KỲ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CÂU LẠC BỘ SỬ HỌC TRẺ VIỆT NAM NĂM 2011 -2012 Môn thi: LỊCH SỬ_2
lượt xem 28
download
ĐỀ 6 PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) Câu I (1,0 điểm) Sự kiện lịch sử nào là mốc đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác?
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: KỲ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CÂU LẠC BỘ SỬ HỌC TRẺ VIỆT NAM NĂM 2011 -2012 Môn thi: LỊCH SỬ_2
- KỲ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CÂU LẠC BỘ SỬ HỌC TRẺ VIỆT NAM NĂM 2011 -2012 Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ 6 PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) Câu I (1,0 điểm) Sự kiện lịch sử nào là mốc đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác? Vì sao? Câu II (3,0 điểm) Vì sao đến năm 1941, Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương thành lập Việt Nam độc lập đồng minh hội (Việt Minh)? Hãy cho biết những chuyển biến của cách mạng nước ta kể từ khi Mặt trận Việt Minh ra đời đến tháng 6 - 1945. Câu III (3,0 điểm) Trình bày những thắng lợi nổi bật của quân và dân ta trên lĩnh vực chính trị trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954). Nêu ý nghĩa của thắng lợi này. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
- Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm) Trình bày những biến đổi nổi bật của tình hình thế giới sau khi “Chiến tranh lạnh”chấm dứt. Trước tình hình đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những chủ trương cơ bản gì trong công cuộc đổi mới đất nước? Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm) Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế của Liên Xô và Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX. Nêu nhận xét về sự phát triển kinh tế và địa vị quốc tế của hai nước này. ĐỀ 7 PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) Câu I (2,0 điểm) Tại sao năm 1929, ở nước ta lại diễn ra cuộc đấu tranh xung quanh vấn đề thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ? Nêu kết quả của cuộc đấu tranh. Câu II (2,0 điểm) Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 - 1941) đã đưa ra chủ trương giải phóng dân tộc như thế
- nào ? Tác động của chủ trương đó đối với việc xây dựng lực lượng chính trị cho Cách mạng tháng Tám 1945. Câu III (3,0 điểm) Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) của dân tộc ta đã được kết thúc như thế nào ? Hãy so sánh sự kết thúc của cuộc kháng chiến chống Pháp với sự kết thúc của cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975) ? PHẦN RIÊNG (3,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b) Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm) Nêu những sự kiện tiêu biểu của cách mạng Cuba từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1961. Tại sao nói cách mạng Cuba là lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ latinh? Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm) Tại sao cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946 – 1949) lại được coi là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ? Trình bày những thành tựu nổi bật của Trung Quốc trong 10 năm đầu xây dựng chế độ mới.
- ĐỀ 8 PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) Câu I (3,0 điểm) Trình bày bối cảnh thế giới của sự sụp đổ “Trật tự hai cực Ianta” và xu hướng thiết lập trật tự thế giới đơn cực của Mĩ trong những năm 1991 – 2000. Câu II (2,0 điểm) Nêu khái quát các khuynh hướng chính trị và biểu hiện của nó trong phong trào yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược từ đầu thế kỷ XX cho đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930. Câu III (2,0 điểm) Tóm tắt quá trình chuyển biến của Nguyễn Ái Quốc từ một người yêu nước trở thành một người cộng sản. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b) Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm) Trình bày và nhận xét về nhiệm vụ chiến lược trước mắt của cách mạng Việt Nam được Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra trong Hội nghị Ban chấp hành Trung ương tháng 7 - 1936, Hội nghị Ban
- Chấp hành Trung ương tháng 11 - 1939 và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 5 - 1941. Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm) Đề cập đến vấn đề xây dựng hậu phương, V.I.Lênin đã có nhận - định : “Muốn tiến hành chiến tranh một cách nghiêm chỉnh phải có một hậu phương tổ chức vững chắc.” Bằng thực tiễn của cuộc kháng chiến chống Pháp, hãy chứng minh rằng: Đảng và nhân dân ta đã xây dựng cho mình một hậu phương vững mạnh. Cho biết tác dụng của việc xây dựng hậu phương đối với thắng lợi - của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954). ĐỀ 9 PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm) Câu I (3,0 điểm) Lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, tập hợp mọi tầng lớp yêu nước xây dựng khối đoàn kết toàn dân trong các Mặt trận dân tộc thống nhất, đã được Đảng Cộng sản Đông Dương xúc tiến như thế nào trong những năm 1936 - 1945? Câu II (3,0 điểm)
