intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật chuẩn bị ao ương

Chia sẻ: Oceanus75 Oceanus75 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

85
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tro ương n ong nuôi cá, ng goài những vấn đề nh chất lượ cá giốn thức ăn g hư ợng ng, n, chă sóc… người nuôi cá cũng c chú trọ việc chuẩn bị ao. Chuẩn bị ao ăm n i cần ọng tốt sẽ tạo đượ một môi trường nư có chấ lượng tố ổn định và hạn chế t ợc i ước ất ốt, ế bớ mầm bệnh cho cá nuôi. Đối với ao ương nuôi cá c phải ch ớt n g cần huẩn bị trư ước khi thả cá the các bướ sau: i eo...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật chuẩn bị ao ương

  1. Kỹ thuật chuẩn bị ao ương
  2. Tro ong ương nuôi n cá, nggoài nhữngg vấn đề nhhư chất lượ ợng cá giốn ng, thức ănn, chă ăm sóc… người n nuôii cá cũng ccần chú trọọng việc chuẩn bị ao. Chuẩn bị ao tốtt sẽ tạo đượ ợc một môii trường nư ước có chấất lượng tốốt, ổn định và hạn chếế bớ ớt mầm bệnh cho cá nuôi. n Đối với ao ươngg nuôi cá cần c phải ch huẩn bị trư ước khii thả cá theeo các bướ ớc sau: D sạch cỏ và cây lớn xung quanh ao 1. Dọn Việệc này quaan trọng đốối với nhữnng ao ươngg cá con. V Vì ao ương cần đầy đủủ ánh h sáng mặtt trời, tạo điều đ kiện thhuận lợi ch ho thực vậtt thủy sinh quang hợpp ức ăn tự nhhiên ban đầầu cho cá. Ao giúúp ổn định môi trườnng và tạo raa nguồn thứ nuôôi cá thoán ng, không có c cây lớn che xung quanh thì vviệc khuếcch tán oxy từ khôông khí vàào nước đư ược dễ dàngg hơn, hạn chế bớt tìnnh trạng th hiếu oxy chho cá nuôi. Ngoài ra, dọn sạch s cây cỏỏ xung quaanh bờ ao ccũng góp phần p hạn chế nh vật địch hại gây hạại cho cá coon. sin
  3. 2. Bơm cạn nước và vét bùn đáy ao Đối với những ao đã được ương nuôi ở vụ trước thì vật chất hữu cơ từ thức ăn dư thừa, chất thải của cá và phù sa được tích tụ ở đáy ao. Vì vậy, việc bơm cạn nước và vét bùn đáy ao là rất cần thiết để nhằm giảm bớt sự ô nhiễm và mầm bệnh tích tụ ở đáy ao. Thông thường ở ao nuôi cá người ta thường dọn đáy ao bằng cách sử dụng máy hút bùn đối với các ao lớn hoặc vét bùn bằng phương pháp thủ công đối với các ao có diện tích nhỏ. 3. Bón vôi và diệt tạp - Sau khi bơm cạn nước và vét bùn, đáy ao cần được bón vôi nhằm tạo điều kiện để các chất hữu cơ được phân hủy, cải tạo phèn và ổn định pH. Sau một vụ nuôi, vật chất hữu cơ tích tụ ở đáy ao bị phân hủy yếm khí sinh ra nhiều axít hữu cơ làm cho pH của đất đáy ao bị giảm thấp do các ion H+ bị hấp thụ trên bề mặt keo đất. pH thấp sẽ làm ức chế sự phát triển của vi sinh vật phân hủy, pH tăng sau khi bón vôi sẽ kích thích vi sinh vật phát triển và khoáng hóa nhanh các chất hữu cơ còn lại ở đáy ao. Đối với những ao nuôi trên vùng đất nhiễm phèn các cation axít (Al3+ và Fe3+) cũng bị hấp thụ trên bề mặt keo đất gây pH thấp, trường hợp này cũng cần bón vôi để cải tạo nền đáy. Vôi được sử dụng để bón cho ao nuôi cá thường là vôi sống (CaO) hoặc đá vôi nghiền (CaCO¬3). Tốt nhất nên dùng vôi sống khi chuẩn bị ao vì vôi này có hoạt tính trung hòa cao và diệt mầm bệnh tốt hơn những loại vôi khác. Vôi được rải đều ở đáy ao và cả bờ ao, cần tập trung bón nhiều vôi ở những bãi cho ăn hoặc những nơi đáy ao còn đọng nước. Liều lượng vôi bón khi chuẩn bị ao như sau:
