NGUYỄN THIỆN - ĐINH VĂN BÌNH<br />
<br />
Kỹ thuật'<br />
CHẦN NUÔI THỎ NGOẠI<br />
<br />
NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP<br />
HÀ NỘI-2008<br />
<br />
LỜI NHÀ XUẤT BẢN<br />
Các giống thỏ ngoại nhập (New Zealand, California,<br />
Panon) được nuôi dưỡng ở nước ta đến nay có thể khẳng<br />
định rằng: Các giống thỏ này đã thích nghi với điều kiện<br />
Việt Nam. Năng suất sinh sản và sinh trưởng hơn hẳn<br />
giống thỏ nội gấp 2 đến 2,5 lần. Một năm đẻ 7 lứa, mỗi<br />
lứa 7-8 con; khối lượng cai sữa lúc 2 tháng tuổi đạt 650700 gam/con; lúc 3 tháng tuổi: 2,8 - 3 kg/con, tỷ lệ thịt<br />
xẻ từ 52 -55% .<br />
Hiện nay ở 7 vùng sinh thái trong cả nước giống thỏ<br />
ngoại đã được người nuôi ưa chuộng, hàng triệu con đã vá<br />
đang được nuôi theo phương thức trong hộ hoặc trong<br />
trang trại. Một dự án liên doanh với Nhật Bản đang được<br />
triển khai ở Ninh Bình. Thị trường thịt thỏ được hầu khắp<br />
các nước phát triển và đang phát triển ưa chuộng, vì nó là<br />
sản phẩm chăn nuôi sạch, chi phí ban đầu để nuôi thỏ với<br />
nguồn vốn không đáng kể, thức ăn cho thỏ chỉ là cây cỏ và<br />
phụ phế phẩm nông nghiệp. Kỹ thuật nuôi đơn giản, ít<br />
bệnh tật. Năm 1998 đã có 23 nước tham gia vào thị trường<br />
xuất nhập khẩu thịt thỏ thế giới. Hai nước xuất khẩu thịt<br />
thỏ lớn nhất thế giới là Trung Quốc (40.000 tấn/năm) và<br />
Hungari (23.700 tấnlnăm). Việt Nam đã vào tổ chức<br />
thương mại thế giới (WTO), khả năng xuất khẩu thịt thỏ<br />
3<br />
<br />