nên tuân theo 6 yếu tố (6Ws). Thực ra không có 6W mà chỉ có 5W thôi! Cái yếu tố thứ 6 đó không phải W mà là H. Như vậy mỗi bản tin phải có who(ai), where(ở đâu), what(cái gì), why(tại sao), when(khi nào) và how(làm thế nào). 9
- Trước khi bắt tay vào viết bạn phải trả lời câu hỏi sau: Tại sao xảy ra sự kiện này? Hãy suy nghĩ làm thế nào để kể lại sự kiện cho bạn bè. Bạn có thể bắt đầu như thế này: “Các bạn sẽ không biết là tôi vừa mới gặp ai đâu!” Tiếp theo bạn có thể nói về nơi họ gặp, họ đã làm gì, và tại sao lại ‘chuyện lớn’. Chúng ta muốn nghe về hành động của nhân vật trong sự kiện đang xảy ra và tin tức đó là gì? Trong bất cứ nội dung của bản tin nào, bạn sẽ thấy là tất cả nội dung của bản tin đều được người ta sắp xếp tất cả hết vào 2 đoạn văn đầu, những thông tin thêm sau đó chỉ là phần bổ sung thêm. 10
- Ví dụ Ví dụ: Nếu viết tin về vụ đụng xe, tôi sẽ kể ra ai là nhân chứng (người đi đường, hành khách sống sót) thời gian và địa điểm đụng, tại sao đụng. Đó là thông tin chính (5W+1H). Và câu chuyện có thể được viết như sau: 11
- Hai người sống sót trong vụ đụng xe nghiêm trọng tại đường Đồi Thông vào lúc 6 giờ sáng nay. Vụ va chạm xảy ra khi xe ông Mít đang vượt qua làn đường phía bên phải để tránh con chó. Bà Giôn cũng đang đi trên làn xe đó và không thắng kịp. Cả ông Mít và bà Giôn đều được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện địa phương. Trên đây không phải là một bản tin hay, chủ yếu để cho các bạn có ý tưởng có thể viết được 1 bản tin. 12
- 13
- Một bản tin có 3 phần Tên của bản tin: Tên không quá dài nhưng phải thể hiện được ý chính của bản tin Lời dẫn: Thường được trình bày ngay sau tên bản tin. Yêu cầu lời dẫn phải thể hiện được nội dung tóm tắt của bản tin, và kích thích người đọc muốn hiểu chi tiết bản tin (tức là sau khi đọc lời dẫn họ muốn đọc tiếp nội dung ra sao?) ú Thân bài: Là phần quan trọng và cần thiết. Do vậy để thân bài của bản tin đảm bảo chất lượng thì phải đáp ứng 1 trong những đòi hỏi sau đây: Sự kiện tốt hay xấu; có sức hấp dẫn, hoặc gây kích thích cho người đọc, hoặc sự kiện nêu trong bản tin phải có tính mãnh liệt; và lời bình luận phải sâu sắc. Có thể nêu tất cả những đặc tính trên. 14
- Lời dẫn YÊU CẦU: Phải nắm được ý muốn của người đọc Nội dung tin phải cần thiết bởi vì tin đó có thể là tốt, hoặc có tính hấp dẫn, hoặc kích thích, hoặc mãnh liệt (tàn bạo), lời bình luận quan trọng hoặc là tất cả những đặc tính trên Chú ý: Có 2 cách viết lời dẫn trực tiếp và gián tiếp 15
- Lời dẫn trực tiếp Thường được sử dụng (nhưng không phải lúc nào cũng sử dụng cách viết lời dẫn này) để viết những tin nóng Đưa ra thông tin (cái gì xảy ra) mà người đọc quan tâm, để họ không bỏ qua bài viết của bạn; Về đặc điểm, viết phải đơn giản, súc tích, trực tiếp, sống động 16
- Ví dụ lời dẫn của 1 tin nóng về trận cuồng phong như sau: “Cơn bão Georges đã làm ngã cây cối tại bang Mississippi hôm qua kèm theo mưa lớn (hơn 2 feets), làm cho nước sông tràn bờ và những ngôi nhà dọc bãi biển cuốn trôi ra vịnh Mexico.” 17
- Thân bài Œ Đoạn văn tiếp theo hoặc đoạn thứ 2 trong bản tin, viết như sau: Có thể giải thích căn kẽ lời dẫn Có thể đưa ra nội dung rộng hơn của lời dẫn Có thể phát triển vài ý có đề cập trong lời dẫn Có thể nêu ra câu chuyện này nói về cái gì 18
- Ví dụ về thân bài: (tiếp theo ví dụ trên) “Không có thương vong ghi nhận ở trên bờ vịnh. Nhưng cơn bão di chuyển chậm đã phá hủy hơn 200 dặm dọc theo bờ biển từ Biloxi về hướng tây đến Pensacola về hướng đông. Ước tính 2.000 người mất nhà cữa do cơ bão Geogers gây ra ở bang Mississippi và 1 triệu người bị cúp điện và điện thoại.” 19
- Lời dẫn gián tiếp Chủ đề của bản tin sẽ đề cập sau (sẽ nói trong trong phần thân bài) Kích thích người đọc, có thể viết dưới dạng mô tả, kể chuyện hoặc diễn giải 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
HỌC VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP
67 p | 788 | 347
-
Hướng dẫn kỹ năng tìm việc làm cho các bạn mới ra trường
5 p | 495 | 203
-
Tìm hiểu kỹ năng giao tiếp và kỹ năng lắng nghe
40 p | 375 | 157
-
Kỹ năng làm việc cần thiết cho SV mới ra trường
3 p | 283 | 92
-
Lãnh đạo và kỹ năng nói trước công chúng
7 p | 282 | 88
-
Bài giảng Giao tiếp trong kinh doanh: Chương 5 - PGS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân
31 p | 511 | 88
-
Kỹ năng sinh hoạt ngoại khóa – Công tác Đoàn
6 p | 217 | 73
-
Kỹ năng viết thông báo
1 p | 914 | 69
-
Bài giảng Kỹ năng học tập (Tâm Việt)
79 p | 257 | 55
-
Kỹ thuật viết bài
7 p | 176 | 40
-
Kỹ năng giao tiếp qua tình huống: Thuật ném đá thăm đường
3 p | 205 | 28
-
Các lưu ý để viết tiếng Việt chuẩn hơn
7 p | 115 | 20
-
Bài giảng Kỹ năng mềm - TS. Võ Trung Hùng
176 p | 71 | 17
-
Gái độc thân luyện kỹ năng hẹn hò
5 p | 110 | 16
-
Tìm hiểu kỹ năng chính cần có của các ngành nghề
4 p | 134 | 14
-
Kỹ Năng khi đi Phỏng Vấn
5 p | 135 | 11
-
Chuẩn bị gì khi đi xin việc thư ký văn phòng?
3 p | 146 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn