intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương chi tiết học phần: Rèn nghề 1 - Kỹ năng sản xuất giống cá nước ngọt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

47
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Học phần trang bị cho người học những nội dung kiến thức về: Nắm chắc một số đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản của cá chép, trắm cỏ, trôi (rô hu, mrigan), mè trắng, mè hoa, rô phi; kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi vỗ cá bố mẹ và ao ương; nắm chắc yêu cầu tuyển chọn và nuôi vỗ cá bố mẹ; kỹ thuật ấp trứng, ương nuôi và vận chuyển cá bột, hương, giống;... Mời các bạn cùng tham khảo đề cương chi tiết học phần để biết thêm các thông tin về môn học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương chi tiết học phần: Rèn nghề 1 - Kỹ năng sản xuất giống cá nước ngọt

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y TS. DƯƠNG NGỌC DƯƠNG TS. LÊ MINH CHÂU TS. HOÀNG HẢI THANH ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN HỌC PHẦN: RÈN NGHỀ 1 - KỸ NĂNG SẢN XUẤT GIỐNG CÁ NƯỚC NGỌT Số tín chỉ: 02 Mã số: SAQ413 Thái Nguyên, năm 2017
  2. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN RÈN NGHỀ 1. Tên học phần: kỹ năng sản xuất giống cá nước ngọt - Mã số học phần: SAQ413 - Số tín chỉ: 01 - Tính chất của học phần: Bắt buộc - Ngành (chuyên ngành): Nuôi trồng Thuỷ sản 2. Phân bổ thời gian học tập: - Thời gian tính theo tiết chuẩn, 2 tín chỉ = 30 tiết chuẩn= 10 ngày = 20 buổi học lý thuyết: 2 buổi trực tiếp rèn kỹ năng: 16 buổi Kiểm tra tổng kết: 2 buổi 3. Đánh giá học phần Sau mỗi bài rèn nghề, giáo viên đánh giá điểm cho sinh viên theo thang điểm 10. Tổng hợp kết quả học phần rèn nghề của sinh viên sẽ được đánh giá theo thang điểm 10 và thang điểm 4, tương ứng các mức: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém. Sinh viên có kết quả tổng hợp loại yếu, kém sẽ phải học rèn nghề lại. 4. Điều kiện học 4.1. Các học phần học trước: Các học phần cơ sở, học phần chuyên ngành: Di truyền và chọn giống thuỷ sản; Dinh dưỡng và Thức ăn TS; Bệnh học thuỷ sản; Công trình và thiết bị nuôi trồng thuỷ sản; Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá nước ngọt. 4.2. Cơ sở vật chất: Ao nuôi, bể cho cá đẻ, bể ấp trứng 5. Mục tiêu đạt được sau khi kết thúc học phần 5.1. Kiến thức . Nắm chắc một số đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản của cá chép, trắm cỏ, trôi (rô hu, mrigan), mè trắng, mè hoa, rô phi..... . Kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi vỗ cá bố mẹ và ao ương; . Nắm chắc yêu cầu tuyển chọn và nuôi vỗ cá bố mẹ; . Kỹ thuật ấp trứng, ương nuôi và vận chuyển cá bột, hương, giống; . Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, chẩn đoán và trị bệnh do môi trường, ký sinh trùng, nấm và vi khuẩn gây ra cho cá nuôi nước ngọt. - Kỹ năng: Chuẩn bị được ao ương, nuôi; Đưa cá bố mẹ vào nuôi vỗ; Nuôi vỗ được cá bố mẹ; Chọn được cá bố mẹ thành thục và cho cá đẻ;Ấp trứng, ương nuôi, theo dõi và vận chuyển được cá bột, hương, giống. Phòng, chẩn đoán và trị được một số bệnh thường gặp do môi trường, ký sinh trùng, nấm và vi khuẩn gây ra cho cá. - Thái độ: + Tuân thủ quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá nước ngọt;
  3. + Có trách nhiệm với sản phẩm làm ra, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; + Có ý thức bảo vệ môi trường, phát triển sản xuất theo hướng bền vững; + An toàn trong lao động. III. DANH MỤC CÁC BÀI HỌC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP Thời TT Nội dung lượng Phương pháp (Buổi) 1 Học lý thuyết 2 Thuyết trình, động não 2 Chuẩn bị ao 2 SV trực tiếp thực hành 3 Nuôi vỗ cá bố mẹ 4 SV trực tiếp thực hành 4 Chọn và đưa cá đẻ và ấp trứng 2 SV trực tiếp thực hành 5 Ương nuôi cá giống và phòng 4 SV trực tiếp thực hành và trị bệnh cá 6 Vận chuyển cá bột, hương, 4 SV trực tiếp thực hành giống 7 Kiểm tra và tổng kết 2 Tổng cộng 20 7. Tài liệu học tập : 7.1. Tài liệu học tập Dương Ngọc Dương, Hoàng Hải Thanh, Nguyễn Thị Thúy Mỵ, 2016. Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá nước ngọt. Giáo trình nội bộ 7.2. Tài liệu tham khảo 1. Kỹ thuật sản xuât giống và nuôi ba ba gai. - Tái bản lần thứ nhất. - Hà Nội : Nông nghiệp, 2009. - 24 tr. : minh hoạ màu ; 21 cm. Số ĐKCB: DB.003062 DB.003063 DB.003064. 2. Giáo trình di truyền và chọn giống thủy sản / Phạm Thanh Liêm,...[et.all.]. - Hà Nội : Nông nghiệp, 2015. - 144 tr. ; 25 cm. Số ĐKCB: TKM.000012 3. Giáo trình bệnh động vật thủy sản : Dùng cho hệ Đại học / Đặng Xuân Bình (Ch.b), Bùi Quang Tề, Đoàn Quốc Khánh. - Hà Nội : Nông nghiệp, 2012. - 295 tr. : minh họa ; 27 cm. Số ĐKCB: DV.002914 DV.002915 DV.002916
  4. 4. Giáo trình nội bộ mô phôi động vật thủy sản : Dành cho sinh viên Khoa Chăn nuôi thú y / Phạm Thị Hiền Lương. - Đại học Thái Nguyên : Đại học Nông lâm, 2016. - 136 tr. ; 27cm. Số ĐKCB: NB.000487 5. Giáo trình nội bộ quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản : Dành cho sinh viên ngành Nuôi trồng thủy sản / Hoàng Hải Thanh, Dương Ngọc Dương. - Đại học Thái Nguyên : Đại học Nông lâm, 2017. - 201 tr. ; 27cm. Số ĐKCB: NB.000395 8. Cán bộ giảng dạy: STT Họ và tên giảng viên Thuộc đơn vị quản lý Học vị, học hàm 1 Dương Ngọc Dương Khoa CNTY TS. 2 Trần Viết Vinh TT THTN ThS. 3 Lê Minh Châu Khoa CNTY TS. 4 Hoàng Hải Thanh Khoa CNTY TS. Thái Nguyên, ngày 25 tháng 3 năm 2017 Trưởng khoa Trưởng Bộ môn Giảng viên TS. Trần Văn Thăng TS. Dương Ngọc Dương
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2