  4. - Sau khi bón vôi, đáy ao cần được phơi từ 2-3 ngày để các phản ứng hóa học được xảy ra dễ dàng và nhanh hơn. Phản ứng hóa học của vôi khi được bón vào ao như sau: - Nhờ sự thay thế của cation Ca2+ trên bề mặt hạt keo nên độ pH của đáy ao tăng lên đáng kể (có thể lớn hơn 12). Ở pH cao (pH>12), toàn bộ mầm bệnh và sinh vật địch hại trong lớp bùn đáy ao bị tiêu diệt. Như vậy, bón vôi vừa có tác dụng cải tạo phèn, vừa có tác dụng diệt tạp và mầm bệnh trong ao. Ngoài ra, các xác hữu cơ bị phân hủy nhanh (sau khi pH giảm dần và ổn định sau 2 – 3 ngày) sẽ là nguồn phân hữu cơ tốt cho sự phát triển các vi sinh vật có lợi cho ao cá về sau.
  5. - Đối với các ao không thể bơm cạn nước thì có thể sử dụng dây thuốc cá (1 – 2 kg/100 m3) hoặc saponin (0,2 – 0,3 kg/100 m3) để diệt tạp trong quá trình chuẩn bị ao nuôi cá, tốt nhất nên sử dụng vào lúc trời nắng nóng sẽ tăng tác dụng của hóa chất. 4) Cấp nước vào ao và gây nuôi thức ăn tự nhiên - Cấp nước vào ao qua túi lọc mịn để ngăn không cho trứng, ấu trùng và con non của các động vật gây hại theo nước vào ao nuôi. Các sinh vật này có thể là vật chủ trung gian lây truyền mầm bệnh cho cá nuôi, cạnh tranh thức ăn hoặc chúng có thể tấn công và ăn cả cá nuôi. Khâu lọc nước vào ao cần đặc biệt chú ý đối với những ao ương từ cá bột lên cá giống. Vì cá bột có khả năng tự vệ, thích ứng với điều kiện môi trường và sức đề kháng rất kém. - Việc gây màu nước nhằm làm ổn định điều kiện môi trường nước ao nuôi, ngăn chặn sự phát triển của tảo đáy, tảo độc và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài sinh vật làm thức ăn tự nhiên nhằm cung cấp một phần nguồn dinh dưỡng cho cá (đặc biệt là đối với ao ương từ cá bột lên cá giống). Thông thường người nuôi sử dụng phân hữu cơ kết hợp với phân vô cơ dùng trong sản xuất nông nghiệp (NPK) hoặc các loại phân bón gây màu nước chuyên dùng cho thủy sản. Phân hữu cơ được dùng phổ biến trong ương nuôi cá là thức ăn công nghiệp với hàm lượng protein cao hoặc bột cá, bột đậu nành. Việc bón phân hữu cơ gây màu nước có thể được thực hiện đồng thời với việc bón vôi trong quá trình chuẩn bị ao, riêng đối với phân vô cơ thì được bón sau khi đã cấp nước vào ao. Liều lượng phân hữu cơ bón gây màu là 0,3 – 0,4kg/100m2 kết hợp với phân vô cơ là 0,2 – 0,3kg/100m2. Nước sau khi được cấp vào ao và bón phân gây màu khoảng 2 – 3 ngày là có thể thả cá để ương nuôi.
  6. “Bài viết đã được UV-Việt Nam mua tác quyền từ tác giả. Bất cứ hình thức sao chép nào đều phải có trích dẫn nguồn từ UV-Việt Nam”.  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2