- Phân tích chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền của Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh. Nêu tính chất và ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945. Câu III (2,0 điểm) Tại sao trong thời kì sau Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương năm 1954, Đảng ta lại chủ trương đấu tranh hòa bình, đấu tranh chính trị mà không tiến hành đấu tranh vũ trang? Tóm tắt diễn biến của phong trào đấu tranh chính trị đòi hòa bình thống nhất nước nhà và giữ gìn lực lượng cách mạng trong những năm 1954 - 1959. PHẦN RIÊNG (2,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b) Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm) Vì sao từ liên minh cùng nhau chống phát xít, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai cường quốc Liên Xô và Mĩ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu, dần dần đi tới tình trạng Chiến tranh lạnh? Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm) Cuộc chiến tranh cục bộ nào trong thời kì chiến tranh lạnh được xem là sự đụng đầu trực tiếp đầu tiên giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa bất phân thắng bại? Tóm tắt hoàn cảnh lịch sử, diễn biến và kết quả của cuộc chiến tranh đó.
- ĐỀ 10 PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) Câu I (3,0 điểm) Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể, anh (chị) hãy nêu rõ các khuynh hướng chính trị và bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1919 – 1929. Câu II (2,0 điểm) Hãy cho biết nội dung kế hoạch Nava và chủ trương chiến lược của quân dân ta trong đông - xuân 1953 - 1954. Câu III (2,0 điểm) Chiến dịch tiến công nào của quân và dân ta ở miền Nam được coi như là trận trinh sát chiến lược, chứng tỏ khả năng can thiệp trở lại Việt Nam bằng quân sự rất hạn chế của đế quốcMĩ? Tóm tắt hoàn cảnh lịch sử, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch đó. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b) Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm) Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai hệ thống xã hội đối lập ở châu Âu đã được hình thành như thế nào?
- Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm) Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập của nhân dân Inđônêxia diễn ra như thế nào?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
KỲ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2011 Môn. Vật Lý – Lần 1
6 p | 84 | 21
-
KỲ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2011 Môn Vật Lý – Lần 20
5 p | 91 | 15
-
KỲ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2011 Môn. Vật Lý – Lần 10
4 p | 95 | 15
-
KỲ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2011 Môn. Vật Lý – Lần 2
6 p | 95 | 15
-
KỲ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2011 Môn. Vật Lý – Lần 3
6 p | 78 | 13
-
KỲ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2011 Môn. Vật Lý – Lần 4
6 p | 85 | 13
-
KỲ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2011 Môn. Vật Lý – Lần 5
5 p | 63 | 13
-
KỲ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2011 Môn. Vật Lý – Lần 12
5 p | 83 | 13
-
KỲ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2011 Môn. Vật Lý – Lần 17
4 p | 55 | 12
-
KỲ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2011 Môn. Vật Lý – Lần 11
5 p | 80 | 12
-
KỲ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2011 Môn. Vật Lý – Lần 9
6 p | 73 | 11
-
KỲ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2011 Môn. Vật Lý – Lần 13
6 p | 74 | 11
-
KỲ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2011 Môn. Vật Lý – Lần 16
4 p | 63 | 11
-
KỲ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2011 Môn. Vật Lý – Lần 6
5 p | 64 | 11
-
KỲ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2011 Môn. Vật Lý – Lần 18
5 p | 58 | 11
-
KỲ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2011 Môn. Vật Lý – Lần 7
4 p | 72 | 10
-
KỲ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2011 Môn. Vật Lý – Lần 14
5 p | 56 | 9
-
KỲ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2011 Môn. Vật Lý – Lần 15
6 p | 65 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn